Giáo trình Phát triển cộng đồng cung cấp cho người học các kiến thức: Những vấn đề cơ bản của phát triển cộng đồng; Tổ chức các hình thức hoạt động trong phát triển cộng đồng; Phương pháp đánh giá cộng đồng có sự tham gia; Dự án và quản lý dự án.
BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NGHỀ: CƠNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐTCDCGNB ngày…….tháng….năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được pháp dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MỤC LỤC Bài 1: Một số tìm hiểu chung về phát triển cộng đồng 1. Khái niệm chung 2. Lịch sử hình thành và phát triển của phát triển cộng đồng 3. Quan điểm, ngun tắc hành động trong phát triển cộng đồng 4. Đặc điểm phát triển cộng đồng tại Việt nam Bài 2: Tiến trình tổ chức trong phát triển cộng đồng 1. Chọn cộng đồng 2. Hội nhập cộng đồng 3. Xây dựng và bồi dưỡng 4. Tìm hiểu và phân tích về cộng đồng 5. Hình thành ban điều hành và lập kế hoạch hành động 6. Vận động, phát huy tiềm năng nhóm 7. Rút kinh nghiệm, lượng giá 8. Liên kết các nhóm hành động 9. Chuyển giao giai đoạn Bài 3: Thực hành một số kỹ năng phát triển cộng đồng 1. Thực hành kỹ năng đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, lắng nghe 2. Đánh giá cộng đồng có sự tham gia (PRA) 3. Nghiên cứu phát triển dựa vào nội lực cộng đồng (ABCD) Bài 4: Dự án và quản lý dự án 1. Tiến trình xây dựng và thực hiện dự án phát triển cộng đồng 2. Quản lý dự án LỜI NĨI ĐẦU Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hố của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia Mơ đun: Phát triển cộng đồng được biên soạn theo chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng; Trung cấp nghề Cơng tác xã hội của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, gồm 4 bài: Bài 1: Những vấn đề cơ bản của phát triển cộng đồng Bài 2: Tổ chức các hình thức hoạt động trong phát triển cộng đồng Bài 3: Phương pháp đánh giá cộng đồng có sự tham gia Bài 4: Dự án và quản lý dự án Giáo trình Phát triển cộng đồng đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt Tuy nhiên trong q trình biên soạn khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp q báu chân thành của bạn đọc Nhóm biên soạn: Lê Hùng Cường Vũ Ánh Dương GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN Tên mơ đun: Phát triển cộng đồng Mã mơ đun: MĐ 22 Vị trí, tính chất, vai trị và ý nghĩa của mơđun: Vị trí : Là mơ đun lý thuyết chun mơn nghề bắt buộc quan trọng của chương trình đào tạo Cao đẳng và Trung cấp nghề Cơng tác xã hội liên quan tới trang bị nghiệp vụ của tác viên cộng đồng Tính chất: Là mơ đun lý thuyết chun mơn nghề bắt buộc Mục tiêu mơđun: Về kiến thức: + Nắm vững được các khái niệm cơ bản về phát triển cộng đồng, dự án và quản lý dự án phát triên cộng đồng + Trình bày các ngun tắc làm việc với cộng đồng + Nhận thức rõ vai trị của tác viên cộng đồng Về kỹ năng: + Vận dụng được các kiến thức đã học để tổ chức họp dân, huy động nguồn lực và xác định vấn đề ưu tiên; + Thực hành các phương pháp PRA trong cộng đồng; +Vận dụng kỹ năng trên để triển khai xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính tích cực, bản thân chủ động kiến thức trong hỗ trợ cộng đồng; + Cảm thơng với những cộng đồng đói nghèo và mong muốn cùng người dân phát huy năng lực xây dựng xã hội tốt đẹp Kiến thức: + Hiểu và nhớ được các kiến thức cơ bản về quyền con người; + Nhớ và giải thích được quy định của Nhà nước liên quan tới các đối tượng đặc thù Kỹ năng:Vận dụng kiến thức vào thực tiễn giải quyết các tình huống nhằm bảo vệ lợi ích cho các đối tượng đặc thù Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tơn trọng quyền con người, vận động bảo vệ quyền của thân chủ Nội dung mơđun: Bài 1: Một số tìm hiểu chung về phát triển cộng đồng Mục tiêu của bài: Kiến thức: + Nắm vững khái niệm phát triển, phát triển cộng đồng và đặc điểm phát triển cộng đồng ở Việt Nam; + Xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc phát triển cộng đồng, tiến trình phát triển cộng đồng; + Trình bày được tiến trình phát triển của cộng đồng Kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc và tuân thủ theo tiến trình trong phát triển cộng đồng Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tin tưởng vào sự thay đổi của cộng đồng; + Rèn luyện tích cực tính chủ động, tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng Việt Nam Nội dung chính 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm phát triển Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc (1970): “Phát triển là tạo ra những cơ hội ngày càng nhiều cho tất cả mọi người để có đời sống tốt hơn, điều thiết yếu là tăng cường và cải thiện các điều kiện cho giáo dục, sức khoẻ, dinh dưỡng, nhà ở và an sinh xã hội cũng như bảo vệ mơi trường” Như vậy có thể thấy phát triển là một q trình biến đổi về lượng và chất của một lĩnh vực, một khía cạnh nào đó trong đời sống xã hội và tự nhiên. Kết của q trình ấy là sự tăng trưởng và biến đổi về chất theo xu thế tiến bộ hơn, tích cực hơn, hồn thiện hơn 1.2. Khái niệm phát triển cộng đồng 1.2.1. Cộng đồng là gì? Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, có mối quan hệ chặt chẽ, có các đặc điểm văn hố tương đối đồng nhất, có nhu cầu và quyền lợi gần giống nhau cùng chung sống trên một địa bàn nhất định. Cộng đồng được xây dựng bởi các yếu tố sau: Cùng chung lãnh thổ, địa bàn dân cư, phường xã, mối quan hệ tương tác, giúp đỡ lẫn nhau hoặc có chung những mối quan tâm Cùng chung ngành nghề, sắc tộc, tơn giáo, có thể họ nhiều địa bàn khác nhau nhưng có sinh hoạt chung Cộng đồng có thể chia làm 02 loại: Cộng đồng địa lý: Bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hố xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chung một hoặc nhiều chính sách. Vi dụ: Khu dân cư xóm A; Huyện B; Tỉnh C… Cộng đồng chức năng: Gồm những người có thể cư trú cùng một địa bàn hoặc khơng gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, cơng việc…Ví dụ: Cộng đồng người Việt đang du học ở nước ngồi; Hội đồng hương tỉnh X, Y; Hội người khuyết tật… 1.2.2. Phát triển cộng đồng * Định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hố của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia (United Nations, Popular participation: Emerging Trends in Community Development. Sự tham gia của dân chúng: Những xu hướng mới trong PTCĐ, New York, 1972, tr 2) Theo định nghĩa này có hai nội dung chủ yếu: Một là sự tham gia của dân chúng với sự tự lực tối đa. Hai là sự hỗ trợ về kỹ thuật và các dịch vụ khác để khuyến khích sáng kiến, sự tự giúp, sự tương trợ lẫn nhau để các cố gắng của người dân có hiệu quả cao hơn. Sự hỗ trợ này được thể hiện thơng qua các chương trình nhằm đem lại những cải tiến cụ thể và đa dạng * Định nghĩa khác: Phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển khơng ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân thơng qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đồn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khn khổ cộng đồng. Như vậy có thể thấy: Phát triển cộng đồng (PTCĐ) là một khái niệm rộng chỉ mọi hoạt động của con người nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên một cách khơng ngừng về đời sống vật chất cũng như tinh thần 2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của khoa học về phát triển cộng đồng 2.1. Lịch sử ra đời và phát triển Phát triển cộng đồng được dịch từ Tiếng Anh “Community Development” xuất hiện vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa của Anh. Người Anh đã vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng vào việc cải thiện các hoạt động sống của người dân tại các khu vực thuộc địa Ở Ghana, người Anh đã sáng kiến để giúp người dân tự cải thiện đời sống bằng các nỗ lực chung của chính quyền và người dân địa phương như một bên góp cơng, một bên góp của để đắp đường, xây dựng trường học, các cơng trình phúc lợi…Qua các hoạt động cho thấy các dự án cải thiện hạ tầng cơ sở theo phương thức phối hợp, huy động sự tham gia của các bên đặc biệt là người dân đã cho hiệu quả rất rõ rệt Kinh nghiệm ấy sau được phổ biến rộng rãi ở hầu hết các thuộc địa của Anh ở Châu Phi và Châu Á. Năm 1950, Liên Hiệp Quốc công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia dùng phát triển cộng đồng như một cơng cụ để thực hiện các chương trình phát triển quốc gia Thập kỷ 1960 được Liên Hiệp Quốc chọn làm thập kỷ phát triển thứ I (The first development decade) đối với các nước chậm phát triển bằng các hoạt động phát triển cộng đồng 2.2. Phát triển cộng đồng là một khoa học và nghề nghiệp Vào những năm 1970, phát triển cộng đồng được coi là một phương pháp bản của cơng tác xã hội, được giảng dạy ở các trường học có đào tạo nghề cơng tác xã hội từ bậc sơ cấp đến cho đến bậc đại học. Thời gian đào tạo từ 6 tháng đến 2 năm hoặc 4 năm. Đến nay, việc đào tạo cán sự xã hội ngành phát triển cộng đồng (tác viên phát triển cộng đồng) đã được cơng nhận tới bậc Tiến sĩ Đầu những năm 1970, tại Philippin và Ấn Độ có khoa chun ngành về phát triển cộng đồng trong Trường Đại học Cơng tác xã hội. Ngày nay, phát triển cộng đồng đã là một bộ mơn khoa học riêng biệt có nội dung, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận riêng biệt Phương pháp phát triển cộng đồng được vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như triết học, xã hội học, dân tộc học, kinh tế học, tâm lý học, thống kê…làm cơ sở để xây dựng các nền tảng triết lý, các giá trị nghề nghiệp, nguyên tắc hành động cho các nhân viên xã hội làm việc với cộng đồng. Phát triển cộng đồng là ngành khoa học ứng dụng thiết thực, gần gũi với người dân trong cộng đồng Phát triển cộng đồng là một bộ mơn khoa học xã hội ứng dụng, tập trung vào hệ thống hóa các lý thuyết phát triển cộng đồng, được xây dựng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom up). Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người. Thơng qua những ngun tắc và phương pháp phát triển cộng đồng, để giải quyết các vấn đề xã hội của những cộng đồng nghèo, kém phát triển, bằng những thao tác kỹ thuật như xây dựng dự án, quản lý dự án, triển khai và đánh giá dự án và một số kỹ thuật nhằm tăng năng lực tự quản cho cộng đồng phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố trong thực tiễn nước ta 2.3. Phát triển cộng đồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong q khứ cũng như trong thời đại hiện nay, trong ngơn ngữ dân gian, thuật ngữ “cộng đồng” để chỉ tập hợp người thường được sử dụng khơng rộng rãi, phổ biến. Thuật ngữ “cộng đồng” được dùng phổ biến để chỉ tính chất “cố kết” của người dân, đó là sự liên kết giữa những cư dân cùng sống trong một vị trí địa lý Khái niệm phát triển cộng đồng được đưa vào Việt Nam từ những năm 1950 thơng qua các hoạt động phát triển giáo dục ở miền Nam. Sang những năm từ 1960 1970 khi ngành cơng tác xã hội bắt đầu phát triển thì các hoạt động phát triển cộng đồng chuyển sang các lĩnh vực xã hội khác. Từ những năm 1980 đến nay, phát triển cộng đồng được biết đến một cách rộng rãi hơn qua các chương trình viện trợ phát triển của nước ngồi. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hố với các mục tiêu xố đói, giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, chăm sóc y tế, giáo dục…nhằm hỗ trợ các cộng đồng dân cư cịn nhiều khó khăn như vùng nơng thơn, ven biển, vùng sâu, vùng xa. Việt Nam đã có nhiều tổ chức hoạt động vì các chương trình, dự án phát triển cộng đồng như các dự án giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dưỡng, nước, vệ sinh mơi trường, tín dụng nơng thơn, xố mù chữ, phát triển hạ tầng… Bối cảnh phát triển kinh tế thị trường hiện nay cần sự đổi mới trong cách tiếp cận đó do đó những người làm cơng tác phát triển cộng đồng đã tập trung chú ý đến sự tham gia của người dân và coi đây là nhân tố quyết định đến sự thành cơng và mang lại hiệu quả bền vững 10 cầu ta mới xác định được mục tiêu và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Thiết kế dự án được phân chia cụ thể thành các bước cơng việc sau: 2.1.1. Thu thập dữ liệu/ nhận diện cộng đồng Các thơng tin thu thập bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Các hoạt động kinh tế Kết cấu hạ tầng cơ sở Cơ cấu dân số, lao động Cơ cấu chính trị, các tổ chức xã hội Sự phân tầng xã hội, mức sống, thu nhập của các nhóm xã hội Các khía cạnh của văn hố, truyền thống Các khía cạnh về giáo dục Vấn đề tơn giáo, dịng họ Các phong tục tập qn Các chương trình xã hội Vấn đề mơi trường, sức khoẻ cộng đồng Các hình thức sáng tạo văn hố Hệ thống thiết chế xã hội Các nguồn lực cộng đồng Các vấn đề về tệ nạn xã hội 2.1.2. Xác định nhu cầu Khi xác định nhu cầu cần phải tập trung trả lời một số câu hỏi: Ai có nhu cầu? Ai xác định nhu cầu? Nhu cầu gì? Nhu cầu như thế nào? Có mấy loại nhu cầu? Khi đánh giá và xác định nhu cầu cần phải có sự tham gia của người dân để họ nhận rõ dự án là của họ, phụ vụ cho nhu cầu của họ và họ phải có trách nhiệm trong thực hiện dự án Đánh giá nhu cầu cần phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: phỏng vấn, quan sát, họp dân, hội thảo, tham quan mơ hình, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, lấy ý kiến chun gia… 2.1.3. Xác định mục tiêu tổng qt và mục tiêu cụ thể Mục tiêu bao gồm: 57 Mục tiêu tổng qt: Là mục tiêu chỉ ra mục đích cuối cùng của dự án và mục tiêu này chỉ ra phương hướng cho tất cả những người tham gia thực hiện dự án. Mục tiêu tổng qt thường được diễn tả dưới dạng một phát biểu chung, bao trùm nhất và tổng hợp những kết quả của dự án ví dụ như "nâng cao điều kiện khám chữa bệnh của người dân" hay "xố mù chữ, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho trẻ em" Mục tiêu tổng q bao gồm nhiều mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cụ thể: Giải thích và chỉ ra con đường để đạt được mục tiêu tổng qt. Nó phải đáp ứng được 5 u cầu sau: Cái gì và làm cái gì; Khi nào làm; Có thể làm được hay khơng với thời gian nhân sự và ngân quỹ sẵn có; có thể đo lường được hay khơng? Nói cách khác, mục tiêu cụ thể phải: * Đặc thù, khơng được chung chung (Specific) * Đo lường được (Measurable) * Có thể đạt được (Achievable) * Thực tế (Realistic) * Đạt được trong một thời gian nhất định (Timeframe) Một mục tiêu cụ thể, rõ ràng cần phải đảm bảo: * Viết dưới dạng một động từ chỉ hành động * Chỉ ra một kết quả quan trọng cần đạt được * Đo lường được về số lượng và chất lượng * Ghi rõ cái gì? Khi nào? * Ai thực hiện? Ai hưởng lợi? * Có thời gian xác định 58 * Có tính khả thi, tính thực tế * Phù hợp với nguồn lực, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức tài trợ dự án Ví dụ: Mục tiêu tổng qt: “Giảm bệnh đường ruột của trẻ em ở độ tuổi từ 0 8 tuổi (320 em) ở làng X từ 50% xuống cịn 15% vào tháng 8/2013” Mục tiêu cụ thể: * 100% nguồn nước của làng X khơng cịn bị ơ nhiễm vào tháng 8/2013 * 90% người dân làng X biết xử lý chất thải đúng vệ sinh vào tháng 6/2013 * 100% dân làng X và trẻ em trên 8 tuổi được học các kiến thức giáo dục sức khoẻ, vệ sinh cơng cộng vào tháng 5/2013 Để kiểm tra tính đúng đắn trong việc xây dựng mục tiêu cần trả lời câu hỏi: * Tất cả mọi người tham gia dự án có hiểu rõ mục tiêu khơng? * Mục tiêu có thể đo lường và kiểm tra được khơng? * Căn cứ để xác định mục tiêu có xác thực khơng? * Kết quả đạt được có tương xứng với thời gian và nguồn lực đầu tư khơng? * Mục tiêu tổng qt và mục tiêu cụ thể có mối quan hệ nhân quả hay khơng? * Các tiêu thức, chỉ báo về kết quả của dự án có được xác lập rõ ràng khơng? Dựa trên nhu cầu thực tế của cộng đồng để sắp xếp thứ tự ưu tiên khi xác định mục tiêu tổng qt và mục tiêu cụ thể. Nếu xác định mục tiêu rõ ràng sẽ đề ra hướng đi đúng đắn cho dự án, là cơ sở để triển khai các hoạt động của dự án và đánh giá kết quả dự án được chính xác 2.1.4. Xác định nguồn lực và trở ngại Cán bộ dự án liệt kê các yếu tố nguồn lực sẵn có và cần phải có, thẩm định các nguồn tài ngun của cộng đồng giúp cho cộng đồng hiểu rõ thế mạnh, hạn chế của mình để phát huy hoặc tranh thủ sự hỗ trợ của bên ngồi. Xác định hạn chế, trở ngại, khó khăn sẽ cản trở tiến độ thực hiện dự án. Xác định trở ngại cần phải làm kỹ lưỡng, cẩn thận, càng phát hiện sớm, khắc phục sớm càng tốt 2.1.5. Xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, bao gồm: + Xác định các hoạt động sẽ được tiến hành: “làm cái gì?” 59 Xác định các hoạt động của dự án là bước quan trọng nhất trong giai đoạn lên kế hoạch cho dự án vì vậy cần phải đầu tư nhiều thời gian và cơng sức cho hoạt động này giúp cho dự án có nhiều khả năng thành cơng hơn. Khi tiến hành thực hiện hoạt động này, nhất thiết phải có sự tham gia của người dân cộng đồng và các bên liên quan, đặc biệt là mọi người tham gia cần thống nhất ý kiến cao. Hơn thế nữa, các hoạt động đưa ra ln phải bám sát với những mục tiêu đã được để ra, kể cả việc căn cứ vào các nguồn lực và những trở ngại. Ví dụ như vấn đề vay vốn để chuyển đổi cây trồng cà phê thì hoạt động có thể là cử người liên hệ với ngân hàng để xin vay vốn, liên hệ để đi mua cây giống, phổ biến kỹ thuật trồng trọt loại cây cà phê này, xây dựng hệ thống tưới tiêu, v.v Sau khi đã xác định được các hoạt động thì người thực hiện dự án cần lên trình tự các hoạt động sao cho phù hợp với thực tiễn và đúng với trình tự cơng việc. Nếu sắp xếp được một trình tự hợp lý cho các hoạt động của dự án sẽ tránh được những lãng phí về thời gian và các nguồn tài ngun. Tuy nhiên nói vậy cũng khơng có nghĩa là nhất thiết phải hết hoạt động này mới chuyển sang hoạt động khác mà đơi khi có thể có một số hoạt động cần phải được tiến hành thực hiện song song + Xác định thời gian triển khai các hoạt động: ‘khi nào làm?” Khi thực hiện việc lên kế hoạch cho dự án thì người tham gia cần phải triển khai một khung thời gian cho các hoạt động chính và phụ của dự án. Việc này được thực hiện sau khi đã sắp xếp các hoạt động của dự án theo trình tự. Điều này giúp cho việc dự đốn mỗi hoạt động sẽ được bắt dầu và hồn tất trong khn khổ những thuận lợi sẵn có (ví dụ như cơ sở vật chất, tài ngun, ngun vật liệu v.v.) và những trở ngại đã được xác định. Xác định thời gian cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát các hoạt động của dự án trong q trình thực hiện và kiểm tra cơng việc có tiến triển theo đúng thời hạn hay khơng. Và nếu khơng thì người thực hiện dự án sẽ phải có những điều chỉnh cần thiết. + Kế hoạch về kinh phí cho từng hoạt động: “Chi phí hết bao nhiêu?” Việc chuẩn bị kế hoạch kinh phí cũng là khâu rất quan trọng trong việc lập kế hoạch dự án. Trong các dự án phát triển cộng đồng thì nguồn kinh phí có thể có được từ các nguồn tài trợ của nhà nước, các cơ quan hay tổ chức trong 60 nước hay nước ngồi. Nguồn kinh phí cũng có thể khơng có sẵn, nếu thế thì những người lập kế hoạch dự án phải ước tính được số tiền cần thiết và bàn cách thức để vận động bằng nhiều cách ví dụ như từ người dân trong cộng đồng, các nhà hảo tâm, các tổ chức tài trợ, chính phủ trung ương, chính quyền địa phương. Điều cần chú ý là khi lập kế hoạch kinh phí bao giờ người lập kế hoạch dự án cũng phải tính đến mức độ trượt giá và có một khoản kinh phí dự phịng cho những hoạt động phát sinh trong q trình thực hiện. Một khi chuẩn bị tốt được kế hoạch kinh phí thì sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho các hoạt động và khuyến khích được những người tham gia thực hiện dự án. + Cơ sở vật chất, điều kiện thực thi: “Điều kiện để thực hiện là gì?” Việc thực hiện một dự án địi hỏi phải có cơ sở vật chất đủ điều kiện với nhiều loại phương tiện, thiết bị, ngun vật liệu và các dịch vụ khác nhau. Người dân trong cộng đồng tham gia đều phải cùng nhau xác định những thứ cần thiết cho từng hoạt động. Ví dụ như để xây thêm một trường học cho trẻ em bỏ học thì cần phải có những loại ngun vật liệu để xây dựng, như vậy thì ngun vật liệu đó sẽ được mua hay đóng góp như thế nào, phương tiện chun trở, v.v Vì vậy cần phải có kế hoạch thu xếp hợp lý và đầy đủ yếu tố cơ sở vật chất cho từng hoạt động. + Nhân sự: “Ai sẽ thực hiện và tham gia vào dự án?” Lên kế hoạch các hoạt động dự án sẽ khơng hồn chỉnh nếu như thiếu phần chuẩn bị nhân sự để phân cơng trách nhiệm cho từng cá nhân thực hiện các hoạt động khác nhau. Khi tiến hành hoạt động này, những người lập kế hoạch sẽ phải có các phương pháp để đảm bảo người dân cộng đồng phải thực sự cùng tham gia. Những người lập kế hoạch phải ln chú ý đến những yếu tố tác động đến động cơ của những người thực hiện các hoạt động. Việc phân cơng phải đảm bảo đúng người, phù hợp với trình độ và năng lực. Để đảm nhận tốt cơng việc này thì điều quan trọng là phải tìm hiểu về những kỹ năng và sở thích của các thành viên trong cộng đồng là những người sẽ tích cực tham gia vào dự án, và có kỹ năng, năng lực phù hợp + Hệ thống cơng cụ, chỉ tiêu đánh giá, theo dõi kiểm tra: “Làm thế nào để theo dõi đánh giá được hoạt động?” 61 Khi lên kế hoạch thì nhất thiết cần phải xây dựng hệ thống cộng cụ, chỉ tiêu đánh giá, phương thức theo dõi kiểm tra. Vì dựa vào những cơng cụ này, người dân tham gia dự án và tác viên phát triển cộng đồng có thể theo dõi được tiến độ, sự thành cơng của dự án, và kịp thời phát hiện những sai sót để chỉnh sửa. 2.2. Triển khai thực hiện Thực hiện dự án là triển khai những cơng việc gì đã được đưa ra trong kế hoạch. Việc thực hiện dự án bao gồm một số hoạt động. Ở giai đoạn này cần đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc phát động dự án, phối hợp các hoạt động, giám sát và lưu ý những trường hợp phát sinh ngồi dự kiến là những hoạt động quan trọng Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu vật tư cần thiết, nhân sự "Chuẩn bị tốt là chúng ta đã nắm chắc 50 % thắng" đây là cơng việc cần được lưu ý đầu tiên khi tiến hành dự án. Để dự án có thể được thực hiện thì tất cả các điều kiện cần thiết về ngun vật liệu, con người đều phải được chuẩn bị sẵn sàng Xây dựng nhóm cộng tác Khi triển khai thực hiện dự án, tác viên phát triển cộng đồng khơng thể làm một mình được mà phải có sự giúp đỡ từ những cá nhân khác trong cộng đồng (nhóm cộng tác) để chia sẻ các mục tiêu chung và cùng làm để hồn thành nó Việc xây dựng nhóm cộng tác có thể là do chính tác viên phát triển cộng đồng lựa chọn trong q trình làm việc của họ với người dân hoặc cũng có thể là do người dân đề xuất những người mà họ tín nhiệm và cho là có năng lực để cộng tác cùng tác viên phát triển cộng đồng Lãnh đạo định hướng, phối hợp đồng bộ, hướng dẫn thực hiện Việc phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tổ chức, nhóm tham gia dự án nhằm mục đích: + Đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án và giảm thiểu tối đa những khó khăn trở ngại + Có những biện pháp sửa chữa kịp thời những khó khăn trở ngại trong q trình thực hiện dự án 62 + Xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án và điều phối tài ngun và các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu củadự án + Thiết lập các mối quan hệ thân thiện giữa những người hưởng lợi của dự án và tất cả những thành phần khác Giám sát theo dõi cơng việc để kịp thời phát hiện những yếu tố phát sinh và bất lợi nhằm điều chỉnh các hoạt động Mục đích của việc thực hiện cơng tác giám sát dự án là để: 1) Biết được các hoạt động có được tiến hành như đã ghi trong kế hoạch dự án hay khơng? 2) Biết được những vật tư cần thiết, điều kiện cơ sở hạ tầng có được cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng u cầu hay khơng? 3) Biết được những khó khăn trở ngại nảy sinh ở khâu nào? 4) Để biết được kết quả có đúng với các mục tiêu đã định trước khơng? 5) Để biết tiến độ thực hiện có chính xác hay cần có những thay đổi gì khơng? và 6) Biết những thay đổi so với kế hoạch ban đầu và những phương hướng giải quyết trong tình hình mới. Đơn đốc thực hiện, và xử lý những tình huống khơng dự kiến trước Sau khi có được những kết quả từ việc giám sát, đánh giá, người tác viên phát triển cộng đồng và những người tham gia dự án có thể nắm được tình hình tiến độ thực hiện cũng như chất lượng của dự án. Và vì vậy họ cũng có thể đơn đốc dự án nếu như thấy cần thiết. Việc này nếu được thực hiện thường xun càng làm cho dự án triển khai tốt hơn, đúng với tiến độ và mục tiêu đề ra. Ngồi ra có đơn đốc thực hiện thì mới nhanh chóng phát hiện những vướng mắc và kịp thời tháo gỡ. Mặc dù ngay khâu ban đầu người tham gia dự án đã dự báo những khó khăn có thể sảy ra, nhưng trong q trình thực hiện thì khơng tránh khỏi có những tình huống xảy ra ngồi dự kiến vì vậy mà người tham gia dự án ln phải chuẩn bị trước một kế hoạch để triển khai trong trường hợp khẩn cấp hoặc chuẩn bị một phương sách hành động để đối phó với tình hình thay đổi. 63 2.3. Đánh giá/Lượng giá dự án Lượng giá nói chung là nói đến việc đo lường, đánh giá hay đưa ra nhận định. Hoạt động này là q trình rà sốt, xem xét lại tồn bộ các khía cạnh của dự án và đặc biệt là mục tiêu của dự án. Lượng giá xem xét dự án một cách có hệ thống để xác định mức độ thích đáng, mức độ thành cơng, hiệu quả và người hưởng thụ được hưởng lợi như thế nào. Mặc dù lượng giá thường được coi là khâu cuối cùng trong tiến trình dự án nhưng chúng ta có thể thấy lượng giá gắn liền với các khâu khác trong tiến trình từ khi bắt dầu thực hiện dự án, giữa kỳ dự án và kết thúc dự án, nếu có thể cịn là sau khi dự án đã kết thúc. Do đó khơng nên chỉ coi lượng giá là khâu cuối cùng mà lượng giá là q trình tương tác gắn với các hoạt động. Cần phải thường xun tiến hành hoạt động lượng giá. Lượng giá khác với kiểm tra giám sát là lượng giá xem xét dự án có đi đúng hướng hay khơng? lượng giá cịn xem xét đến tính hiệu quả lâu dài, bền vững. Hoạt động lượng giá thường được giao cho một chun gia hoặc một nhóm chun gia tiến hành để thẩm định những kết quả đạt được * Có nhiều loại đánhgiá/lượng giá: Đánh giá/Lượng giá định kỳ: là sự đánh giá thường kỳ diễn ra thường xun trong q trình thực hiện dự án Đánh giá/Lượng giá cuối cùng: là khâu đánh giá được triển khai vào cuối dự án nhằm so sánh kết quả thực hiện dự án với các mục tiêu đặt ra Khi lượng giá dự án, chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây? * Ai sẽ là những người tham gia vào q trình lượng giá?: có thể là: Một nhóm cám bộ do cộng đồng chỉ định Nhóm người dân cộng đồng (ngưịi hưởng lợi dự án) Cơ quan tài trợ Những chun gia lượng giá ở bên ngồi Hay tất cả các bên được đề cập đến ở trên Khi lượng giá, tất cả các bên có liên quan, nhất là những người hưởng lợi từ dự án đều phải tham gia lượng giá. Được như thể khơng những tác viên phát triển cộng đồng quản lý dự án có thể lấy những quyết định sáng suốt và chính 64 xác mà cả cộng đồng cũng tăng thêm tinh thần gắn bó, quyết tâm thực hiện thành cơng dự án cho dù có những khó khăn nhất định * Sẽ đánh giá dự án ở những khía cạnh nào?: bao gồm: Để xem đã đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án hay khơng? Để xem kết quả đạt được có thoả đáng hay khơng, so với nguồn lực đã đầu tư? Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực Làm thế nào để làm cho dự án tốt hơn? Cần phải thay đổi những yếu tố nào? Những hoạt động gì đã làm đúng và những hoạt động gì đã làm sai? Những lợi ích hay tác động trực tiếp/gián tiếp? * Tại sao phải lượng giá? sử dụng kết quả đánh giá vào việc gì, đề làm gì?: Để báo cáo kết quả dự án cho cơ quan tài trợ Để ban điều hành dự án biết được tại sao dự án khơng mang lại kết quả mong đợi Để những người thụ hưởng biết họ có nhận được những lợi ích như mong đợi khơng? để những người thực hiện dự án quyết định có nên mở rộng dự án hay khơng? Hay để rút kinh nghiệm cho những dự án khác trong tương lai * Khi nào thì lượng giá? Vào đầu dự án Vào giữa hay cuối dự án Thường xuyên hay định kỳ hai tháng một lần Sau khi dự án kết thúc một thời gian * Sẽ sử dụng các phương pháp gì để đánh giá: Điều tra, khảo sát, Vấn đàm, họp, thảo luận Nghiên cứu nhật ký theo dõi, Mơ phỏng của người dân về kết quả dự án bằng nhiều hình thức (tranh vẽ, bài viết, đóng kịch ) Căn cứ để xem xét một dự án được coi là có tính khả thi và hiệu quả khi nó đáp ứng được những u cầu sau: 65 + Mục tiêu dự án phải cụ thể rõ ràng + Kế hoạch cần rõ ràng về trình tự thời gian và trách nhiệm + Đảm bảo các nguồn lực (vật chất, con người, chun mơn ) cần thiết để thực hiện dự án + Dự án phải được đánh giá tồn bộ các khía cạnh của dự án: tiến trình, kết quả (đạt được cái gì) hiệu quả (đã tốn phí bao nhiêu tiền của, sức người và thời gian) của dự án + Cần có sự giám sát theo dõi đánh giá dự án thường xun 2.4. Kết thúc và duy trì dự án Sau khi lượng giá dự án, nếu kết quả thể hiện được rằng đã đạt được các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung của dự án thì dự án sẽ kết thúc. Sau đó tác viên phát triển cộng đồng sẽ phải chuyển tiếp cho ban quản lý dự án do chính những người dân cộng đồng đảm nhiệm và điều hành. Khi họp thành lập ban quản lý dự án, tác viên phát triển cộng đồng vẫn đóng vài trị điều phối và gợi ý cho những người dân trong cộng đồng vào những vị trí phù hợp vì qua q trình làm dự án thì tác viên phát triển cộng đồng có thể nhận thấy được năng lực và khẳ năng của từng người Ví dụ về một dự án giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho người dân địa phương bằng cách lắp đặt đường ống nước từ nguồn về đến nơi cư trú của người dân. Sau khi dự án kết thúc, tác viên phát triển cộng đồng sẽ cùng người dân thành lập ban quản lý dự án. Ban quản lý sẽ bao gồm 1 trưởng ban chịu trách nhiệm chính; các tổ trưởng chịu trách nhiệm đối với từng khu vực của mình về vấn đề nước; nhóm bảo vệ (ống dẫn nước, bể chứa nước ) thủ quỹ Họp nhóm đưa ra những nội quy chung ví dụ như là khơng cho trâu bị hoặc vật ni đến gần bể chứa nước, mỗi hộ gia đình sẽ nộp 5000đ 10.000đ/tháng cho ban quản lý để bảo vệ cũng như sửa chữa trong trường hợp đường ống hoặc bể chứa bị hỏng 3. Phương pháp viết đề nghị dự án 3.1. Trang bìa với những thơng tin chung Tên dự án, tên cơ quan xin tài trợ, ngày tháng thực hiện … 66 Ví dụ Tên dự án: “Cải thiện tình hình nước sinh hoạt cho người dân huyện X vùng Tây ngun Cơ quan tài trợ : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF Cơ quan thực hiện: Uỷ Ban Dân số và Gia đình huyện X Tây ngun Thời gian dự án: 24 tháng từ 1/2004 đến 12/2005 3.2. Bối cảnh Phần này được đánh giá là rất quan trọng trong một đề nghị dự án vì nó trả lời cho câu hỏi tại sao phải có dự án. Những lý giải về tính cấp thiết của dự án. Ngồi ra phần này cũng bao gồm một số thơng tin chung về một số đặc điểm của cộng đồng, những thuận lợi, khó khăn, vị trí địa lý, v.v 3.3. Mục tiêu tổng qt và các mục tiêu cụ thể Phần này thì tác giả cần giải thích rõ để trả lời câu hỏi muốn đạt được gì qua dự án. Ví dụ như một dự án cung cấp nước sạch thì mục tiêu sẽ là có bao nhiêu hộ được cung cấp nước sạch để dùng sau khi dự án kết thúc. Với mục tiêu tổng qt, người viết đề nghị dự án đưa ra những mục tiêu bao qt hơn, với phần cụ thể thì có thể là mục tiêu cho từng đối tượng hay theo từng giai đoạn tiến độ của dự án. Khơng đặt mục tiêu q cao mà phải phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương và với các nguồn lực hiện có Lưu ý mục tiêu dự án nên rõ ràng cụ thể, đáp ứng đuợc 5 yếu tố sau: Cụ thể: khơng nên chung chung Đo lường được: thể hiện bằng con số cụ thể ( ví dụ 70% số hộ gia đình) Phải khả thi (ví dụ số 60% hộ gia đình ở địa bàn Huyện X ) Phải thực tiễn: các gia đình dùng nước bẩn hiện đang là vấn đề nổi cộm ở huyện X Phải có hạn định thời gian (ví dụ Đến cuối năm 2005) Ví dụ: Mục tiêu của dự án về cải thiện sức khoẻ của cộng đồng A như sau: “Đến cuối năm 2005 có 60% hộ gia đình của huyện X sẽ được sử dụng nước sạch.” 67 3.4. Các hoạt động, thời gian triển khai và đầu ra của dự án: Sau khi đã xác định được các mục tiêu của dự án rồi thì bước tiếp theo là phải lên kế hoạch đưa ra các hoạt động gì nhằm đạt được các mục tiêu và những hoạt động sẽ được thực hiện đâu. Với mỗi một hoạt động thì người viết đề nghị dự án phải có kế hoạch cụ thể thời gian địa điểm, người chịu trách nhiệm và phương pháp tiến hành các hoạt động… Ví dụ: Tên hoạt động Điều tra khảo Thời gian Tháng sát thực trạng 1/3/2004 nước tại Đầu ra (kết quả) Các chỉ số (đo lường) Nắm thực trạng về 1 Bản báo cáo cụ thể về tình nguồn nước việc sử hình sử dụng nước sạch dụng nước sạch huyện X Phổ biến tuyên Tháng hội thảo tổ chức 9 Lãnh đạo của các xã nắm truyền vệ 4/6/2004 cho lãnh đạo đại được tình hình về nước sạch sinh môi trường diện của các xã sử dụng Người dân được phổ biến 5000 người dân tại dây hiểu nước sạch về nước sạch và VSMT Thiết kế làm Có được bản thiết kế làm xã có thiết kế 7/9/2004 giếng nước giếng và VSMT thông tin nước giếng các trọng điểm Triển khai đào 10/11/2004 Giếng đào làm 5 giếng nước sạch được đào giếng đợt 1 tại đường ống dẫn nước tới và đưa vào sử dụng các xã Y, Z Triển khai đào các khu vực dân cư Giếng đào làm 7 giếng nước sạch được đào 13/2005 giếng đợt 1 tại đường ống dẫn nước tới và đưa vào sử dụng các xã A, B, C Triển khai đào các khu vực dân cư Giếng đào làm 8 giếng nước sạch được đào 36/2005 giếng đợt 1 tại đường ống dẫn nước tới và đưa vào sử dụng các xã E,G,H Tiến hành các khu vực dân cư Báo cáo về kết quả, hiệu 1 bản lượng giá dự án có sự 8/2005 lượng giá dự án quả dự án tham gia của người dân cuối kỳ Lưu ý: Có thể có nhiều hoạt động để đạt được đến 1 kết quả và cũng có nhiều chỉ báo để thể hiện 68 3.5. Người thực hiện dự án Phần này trả lời câu hỏi ai sẽ thực hiện dự án? Với phần này người viết đề nghị dự án nên xem xét kỹ lưỡng những người thực sự có năng lực và uy tín để đảm bảo dự án được thực hiện thành cơng Ví dụ : Uỷ ban nhân dân huyện X Tác viên phát triển cộng đồng chun gia UNIEF Già làng/ trưởng bản và người dân có uy tín tại thơn bản 3.6. Thời gian thực hiện dự án Phần này cho chúng ta biết dự án sẽ được tiến hành trong bao lâu Ví dụ: Dự án Cải thiện tình hình nước sách cho huyện X vùng Tây ngun sẽ được tiến hành từ 3/2004 đến 8/2005 3.7. Kinh phí Dự án sẽ tốn kém bao nhiêu? Đóng góp của người dân là bao nhiêu? Hỗ trợ bên ngồi bao nhiêu? Phần kinh phí cần được xây dựng mang tính khả thi và sát với hoạt động thực tiễn. Vì đơi khi nếu việc lập kế hoạch kinh phí khơng sát với thực tế thì dễ xảy ra hiện tượng dự án chưa thực hiện xong đã hết tiền và thế là bao nhiêu cơng sức từ đầu đến nay bị bỏ dở. Ví dụ Tổng kinh phí dự án là 600.000.000 trong đó: Nhà nước /tổ chức B hỗ trợ 400.triệu Cộng đồng đóng góp cơng sức, cơ sở vật chất khác quy đổi tương đương 200 triệu Các dịng kinh phí chi tiết cũng phải được thiết kế và đính kèm trong bản đề xuất để có được sự phê chuẩn của cơ quan tài trợ Một số lưu ý khi viết dự án * Trước khi viết đề nghị dự án nên trao đổi trước với cơ quan tài trợ về ý định của mình * Chú trọng những thơng tin quan trọng mà tổ chức tài trợ rất quan tâm khi phê chuẩn một đề nghị dự án: Các kế hoạch Các chỉ tiêu đánh giá, Kinh phí Sự đóng góp của phía cơ quan bạn vào dự án 69 Tính bền vững của dự án * Bản đề nghị dự án nên rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn 70 Tài liệu tham khảo: [1]. TS. Nguyễn Thị Kim Liên Giáo trình phát triển cộng đồng NXB Lao động xã hội, 2006 [2]. TS. Trương Văn Tuyển – Giáo trình phát triển cộng đồng NXB Nơng nghiệp, 2007 [3]. TS. Lê Thị Mỹ Hiền – Phát triển cộng đồng – NXH Đại học Mở bán cơng, thành phố Hồ Chí Minh, 2006 71 ... hành vi con người (behavioral sciences).? ?Tác? ?viên phát? ?triển? ?cộng? ?đồng? ?là người làm cơng? ?tác? ?phát? ?triển? ?cộng? ?đồng, đem lại sự thay đổi tích cực cho? ?cộng? ?đồng. ? ?Tác? ?viên? ?phát? ?triển? ?cộng? ?đồng? ?là nhân tố quyết định cho sự thành cơng của chương? ?trình? ?phát? ?triển? ?cộng? ?đồng. Anh ta có nhiều tên ... + Xác định rõ mục tiêu, ngun tắc? ?phát? ?triển? ?cộng? ?đồng, tiến? ?trình? ?phát? ? triển? ?cộng? ?đồng; +? ?Trình? ?bày được tiến? ?trình? ?phát? ?triển? ?của? ?cộng? ?đồng Kỹ năng: Vận dụng được các ngun tắc và tn thủ theo tiến? ?trình? ?trong? ?phát? ?triển. .. 7.2. Phẩm chất của? ?tác? ?viên? ?phát? ?triển? ?cộng? ?đồng Đặc trưng của? ?tác? ?viên? ?phát? ?triển? ?cộng? ?đồng? ?là phải được đào tạo chun nghiệp về cơng? ?tác? ?xã? ?hội, có năng lực làm việc và phải hồ? ?đồng. ? ?Phát? ?triển? ? cộng? ?đồng? ?là một khoa học và nghệ