Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

75 43 0
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng cung cấp các kiến thức cơ bản như: Một số vấn đề chung trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng; Một số bệnh xã hội và sơ cứu thông thường; Truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MƠN HỌC: CHĂM SĨC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG NGHỀ: CƠNG TÁC XàHỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCĐCGNB ngày…….tháng….năm   2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể  được pháp dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích  kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MỤC LỤC LỜI NĨI ĐẦU Chương 1: Một số  vấn đề  chung trong chăm sóc sức khoẻ  ban   đầu tại cộng đồng 1. Khái niệm, ngun tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng  đồng 2. Vài nét về chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam 3. Một số nội dung cụ thể của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng  đồng Chương 2: Một số bệnh xã hội và sơ cứu thơng thường 1. Một số bệnh xã hội  2. Một số sơ cứu thơng thường Chương 3: Truyền thơng ­  giáo dục sức khỏe tại cộng đồng 1. Khái niệm và các phương pháp truyền thơng ­ giáo dục sức khỏe 2. Lập kế hoạch truyền thơng ­ giáo dục sức khỏe tại cộng đồng 3.Vai trị của cán bộ xã hội trong truyền thơng ­ giáo dục sức khỏe TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NĨI ĐẦU Nói đến sức khỏe là nói đến tài sản q giá, là niềm hạnh phúc đích  thực của con người, đồng thời sức khỏe cũng là tài sản của mỗi quốc gia khi   con người được thừa nhận là động lực và là mục tiêu của sự  phát triển kinh  tế ­ xã hội. Ở nước ta, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo  của Đảng, con người Việt Nam là nguồn lực và tài lực đã được huy động tối   đa cho việc đánh bại hai đế  quốc hùng mạnh của thế giới, tạo dựng và vun  đắp thêm niềm tự hào về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam Ngày nay, trong cơng cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu,  nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ  và văn minh, đặc biệt trong xu thế  hội nhập với thế giới như hiện nay thì “tài ngun” con người Việt Nam cần  được phát huy hơn nữa trên tất cả các phương diện trí tuệ, phẩm chất chính  trị, đủ sức khỏe nhằm tiến tới thực hiện thành cơng các mục tiêu kinh tế ­ xã  hội. Song song với việc sử dụng nguồn nhân lực, việc tăng cường bồi dưỡng  và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một việc làm có ý nghĩa quyết định. Vì  vậy, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng khơng chỉ là mục tiêu của tổ chức Y   tế thế giới, mà cịn là mục tiêu tổng qt, mục tiêu chiến lược của từng quốc  gia và là thước đo của một xã hội văn minh Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được biên soạn theo chương  trình dạy nghề trình độ Cao đẳng Cơng tác xã hội của Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng ban đầu và cơ bản  nhất về sức khoẻ và nghiệp vụ chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng cho đội   ngũ cán bộ xã hội cơ sở. Giáo trình gồm 3 chương: Chương I. Một số vấn đề chung trong chăm sóc sức khỏe ban đầu  tại cộng đồng Chương II. Một số bệnh xã hội và sơ cứu thơng thường Chương III. Truyền thơng – giáo dục sức khỏe tại cộng đồng Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được Hội đồng thẩm định  Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt Tuy nhiên, cơng tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng vẫn là một lĩnh vực   mới ở nước ta. Vì vậy, trong q trình biên soạn sẽ  khơng tránh khỏi những   hạn chế, thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ  sung của các cán bộ  quản lý và đơng đảo bạn đọc để  cuốn sách được hồn   thiện hơn trong thời gian sớm nhất                                                     Nhóm biên soạn GIÁO TRÌNH MƠN HỌC  Mơn học: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Mã mơn học: MH 23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:  ­ Vị  trí: Chăm sóc sức khoẻ  cộng đồng là mơn học lý thuyết chun mơn  nghề của chương trình đào tạo nghề Cơng tác xã hội ­ Tính chất: Là mơn lý thuyết chun mơn nghề bắt buộc ­ Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Là mơn học lý thuyết chun mơn nghề của   chương trình đào tạo nghề  Cơng tác xã hội liên quan tới việc cung cấp dịch  vụ trợ giúp đối tượng xã hội Mục tiêu của mơn học:  ­ Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm, ngun tắc và và nội dung cơ bản của   chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng;  + Nắm rõ được một số bệnh và sơ cứu thơng thường; + Vai trị của cán bộ  xã hội trong chăm sóc sức khoẻ  ban đầu tại cộng  đồng ­ Về kỹ năng : + Vận động cộng đồng trong việc cải tạo mơi trường bảo vệ sức khoẻ,   dự phịng một số dịch bệnh; + Sơ cấp cứu những bệnh và tai nạn thơng thường +  Lập kế hoạch cho các buổi truyền thơng – giáo dục sức khỏe để nâng   cao  sức khỏe của cộng đồng ­ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhiệt tình tham gia các hoạt động mơi   trường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng Nội dung của mơn học:  CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CHĂM SĨC SỨC  KHỎE BAN ĐẦU TẠI CỘNG ĐỒNG Mã chương: MH 23 _CH01 Mục tiêu: ­ Kiến thức: Trình bày được khái niệm, ngun tắc và những nội dung  cụ thể của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng ­ Kỹ  năng: Tổ  chức thực hiện các biện pháp tun truyền cộng đồng  tham gia vệ sinh mơi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng ­ Năng lực tự  chủ  và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động  chăm sóc sức khỏe cộng đồng Nội dung chính: 1. Khái niệm, ngun tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng Mục tiêu: ­ Kiến thức: Trình bày được khái niệm, ngun tắc của chăm sóc sức  khỏe ban đầu tại cộng đồng ­ Kỹ năng: Vận dụng được các ngun tắc của việc chăm sóc sức khỏe  ban đầu tại cộng đồng trong việc trợ  giúp và nâng cao sức khỏe của người   dân trong cộng đồng ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động  chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm sức khỏe Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO ­ 1978) thì “Sức khỏe con người là   trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng phải chỉ  bao   gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật”. Theo định nghĩa này thì sức  khoẻ gồm 3 mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khoẻ xã hội Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và  thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người   khỏe mạnh Cơ  sở  của sự  sảng khoái, thoải mái thể  chất là: sức lực, sự  nhanh   nhẹn, sự  dẻo dai, khả  năng chống đỡ  được các yếu tố  gây bệnh, khả  năng  chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự  thỏa mãn về  mặt giao tiếp xã  hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khối, ở cảm giác dễ  chịu; cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan u đời; ở những   quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những   quan niệm bi quan và lối sống khơng lành mạnh Sức khoẻ  tinh thần chính là biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh   và có đạo đưc. Cơ  sở  của sức khỏe tinh thần là sự  thăng bằng và hài hồ  trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng  chịt, phức tạp giữa thành viên, gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi  cơng cộng, cơ  quan. Nó thể  hiện   sự  được chấp nhận và tán thành của xã  hội. Càng hồ nhập với mọi người càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền  lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi xã hội, của những người khác; là sự  hồ nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội Cả 3 yếu tố sức khỏe trên liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự  thăng  bằng, hài hịa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con  người. Nó là cơ sở quan trọng tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người 1.1.2. Khái niệm sức khỏe cộng đồng (SKCĐ) Theo quan điểm Mac­xít: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các   cá nhân, được quyết định bởi sự  cộng đồng hố lợi ích giống nhau của các   thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành   cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động   khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị   chuẩn mực cũng như  các quan niệm chủ  quan của họ  về  các mục tiêu và   phương tiện hoạt động Theo từ  điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ  học năm 2004:  “Cộng   đồng là tồn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó   thành một khối trong sinh hoạt xã hội” Sức khỏe cộng đồng  là biểu hiện tổng hợp của các yếu tố  tự  nhiên  (bẩm sinh, di truyền) và điều kiện sống   mỗi quốc gia (về  lao động, mức  sống, vệ sinh mơi trường, văn hóa, giáo dục, y tế…). Theo đó, sức khoẻ cộng   đồng là một trong những yếu tố  hàng đầu phản ánh trình độ  phát triển kinh  tế ­ xã hội của đất nước và phản ánh chất lượng đời sống của cư dân Sức khoẻ cộng đồng vừa là điều kiện, nhưng cũng là mục tiêu của sự  phát triển. Đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân là một trong những phương pháp  hữu hiệu để  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự  phát triển xã hội  hiện tại cũng như  trong tương lai. Mặt khác, đối với một xã hội hiện đại,  sức khoẻ lại là một tiêu chí quan trọng để phản ánh mức độ bảo đảm quyền  con người, tính nhân văn và sự  cơng bằng xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy,  có thể nói rằng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là trách nhiệm của mọi người   và tồn xã hội. Trong tất cả các ngành có liên quan thì y tế phải là ngành đóng   vai trị chủ đạo Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CSSKCĐ) là một tiến trình giải quyết  các vấn đề  khó khăn, đáp  ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới việc giữ  gìn và nâng cao sức khoẻ (về cả thể chất, tinh thần và xã hội) của cộng đồng  thơng qua sự  tham gia phối hợp của chính người dân với các tổ  chức trong  cộng đồng 1.1.3. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là những chăm sóc sức khỏe  thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân   và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thơng qua sự  tham gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp nhận được nhằm đạt được  sức khỏe cao nhất. CSSKBĐ nhằm nâng cao sức khỏe, phịng bệnh, chữa  bệnh và phục hồi sức khỏe 1.2. Ngun tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng 1.2.1. Tính cơng bằng Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng dựa trên các nhu cầu và tính  cơng bằng nhân đạo. Cơng bằng ở đây có nghĩa là đáp ứng nhu cầu chăm sóc  của từng thành viên trong cộng đồng chứ khơng phải sự chia đều các dịch vụ.  Cung cấp các dịch vụ  chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu thực   sự sẽ làm cho sự chăm sóc được chu đáo và có hiệu quả hơn. Tính cơng bằng   địi hỏi các nhân viên y tế  phải là người có đạo đức, có tính trung thực cao   Điều này sẽ  rất khó thực hiện khi cơ  chế  thị  trường ngày càng  ảnh hưởng  sâu sắc đến ngành y. Vấn đề  y đức ngày càng được đề  cập tới nhiều khi   khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Đã có nhiều nhà hảo tâm đóng góp từ  thiện giúp cho những người nghèo, giúp họ  vượt qua những khó khăn trong   bệnh tật. Việc sử dụng các quỹ từ thiện để giúp đỡ người nghèo khó cần tìm  những giải pháp cụ thể cho có hiệu quả 1.2.2. Tăng cường sức khỏe, dự phịng và phục hồi sức khỏe Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng giúp người dân nâng cao ý  thức trong phịng bệnh, thay đổi những hành vi có hại cho bản thân và cộng  đồng thành những hành vi có lợi. Cần chú ý đến dự  phịng những bệnh dịch   và bệnh khơng gây dịch trong cộng đồng. Hiện nay, những bệnh khơng lây  trong cộng đồng ngày càng phát triển do đời sống người dân ngày càng được  cải thiện, những thói quen khơng có lợi trong sinh hoạt ( ăn uống, nghỉ  ngơi  khơng hợp lý) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Cần có   những chun đề, đề  cập tới cách phịng bệnh trên các kênh truyền thơng  bằng những hình thức đơn giản giúp cho người dân hiểu rõ cách phịng bệnh  tốt nhất  Những bệnh gây thành dịch có nguy cơ bùng phát khi những người dân  khơng có ý thức giữ gìn mơi trường sống, vệ sinh an tồn thực phẩm …Ngồi   việc giáo dục cộng đồng nâng cao hiểu biết về  bệnh dịch, chúng ta đưa ra  những cảnh báo sớm về  những dịch bệnh có  ảnh hưởng lớn tới sức khỏe  cộng đồng và nền kinh tế, giúp họ nâng cao nhận thức trước những thơng tin  về sức khỏe Nhân viên y tế  cần giúp cộng đồng sử  dụng các phương tiện hiện có   để nâng cao sức khỏe phù hợp với túi tiền và hồn cảnh của họ 1.2.3. Sự tham gia của cộng đồng (quan trọng nhất):  Sự tham gia của cộng đồng là nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe.  Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng trong đó các cá nhân trong cộng đồng  nhận thức rõ trách nhiệm của họ  trong chăm sóc sức khỏe. Khi có sự  đồng   thuận của cộng đồng thì chính họ cần quyết định những điều họ mong muốn   và đưa ra các giải pháp để đạt được điều đó. Khi người dân tự nguyện tham   gia đóng góp vào các phong trào bảo vệ  sức khỏe cho chính mình và cộng   đồng thì các phong trào đó mới được duy trì lâu dài. Sự  tham gia của cộng   đồng là một trong những nội dung quan trọng nhất của CSSKBĐ tại cộng   đồng 1.2.4. Kỹ thuật học thích hợp Áp dụng các kỹ  thuật y tế  thích hợp để  đáp  ứng u cầu phục vụ  người bệnh tại cộng đồng, được người dân chấp nhận và duy trì các cách   chăm sóc. Kỹ thuật phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của từng nơi điều này   giúp cho sự chăm sóc được thực thi có hiệu quả 1.2.5.  Phối hợp liên ngành Ngành y tế khơng thể giải quyết tất cả các vấn đề nếu khơng có sự vào  cuộc của tất cả các ban ngành. Ngành y tế là ngành dịch vụ, tăng cường các dịch   vụ chăm sóc sức khỏe liên quan tới sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của   chăm sóc sức khỏe ban đầu khơng chỉ  liên quan đến nâng cao sức khỏe cộng  đồng mà cịn là sự  tăng cường các điều kiện kinh tế  xã hội của cộng đồng   Triết lý và kinh nghiệm CSSKBĐ tại cộng đồng đã được nhiều nước trên thế  giới ghi nhận. Tính nhân đạo và cơng bằng trong CSSKBĐ tại cộng đồng được   đánh giá cao, vì nó góp phần quan trọng trong thực hiện cơng bằng xã hội để  giảm dần sự mất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe 2. Vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng ở Việt Nam  Chăm sóc sức khỏe ban đầu được tổ  chức Y tế  thế  giới nhận định là  cách chăm sóc có hiệu quả  nhất và chi phí thấp mà cộng đồng có thể  chấp   nhận được. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và cho kết quả khả quan   Tại Hội nghị về chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Alma­ Ata đã khẳng định vị trí  của chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể áp dụng thành cơng ở các nước khi có   sự tham gia của các chính phủ. Tại Việt nam, từ 12 tháng 9 năm 1978 sau khi   tun ngơn Alma –Ata ra đời, ngành y tế  Việt nam đẩy mạnh cơng tác xây  dựng ngành y tế đặc biệt là tuyến y tế cơ sở (trạm y tế cơ sở) để  chăm sóc   sức khỏe tồn dân ở mức cao nhất. Do điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, tình  hình     trị,   nên   Việt   nam   đưa   thêm     nội   dung     vào     nội   dung  CSSKBĐ của tun ngơn Alma­ Ata đó là nội dung thứ 9 và 10: ­  Giáo dục sức khỏe (GDSK) nhằm thay đổi những thói quen và lối   sống khơng lành mạnh,có hại thành có lợi cho sức khỏe ­ Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý ­ Cung cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường ­ Chăm sóc sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình ­ Tiêm chủng mở  rộng phịng 6 bệnh dịch lưu hành phổ  biến của trẻ   em tại địa phương ­ Phịng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương ­ Điều trị các bệnh và vết thương thơng thường ­ Cung cấp đủ thuốc thiết yếu ­ Quản lý sức khỏe tồn dân ­ Củng cố màng lưới Y tế cơ sở 3. Một số  nội dung cụ  thể  của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng  đồng Mục tiêu: ­ Kiến thức: Trình bày được một số  nội dung của chăm sóc sức khỏe   ban đầu taị cộng đồng ­ Kỹ năng: Vận dụng được các ngun tắc của việc chăm sóc sức khỏe  ban đầu tại cộng đồng trong việc trợ  giúp và nâng cao sức khỏe của người   dân trong cộng đồng 10 là đúng và sẽ đưa ra lợi ích cho sức khỏe, do đó sẽ làm theo (cần chú ý là đối   tượng dễ đáp ứng theo hướng tình cảm hơn là thực hành đơn thuần) u cầu: + Tạo khơng khí thân thiện ngay từ đầu + Kiên nhẫn lắng nghe để hiểu tình huống cụ thể của đối tượng + Khích lệ động viên hơn là chê bai + Nói chậm, rõ cho đối tượng kịp nghe, kịp hiểu + Quan sát đối tượng trong khi nói để nắm bắt diễn biến và phản ứng   của đối tượng + Dùng ngơn ngữ  quen thuộc dễ  hiểu, tránh dùng các thuật ngữ  phức   tạ p + Hỏi lại đối tượng các câu hỏi để chắc chắn đối tượng đã hiểu đúng   hoặc nhớ những gì đã truyền đạt + Tạo cơ  hội cho đối tượng được trao đổi, phát biểu ý kiến và thực  hành + Giữ giọng điệu, lời nói và cử chỉ biểu cảm thích hợp + Biết chọn và sử dụng đúng các tài liệu nghe nhìn có hiệu quả 2.2. Lập kế hoạch truyền thơng – giáo dục sức khỏe Kế hoạch là sự sắp xếp, bố trí làm việc gì đó đã được tính tốn và cân  nhắc từ trước Lập kế  hoạch là xác định các hoạt động, phân bổ  nguồn lực để  thực  hiện một cơng việc nhằm đạt kết quả cao nhất so với mục tiêu đã đề ra Tổ  chức một buổi TT­ GDSK thường là một vấn đề  hay gặp trong   trong cơng việc của người làm cơng tác giáo dục sức khỏe. Một buổi TT­  GDSK là một q trình trao đổi thơng tin có mục đích.Vì vậy để  thực hiện  được một buổi TT­ GDSK đạt được mục tiêu và có hiệu quả  chúng ta cần  phải lập kế hoạch Các bước lập kế hoạch cho một buổi TT­ GDSK  2.2.1.Xác định chủ đề TT­ GDSK  a) Thu  thập thơng tin: Để  xác định chủ  đề   TT­ GDSK cần phải có những   thơng tin về các vấn đề sức khỏe quan trọng của địa phương do cán bộ y tế,  các cá nhân, các nhóm người hay cộng đồng cung cấp.Có thể  sử  dụng các   phương pháp thu thập thơng tin: ­ Thu thập được qua việc nghiên cứu các tài liệu và báo cáo lưu trữ 61 ­ Tổ chức phỏng vấn các đối tượng liên quan là nguồn thơng tin tốt, có   thể thảo luận nhóm hay phỏng vấn sâu những người có hiểu biết về vấn đề  quan tâm ­ Quan sát được thực tế có được thơng tin đầy đủ và chính xác Từ thơng tin thu thập được  phân tích các khía cạnh sau: + Số lượng và tỷ lệ những người có vấn đề sức khỏe + Những loại hành vi dẫn đến vấn đề sức khỏe đang tồn tại + Lý do vì sao các hành vi sức khỏe này được thực hiện + Những lý do khác của vấn đề sức khỏe + Khả  năng  giải quyết những vấn đề  sức khỏe bằng TT­ GDSK: sự  chấp nhận của người dân, sự hỗ trợ của chính quyền và các ban ngành đồn  thể, khả năng nguồn lực của cơ sở để thực hiện TT­ GDSK b) Lựa chọn vấn đề sức khỏe cần ưu tiên giải quyết Trong cộng đồng có thể  tồn tại nhiều vấn đề  sức khỏe mà trong một  thời gian chúng ta không thể giải quyết được hết các vấn đề, bắt buộc phải  chọn  ưu tiên vấn đề  nào giải quyết trước, vấn đề  nào giải quyết sau. Mỗi   buổi TT­ GDSK chỉ nên tập trung vào một chủ đề của vấn đề sức khỏe cần   truyền thơng Cách xác định vấn đề  sức khỏe  ưu tiên bằng cách sử  dụng một bảng   điểm để  cân nhắc từng tiêu chuẩn. Thang điểm cho mỗi tiêu chuẩn có thể  cho là 0,1,2,3 điểm. Có 6 tiêu chuẩn chính xác để xét vấn đề sức khỏe ưu tiên   như sau: Điểm STT Tiêu chuẩn để xét ưu tiên Vấn đề 1 Vấn đề 2 Vấn đề 3 Mức độ  phổ  biến của vấn đề  (nhiều   người   mắc     liên  quan) Mức   độ   trầm   trọng     vấn  đề  (tỷ  lệ  tử  vong cao, gây tàn  phế, thiệt hại kinh tế ) Ảnh  hưởng   đến     người  có   khó   khăn   (người   nghèo,  vùng sâu, vùng xa ) Có khả  năng giải quyết( đã có  phương pháp, phương tiện, kỹ  thuật ) Kinh phí chấp nhận được 62 Cộng đồng sẵn sàng tham gia  giải quyết Bảng 3.1:  Tiêu chuẩn xét vấn đề ưu tiên Điể Mức  Mức   độ  Ảnh  m phổ  trầm  hưởng   tới  năng giải  phí   cộng  biến trọng người   khó  đồng Rất thấp Thấp Trung  bình Khơng Thấp Trung  bình Khả  Kinh  Quan   tâm  khăn Khơng Ít Khơng Khơng Khơng Khó khăn Thấp Thấp Có khả  Trung  Trung bình Trung bình bình Chắc  Cao Cao Nhiều Cao Cao chắn Bảng 3.2: Cách cho điểm để xét vấn đề sức khỏe ưu tiên Cách nhận định kết quả: + 15­ 18 điểm: Ưu tiên + 12­14 điểm:  Có thể ưu tiên + Dưới 12 điểm:  Xem xét lại khơng nên ưu tiên c) Lựa chọn vấn đề sức khỏe có thể tác động được bằng TT­ GDSK  Mỗi một vấn đề  sức khỏe thường có nhiều ngun nhân, có thể  cần  phải dùng cách chiến lược khác nhau để giải quyết vấn đề. Đối với cơng tác   TT­ GDSK  nên lựa chọn các vấn đề  sức khỏe mà ngun nhân của nó liên  quan đến hành vi sức khỏe Ví dụ: + Điều chỉnh thói quen ăn uống để phịng bệnh tiểu đường                      + Cách phịng  bệnh tiêu chảy trẻ em                      + Ni con bằng sữa mẹ d) Lựa chọn vấn đề cần TT­ GDSK gắn với vấn đề y tế mà địa phương đang   triển khai thực hiện Khi lựa chọn chủ đề  cho các buổi TT­ GDSK cần xác định  được chủ  đề nào đã được đề cập đến trong các buổi TT­ GDSK trước và sau này sẽ đề  cập đến. Như vậy các buổi TT­ GDSK sẽ hợp thành một chuỗi nối tiếp nhau   một cách loogic và có thích thống nhất trong cả  một kế  hoạch TT­ GDSK   trong một thời gian nhất định Ví dụ:  Ở  địa phương đang mở  chiến dịch tiêm chủng phịng uốn ván  cho tất cả thai phụ và phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi thì nên chọn chủ đề  về TT­  GDSK  ”Những biện pháp phịng tránh uốn ván cho trẻ sơ sinh” 63 Bài tập 1:   Xác định và thực hiện các biện pháp TT­ GDSK để  giải  quyết vấn đề sức khỏe ưu tiên tại cộng đồng (Phương pháp thảo luận nhóm,   mỗi nhóm từ 5­10 sinh viên) sau khi thảo luận mỗi nhóm viết ra và trình bày:   Các hoạt động TT­ GDSK đã, cần thực hiện tại cộng đồng ­ Yêu cầu:  + Thực hiện kỹ năng xác định vấn đề sức khỏe và vấn đề sức khỏe ưu  tiên tại một cộng đồng + Liệt kê các kỹ năng TT­ GDSK để giải quyết vấn đề sức khỏe ­ Chuẩn bị: Phát cho mỗi sinh viên một bảng xác định vấn đề sức khỏe  ưu tiên và cách cho điểm các vấn đề sức khỏe ­ Nội dung: + Một số vấn đề sức khỏe đã, đang xảy ra tại một xã X  Vấn đề  1: Cháu A 16 tuổi có tiền sử  bị  sốt rét, nay cháu lại sốt cao   đến 390  Vấn đề 2: Số trẻ em dưới 5 tuổi trong xã bị suy dinh dưỡng 20%    Vấn đề 3: Số trẻ em dưới 5 tuổi trong xã bị sốt cao 15%    Vấn đề 4: Số trẻ em dưới 5 tuổi trong xã bị tiêu chảy 14%   Xác định vấn đề  sức khỏe  ưu tiên và đề  xuất biện pháp giải quyết  bằng phương pháp TT­ GDSK  2.2.2. Xác định đối tượng ”đích” ­ Trong hoạt động TT­ GDSK, việc xác định các đối tượng đích là hết   sức quan trọng. Xác định đúng đối tượng đích có vai trị quyết định đến sự  thành cơng của hoạt động TT­ GDSK. Cần phải xác định chi tiết đầy đủ bao   gồm các thơng tin: phân nhóm đối tượng đích, số lượng đối tượng đích, đặc   điểm về  thể  chất, nhân khẩu học, đặc điểm hành vi, đặc điểm tâm lý, các  kênh truyền thơng mà các đối tượng thường tiếp cận, ­ Phân nhóm đối tượng đích theo mức độ ưu tiên cho TT­ GDSK  + Đối tượng đích cấp I: là đối tượng đích đầu tiên chính là những   người có hành vi, nguy cơ  cao mà chúng ta muốn tác động đến để  thay đổi   hành vi của chính họ + Đối tượng đích cấp II là những người có  ảnh hưởng trực tiếp đến  nhóm đối tượng đích cấp I + Đối tượng đích cấp III là những người có khả  năng giúp đơc, tạo   điều kiện thuận lợi cho nhóm đích cấp I thay đổi hành vi và duy trì hành vi   mớ i 64 Ví dụ: Trong chương trình TT­ GDSK về phịng chống suy dinh dưỡn cho trẻ  em Đối tượng đích cấp I: Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi Đối tượng đích cấp II: những người chồng và các bậc cha mẹ Đối tượng đích cấp III: Các cán bộ  hội phụ  nữ, thanh niên, các ban  ngành, đồn thể địa phương sẽ  là đối tượng hỗ  trợ, tạo điều kiện thuận lợi   để thực hành và duy trì hành vi ni con đúng khoa học ­  Xác định nhóm đối tượng đích nhằm mục đích: + Xác định mục tiêu buổi TT­ GDSK  + Giúp cho việc lựa chọn phương pháp và phương tiện phù hợp với  trình độ của đối tượng được GDSK Như vậy, việc xác định đúng nhóm đối tượng TT­ GDSK  đạt hiệu quả  cao, thực sự  có tính chiến lược trong tồn bộ  q trình lập và thực hiện kế  hoạch một buổi  TT­ GDSK  2.2.3.  Xác định mục tiêu TT­ GDSK  a) Định nghĩa:  Mục tiêu TT­ GDSK là những thay đổi về  hành vi sức khỏe   mà đối tượng phải đạt được sau một q trình truyền thơng, nó bao gồm  những thay đổi về kiến thức, thái độ, cách thực hành, niềm tin và tính giá trị  của nó b) Cơ sở xác định mục tiêu: Việc xác định đúng đắn các mục tiêu của TT­ GDSK, được xã hội  chấp nhận và có khả năng thực thi trong bối cảnh cụ thể phải căn cứ vào các  yếu tố sau: ­ Mục tiêu chung của cả kế hoạch tổng thể cho một đợt TT­ GDSK  ­ Các mục tiêu cụ thể mà các buổi TT­ GDSK  trước đó đã đạt được và   những tồn tại cẩn giải quyết tiếp theo, khơng lấn sang chủ đề sẽ đề cập đến   trong các buổi TT­ GDSK sau này ­ Những đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng được GDSK, nhất là  tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ, kinh nghiệm sống, điều kiện kinh tế, nghề  nghiệp và các nhu cầu về sức khỏe cần được giải quyết của họ ­ Những đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập qn, khả  năng kinh tế,  chính trị của địa phương có  ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của nhân dân  địa phương ­  Những  khả  năng  và nguồn  lực  của  địa  phương  và  của chính  đối  tượng có thể  vận động được vào việc giải quyết các vấn đề  sức khỏe cho  chính họ 65 c)Tính chất của mục tiêu: ­ Thích hợp: đáp  ứng đúng vấn đề  sức khỏe cần phải giải quyết  ưu   tiên trong chiến lược y tế của địa phương, đây là tính chất quan trọng nhất ­ Rõ ràng và dễ  hiểu: đối tượng nghe, đọc và hiểu ngay được mình  phải làm gì để đạt được kết quả mong muốn ­ Có thể quan sát được: phải thể hiện bằng những việc làm (hành động  cụ thể) dù đó là mục tiêu về nhận thức hay thái độ ­ Có thể  đo lường được, đánh giá được: các mức độ  hồn thành khác  nhau , nghĩa là mỗi mục tiêu cần xác định rõ các tiêu chuẩn về  số  lượng và   nhất là các tiêu chuẩn về chất lượng ­ Có khả năng thực thi: đối tượng có thể làm được trong  các điều kiện   thực tế, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của địa phương, nói  cách khác là phải được xã hội chấp nhận d) Cách viết mục tiêu: Một mục tiêu GDSK  cụ thể gồm 4 thành phần chủ yếu (phương pháp  ABCD) + A (Audience) : Đối tượng Xác định nhóm đối tượng   giáo dục là đối tượng thực hiện hành vi   GDSK + B (Behaviour) : Hành vi Xác định hành vi sức khỏe của đối tượng mà người làm TT­ GDSK  mong muốn họ thực hiện được  sau khi được GDSK. Hành vi sức khỏe được  diễn tả bằng một động từ hành động + C (Cosidition) Điều kiện Xác định điều kiện (thời gian và hồn cảnh) thay đổi hành vi sức khỏe   của đối tượng mà bạn mong muốn. Khi xác định thởi gian hoàn thành mục   tiêu phải dựa vào nguồn lực, đối tượng giáo dục, + D ( Degree) Mức độ Xác định mức độ  hoàn thành mà bạn mong muốn. Mức độ  hoàn thành  thể  hiện hành vi sức khỏe của đối tượng phải có thể  quan sát hay đánh giá  Ví dụ: sau buổi giáo dục sức  khỏe (C) 90% (D) số bà mẹ tham dự (A)  pha được dung dịch Oresol đúng phương pháp (B) 2.2.4. Chuẩn bị nội dung một buổi TT­ GDSK  Chuẩn bị nội dung TT­ GDSK là một trong những hoạt động góp phần  rất lớn đối với hiệu quả  của cơng tác TT­ GDSK. Nội dung là những thơng  66 tin cơ bản cần trao đổi với đối tượng trong một thời gian có hạn do vậy phải  được chọn lọc kỹ  lưỡng.Trước hết hãy tập trung vào những kiến thức, thái  độ, niềm tin và cách thực hành mà đối tượng bắt buộc phải thay đổi, sau đó  mới đề  cập đến những gì mà đối tượng cần thay đổi cho được hồn thiện  hơn, cuối cùng mới đến những gì mà đối tượng nên thay đổi thì càng tốt Nội dung TT­ GDSK phải đảm bảo các u cầu sau:  ­  Đáp ứng đúng các mục tiêu cụ thể đã xác định ­ Nội dung phù hợp với đối tượng giáo dục: đối tượng có thể tiếp thu   được, thực hành được ­ Khoa học và thực tiễn: các thơng tin phải có đủ giá trị khoa học hiện   đại, tuy vậy lại phải  ứng dụng được trong các điều kiện thực tế  của địa  phương ­   Hành   văn   phù   hợp   với   nhóm   đối   tượng:   sử   dụng   ngơn   ngữ   địa  phương, đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng các từ chun mơn, từ khó hiểu ­ Lượng thơng tin: cung cấp thơng tin cần, đủ  và chính xác, phù hợp   với từng nhóm đối tượng 2.2.5. Lựa chọn phương pháp, phương tiện: Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện vừa căn cứ  vào thực tế  mà  những người làm TT­ GDSK có sẵn vừa phải  dựa vào thực tế của cơ sở để  áp dụng cho phù hợp, khơng thể   đưa phương pháp, phương tiện đã dùng ở  chỗ này áp dụng vào chỗ khác được, có như vậy thực hiện cơng việc mới đạt  hiệu quả cao như mong muốn. Có nhiều phương pháp và phương tiện, việc  lựa chọn phải căn cứ vào:  ­ Các mục tiêu TT­ GDSK cụ thể đã được xác định ­ Đối tượng được TT­ GDSK : phương pháp và phương tiện phải thích  hợp với đặc tính, dễ hiểu và kích thích q trình học của đối tượng khơng? ­ Các nội dung TT­ GDSK  ­ Các điều kiện vật chất có thể có được tại địa phương ­ Thời gian cho phép trong một buổi TT­ GDSK tại một địa điểm nhất  định ­ Khả  năng các nhân viên TT­ GDSK. Khi lựa chọn người làm TT­  GDSK cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp, phương tiện để  lựa chọn đúng và sử dụng chúng thành thạo Việc chuẩn bị  phương pháp, phương tiện đầy đủ, phù hợp trước khi  thực hiện là một vấn đề  rất cần thiết, góp phần khơng nhỏ  vào thành cơng   của buổi TT­ GDSK 67 ­  Sử  dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện trong q trình  TT­ GDSK Ví dụ: khơng thể  sử  dụng phấn, bảng để  trình bày một vấn đề  cho   những người khơng biết chữ  hay thuyết trình bằng tiếng   phổ  thông cho  những người dân tộc thiểu số  không biết hat không thông thạo tiếng phổ  thông mà nên dùng các phương tiện khác như  tranh,  ảnh, băng video  với   những nội dung thật đơn giản, dễ hiểu 2.2.6. Lựa chọn thời gian, địa điểm: a) Thời gian: ­ Chọn thời điểm sao cho thuận tiện với đa số các thành viên tham gia  đơng đủ Ví dụ: khơng chọn lúc thời điểm cao độ  trong vụ  mùa để  tiến hành chương  trình ­  Xác định rõ thời gian tổ chức buổi truyền thơng: kéo dài bao lâu? Bắt   đầu từ lúc nào? Sao cho phù hợp với chủ đề và đối tượng Ví dụ: đối với một thơn (xóm) nên chọn thời gian từ 19h, thời gian trao   đổi cũng khơng nên kéo dài q 2 tiếng. Tuy nhiên cũng tùy hình thức giáo  dục mà chọn thời điểm cho phù hợp như đối với học sinh thì chọn trong giờ  hành chính với thời gian 1 tiết hoặc tổ chức ngoại khóa nhưng cũng trong giờ  hành chính b) Địa điểm: Địa điểm phải đảm bảo được u cầu tối thiểu để  có thể  thực hiện   một buổi TT­ GDSK. Địa điểm nên là nơi trung tâm của khu dân cư, có diện  tích rộng  để  mọi người dễ  dàng tập trung, có thể  bố  trí được các phương   tiện, trang bị nhưng cũng tùy vào hình thức TT­ GDSK mà bố trí địa điểm cho  phù hợp Ví dụ: đối với một thơn (xóm) nên chọn địa điểm nhà văn hóa thơn   hoặc một gia đình có diện tích rộng rãi nhưng đối với một cá nhân thì nên  chọn góc TT­ GDSK tại Trạm Y tế xã, 2.2.7. Xác định nguồn lực: a) Những người tham gia: ­  Xác định người chịu trách nhiệm chính và người phối hợp để  cùng   thực hiện buổi TT­ GDSK. Tất cả các cán bộ nhân viên y tế,b ngồi ngành y   tế, tổ  chức chính quyền, hội chữ  thập đỏ, hội Phụ  nữ, ĐồnThanh niên,   đều có thể tham gia cơng tác TT­ GDSK, trong đó cán bộ y tế là chủ yếu 68 ­ Những người tham gia cần được đào tạo, huấn luyện thường xun  về nội dung, kỹ năng trong việc thực hiện TT­ GDSK  ­ Có sự phân cơng cho từng cá nhân một cách hợp lý theo khả năng của   họ để phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân ­ Với yếu tố con người cần giải đáp được một số câu hỏi: + Các kinh nghiệm, sự  hiểu biết, kỹ  năng, thời gian, sức lực và sự  nhiệt tình của chúng ta ra sao? + Những ai có thể  hỗ  trợ  chúng ta  trong q trình thực hiện và năng  lực, sự  nhiệt tình của họ  ra sao? Và họ  có thể  giúp chúng ta trong lĩnh vực  nào? + Các  ”khách hàng” có thể  giúp được gì cho chúng ta (đối tượng này  thường có kinh nghiệm, có kỹ  năng vận động và sự  nhiệt tình  khi họ  đã  tình nguyện hỗ trợ) Ví dụ: một người cao tuổi đã thành cơng trong việc giảm cân, ơng có  thể giúp đỡ rất tốt cho người đàn phải đối đầu với thử thách để  được giảm   cân   + Những người có ảnh hưởn đối với các ”khách hàng” như người thân,  bạn bè, các nhóm tự giúp và nhất là người có tiếng nói có trọng lượng trong  cộng đồng như: già làng, các cha sứ, các linh mục,  có đồng tình và hỗ  trợ  chúng ta khơng? b) Dự trù kinh phí: ­ Khi dự  trù kinh phí cần xem xét các nguồn tài chính: Ngân sách nhà  nước, ngân sách địa phương, ngân sách cơ sở và các nguồn tài trợ khác ­ Dự trù chi tiêu phù hợp với quy định của Nhà nước, phù hợp với cộng  đồng ­ Dự  trù chi tiết các khoản chi:kinh phí phải được cân nhắc cẩn thận   để phân phối cho các hoạt động thật hợp lý c) Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện: ­  Xác định các trang bị, phương tiện đã có tại cơ sở ­ Lựa chọn các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung cần  truyền tải và với thực tế của cơ sở ­ Phải thử  nghiệm, vận hành các phương tiện, thiết bị trước khi triển  khai 2.2.8. Lập bảng kế hoạch hoạt động cho một buổi TT­ GDSK  a) Nội dung: ­ Chủ đề truyền thơng: ghi tên chủ đề TT­ GDSK  69 ­ Đối tượng truyền thơng: ghi cụ  thể  đối tượng được TT­ GDSK của   buổi truyền thơng đó là ai? Dự kiến số người tham gia là bao nhiêu? ­ Các mục tiêu: ghi đầy đủ các mục tiêu cụ thể ­ Nội dung: liệt kê các thơng tin chủ yếu về chủ đề đã được lựa chọn ­ Phương pháp: liệt kê  các phương pháp truyền thơng sẽ được áp dụng  trong buổi truyền thơng như: nói chuyện, thảo luận nhóm, trình diễn, ­ Phương tiện: Liệt kê các tài liệu và phương tiện truyền thơng cần  dùng như: tờ  rơi, tranh gấp, áp phích, sách, tranh, phương tiện loa đài, máy,  băng cassette, băng video, ­ Thời gian: ghi rõ thời gian tổ  chức như  thời gian bắt đầu, kéo dài   trong bao lâu, khi nào thì kết thúc ­ Địa điểm: ghi rõ địa điểm dự kiến tiến hành buổi truyền thơng ­ Người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp: ghi cụ  thể  họ  tên  người chịu trách nhiệm chính và người phối hợp để cùng thực hiện buổi TT­   GDSK ­ Cách đánh giá: liệt kê cách đánh giá, thời điểm đánh giá b) u cầu: Kế hoạch phải do tập thể xây dựng, thơng qua và thực hiện. Kế hoạch  càng cụ  thể, càng chi tiết thì càng dễ  thực hiện và để  đánh giá. Kế  hoạch  cũng phải mềm dẻo, nghĩa là phải có một số  biện pháp thay thế  khi cần do  thực tế  khi thực hiện phát sinh. Mỗi một kế  hoạch là một phần của kế  hoạch tổng thể có liên quan logic với nhau thành một hệ thống thống nhất Các  Nội  Thời  Phươn mục  dung tiêu gian,  g pháp địa  điểm Phươn Những người thực  Kinh  Cách  g tiện Tha Hỗ  m  trợ  gia (giám  sát) đánh  Phụ  trách phí giá Bảng 3.3. Kế hoạch hành động cụ thể Kế hoạch lập xong phải giải đáp được các câu hỏi sau: 1. Tại sao phải tiến hành TT­ GDSK về vấn đề đó? 2. Đối tượng được TT­ GDSK là những ai? 3. Đối tượng được TT­ GDSK  phải đạt được những mục tiêu cụ  thể  nào? 4. Nội dung TT­ GDSK gồm những thơng tin gì? 70 5.Tiến hành TT­ GDSK ở đâu? 6. Khi nào thì triển khai? 7. Thực hiện buổi TT­ GDSK bằng các phương pháp  và phương tiện   nào? 8. Những ai có thể làm được việc gì? 9. Kinh phí lấy ở đây, cần bao nhiêu? 10. Đánh giá kết quả bằng cách nào? Sau khi xây dựng xong kế  hoạch hành động cần xây dựng Chương  trình hành động chi tiết cho từng người (hoặc từng nhóm) phải làm gì với  thời gian, phương tiện và kinh phí cụ  thể  để  các thành viên chủ  động thực   hiện nhiệm vụ đã được phân công, đảm bảo sao cho các hoạt động phát triển  và bổ sung cho nhau ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một cách loogic và  hợp lý, theo lịch hoạt động dự kiến Các  hoạt  động Thời gian Ngườ Ngườ Ngườ Địa  Phươn Kinh  Dự  Bắt  Kết  i chủ  i giám  i  điểm g pháp,  phí kiến  đầu thúc trì sát tham  phươn kết  gia g tiện Đào tạo Chuẩn  bị Họp dân Tuyên  truyền Đánh giá       ,ngày    tháng  năm  Người duyệt Người lập bảng (Ký tên) ( Ký tên) Bảng 3.4: Chương trình hoạt động 2.2.9. Đánh giá kết quả buổi TT­ GDSK  a) Khái niệm: ­ Đánh giá là phương pháp  ước lượng hoặc đo lường và xét đốn các  kết quả của mỗi hoạt động truyền thơng đã đạt được, để làm cơ sở  cho việc  ra các quyết định cần thiết nhằm cải tiến chất lượng của hoạt động đó ­ Muốn đánh giá tốt phải dựa vào các cơng cụ  khách quan cũng như  phải tn theo những ngun tắc đánh giá chặt chẽ và thực hiện bằng những   phương pháp thích hợp với những người có khả năng để thực hiện đánh giá b) Các chỉ số đánh giá: 71 ­ Kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng trong và ngay sau buổi  TT­ GDSK ­ Hành vi sức khỏe của đối tượng sau khi được TT­ GDSK ­ Các phương pháp TT­ GDSK được áp dụng ­ Các phương tiện TT­ GDSK được áp dụng đúng ­ Số tài liệu đã đúng c) Thời điểm đánh giá: ­  Đánh giá ban đầu: đánh giá trước khi tiến hành thực hiện TT­ GDSK  để biết nhu cầu và hành vi sức khỏe hiện tại của đối tượng có liên quan đến   nội dung TT­ GDSK ­ Đánh giá tức thời: đánh giá trong q trình tiến hành TT­ GDSK thơng  qua các câu hỏi, thái độ  và thao tác (nếu có) của đối tượng sau khi đã được  hướng dẫn ­   Đánh  giá  ngắn hạn:  đánh  giá  được  thực  hiện  sau  khi TT­  GDSK  khoảng 1­2 tuần để xác định chuyển biến của đối tượng d) Phương pháp đánh giá:  ­ Đặt câu hỏi: đánh giá kiến thức của đối tượng ­ Quan sát: đánh giá kỹ năng và thái độ  của đối tượng trong và sau khi  được TT­ GDSK ­ Điền phiếu điều tra: điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe   của đối tượng về  nội dung đã được TT­ GDSK bằng bảng câu hỏi có cấu   trúc sẵn ­ Phỏng vấn: phỏng vấn đối tượng được TT­ GDSK, lãnh đạo, nhân  viên y tế, người dân những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nội dung đã  được TT­ GDSK Tùy theo lĩnh vực cần đánh giá lựa chọn phương pháp và công cụ đánh  giá: Lĩnh vực Kiến thức Phương pháp Viết Phỏng vấn Kỹ năng Quan sát trực tiếp Quan sát gián tiếp Thái độ Quan sát trực tiếp Quan sát gián tiếp Công cụ ­ Bộ câu hỏi mở ­ Bộ câu hỏi trắc nghiệm ­ Bộ câu hỏi có cấu trúc sẵn ­ Làm thật + Bảng kiểm/thang điểm ­ Mơ phỏng + Bảng kiểm/thang điểm ­ Sản phẩm vật chất đã làm ­ Cách ứng xử + Bảng kiểm/thang điểm ­ Sản phẩm vật chất đã làm 72 Viết, phỏng vấn ­ Bộ câu hỏi có cấu trúc sẵn Bảng 3.5: Cơng cụ và phương pháp thu thập thơng tin e) Người đánh giá: ­ Bản thân đối tượng được TT­ GDSK tự đánh giá: đối tượng tự  đánh  giá là tốt nhất, vì như vậy họ tự hiểu mình hơn (thơng tin phản hồi bên trong)  họ  đã hồn thành việc thay đổi hành vi đến đâu và cịn cần phải nỗ  lực làm  những gì nữa để thay đổi triệt để hành vi của mình ­ Người làm TT­ GDSK đánh giá: kiểm tra khả năng nhận thức, thái độ  và thực hành của đối tượng trong buổi truyền thơng thơng qua: những lời  phát biểu,những trả lời các câu hỏi trong khi thảo luận, thái độ  tích cực hay   thờ    với các hoạt động diễn ra trong buổi đó. Đánh giá sau buổi truyền   thơng, từ đó để biết mình đã giúp đối tượng đến đâu (thơng tin phản hồi bên  ngồi) và cần phải làm những gì tiếp theo để  giúp đối tượng đạt được mục   đích đã định ­ Các nhà quản lý chương trình TT­ GDSK : nhận định kết quả  TT­  GDSK, xác định các ngun nhân ảnh hưởng đến kết quả từ đó xác định các  biện pháp khắc phục Ngồi ra những người ngồi cuộc cũng có thể  đánh giá kết quả  của   chương trình TT­ GDSK qua việc thay đổi hành vi của một cá nhân hay của  cả cộng đồng 1. Xác định chủ đề cần  TT­ GDSK 2. Xác định đối tượng  được TT­ GDSK 9. Đánh giá kết quả 3. Xác định mục tiêu 8. Lập kế hoạch thực  7. Xác định nguồn lực 4. Chuẩn bị nội dung 6. Lựa chọn thời gian,  địa điểm 5. Lựa chọn phương  pháp, phương tiện 73 3.Vai trị của cán bộ xã hội trong TT­ GDSK  ­  Báo cáo về  nguy cơ, tình hình bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính  quyền địa phương thực hiện các biện pháp về  cơng tác vệ  sinh phịng chống   dịch bệnh: vệ sinh những nơi có ổ dịch và phịng tránh lây lan ra cộng đồng ­ Tun tuyền, vận động, hướng dẫn, triển khai thực hiện các biện  pháp chun mơn về  dịch bệnh và bảo vệ  sức khoẻ  cho cộng đồng hiểu và  tích cực tham gia phịng chống ­ Tham gia phối hợp với cán bộ y tế trong cơng tác khám, chữa bệnh ban  đầu cho nhân dân trong vùng dịch ­ Kết hợp chặt chẽ với các đồn thể quần chúng, các ngành trong xã hội  để thực hiện cơng tác ngăn ngừa bệnh dịch và bảo vệ sức khoẻ nhân dân   Một số tình huống thực hành: 1. Ở xã Thắng Lợi, các bà mẹ cịn cho trẻ nhỏ ăn kiêng nhiều thứ. Có nhiều  người nói trẻ em dưới 3 tuổi chỉ được ăn thịt nạc, khơng ăn mỡ, tơm cua, cá,   rau xanh, Hãy lập kế hoach TT­ GDSK cho một nhóm các bà mẹ này 2. Vào mùa  đơng xn, nhiều trẻ  em trong thơn Phúc Lợi, xã Thắng Lợi  thường hay mắc viêm phổi và phải đi Bệnh viện. Hãy lập kế  hoạch TT­   GDSK cho các chị em trong thơn về  cách phịng chống nhiễm khuẩn hơ hấp  cấp tính 3. Hãy lập kế  hoạch TT­ GDSK với thanh niên thơn Phúc Lợi về  biện pháp  phịng chống HIV/AIDS 74 Tài liệu tham khảo 1. GS/TS Nguyễn Văn Út, Trường ĐH Y dược Tp HCM, Bài giảng Bệnh da  liễu, NXB Y học – chi nhánh Tp HCM ­2002 2. GS/TS Trần Văn Sáng, Bệnh học Lao , NXB Y học Hà Nội, 2007 3. Học viện Qn y, Giáo trình lao và bệnh phổi, NXB Qn đội, HN 2002 4. Lê Đình Sáng, ĐH Y khoa Hà Nội, Giáo trình bệnh học da liễu 5. Bùi Đại, Sốt rét ác tính ở Việt Nam, NXB Y học, 2002 7. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị sốt rét, XB 1997 – 2003 7. Trường ĐH Y khoa Thái Ngun, NXB Y học Hà Nội, 2007 8. Trường CĐ Y tế Hà Đơng, Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Hà Nội  2011 9. Dự thảo Chiến lược quốc gia phịng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn  2011 – 2020 và định hướng đến 2030, 1/2011 10. Dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe  nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, 7/2011 11. Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2012, 12/2012 12. Bộ Y tế, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, www.nidqc.org.vn 13. Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phịng, www.vncdc.gov.vn 75 ... Chương III. Truyền thơng –? ?giáo? ?dục? ?sức? ?khỏe? ?tại? ?cộng? ?đồng Giáo? ?trình? ?Chăm? ?sóc? ?sức? ?khỏe? ?cộng? ?đồng? ?đã được Hội? ?đồng? ?thẩm định  Trường Cao đẳng? ?Cơ? ?giới? ?Ninh? ?Bình? ?xét duyệt Tuy nhiên, cơng? ?tác? ?chăm? ?sóc? ?sức? ?khoẻ? ?cộng? ?đồng? ?vẫn là một lĩnh vực... đánh giá cao, vì nó góp phần quan trọng trong thực hiện cơng bằng? ?xã? ?hội để  giảm dần sự mất? ?bình? ?đẳng trong? ?chăm? ?sóc? ?sức? ?khỏe 2. Vài nét về? ?chăm? ?sóc? ?sức? ?khỏe? ?ban đầu cho? ?cộng? ?đồng? ?ở Việt Nam  Chăm? ?sóc? ?sức? ?khỏe? ?ban đầu được tổ  chức Y tế  thế ? ?giới? ?nhận định là ...  và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động  chăm? ?sóc? ?sức? ?khỏe? ?cộng? ?đồng Nội dung chính: 1. Khái niệm, ngun tắc của? ?chăm? ?sóc? ?sức? ?khỏe? ?ban đầu tại? ?cộng? ?đồng Mục tiêu: ­ Kiến thức:? ?Trình? ?bày được khái niệm, ngun tắc của? ?chăm? ?sóc? ?sức? ? khỏe? ?ban đầu tại? ?cộng? ?đồng

Ngày đăng: 28/05/2021, 12:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mã chương: MH 23 _CH01

  • Mục tiêu:

  • Nội dung chính:

    • 1. Khái niệm, nguyên tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng

      • 1.1. Khái niệm

      • 1.2. Nguyên tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng

      • 2. Vài nét về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng ở Việt Nam

      • 3. Một số nội dung cụ thể của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng

        • 3.1. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý

        • 3.2. Nước sạch và vệ sinh môi trường

        • Những biện pháp bảo đảm nguồn nước sạch

        • 3.2.2. Môi trường

          • Những vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng

          • CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BỆNH XÃ HỘI VÀ SƠ CỨU THÔNG THƯỜNG

          • Mã chương: MH23 _CH02

            • 1. Một số bệnh xã hội

              • 1.1. Khái niệm bệnh xã hội

              • 1.2. Một số bệnh xã hội

                • 1.2.2. Bệnh sốt rét

                • 2. Một số sơ cứu thông thường.

                  • 2.1. Sơ cứu vết thương và cầm máu

                    • 2.1.1 Sơ cứu vết thương

                    • 2.1.2. Cầm máu vết thương

                    • 2.2. Ngộ độc thức ăn

                    • 2.3. Cấp cứu bỏng

                    • 2.4. Cấp cứu ngạt nước

                      • 2.4.1. Nguyên nhân gây ngạt nước

                      • 2.4.2. Sơ cứu đúng cách người bị ngạt nước

                      • Những điều không nên làm trong sơ cứu người bị ngạt nước

                      • 2.4.3. Phòng ngừa ngạt nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan