À quê hương mình không những có nhiều trò chơi vui thú mà còn có nhiều phong cảnh đẹp.Các con hãy đón xem trên màng hình đó là những hình ảnh nào.. -Cho trẻ xem một số hình ảnh quê hương[r]
Trang 1Goai.c,m.cm cPHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐẠI HƯNG
*******************
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG Chủ điểm : QUÊ HUƠNG
Hoạt động chủ đích : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : QUÊ HƯƠNG.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Châu Ngày dạy: 25 / 12 / 2009
Tháng 12 năm 2009
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG
Trang 2Chủ điểm : QUÊ HƯƠNG
Hoạt động chủ đích: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : QUÊ HƯƠNG
Giáo viên : Ngô Thị Châu
Lớp lớn ghép Yều
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức:
-Các cháu đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ
-Biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ và kết hợp điệu bộ minh hoạ
-Biết nhận xét trả lời câu hỏi của cô
-Tích cực khi tham gia vào các hoạt động
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng đọc rõ lời, diễn cảm Trả lời trọn câu
3 Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết yêu quê hương , trường lớp
-Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
II CHUẨN BỊ :
-Tập cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian
-Một số hình ảnh về quê hương: Chùm khế, cánh đồng, con trâu, đường đi học,
Cánh diều, con đò, cầu tre…
-Hình ảnh minh hoạ theo nội dung bài thơ Giai điệu bài hát “ Quê hương” -Hình ảnh quê hương có chèn hình các chữ số từ 1 đến 4
-20 quả khế thật- 2 cái rỗ- vạch chuẩn
+Phương pháp: Trò chuyện- quan sát- đàm thoại- thực hành
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động mở đầu:
-Cô gọi trẻ đến gần cô giới thiệu một số trò chơi dân gian và cho trẻ về góc chơi
-Trẻ chơi xong cô hỏi : Các con chơi gì mà vui thế? (Trẻ tự kể)
À quê hương mình không những có nhiều trò chơi vui thú mà còn có nhiều phong cảnh đẹp.Các con hãy đón xem trên màng hình đó là những hình ảnh nào
-Cho trẻ xem một số hình ảnh quê hương.Đàm thoại cho trẻ nhận xét về những cảnh đẹp quê hương
-Cô chuyển tiếp cho lớp hát bài “Quê hương tươi đẹp”.Chuyển ngồi hình chữ U
2.Hoạt động trọng tâm:
-Cô giới thiệu bài thơ: Quê hương có nhiều cảnh đẹp nào là chùm khế ngọt, con đường làng,cánh diều, con đò, cầu tre, luôn là những kỷ niệm đẹp trong
Trang 3mỗi chúng ta Dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương Được thể hiện trong bài thơ “Quê hương”của tác giả Đỗ Trung Quân
-Cô đọc cho trẻ nghe 1-2 lần kết hợp điệu bộ, giảng nội dung, xem hình ảnh trên hình chiếu.Giải từ khó : Chùm khế - Khua nước
-Cho lớp đọc bài thơ cùng cô 1 lần
+Đàm thoại:
-Bài thơ các con vừa đọc có tên là gì? Tác giả nào?
-Tác giả ví quê hương như thế nào?
-Theo con nhận biết quê hương là gì?
-Những câu thơ nào nói lên dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương?
-Con thích nhất cảnh đẹp nào trong bài thơ quê hương?
+Dạy bài thơ:
-Cô cháu mình cùng đọc thơ ca ngợi về quê hương đi nào
-Dạy trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau
+Bài thơ còn được các nhạc sĩ phổ nhạc rất hay các con lắng nghe giai điệu bài hát Cô mở nhạc cho trẻ nghe 2lần.Trẻ nhún làm động tác minh hoạ theo giai điệu bài hát
3.Trò chơi: “ AI ĐOÁN GIỎI”
Cách chơi: Lớp chia 2 đội, trên màng hình của cô có các chữ số từ 1 đến 4
Ân sau mỗi chữ số là nhữnh hình ảnh quê hương Đại diện cho mỗi đội lên chọn chữ số tuỳ thích Sau đó về hội ý đội mình đoán xem hình ảnh bức tranh nói lên khổ thơ nào? Đội nào đoán đúng và trả lời chính xác được tặng một bông hoa Sau thời gian 5 giây không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn
Khi trò chơi kết thúc, đội nào được tặng nhiều hoa hơn cô cùng các bạn sẽ thưởng cho một tràng pháo tay
-Cháu lên kích chuột vào các chữ số và cùng chơi
-Cô kiểm tra kết quả- tuyên dương đội thắng
4.Trò chơi 2: “CÙNG NHAU HÁI KHẾ”
CC:Các con chia làm 2đội, thi đua đi theo đường hẹp lên hái những quả khế chạy về bỏ vào rổ của đội mình.Rồi đập tay vào vai bạn kế tiếp và về đứng cuối hàng.Bạn kế tiếp cứ thế tiếp tục đi lên hái khế
Sau thời gian 2 phút đội nào hái được nhiều khế hơn thì đội đó sẽ chiến thắng
Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả- tuyên dương đội thắng
-Giáo dục: Khế là loại quả rất có ích, khế xanh dùng để nấu canh chua, khế chín ăn ngọt và mát cung cấp cho ta chất Vitamin C đấy các con
5.Hoạt động kết thúc:
-Cho lớp đọc lại bài thơ 1 lần
-Giáo dục trẻ yêu quê hương chăm ngoan, học giỏi và luôn yêu trường lớp -Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài “Em yêu trường em” Lớp vỗ tay đi ra ngoài
Trang 5GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG
Chủ điểm : QUÊ HƯƠNG
Hoạt động chủ đích: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : QUÊ HƯƠNG
Giáo viên : Ngô Thị Châu
Lớp lớn ghép Yều
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức:
-Các cháu đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ
-Biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ và kết hợp điệu bộ minh hoạ
-Biết nhận xét trả lời câu hỏi của cô
-Tích cực khi tham gia vào các hoạt động
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng đọc rõ lời, diễn cảm Trả lời trọn câu
3 Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết yêu quê hương , trường lớp
-Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
II CHUẨN BỊ :
-Tập cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian
-Một số hình ảnh về quê hương: Chùm khế, cánh đồng, con trâu, đường đi học,
Cánh diều, con đò, cầu tre…
-Hình ảnh minh hoạ theo nội dung bài thơ Giai điệu bài hát “ Quê hương” -Hình ảnh quê hương có chèn hình các chữ số từ 1 đến 4
-20 quả khế thật- 2 cái rỗ- vạch chuẩn
+Phương pháp: Trò chuyện- quan sát- đàm thoại- thực hành
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động mở đầu:
-Cô gọi trẻ đến gần cô giới thiệu một số trò chơi dân gian và cho trẻ về góc chơi
-Trẻ chơi xong cô hỏi : Các con chơi gì mà vui thế? (Trẻ tự kể)
À quê hương mình không những có nhiều trò chơi vui thú mà còn có nhiều phong cảnh đẹp.Các con hãy đón xem trên màng hình đó là những hình ảnh nào
-Cho trẻ xem một số hình ảnh quê hương.Đàm thoại cho trẻ nhận xét về những cảnh đẹp quê hương
-Cô chuyển tiếp cho lớp hát bài “Quê hương tươi đẹp”.Chuyển ngồi hình chữ U
2.Hoạt động trọng tâm:
-Cô giới thiệu bài thơ: Quê hương có nhiều cảnh đẹp nào là chùm khế ngọt, con đường làng,cánh diều, con đò, cầu tre, luôn là những kỷ niệm đẹp trong mỗi chúng ta Dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương Được thể hiện trong bài thơ “Quê hương”của tác giả Đỗ Trung Quân
-Cô đọc cho trẻ nghe 1-2 lần kết hợp điệu bộ, giảng nội dung, xem hình ảnh trên hình chiếu.Giải từ khó : Chùm khế - Khua nước
Trang 65.Hoạt động kết thúc:
-Cho lớp đọc lại bài thơ 1 lần
-Giáo dục trẻ yêu quê hương chăm ngoan, học giỏi và luôn yêu trường lớp -Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài “Em yêu trường em” Lớp vỗ tay đi ra ngoài