1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn tập đọc

24 40 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 64,82 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động như K.A.U Sinxki có nói: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong đó chỉ thông qua công cụ này” Vì thế việc phát triển Tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta - những người đang gần gũi, hướng dẫn các em học tập mỗi ngày Vậy nên môn Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp, trước vui – buồn; yêu – ghét của [8] con người Cảm thụ văn học, chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ Để học sinh có được các kĩ năng trên thông qua các giờ Luyện từ và câu, Tập làm văn thì chưa đủ mà học sinh cần được bồi dưỡng về cảm thụ văn trong các giờ tập đọc và trong các buổi ngoại khoá Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ và mới thấy được nét đẹp của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú Trong môn Tiếng Việt, Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yấu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được những nội dung mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm) Ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn này còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn), kiến thức bước đầu về văn hóa, đời sống và giáo dục thẩm mỹ Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn hóa đáng kể cho trẻ Cũng thông qua các bài văn học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc Từ đó sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người Như vậy, Tập đọc là một phân môn có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, vì phân môn Tập đọc cung cấp và giới thiệu cho học sinh số lượng văn bản nhiều nhất, gồm nhiều thể loại Đồng thời, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cũng bao gồm những công việc có liên quan 1 2 3 mật thiết đến nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, đó là: đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm và học thuộc lòng Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học là một nhu cầu cần thiết, bởi có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn, được phong phú thêm về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động Bên cạnh đó cảm thụ văn học không những góp phần vào học Tiếng Việt nói riêng mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh Chương trình Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, dưới sự gợi mở, dẫn dắt của thầy, cô giáo, những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, cảm thụ văn học còn giúp các em hiểu sâu nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ, tạo đà tốt cho học sinh học lên cấp Trung học cơ sở Với mục đích và ý nghĩa đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc” để nghiên cứu, nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho các em 1.2 Mục đích nghiên cứu - Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của bản thân - Với mong muốn được ứng dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học sinh mũi nhọn nói riêng 1.3 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm dạy học 2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận 1.1 Khái niệm cảm thụ văn học Để xây dựng tốt các biện pháp bồi dưỡng học sinh cảm thụ văn học, điều đầu tiên phải hiểu thế nào là cảm thụ văn học ? Có nhiều định nghĩa về cảm thụ văn học: 3 4 Cảm thụ văn học là quá trình lao động sáng tạo, là quá trình vận động nhiều năng lực, là quá trình tiếp nối sự sáng tạo của nghệ sĩ [ 7] Theo tác giả Trần Mạnh Hưởng: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ ) [ 3] Như vậy cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ ta không những hiểu mà còn phải cảm xúc, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã học Để có sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình Các em cảm nhận sự sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, thông qua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cũng như nghệ thuật của tác phẩm 1.2 Đặc điểm của hoạt động cảm thụ văn học Khi đọc một văn bản văn học điều hết sức cần thiết là phải có sự cảm thụ văn học Bởi vì cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, sâu sắc, tế nhị, đẹp đẽ của văn học được tác giả gửi gắm trong từng văn bản được thể hiện qua những ngôn từ, ở những đặc trưng sau: - Cảm thụ văn học trước hết là hoạt động nhận thức hình tượng văn học: Nhận thức hình tượng văn học bắt đầu từ việc đọc một cách trọn vẹn tác phẩm văn học Người đọc (hoặc người nghe) phải có khả năng thông qua lớp vỏ ngôn từ mà hiểu được nội dung tác phẩm, hình dung được những con người, những cuộc sống, tâm trạng, tính cách, số phận…trong tác phẩm; đồng thời nắm bắt được các tình tiết, diễn biến của của tác phẩm tự sự, hay cảm xúc chủ đạo của tác phẩm trữ tình…Từ đó rút ra được ý chính (đối với đoạn văn), và phát hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả Ngoài ra, người đọc còn phát hiện ra mối liên hệ giữa tác phẩm với đời sống, rút ra được bài học ứng xử cho bản thân và cho xã hội Cảm thụ văn học cũng là hoạt động nhận thức đối với phương diện nghệ thuật của tác phẩm Người đọc nhận thức được vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ, phát hiện phương pháp và nghệ thuật, tài năng và sự độc đáo trong phong cách của nhà văn Từ đó, trình độ thẩm mĩ cùng với tâm hồn và nhân cách người đọc được mở rộng và nâng cao hơn Đối với các tác phẩm thơ, nhận thức nội dung và nghệ thuật chính là phát hiện được cảm xúc chủ đạo, sự độc đáo của cấu tứ; tìm và bình giá được ý nghĩa 4 5 sâu sắc của nội dung, phát hiện vẻ đẹp của ngôn từ, khai thác và đồng cảm sâu sắc với những tâm sự của tác giả, phát hiện chính xác phong cách riêng và tài năng độc đáo của nhà thơ Nhận thức tác phẩm văn học chính là nắm bắt được các nét chính về nội dung và nghệ thuật tác phẩm, thu thập và xử lí các thông tin liên quan đến tác phẩm dựa trên những quan niệm nghệ thuật nhất định, nhằm phát hiện ra những đặc điểm riêng biệt của tác phẩm về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật Trong cảm thụ văn học, nhận thức là phương diện đầu tiên và quan trọng nhất - Cảm thụ văn học còn là sự rung cảm trước vẻ đẹp tinh tế của hình tượng văn học: Cảm thụ văn học luôn là sự rung cảm trước cái đẹp, trước những gì tinh tuý và tế nhị nhất của hình tượng văn học Nó chống lại những gì khô khan, cằn cỗi, giản đơn, nông cạn, nó đòi hỏi phải có một sự tinh tế, sâu sắc, quảng bá và uyên thâm Do đó, cảm thụ văn học là sự rung động của tâm hồn và nhân cách người đọc trước tính thẩm mĩ và tổng hoà của hình tượng trong các tác phẩm - Cảm thụ văn học thiên về chủ quan và cảm tính: Tính chủ quan trong cảm thụ văn học là đặc tính cho phép người đọc có thể tuỳ ý yêu thích tác phẩm này hay tác phẩm khác; tán thành hay phản đối tư tưởng nghệ thuật của tác giả tuỳ thuộc vào sở thích riêng, vốn tri thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm riêng của mỗi người Thậm chí họ còn có thể nhận thức, rung cảm theo một cách khác, không hoàn toàn giống với ý đồ nhà văn Nói chung, cảm thụ văn học tuỳ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người đọc Cảm thụ văn học cũng là hoạt động thiên về cảm tính Người đọc, bằng vốn tri thức và kinh nghiệm, cùng với năng khiếu của mình, có thể lĩnh hội được những khía cạnh khó nhận thấy nhất, ẩn giấu sau các chi tiết bình thường Chỉ bằng những cảm nhận dựa theo kinh nghiệm và sự nhạy cảm, nó có thể đưa ra từ đầu những phát hiện nhiều khi sâu sắc, mới mẻ và độc đáo về hình tượng tác phẩm - Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo: Tính chủ động và sáng tạo thể hiện ở chỗ: người đọc không bị lệ thuộc vào dụng ý của tác giả mà có quyền nhận thức và rung cảm theo cách riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, vào vốn năng lực của họ Người đọc có thể chủ động tìm kiếm trong tác phẩm những gì đồng cảm, giúp ích được cho họ trong cuộc sống và thậm chí còn có thể phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm của tác giả để khen hoặc chê Tính chủ động, sáng tạo của cảm thụ văn học khiến cho người đọc trong tưởng tượng của tác giả không đồng nhất, thậm chí đôi khi còn trái ngược với người đọc trong thực tế và có những phát hiện của họ đôi khi làm cho chính tác giả phải ngạc nhiên 5 6 1 3 Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh: - Xác định đúng nội dung chính của tác phẩm - Nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm - Hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn và nhân cách Chúng ta đã biết “dạy văn là dạy người” Do vậy, việc hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn cho học sinh có ý nghĩa cực kì quan trọng Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học chính là nhiệm vụ gắn liền với bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh Thông qua việc giúp học sinh nhận thức về nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học, rung cảm được trước cái hay cái đẹp của tác phẩm…, phân môn Tập đọc sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân cách theo mục tiêu giáo dục đề ra 2 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Thực trạng nhận thức về cảm thụ văn học và khả năng dạy cảm thụ văn học của giáo viên Bên cạnh những giáo viên có nhận thức tốt về việc cảm thụ văn học và dạy cảm thụ văn học cho học sinh thì một số ít giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật qua các bài tập đọc Vì vậy, chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra được các biện pháp dạy học có hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh Nếu có cảm thụ văn học thì đa số giáo viên áp đặt cách cảm thụ của mình, trò thừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ được Mà chúng ta đã biết rằng việc cảm thụ của người lớn có những điểm giống nhưng cũng có những điểm khác so với cảm thụ của trẻ Trong các tiết tập đọc có thể học sinh phát hiện được các biện pháp nghệ thuật song chưa hiểu được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì ? Chính bởi giáo viên chưa tạo điều kiện để học sinh cảm thụ văn học thông qua các giờ tập đọc, học sinh chưa vận dụng được khả năng cảm thụ văn học nên các bài văn miêu tả của các em chưa hay, chưa sinh động, khả năng bộc lộ cảm xúc còn hạn chế Nguyên nhân chính là do quá trình nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh chưa thật đầy đủ, kiến thức về lĩnh vực cảm thụ văn học của giáo viên còn ít, đặc biệt là những biện pháp, kĩ năng bồi dưỡng cảm thụ văn học của giáo viên cho học sinh còn nhiều lúng túng, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, do đó chưa thu hút được học sinh vào hoạt động cảm thụ một cách tích cực Giáo viên không trả lời được câu 6 7 hỏi tác giả viết bài này, câu chuyện này để làm gì ? Một số giáo viên hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng, có khi còn mắc lỗi trong phân tích cách đọc thơ, mà đọc sai thì sẽ hiểu sai, sẽ cảm thụ không đúng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh trong nhà trường Tiểu học hiện nay còn có phần hạn chế Tìm hiểu thực trạng dạy học cảm thụ văn học ở lớp 5, tôi thấy rằng việc dạy học cảm thụ văn học chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ môn học Không giúp học sinh hiểu được bài tập đọc, không cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài, cũng có nghĩa là không hồi đáp được văn bản, tức là việc cảm thụ văn học thực sự chưa đạt yêu cầu 2.2.2 Thực trạng nhận thức về cảm thụ văn học của học sinh Học sinh chưa thực sự hiểu từ "cảm thụ văn học", "hình ảnh đẹp", Các em chưa thấy được mỗi bài văn, bài thơ là một văn bản nghệ thuật, dù dài hay ngắn thì nó cũng chứa lượng thông tin nhất định về ngôn từ, hình ảnh, sự kiện, tình cảm Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong văn bản nên hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế Đọc và hiểu còn đang tách rời nhau, học sinh đọc nhưng không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái đọc được Phần tìm hiểu nội dung văn bản, học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa còn máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ và trả lời học sinh chưa chủ động và chưa có tính sang tạo Phần đông học sinh chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chưa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi được đọc, được nghe Đặc biệt học sinh chưa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung văn bản đưa ra, học sinh không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào chính đối tượng người đọc, người nghe Năn học 2019 – 2020, lớp 5A do tôi phụ trách có 34 học sinh Đa số các em đều chăm ngoan, học đều các môn, ý thức học tập tốt Tuy vậy, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp qua các bài văn, bài thơ của các em vẫn còn nhiều hạn chế Vào đầu năm học, trong một buổi học tăng buổi, tôi đã tiến hành khảo sát để nắm bắt mức độ cảm thụ của các em với đề bài như sau: Trong bài Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Đoạn thơ trên đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào ? Kết quả thu được là: Tổng số HS 7 HS cảm thụ tốt, viết đoạn HS cảm thụ được được nội HS cảm thụ theo cách trả HS chưa hiểu nội dung khổ 8 34 văn giàu cảm xúc, ngắn gọn, súc tích dung, bước đầu biết trình bày bài cảm thụ lời câu hỏi thơ 2 = 5,9 % 5 = 14,7% 16 = 47,1% 11 = 32,3% 2.3 Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc Trước những thực trạng và nguyên nhân như vậy, từ những mong muốn của bản thân về việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nói riêng, từ kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm giảng dạy, năm học 2019 – 2020, tôi đã vận dụng một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm văn học cho học sinh và đã thu được kết quả khả quan bước đầu Biện pháp 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tác phẩm, tìm hiểu bố cục và nội dung của bài Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học giáo viên hướng dẫn học sinh chia văn bản đó thành nhiều đoạn, nhiều phần tùy theo nội dung mà nó biểu đạt Như vậy sẽ giúp các em cảm nhận trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật bài văn, bài thơ và dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, khai thác nội dung của bài [1] Ví dụ trong bài: “Phong cảnh đền Hùng” , giáo viên gợi ý, học sinh đọc và xác định nội dung thông qua bố cục như sau: + Đoạn 1: Đền Thượng nằm trên đỉnh Nghĩa Lĩnh + Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền + Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền Từ bố cục 3 đoạn của bài giúp học sinh hiểu được nội dung thông qua hệ thống câu hỏi như : + Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào ? + Em biết được những gì về các vua Hùng ? + Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng có những gì đẹp ? Trả lời các câu hỏi nêu trên, các em sẽ nêu được nội dung của bài văn Đó chính là một quá trình cảm thụ bài văn Qua đây, giúp các em diễn đạt tốt hơn trong quá trình rèn đọc 8 9 Biện pháp 2 Bồi dưỡng tri thức tiếng Việt, văn học cho học sinh Ngay từ những buổi học đầu tiên của chương trình, giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ được cảm thụ văn học là một phần rất quan trọng của phân môn Tập đọc, là cái đích và cũng là một yêu cầu của phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung Để đánh giá kết quả của một bài dạy Tập đọc chúng ta thường xem xét ở nhiều khía cạnh, song điều dễ nhận thấy nhất đó là mức độ hiểu, nắm bắt của học sinh về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài Tập đọc và cách thể hiện sự hiểu biết đó qua việc học sinh đọc diễn cảm bài Tập đọc, cao hơn nữa là khả năng trình bày sự hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nói và viết của học sinh Để đạt được kết quả đó thì trước hết giáo viên phải giúp học sinh nắm vững kiến thức về ngữ âm và chữ viết để dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ; nắm vững kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp để cảm nhận nét đẹp về nội dung của thơ, văn Qua các giờ Tập đọc học sinh còn được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức có liên quan đến cảm nhận văn học như: hình ảnh (là toàn bộ đường nét, màu sắc, đặc điểm của con người, vật, cảnh bên ngoài được ghi trong tác phẩm, nhờ đó các em có thể tưởng tượng ra; chi tiết (là ý nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung); bố cục (là sự xếp đặt, trình bày để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh) Giáo viên giúp học sinh hiểu được cảm thụ văn học là một quá trình nhận thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến thức văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn học, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn học Khi ta cảm thụ tốt một tác phẩm văn học thì sẽ phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung Biện pháp 3 Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê Đây là yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học Đối với giáo viên: Phải có giọng đọc diễn cảm và luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học để học sinh bị lôi cuốn vào những áng văn thơ, để từ đó các em thích được tiếp xúc và gần gũi với văn thơ Đối với học sinh: Có giọng đọc diễn cảm, có hứng thú trong các giờ tập đọc, biết lắng nghe và biết vận dụng, mong muốn tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống quanh ta; tập dùng những từ ngữ cho đúng và hay, nói - viết thành câu cho rõ ý, sinh động và gợi cảm, Tất cả đều giúp các em phát triển về năng lực cảm thụ văn học, từ đó đến với văn học một cách say mê Biện pháp 4 Luyện tập và củng cố vững chắc các kĩ năng trong cảm thụ văn học cho học sinh Kĩ năng đọc – hiểu là kĩ năng đọc và lĩnh hội các thông tin từ các lớp ý nghĩa của ngôn từ trong văn bản Học sinh cần được rèn luyện để có khả năng đọc – hiểu một cách chính xác và nhanh chóng Đọc văn bản nghệ thuật, học 9 10 sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phải cảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu Dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật gồm việc làm cho học sinh nắm được nội dung văn bản, mục tiêu của văn bản, đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản Như vậy, với một nghĩa nào đó, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học, hay còn gọi là dạy cảm thụ văn học Kĩ năng quan sát- lựa chọn: Học sinh phải biết quan sát để tìm ra các chi tiết, lựa chọn chi tiết tiêu biểu trước khi tái hiện chúng một cách có ý nghĩa nghệ thuật Bồi dưỡng vốn sống là một trong những nội dung của bồi dưỡng cảm thụ văn học Tập đọc, với nhiệm vụ bồi dưỡng cảm thụ văn học, có trách nhiệm lớn nhất trong việc phát triển vốn sống, nhất là vốn kinh nghiệm sống cho học sinh Vì hơn bất cứ môn học nào khác, phân môn Tập đọc có khả năng đem đến cho các em nhiều tình huống đạo đức - nhân văn Mà ở đó, con người trong quá khứ, con người ở nhiều nơi trên thế giới đã từng ứng xử một cách giàu trí tuệ và giàu lòng nhân ái… Đó là những tri thức và kinh nghiệm có tác dụng làm giàu thêm vốn sống cũng như phát triển tốt tình cảm, tâm hồn cho các em Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng…là những kĩ năng thuộc tư duy lôgíc và tư duy hình tượng Đặc biệt, các kĩ năng, thao tác này được sử dụng để phát hiện ra đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra sự khác nhau giữa hình tượng này với hình tượng khác, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm và tài năng của nhà văn Kĩ năng diễn đạt: được sử dụng trong tất cả các hoạt động của cảm thụ văn học, đó là khâu cuối cùng, diễn đạt kết quả cảm thụ bằng lời văn của mình Khi nói hoặc khi viết, lời văn phải đủ ý, rõ ràng, dùng từ phải chính xác và phải được trau chuốt Biện pháp 5 Khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật trong mọi hoạt động dạy học của tiết Tập đọc a Giúp học sinh rung cảm nghệ thuật ở hoạt động giới thiệu bài của giáo viên Chẳng hạn: Khi học Tập đọc bài “Chú đi tuần” của Trần Ngọc (Tiếng Việt lớp 5- tập 2) các em học sinh được thầy, cô giáo dẫn dắt vào bài như sau: Giáo viên cho cả lớp quan sát bức tranh trong sách giáo khoa và hỏi: Các em hãy suy nghĩ và cho thầy (cô) biết bức tranh vẽ gì ? (bức tranh vẽ cảnh chiến sĩ đi tuần trong đêm, qua trường học sinh miền Nam) Giáo viên giới thiệu: Các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Các chú có tình cảm và mong ước gì đối với học sinh? Qua bài Tập đọc “Chú đi tuần” của tác giả Trần Ngọc các em sẽ hiểu những điều đó Như vậy, qua lời giới thiệu của giáo viên, học sinh nắm được hoàn cảnh sáng tác của bài đọc Học sinh cảm thụ được một điều: Các cô chú bộ đội là 10 11 những người sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn vất vả để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho chúng ta b Luyện đọc diễn cảm - con đường khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật - Đọc diễn cảm - phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ Bản chất của đọc diễn cảm như các nhà khoa học đã nêu ra không chỉ là “đọc chuẩn”, “đọc- ngôn ngữ” tức là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, đọc sáng rõ, mạch lạc, đọc trôi chảy một văn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là “đọc – văn học”, là kết hợp giữa khả năng diễn cảm, truyền cảm trong giọng đọc với việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để làm bật ra ý nghĩa của câu chữ Nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả; giữa chủ quan của người đọc và chủ quan của người sáng tác để truyền đạt được tiếng nói tình cảm của tác giả đến bạn đọc Đọc diễn cảm đòi hỏi học sinh phải thực sự đọc và cảm, hiểu tác phẩm bằng chính con người mình, đòi hỏi người đọc phải đồng cảm với nhà văn Đồng cảm có thể là đồng cảm về tư tưởng quan niệm giữa nhà văn và bạn đọc, cũng có khi là đồng cảm về tình cảm giữa người đọc và nhân vật Dù ở góc độ nào thì đồng cảm đều phải là kết quả của quá trình nhập thân của bạn đọc vào tác phẩm, người đọc sống cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm Học sinh phải là chủ thể cảm thụ, bạn đọc của nhà văn nếu như không muốn đọc giả (đọc vẹt) hay trình diễn một cách thô thiển cảm xúc thẩm mĩ của tác giả Vậy nên học sinh phải tích cực để có thể cảm nhận được tiếng nói của nhà văn - Đọc diễn cảm phát triển tính tích cực, sáng tạo ở học sinh Tính sáng tạo trong cảm thụ văn học của học sinh diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều dạng thức khác nhau, trong đó có hoạt động đọc diễn cảm Đọc diễn cảm không chỉ là phương thức thể hiện sự cảm thụ văn học tươi mới và sáng tạo mà còn là dạng hoạt động kích thích sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học Và điều của riêng người đọc thể hiện ở chỗ người đọc hiểu tác phẩm như thế nào, nhấn mạnh vào chỗ nào và tư tưởng nào trong tác phẩm làm người đọc xuất hiện hơn cả Khi đọc diễn cảm, xuất hiện sự giao tiếp thực sự giữa người nghe và người đọc, sự giao tiếp đó sẽ nâng cao khả năng tự sáng tạo của người đọc cũng như nâng cao hứng thú và sự chú ý của người nghe Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi người đọc phải là một bạn đọc tích cực, năng động mà còn là hoạt động nuôi dưỡng và phát triển sự cảm thụ sáng tạo của con người Giáo viên phải làm thế nào để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở các em cái khát vọng trình bày, cái động cơ thể hiện việc truyền cảm như một hành vi văn hoá đầy tinh thần sáng tạo 11 12 - Đọc diễn cảm kích thích liên tưởng, tưởng tượng của học sinh, giúp học sinh thâm nhập vào nội dung bài đọc Theo tâm lí học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ở người đọc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lí cần có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà người ta quen gọi nhập thân Như vậy, đọc diễn cảm đã góp phần đánh thức những năng lực cảm thụ chủ quan của người nghe đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo của người đọc trong hoạt động đọc - Đọc diễn cảm làm sâu sắc thêm cảm thụ của người đọc, tăng hiệu quả tiếp nhận người nghe Đọc diễn cảm là biện pháp chọn cách đi vào trái tim để tạo nên một hiệu quả thẩm mĩ bền lâu trong lòng người nghe, người đọc Đó chính là giá trị vững bền của biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm mà một lĩnh vực cần nhiều đến cảm xúc thẩm mĩ, đến không khí giao cảm, giao hoà giữa những con người như bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học không thể không tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả Theo trình tự của tiết dạy Tập đọc, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, nội dung cũng như những giá trị nghệ thuật của bài Tập đọc được học sinh khai thác và lĩnh hội một cách tích cực, chính những điều đó sẽ để lại trong lòng các em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ Từ đó, các em sẽ suy nghĩ và hành động làm nên bao điều tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội Những yêu cầu cơ bản của việc đọc diễn cảm các văn bản thuộc thể loại: thơ, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn - Đối với thơ: Cần chú ý đến vần, nhịp; đọc nhanh, đọc chậm; câu ngắn, câu dài; lên giọng, xuống giọng, ngân giọng… - Đối với truyện cổ tích: Chú ý phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật Giọng đọc cần khơi gợi tính chất li kì, huyền bí… - Đối với truyện cười: Giọng đọc vui tươi, hóm hỉnh, hài hước; chú ý tạo được sự bất ngờ mang chất hài - Đối với truyện ngụ ngôn: Giọng đọc hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo, thể hiện tính triết lí và sự dày dạn kinh nghiệm cuộc sống Biện pháp 6 Giúp học sinh cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ Một trong những biện pháp giúp bồi dưỡng cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học Các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ là: so sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, học sinh cần phải thực hiện các yêu 12 13 cầu như sau: Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp từ, đảo ngữ, nhân hóa, Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật đó trong các bài văn, bài thơ; Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật; Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ a Biện pháp nghệ thuật so sánh Giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng dẫn cho các em tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh Ví dụ: Trẻ em Đối tượng đem so sánh như búp trên cành Từ quan hệ Đối tượng chuẩn để so sánh b Biện pháp nghệ thuật nhân hóa Giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghệ thuật nhân hóa là gì? Biết tìm ra được những câu văn, câu thơ có sử dụng nghệ thuật nhân hóa Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ nhân hóa trong câu văn, câu thơ Hiện tượng nhân hóa là biến những sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác có những thuộc tính, dấu hiệu của con người Ví dụ: Em hãy chỉ ra những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa khi nói về sự vật trong đoạn văn dưới đây: Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà Quang Huy Học sinh xác định được các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: say ngủ, ngẫm nghĩ, sóng vai nhau nằm nghỉ [ 3] c Nghệ thuật điệp ngữ Điệp ngữ là sự lặp lại có ý thức, những từ ngữ nhằm mục đích gây ấn tượng hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc Ví dụ: Chỉ rõ điệp ngữ (từ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó (nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cma r xúc gì cho người đọc ?) 13 14 Thoắt cái, là vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý + Học sinh xác định được: Nghệ thuật được sử dụng: Điệp từ được nhắc lại trong đoạn văn: “thoắt cái” + Học sinh cảm nhận được việc dùng điệp từ đã gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian d Nghệ thuật đảo ngữ Tương tự với các dạng bài trên, đảo nữ là cách dùng chủ định một trật tự ngược của câu Ví dụ: Câu điệp ngữ: Đẹp biết bao// tổ quốc chúng ta ! VN CN Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ, thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu Khẳng định vẻ đẹp của tổ quốc Việt Nam ta Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diễn đạt ý và giúp cho việc diễn đạt có giá trị biểu cảm Biện pháp 7 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, chúng ta nên xây dựng một hệ thống bài tập, nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, cụ thể là: Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc – hiểu Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc diễn cảm Dạng bài tập rèn kĩ năng cảm thụ văn học Từ đó giúp giáo viên thiết lập một quy trình dạy xen lồng việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong tiết Tập đọc Hệ thống bài tập chúng ta nên xây dựng gồm có 3 nhóm, mỗi nhóm được chia thành các dạng nhỏ khác nhau Việc sử dụng hệ thống bài tập này giúp giáo viên có thể chủ động trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Dạng 1 Bài tập rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh Ví dụ 1: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng (hoặc đúng nhất) trong bài tập sau: 14 15 Trong bài Kì diệu rừng xanh mình lạc vào một thế giới thần bí.” [1] , vì sao tác giả viết: “Tôi có cảm giác a Cảnh rừng xanh đẹp đẽ đến mức kì diệu b Tác giả quá say mê với cảnh đẹp của rừng xanh c Cả hai ý trên Ví dụ 2: Sau khi học xong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa em, bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? [1] , theo a Rất yêu quê hương b Rất tự hào về quê hương c Rất vui vì quê hương đổi mới Dạng 2 Bài tập rèn kĩ năng đọc diễn cảm - Bài tập hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Ví dụ: a Em đã đọc đúng âm chuẩn chưa? b Em có đọc rõ ràng, âm lượng vừa đủ, hay to quá, nhỏ quá? c Em có đọc lưu loát không? Nếu chưa lưu loát thì gặp ngắc ngứ, ấp úng mấy lần? Lí do vì sao lại như vậy? d Em đã chú ý đến đặc trưng thể loại chưa? Nếu đọc thơ, em có chú ý dến ngữ điệu không? Nếu đọc truyện em có chú ý phân biệt giọng kể với giọng nhân vật không? e Khi đọc, em có biểu hiện được cảm xúc, tâm trạng của tác giả, của nhân vật và của bản thân mình không? f Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, quần áo, giọng nói của em có phù hợp với nội dung bài đọc hay không? - Bài tập hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm dòng thơ, khổ thơ Bài tập : Có học sinh dùng kí hiệu / để biểu thị sự ngắt, nghỉ hơi khi đọc diễn cảm đoạn thơ sau đây: Chắt trong / vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những / con đường ong bay Trải bao mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ / làm say đất trời (Hành trình của bầy ong – Tiếng Việt 5 – tập 1) Theo em, cách đọc như thế đúng hay sai? (Khoanh chữ cái trước câu trả lời) a Đúng b Sai dòng thứ nhất c Sai dòng thứ hai, thứ tư d Các dòng đều sai 15 16 Em hãy sửa lại cho đúng và đọc diễn cảm cho cả lớp nghe Dạng 3 Bài tập rèn kĩ năng cảm thụ cho học sinh a Loại bài nhận biết các biện pháp tu từ đã học ở trong bài văn, bài thơ Loại bài tập này giúp học sinh chỉ ra những biện pháp tu từ đã sử dụng trong các câu văn, câu thơ, cho học sinh hiểu dấu hiệu của từng biện pháp tu từ để học sinh nhận ra một cách chính xác Những biện pháp tu từ đó là: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đảo ngữ Khi hướng dẫn học sinh nhận dạng từng biện pháp tu từ giáo viên phải minh hoạ bằng ví dụ cụ thể Ví dụ 1: Em hãy đọc kĩ các dòng thơ sau đây: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên [1] Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả a/ Các dòng thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? a So sánh b Nhân hoá c Ví von b/ Gạch dưới các từ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó Ví dụ 2: Ngoài từ “như”, tác giả còn dùng những từ ngữ nào để so sánh trong đoạn thơ sau đây: Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu [1] b Luyện cho học sinh sử dụng các biện pháp tu từ vào việc diễn đạt viết câu văn cho sinh động: Ví dụ: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc: - Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả luỹ tre thân mật của làng tôi - Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở c Luyện bài tập về bộc lộ cảm thụ văn chương qua đoạn văn, đoạn thơ Ví dụ: Trong bài Đất nước nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết: Mùa thu nay khác rồi, Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, Gió thổi rừng tre phấp phới 16 17 Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha [1] Hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết các động từ và tính từ in đậm ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào? 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, vào cuối năm học, tôi tiến hành khảo sát với đề bài: Trong bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày Em hiểu nội dung bốn dòng thơ đầu nói gì ? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ ? Kết quả thu được là: Tổng số HS HS cảm thụ tốt, viết đoạn văn giàu cảm xúc, ngắn gọn, súc tích HS cảm thụ được được nội dung, bước đầu biết trình bày bài cảm thụ HS cảm thụ theo cách trả lời câu hỏi HS chưa hiểu nội dung khổ thơ 34 10 = 20,5 % 11 = 32,4% 13 = 47,1% 0% Qua kết quả khảo sát và quá trình theo dõi sự tiến bộ của học sinh, tôi thấy các em không chỉ làm tốt các bài tập về cảm thụ văn học mà còn có khả năng diễn đạt mạch lạc, trôi chảy; tự tin bày tỏ quan điểm trong các giờ học cũng như các hoạt động giáo dục; viết bài văn miêu tả sinh động và giàu cảm xúc Kết quả trên cho thấy khả năng cảm thụ văn học của các em đã được nâng lên rõ rệt Điều đó chứng tỏ các biện pháp tôi sử dụng đã phát huy hiệu quả 17 18 3 KẾT LUẬN 3.1 Kết luận Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: “Ngôn ngữ là cộng cụ để tư duy” Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy cũng phát triển Để giúp học sinh có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học được coi trọng cả về nội dung và phương pháp dạy học - đặc biệt là phân môn Tập đọc, nhất là học sinh lớp 5 khi các em chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa của bậc Tiểu học để tiến tới cánh cổng của bậc trung học cơ sở Chính vì vậy mà phân môn Tập đọc ở Tiểu học luôn coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh dưới sự dẵn dắt của thầy, cô Những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến bao nhiêu điều kì thú, hấp dẫn Tuy nhiên muốn trở thành học sinh biết cảm thụ tốt các tác phẩm văn học mỗi em cần phải tự giác và phấn đấu rèn luyện về nhiều mặt Nhưng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi thấy vấn đề cảm thụ văn học của đa số học sinh chưa được tốt Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, các em thích tư duy trực quan mà không thích tư duy trừu tượng Song bên cạnh đó một số ít giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các bài tập đọc Mà chỉ chú ý về rèn kĩ năng đọc cho học sinh Cho nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh Từ đó kĩ năng viết các bài văn miêu tả chưa hay, cảm xúc còn hạn chế trong cách dùng từ đặt câu, diễn đạt ý sử dụng các nghệ thuật để câu văn sinh động, gợi cảm Ngoài ra, sự quan tâm của gia đình chưa được nhiều, các em chưa tập trung chú ý trong học tập Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc cảm thụ văn học của học sinh cũng như thấy được thực trạng và nguyên nhân của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, tôi đã đề xuất ra một số biện pháp trong bài tiểu luận này để giúp cho việc dạy và học cảm thụ văn học một cách tốt hơn Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tôi rút ra được những kết luận sau: - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là rất cần thiết và là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên - Có nhiều biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tùy theo điều kiện, năng lực của học sinh, lóp học mà giáo viên áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp để giúp học sinh cảm nhận tốt bài tập đọc 18 19 - Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ phải đi theo một trình tự nhất định, không được nóng vội mà đốt cháy giai đoạn Điều đó sẽ không mang lại hiệu quả cao Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng văn bản rồi đến đọc hiểu, đọc diễn cảm Sau khi thực hiện được những khâu này thì giáo viên mới đi vào tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài đọc Ngoài ra, giáo viên phải đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, tưởng tượng để các em suy nghĩ và trả lời 3.2 Kiến nghị, đề xuất - Nhà trường cần mua thêm nhiều sách, báo tham khảo liên quan đến dạy Tập đọc, cảm thụ văn học cho giáo viên hơn nữa - Muốn bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đạt hiệu quả cao trước hết người giáo viên phải bồi dưỡng và rèn luyện cho mình năng lực cảm thụ văn học, đồng thời phải biết dẫn dắt, hướng dẫn các em tự cảm thụ các tác phẩm - Để học sinh có được nhận thức đúng, tình cảm đẹp đến với mỗi bài Tập đọc, mỗi tác phẩm có một say mê, người giáo viên cần trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với thơ văn bằng phương pháp linh hoạt và phù hợp - Người giáo viên cần cho học sinh rèn luyện liên tục, có hệ thống các bài tập cảm thụ văn học sau mỗi giờ Tập đọc - Để hỗ trợ cho vấn đề cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần chú trọng truyền đạt đầy đủ các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn khác Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra được từ thực tiễn dạy học và nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự góp ý, bổ sung của giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao hơn Tôi xin chân thành cảm ơn ! 19 20 Như Thanh, ngày 30 tháng 3 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác XÁC NHẬN NGƯỜI VIẾT CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠNVỊ Vũ Đức Hải 20 Lê Thị Huế 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục 2 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục 3 Trần Mạnh Hưởng (2000), Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội 4 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội 5 Viện khoa học giáo dục (1998), Chương trình Tiểu học năm 2000, NXB Hà Nội, 6 Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội 7 Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học – GS Phạm Trọng Luân 8 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội 9 Trần Đình Sửu (năm 1997), Lí luận Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội 10 Internet 21 22 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Lê Thị Huế Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung TT Tên đề tài SKKN Kết quả Cấp đánh đánh giá giá xếp loại xếp loại (Phòng, Sở, (A, B, Tỉnh ) hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1 Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Phòng C 2000 - 2001 2 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán bằng phương pháp sử dụng sơ đồ đoạn thẳng Phòng B 2008 - 2009 3 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn Phòng C 2012 - 2013 4 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phượng Nghi, huyện Như Thanh viết đúng chính tả Sở B 2014 - 2015 5 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung giải tốt các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Sở C 2017 - 2018 22 23 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Người thực hiện: Lê Thị Huế Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Bến Sung SKKN thuộc môn: Tiếng Việt Thanh hóa, tháng 4 năm 2021 23 24 24 ... vụ bồi dưỡng lực cảm thụ văn học cho học sinh, là: đọc tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm học thuộc lòng Bồi dưỡng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nhu cầu cần thiết, có lực cảm. .. tài ? ?Một số biện pháp bồi dưỡng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp qua phân môn Tập đọc? ?? để nghiên cứu, nâng cao khả cảm thụ văn học cho em 1.2 Mục đích nghiên cứu - Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, ... liên quan đến dạy Tập đọc, cảm thụ văn học cho giáo viên - Muốn bồi dưỡng lực cảm thụ văn học cho học sinh đạt hiệu cao trước hết người giáo viên phải bồi dưỡng rèn luyện cho lực cảm thụ văn học,

Ngày đăng: 26/05/2021, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w