1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH Ở VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU.

24 6,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh họcsinh khối động thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển gió,sóng, thủy triều, các dò

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH 4

1 Tổng quan về năng lượng 4

1.1 Định nghĩa năng lượng 4

1.2 Lịch sử sử dụng năng lượng 4

1.3.Phân loại năng lượng 5

2 Năng lượng hóa thạch 7

2.1 Định nghĩa năng lượng hóa thạch 7

2.2 Các nguồn năng lượng hóa thạch 7

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH Ở VIỆT NAM 14

1.Than 14

1.1.Trữ lượng than Việt Nam 14

1.2.Khai thác và sử dụng than ở Việt Nam 14

2 Dầu khí 16

2.1.Vị trí dầu mỏ Việt Nam 16

2.2.Tình hình khai thác và sử dụng dầu khí ở Việt Nam 17

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 19

3.1 Nhận xét 19

3.2 Biện pháp phát triển 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Tiến trình lịch sử nhân loại đã thể hiện rõ Năng lượng là động lực của quá trìnhphát triển kinh tế và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, nhu cầu về năng lượng

đã và đang tăng trưởng với tốc độ cao Trong quá trình phát triển, một vấn đề lớn có tínhquốc gia và toàn cầu đang đặt ra ngày một gay gắt Đó là với tốc độ khai thác như hiệnnay, liệu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có đủ tiềm năng để đảm bảo nhu cầu

về năng lượng, môi trường sẽ thay đổi như thế nào?

Ngày này mọi quốc gia đều thừa nhận, để phát triển bền vững cần tuân thủ nguyêntắc phát triển hài hòa giữa ba yếu tố : Kinh tế  Năng lượng – Môi trường

Thực tế khủng hoảng năng lượng 1973 -74 và 1980-79 và gần đây nhất là cuộcchiến ở Irac đã xảy ra với qui mô lớn, ảnh hưởng toàn cầu Khủng hoảng năng lượng đãtác động mạnh mẽ đến các nước nhập năng lượng, trong đó các nước đang phát triển chịuảnh hưởng với tốc độ khai thác của con người

Do Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa nên nhu cầu năng lượng ngàymột tăng, điều này đồng nghĩa với việc tốc độ khai thác các nguồn năng lượng cũng tăng.Theo dự báo, nhu cầu năng lượng sơ cấp sẽ tăng lên 37 triệu tấn quy đổi vào năm 2010

và 70 triệu tấn vào năm 2020 Theo tính toán của các chuyên gia, với năng lượng tiêu thụnhư hiện nay, khối lượng khí CO2 thải ra môi trường năm 2000 là 50 triệu tấn sẽ tăng lên

117 triệu tấn năm 2010 và 230 triệu tấn năm 2020 Như vậy, sự phát triển công nghiệp vàtiêu thụ năng lượng, ô nhiễm môi trường và đặc biệt khối lượng khí phát thải gây hiệuứng nhà kính- tác nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng

Chính vì vậy, việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nănglượng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quan trọng giảm tốc độ tăng nhu cầu vềnăng lượng, và đồng thời giảm lượng khí phát thải nhà kính từ việc tiêu thụ năng lượng.góp phần tích cực bảo vệ môi trường toàn cầu Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề

này, trong bài này chúng tôi xin trình bày “ Tình hình khai thác,sử dụng năng lượng hóa

thạch ở Việt Nam Thực trạng và các giải pháp giảm thiểu”

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH

1 Tổng quan về năng lượng

1.1 Định nghĩa năng lượng

Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu: nănglượng mặt trời và năng lượng lòng đất

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học(sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió,sóng, thủy triều, các dòng hải lưu…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).Còn năng lượng lòng đất bao gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, núi lửa

và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po…

Ngoài ra, năng lượng còn được định nghĩa như sau:

Năng lượng là năng lực làm vật thể hoạt động Có nhiều dạng năng lượng như:động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể…v.v

Trong thời kỳ sơ khai của loài người, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí chỉ được sửdụng trực tiếp vào việc sưởi ấm và nấu nướng Sau đó, nhiệt được dùng để chạy máy móc

và xe cộ Ngoài ra, nhiệt còn làm chạy tua bin máy phát điện để sản xuất điện năng Điệnnăng rất tiện lợi, có thể sử dụng ngay lập tức chỉ bằng việc ấn nút nên việc sử dụng rấtrộng rãi

1.2 Lịch sử sử dụng năng lượng

Thời cổ xưa, con người nguyên thủy chỉ dùng sức mạnh của cơ bắp để sản sinh ranăng lượng cho cuộc sống, năng lượng này do thức ăn cung cấp; ở giai đoạn hái lượmvào khoảng 2.000 kcalo/người /ngày Sau khi phát hiện ra lửa và cải biến công cụ săn bắtcác thú lớn thì năng lượng mà con người tiêu thụ được từ thức ăn đã tới 4.000 - 5.000kcalo/ngày (khoảng 100.000 năm trước công nguyên), đến cuộc cách mạng nông nghiệpvào thời đại đồ đá mới (5.000 năm trước công nguyên) thì năng lượng tự nhiên bắt đầuđược khai thác là sức nước và sức gió, đốt than củi để lấy nhiệt năng

Vào đầu thế kỷ thứ 15 sau công nguyên, năng lượng tiêu thụ theo đầu người mộtngày là 26.000 kcalo Ðến thế kỷ 18 với cuộc cách mạng công nghiệp ra đời, sự phátminh ra máy hơi nước đầu tiên đẩy bằng piston, sau đó là vận động bằng tourbine; loạinăng lượng mới này đã tăng cường gấp bội khả năng của con người trong sản xuất và

Trang 5

trong lưu thông phân phối Vì thế năng lượng tiêu thụ theo đầu người ở đầu thế kỷ thứ 19ước tính khoảng 70.000 kcalo / ngày.

Từ đầu thế kỷ thứ 19 trở về trước thì năng lượng cung cấp do than, củi, rơm, rạchiếm 50% trong cơ cấu sử dụng nhiên liệu của nhân loại và sau đó dần dần được thaythế bằng than đá trong suốt nửa đầu thế kỷ 20

Ðến khi sự phát minh ra động cơ đốt trong thì dầu mỏ trở thành nguồn nhiên liệuchính thay thế dần than đá trong công nghiệp Năng lượng tính theo đầu người vào năm

1970 ở các nước phát triển là 200.000 kcalo/ ngày Từ nay đến năm 2000 nguồn nănglượng chủ yếu mà con người sử dụng là dầu mỏ và khí đốt

1.3.Phân loại năng lượng

Chủ yếu gồm 2 dạng chủ yếu: Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo

1.3.1.Năng lượng tái tạo

a Định nghĩa

Nguồn tài nguyên thiên nhiên sau khi chuyển hóa thành các chất mang nănglượng để sử dụng chúng Tuy đã biến mất, không còn gì nữa nhưng sau đó được thiênnhiên bù đắp ngay trở lại để chuyển hóa thành nguồn năng lượng mới Nguồn tài nguyênthiên nhiên như vậy được gọi là nguồn tài nguyên năng lượng có thể tái tạo được

b Phân loại

Các nguồn năng lượng tái tạo có thể phân chia thành ba nhóm sau đây:

- Nhóm I: Bao gồm những nguồn năng lượng nước (năng lượng sông và năng lượng đạidương), năng lượng gió, năng lượng mặt trời (dưới dạng pin mặt trời quang điện và pinmặt trời quang điện hóa học) Đặc điểm của nguồn năng lượng nhóm này là không thểtồn chứa, tích trữ nhưng trữ lượng vô hạn Năng lượng của nhóm này sau khi thu nhận từthiên nhiên được chuyển hóa sang chất mang năng lượng dưới dạng điện năng

- Nhóm II: Bao gồm những nguồn năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời (dưới dạngnhiệt năng) Đặc điểm của những nguồn năng lượng thuộc nhóm này giống với nhóm I.Năng lượng của nhóm này sau khi thu nhận từ thiên nhiên được chuyển hóa sang chấtmang năng lượng cả dưới dạng điện năng và nhiệt năng, sử dụng cho các mục đích khácnhau

Trang 6

- Nhóm III: Bao gồm những nguồn năng lượng sinh khối và chất thải rắn hoặc lỏng Đặcđiểm của những nguồn năng lượng này có thể tồn chứa, tích trữ và bằng cách đốt cháytrực tiếp để thu nhiệt năng hoặc điện năng, hoặc chuyển hóa phức hợp sang chất mangnăng lượng dạng nhiên liệu (khí, lỏng, rắn) sử dụng cho nhiều mục đích, chủ yếu làmnhiên liệu thay thế nhiên liệu từ dầu khí.

Các nguồn năng lượng kể trên khi sử dụng hoàn toàn không có phát thải CO2 và cáckhí thải độc hại Vì vậy nó là nguồn năng lượng không phát thải carbon

1.3.2 Năng lượng không tái tạo

a.Định nghĩa

Nguồn tài nguyên thiên nhiên mang năng lượng, khi chuyển hóa thành chất mangnăng lượng để sử dụng, đã tiêu hao mất đi, không còn nữa trong thiên nhiên, sau đó thiênnhiên không thể tạo lại kịp nguồn tài nguyên này để chúng ta sử dụng tiếp, được gọi lànguồn tài nguyên năng lượng không thể tái tạo Năng lượng thu được từ nguồn tàinguyên thiên nhiên này được gọi là năng lượng không thể tái tạo

b.Phân loại

Năng lượng hóa thạch: Là năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu

hóa thạch Nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ Việc tạo thành than đá,dầu mỏ đều là do thiên nhiên mà ra, nó được hình thành từ các vật liệu hữu cơ chứacarbon trong thiên nhiên (xác thực vật, động vật trên cạn, dưới nước), qua những quátrình biến đổi phức tạp trong lòng đất xảy ra từ nhiều triệu năm của các niên đại địa chấttrước đây Nhưng vì tốc độ tạo thành của thiên nhiên là quá chậm so với tốc độ sử dụngquá lớn của con người ngày nay, nên khi chúng bị cạn kiệt, thiên nhiên không thể tái tạokịp những mỏ than, mỏ dầu để sử dụng Bên cạnh đó, về phương diện phát thải CO2, khiđốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ xảy ra việc phát thải CO2, tương ứng với hàm lượngcarbon chứa trong nó Lượng CO2 này phải trải qua hàng triệu năm sau thì thực vật mớihấp thụ hết và tạo sự cân bằng CO2 Vì vậy, nguồn năng lượng này được xem là nguồnnăng lượng có phát thải carbon

Năng lượng hạt nhân: Được tạo ra do quá trình phân rã hạt nhân nặng thành các hạt

nhân nhẹ hơn từ kim loại phóng xạ urani (U) không chứa nguyên tố carbon (C), nênnguồn năng lượng này được xem là nguồn năng lượng không phát thải carbon

Trang 7

2 Năng lượng hóa thạch

2.1 Định nghĩa năng lượng hóa thạch

Năng lượng hóa thạchlà các loại năng lượng được tạo thành bởi quá trình phân hủy

kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm Các nguyên liệu nàychứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao.

2.2 Các nguồn năng lượng hóa thạch

Các nguồn năng lượng hóa thạch hình thành từ rất lâu trong quá trình biến đổi địachất của vỏ trái đất gồm có: Than đá và dầu khí

2.2.1.Than đá:

a Định nghĩa than đá:

Là năng lượng hóa thạch được hình thành từ thực vật với nước và bùn trong quátrình kiến tạo vỏ trái đất, bị ôxi hóa và phân hủy vi sinh ở môi trường hiếm khí tạo nên cóthành phần chủ yếu là cacbon

b Phân bố than đá trên thế giới :

Từ thế kỷ 20 trở về trước, trong hàng ngàn năm, nguồn năng lượng được conngười sử dụng cho cuộc sống hằng ngày chủ yếu lấy từ gỗ củi, rơm rạ, thân lá thực vật.Than đá được khai thác vào thế kỷ thứ 10 ở Ðức nhưng không được con người ưa chuộng

vì khó cháy và lại tỏa nhiều khí độc khi đốt

Ðến thế kỷ 15, ngành công nghiệp luyện kim ra đời và ngày một phát triển, nhất làđến đầu thế kỷ 19 vơí sự ra đời của các nhà máy nhiệt điện thì nhu cầu sử dụng than đáchiếm tỷ trọng ngày một lớn Tuy nhiên, cho đến những năm 60 của thế kỷ 19 thì lượngthan đá khai thác và sử dụng mới chỉ chiếm từ 23% - 27 % trong tổng năng lượng được

sử dụng, còn khí đốt và dầu mỏ thì coi như không đáng kể

Từ đầu thế kỷ 20 thì cơ cấu thành phần nhiên liệu sử dụng có sự thay đổi lớn, tỷ lệdùng than đá, dầu mỏ và khí đốt tăng cao, theo số liệu của năm 1965 thì tỷ lệ đó là 40%,33,5% và 16,3% Tuy nhiên, đối với từng khu vực và từng quốc gia, cơ cấu năng lượng

sử dụng phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,chẳng hạn như Ấn Ðộ vào năm 1965 thì năng lượng cung cấp do than đá chiếm 40%trong khi đó năng lượng cung cấp từ điện năng, dầu mỏ, khí đốt chỉ đạt 7% Tuy nhiêntrong thời gian qua xu hướng sử dụng năng lượng từ than đá có sự giảm sút rõ rệt vì dầu

mỏ và khí đốt được khai thác ngày càng nhiều nên giá thành hạ Trong những năm gần

Trang 8

đây, một xu hướng mới lại xuất hiện ở nhiều nước, trước tình hình dầu mỏ và khí đốt cóhạn, giá lại tăng nhanh nên người ta quay trở lại sử dụng than đá

Theo Bp, hiện nay than cung cấp 26% nhu cầu năng lượng toàn cầu và hơn 40%năng lượng để phát điện trên thế giới Theo cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ( EIA:Emergy Information Administration) từ năm 1970 đến năm 2004, nhu cầu than đã tăng110% (trong khi dầu là 49%) nếu không có đột biến , theo đà này, nhu cầu dung than sẽtăng gấp 3 từ nay đến năm 2050

Theo EIA, trữ lượng than trên toàn thế giới là 930.423 triệu tấn, đứng đầu là Mỹ,nước có trữ lượng than chiếm chiếm khoảng 28% trữ lượng than thế giới, sau Mỹ là Nga18%, Trung Quốc 13% Sự phân bố than rải rác ở nhiều nước đã giúp con người giảm bớtmối lo về những rủi ro chính trị đến nguồn năng lượng than so với dầu khí

Năm 2007,thế giới khai thác hơn 7 tỉ tấn, Châu Á và Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng lớn nhất, đếnhơn 4 tỉ tấn Các nước dẫn đầu là Trung Quốc 2,79 tỉ tấn, kế đến là Mỹ 1,1 tỉ tấn vàCananda 0,76 tỉ tấn , Việt Nam 49 triệu tấn , đứng thứ 16 trong các nước về sản lượng

Trang 9

than Nếu vẫn tiếp tục khai thác như hiện nay thì 131 năm nữa than thế giới sẽ cạn kiệt.

Về xuất khẩu than, Úc là nước đang dẫn đầu chiếm 25,4% lượng than xuất khẩu trênthế giới, kế đến là Indonesia và Nga, còn Việt Nam đứng thứ 9 trong các nước xuất khẩuthan Ở hầu hết các nước, than được khai thác phần lớn không xuất khẩu mà chủ yếudùng trong nước hoặc phải nhập khẩu than cho nhu cầu năng lượng, chủ yếu là phát điện

80*

78

IsraelKazakhstan

Ấn ĐộMorocco

59585047

Nguồn : EIA *: số liệu năm 2005

c.Các vấn đề môi trường liên quan đến than

Việc khai thác than chủ yếu ở 2 dạng mỏ than cơ bản là vỉa than lộ thiên trên bề mặt

và khai thác dưới hầm sâu

 Việc khai thác các vỉa than trên mặt có những ưu điểm so với khai thác dưới cáchầm mỏ như: ít tốn kém hơn, an toàn hơn cho người thợ mỏ và khai thác than triệt đểhơn Tuy nhiên, khai thác trên bề mặt lại gây ra vấn đề môi trường như : "xóa sổ" hoàn

Trang 10

toàn thảm thực vật và lớp đất mặt, làm gia tăng xói mòn đất cũng như làm mất đi nơi trúngụ của nhiều sinh vật Hơn nữa, nước thoát ra từ những mỏ này chứa axit và các khoángđộc, gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất.

 Việc khai thác than dưới các hầm mỏ sâu trong lòng đất lại khá nguy hiểm, xácsuất rủi ro cao Ở Mĩ, trong suốt thế kỷ 20 đã có hơn 90 000 người thợ mỏ chết vì các tainạn hầm mỏ, và thường các công nhân hầm mỏ đều có nguy cơ cao về bệnh ung thư vànám phổi ( Phổi của họ phủ đầy bụi than)

Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung và than nói riêng

là nó gây ra ô nhiễm không khí do sự phát thải CO2, SO2, NOx Tính trên một đơn vịnhiệt lượng phát ra thì đốt than thải ra nhiều chất ô nhiễm hơn các nhiên liệu hoá thạchkhác (dầu, khí) Chính vì vậy, việc đốt than đã gián tiếp góp phần vào quá trình biến đổikhí hậu làm suy thoái môi trường toàn cầu mà nổi bật là hiện tượng hiệu ứng nhà kính vàmưa axit

Hiện các nhà môi trường đang kêu gọi các nước hạn chế sử dụng than để giảm thiểutác nhân gây hiệu ứng nhà kính, hoặc phải áp dụng công nghệ than sạch Chính phủ cácnước đang có nhiều động thái tích cực trong trách nhiệm giữ gìn hành tinh xanh bằng cácchiến lược năng lượng, đặc biệt là khai thác sử dụng hiệu quả, an toàn nguồn than còn ẩnkhá nhiều trong long đất

2.2.2 Dầu khí

a Định nghĩa dầu khí:

Dầu khí bao gồm dầu mỏ và khí đốt là một loại tài nguyên khoáng sản quý màthiên nhiên ban tặng cho con người So với các loại khoáng sản khác như than đá, đồng,chì, nhôm, sắt thì dầu khí được con người biết đến và sử dụng muộn hơn

Dầu mỏ và khí đốt là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất thường

ở thể lỏng và thể khí Ở thể khí chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành Khíthiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí

ẩm, khí khô Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉa dầu dưới dạng mũ khí hoặckhí hoà tan và được khai thác đồng thời với dầu thô Giống như nhiều loại tài nguyênkhoáng sản khác, dầu khí được hình thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dàihàng triệu năm về vật lý, hoá học, địa chất, sinh học trong vỏ trái đất Theo quan điểm

Trang 11

của nhiều nhà nghiên cứu, dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đều được hình thành từ các đá

có chứa vật chất hữu cơ (gọi là đá mẹ) bị chôn vùi dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ nhấtđịnh Sau đó chúng di chuyển đến nơi đất đá có độ rỗng nào đó (đá chứa) và tích tụ lâudài ở đó nếu có những lớp đá chắn đủ khả năng giữ chúng (đá chắn)

b Phân bố dầu khí trên thế giới

Dầu mỏ được khai thác từ xa xưa Người Babilon đã biết sử dụng asphalt để xâytường tháp vườn treo Babilon Năm 347 trước công nguyên người Trung Hoa đã khaithác giếng dầu Năm 1857 Rumani đã khai thác dầu thương mại ở Brend phía bắcBucaret Năm 1861 ở Bacu (Azecbaidan) nhà máy lọc dầu được xây dựng, khi đó Cubasản xuất 90 % sản lượng dầu thế giới Năm 1859 ở gần Titusville, Pensylvania Hoa Kỳ

đã hình thành công nghiệp chế biến dầu, các mỏ dầu được khai thác tại Texas, Oklahoma.Năm 1973 và 1979 do chiến tranh Trung Đông đã xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượngđẩy giá dầu lên tới 35 USD/1 thùng Ngày 11-7-2008 giá dầu thô đột ngột tăng đến 147USD/1 thùng

Trên thế giới hiện có 97 nước có trữ lượng và đang khai thác dầu khí Hiện nay, cácnhà địa chất đã phát hiện và tính được toàn thế giới có trữ lượng dầu thô là 1.277,7 tỷthùng và khí là hơn 176 ngàn tỷ m3

Nguồn: World look at reserves and polution, oil & Gas Journal, Vol 104, No.47

Trang 12

TRỮ LƯỢNG KHÍ CÁC VÙNG TRÊN THẾ GIỚI , 2007

Năm 2007, mức độ tiêu thụ dầu trên toàn thế giới là 84.979 ngàn thùng/ ngày và khí

là 1937.2 tỷ m3 Trong đó về dâu thô, đứng đầu là Mỹ với mức tiêu thụ 24.680 ngànthùng/ ngày, chiếm khoảng 24 % trên toàn thế giới, kế tiếp là Trung Quốc với 7.565 ngànthùng/ ngày  chiếm khoảng 8% trên trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 46 Ở vùng ĐôngNam Á, Indonesia là nước dẫn đầu , giữ vị trí 18 trên thế giới

Các nước có trữ lượng khí lớn là Liên bang Nga - 1,680 triệu bcf; Iran - 940.000bcf; Qatar - 910.000 bcf, Saudi Arabia - 234.500 bcf và Tiểu vương quốc Ả Rập Xêut(UAE ) - 212.100 bcf

Dù rằng các nước vẫn đang quyết liệt tìm kiếm các mỏ dầu, hòng kéo dài mối nhânduyên dầu mỏ  con người , nhưng cũng chẳng còn bao nhiêu lâu nữa nguồn năng lượngnày sẽ cạn kiệt Vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên trời cho, chỉ khoảng 50 năm nữaloài người phải đương đầu với thảm họa năng lượng nếu chúng ta cứ duy trì tình trạngnhư hiện nay

C.Các vấn đề môi trường của dầu khí

Dầu khí là nhiên liệu hoá thạch, nên cũng giống như than, chúng phát thải CO2 vàokhông khí, góp phần vào hiệu ứng nhà kính cũng như mưa axit, mặc dù lượng ô nhiễm

Châu

Âu &

Eurasi a

Trung Đông

Châu phi

Châu Á – Thái Bình Dương

Tỷ m 3

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w