1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam

98 555 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 14,31 MB

Nội dung

Trong hơn bảy năm qua, không chỉ kế thừa mà còn phát huy hơn nữa những mật mạnh của GATT, tổ chức thương mại thế giới đã đảm nhiệm vai trò của một cơ chế pháp lý quốc tế, điều chỉnh các

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỂ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CÁP BỘ

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI (WT0)

VỚI MỤC TIÊU THIẾT LẬP cơ CHẾ PHÁP LÝ ở QUY MƠ TỒN CẨU

CHO LỈNH VỰC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

VÀ KHố NĂNG THÍCH ỨNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Mã số: B98-40-03

T H U VIỄN

T91ÍŨNG BAI nĩc NGOẠI THƯƠNG

Dioõỉị

HÃO 4

Chủ nhiệm đề tài :PGS., TS NGUYỄN THỊ Mơ

Những người tham gia: Nguyễn Thị Bích Hanh

Hồng Thu Ngân Lại Việt Anh

Hà nội 12/2002

Trang 4

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỂ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CÁP BỘ

TÔ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI (WT0)

VỚI MỤC TIÊU THIẾT LẬP cơ CHÊ PHÁP LÝ ở QUY MÔ TOÀN CẦU

CHO LĨNH Vực THƯƠNG MẠI QUỐC TÊ

VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG C A PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Mã số: B98-40-03

PGS.,TS Nguyễn Phúc Khanh PGS TS, Nguyễn Thị Mơ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

C H Ư Ơ N G I: TỐ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI: NHỮNG VÂN ĐẼ CHUNG 4

ì QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VVTO 4

Ì Quá trình hình thành : từ GATT đến WTO 4

Ì Nguyên tắc không phân biệt đối xử 14

2 Nguyên tắc tự do hoa thương mại 17

4 Nguyên tắc công nhận đa biên về tiêu chuẩn chất lượng 20

5 Nguyên tắc minh bạch hoa chính sách 21

6 Nguyên tắc khuyến khích cải cách và hội nhập 22

C H Ư Ơ N G li: Cơ CHẼ PHÁP LÝ CỦA WT0 25

ì KHÁI NIỆM VẾ Cơ CHẾ PHÁP LÝ CỦA WTO 25

Ì Cơ chế pháp lý của WTO là gì? 25

2 Đặc điểm của cơ chế pháp lý của WTO 26

li MỘT SỐ Cơ CHÊ PHÁP LÝ CÓ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA WTO 26

1 Cơ chế pháp lý điều chịnh cơ cấu tổ chức của WTO 26

3 Cơ chế trao đổi ý kiến và giải quyết tranh chấp 34

4 Các Hiệp định WTO - một trong những cơ chế pháp lý đặc thù 44 của WTO

C H Ư Ơ N G HI: KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 59

ì VÀI NÉT VẾ TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA VIỆT 59 NAM TRONG BỐI CẢNH ĐỆ ĐƠN GIA NHẬP WTO

l i KHẢ NĂNG THÍCH ÚNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 68

Ì Những lực cản đối với khả năng thích ứng 68

2 Nhũng thuận lợi của khả năng thích ứng 70

4 Phương hướng tiếp tục điều chịnh để thích ứng trong tương 79 lai

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Chính thức hoạt động từ 1/1/1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tồn tại đến nay đã hơn bẩy năm Trong hơn bảy năm qua, không chỉ kế thừa mà còn phát huy hơn nữa những mật mạnh của GATT, tổ chức thương mại thế giới đã đảm nhiệm vai trò của một cơ chế pháp lý quốc tế, điều chỉnh các hoạt động thương mại trong phạm vi toàn cầu, không phân biệt chế độ chính trấ, nước lớn hay nước nhỏ Cũng trong hơn bảy năm qua, WTO đã trở thành một vấn đề mang tính thời sự, thu hút không chỉ sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhiều nhà hoạch đấnh chính sách, các cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu

mà cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam Rất nhiều bài viết, tham luận, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, thậm chí nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức trong phạm vi toàn quốc để nghiên cứu về WTO Tuy nhiên trong hàng loạt các công trình, đề tài nghiên cứu về WTO, khía cạnh pháp lý trong WTO nói chung và khía cạnh pháp lý trong tổ chức, trong cơ chế hoạt động của WTO nói riêng vẫn là vấn đề chiếm vấ trí rất khiêm tốn, thậm chí ở nhiều góc độ, về mặt pháp lý, WTO cũng ít được các nhà nghiên cứu của Việt

Nam "mổ xề\

Đ ể đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam vào WTO, đặc biệt nhằm góp phần nhất đấnh vào việc xây dựng, tìm kiếm một lộ trình ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam sớm gia nhập WTO, việc tìm hiểu, phân tích những khía cạnh pháp lý liên quan đến WTO nói chung và khía cạnh pháp lý trong hoạt động của WTO nói riêng là vấn đề bức xúc và cần thiết Việc phân tích kỹ hệ thống pháp

lý của WTO, của các thể chế, quy đấnh cũng như các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động quốc tế với ý nghĩa là pháp luật quốc tế về thương mại toàn cầu

sẽ giúp Việt Nam chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, chuyên sâu hơn Đặc biệt, việc nghiên cứu kỹ góc độ pháp lý về WTO sẽ giúp chúng ta có điều kiện "soi

xét" lại pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thương mại nói riêng, từ đó

có cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm loại bỏ những bất cập của pháp luật về thương mại của Việt Nam làm cho pháp luật thương mại Việt Nam từng bước tương thích với những quy đấnh của WTO mà văn không mất đi nét đặc biệt

Trang 7

riêng có của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng

Những điều trình trên đây đã giải thích vì sao tác giả đã chọn vấn đề "Tổ

chức thương mại thê giới với mục tiêu thiệt lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả nâng tương thích của pháp luật Việt Nam" làm đề tài NCKH cấp bộ của mình

Mục đích đề tài

Trên cơ sở phân tích cơ chế pháp lý hiện hành và những nét đặc trưng trong cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của WTO, đề tài nêu bật những bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam, phân tích khả năng thích ứng và đề xuất các kiến nghị, giải pháp cụ thớ nhằm từng bước tạo tính tương thích của pháp luật thương mại Việt Nam với cơ chế pháp lý của WTO

Nhiệm vụ cụ thớ

Để đạt được mục đích nêu trên, đê tài có nhiệm vụ:

- Trình bày một cách cô đọng về sự ra đời, mục đích hoạt động, những nguyên tắc cơ bản và cơ cấu tổ chức của WTO

- Phân tích, một cách khái quát, những vấn đề về cơ chế nói chung và cơ chế pháp lý của WTO nói riêng

- Làm rõ những đặc điớm của cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của WTO nói chung và một sổ cơ chế pháp lý đặc thù của WTO

- Làm rõ những điớm bất cập của pháp luật thương mại Việt Nam khi gia nhập WTO và phân tích điều kiện khách quan, chủ quan của khả năng thích ứng của pháp luật Việt Nam

- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi về việc sửa đổi, bổ sung pháp luật thương mại theo hướng từng bước thích ứng với cơ chế pháp lý của WTO

Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đ ố i tượng nghiên cứu của đề tài là những khía cạnh pháp lý liên quan đến quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng lập pháp, hệ thống pháp lý về vận hành và hoạt động của WTO và những quy định của pháp luật thương mại Việt Nam

2

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích, một cách khái quát, cơ chế pháp lý của WTO, thông qua các khía cạnh pháp lý của WTO về chức năng lập pháp, cơ cấu tổ chức, cơ chế giải quyết tranh chấp và các hiệp định của WTO Đề tài không phân tích sâu những chế định cụ thể của WTO mà chỉ nghiên cứu các chế định đó một cách tổng quan, với ý nghĩa là cơ chế pháp lý cụ thể của WTO về tống lĩnh vực

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lénin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng

Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, thống

kê, luận giải, quy nạp, phương pháp so sánh luật học được đặc biệt chú ý

Bô cục của đề tài

Đề tài gồm lời nói đầu, kết luận, một số phụ lục và bản chỉ dẫn danh mục tài liệu tham khảo Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương ì : Tổ chức thương mại thế giới: Những vấn đề chung

Chương li : Cơ chế pháp lý của WTO

Chương HI : Khả năng tương thích của pháp luật thương mại Việt Nam

3

Trang 9

Chương ĩ

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI: NHỮNG VÂN DÊ CHUNG

ì QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO

1 Quá trình hình thành từ GATT đến WTO

Sau gần 8 năm đàm phán, ngày 15/4/1994 tại Marrakesh, các Bộ trưởng đại diện cho tất cả các bên ký Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - gọi tắt là GATT 1947 - đã nhất trí ký kết vãn kiện cuối cùng với 500 trang văn bản và 26.000 trang danh mục, cam kết thừa nhận kết quả của vòng đàm phán Urugoay

Đó là Hiệp định thành lập Tờ chức thương mại thế giới và Hiệp định đã chính thức được ký kết Tờ chức thương mại thế giới (sau đây viết tắt là WTO) bắt đầu

hoạt động từ 1/1/1995

Tờ chức thương mại thế giới ra đời đã tạo ra một khuôn khờ pháp lý mang tính toàn cầu và một cơ chế thi hành hiệu quả cho sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động thương mại, vì sự ờn định và tăng trưởng chung

Ý tưởng về một tờ chức thương mại toàn cầu đã có manh nha từ cách đây hơn nửa thế kỷ, khi các nước nỗ lực không thành, để lập nên Tờ chức thương mại quốc tế (ITO - viết tắt từ tiếng Anh - International Trade Organization) Và WTO ra đời cũng không phải là kết quả đương nhiên một sớm một chiều Nó là

sự kế thừa và phát triển, là kết tinh nỗ lực của các quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 50 năm, phấn đấu vì một nền thương mại quốc tế lành mạnh và sung mãn hơn, làm động lực cho nền kinh tế ngày càng đi lên và thịnh vượng

Bởi vậy, khi nói đến WTO không thể không nói đến GATT (the Agreement ôn Trade and Tariff) - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, một hệ thống thương mại đa biên đã tồn tại từ hơn nửa thế kỷ, trước WTO và đã góp phần tạo ra nền tảng pháp lý cho việc tự do hoa thương mại từng bước, sự nghiệp mà WTO kế thừa và tiếp tục ở mức cao hơn Tuy nhiên, WTO không đơn thuần là sự mở rộng, cũng không hoàn toàn thay thế GATT, mà nó kế thừa GATT với những điểm khác biệt và tiên tiến hơn nhiều Cho nên, để nghiên cứu

General-sự hình thành và phát triển của WTO, trước tiên phải tìm hiểu về GATT, dù chỉ là những nét khái quát nhất

Trang 10

1.1.Sự ra đời của GATT

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với nhiều tàn dư nặng nền để lại cho nền kinh tế - thương mại của các nước trên thế giới Để khắc phục các hậu quả này, các nước đã có sáng kiến về việc tạo ra cơ chế hợp tác đa phương, nhằm kết hợp và phát huy tối đa nguồn lực, cũng như khả năng của các nước, trong nhỗng vấn để đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của các quốc gia Ý tưởng ban đầu là các nước muốn thành lập một tổ chức thương mại quốc tế (ITO) làm cột trụ thứ ba trong hệ thống "Bretton Wood", cùng với hai tổ chức tài chính tiền tệ khác là Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Hơn 50 nước tham dự Hội nghị của Uy ban kinh tế-xã hội Liên hợp quốc vào tháng 6 năm 1946 đã đề

ra Dự thảo Hiến chương ITO bao trùm không chỉ các nguyên tắc thương mại mà còn cả nhỗng lĩnh vực khác như lao động, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư quốc tế và dịch vụ

Ngay trước khi Hiến chương này được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước trên, vào năm 1947, đã quyết định cùng đàm phán để cắt giảm hàng rào thuế quan, nhằm nhanh chóng thúc đẩy tự do hoa mậu dịch và điều chỉnh lại nhỗng biện pháp bảo hộ, được duy trì từ đẩu nhỗng năm 1930

Kết quả của vòng đàm phán đầu tiên này là 45.000 nhượng bộ về thuế quan ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ USD, tức là gần 1/5 tổng thương mại trên toàn thế giới Tổng hợp nhỗng quy định và cam kết đã thoa thuận được biết đến dưới cái tên Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, viết tắt là GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đã được ký vào ngày 23/10/1947 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1948, trong khi Hiến chương của ITO vẫn còn đang được các nước đàm phán 23 nước đó đã trở thành nhỗng thành viên sáng lập của GATT (chính thức được gọi là "các bên thoa thuận tham gia" (contrachting parties)

Mặc dầu ITO cuối cùng được thông qua tại Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948, Quốc hội một số nước, đặc biệt là Quốc hội Mỹ đã không thông qua Hiến chương này Và như vậy, trên thực

tế, tổ chức ITO đã không tồn tại GATT, mặc dù chỉ mang tính tạm thời, đã trở thành công cụ pháp lý duy nhất, mang tính đa biên, điều tiết thương mại thế giới

kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1995

5

Trang 11

• Đặc điểm nổi bật của GATT:

GATT không phải là một tổ chức kinh tế có quy chế pháp lý hoạt động chặt chẽ mà các nước phải chấp hành Nó chỉ là một Hiệp định đa phương giữa các quốc gia có nền kinh tế thị trường, với 38 điều, 9 phụ lục quy định các quy tắc, thoa thuợn và cam kết nghĩa vụ cụ thể nhằm điểu chỉnh quan hệ thương mại giữa các nước tham gia Hiệp định Được ngày càng nhiều quốc gia công nhợn và dựa vào làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách ngoại thương của mình, GATT

đã tạo lợp ra những thông lệ cũng như tợp quán trong thương mại quốc tế Ngoài

ra, GATT còn là một cơ chế thương lượng để các nước, thông qua đàm phán, mà

mở rộng buôn bán, hướng tới một nền thương mại quốc tế tự do hơn Cuối cùng,

đó là diễn đàn để các bên tham gia giải quyết những bất đồng, tranh chấp trong thương mại song phương hoặc đa phương

Trải qua 48 năm tổn tại, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán, vòng sau thường kéo dài và có quy mô lớn hơn vòng trước Nội dung chủ yếu xuyên suốt các vòng đàm phán là vấn đề thuế, ở 6 vòng đầu (xem bảng Ì) thì giảm thuế

là nội dung đàm phán duy nhất sở dĩ như vợy vì thuế là công cụ trực tiếp nhất để các nhà nước tác động lên hoạt động trao đổi thương mại với bên ngoài, là rào cản đáng kể nhất đối với tiến trình tự do hoa và ổn định môi trường thương mại quốc tế Nội dung của các vòng đàm phán này, liên quan đến nỗ lực giảm thuế,

1947 Geneve 23 45.000 Ảnh hưởng đến 10 tỉ USD

hàng hoa buôn bán, bằng 1/5 giá trị thương mại thế giới

1949 Annecy 32 5.000 Thuế suất giảm trung bình

35%, số hàng được giảm thuế chiếm 5,6% giá trị hàng hoa buôn bán của thế giới

1950-1951

Torquay • 38 8.700 Thuế suất giảm trung bình

26%

Trang 12

1956 Geneve 26 3.000 Thuế suất giảm trung bình

15%, ảnh hưởng tới 2,5 tỉ ƯSD kim ngạch thương mại thế giới

1960-1961 Geneve (vòng

Dillon)

26 4.400 Thuế suất giảm trung bình

2 0 % , ảnh hưởng tới 4,5 tỉ USD kim ngạch thương mại thế giới

1964-1967 Geneve (vòng

Kennedy)

62 30.300 giảm trung binh 35%, ảnh

hưởng tới 40 tỉ USD kim ngạch thương mai thế giới

1973-1979 Geneve (vòng

Tokyo)

102 33.000 Thuế suất bình quân sản phẩm

chế biến giảm xuống còn 4,7%

(so với mức 40% khi thành lập GATT)

2 1 % lên 73%

Nguồn: Tài liệu của Ban thư kỷ WTO chuẩn bị cho chương trình đào tạo về WTO ở các nước

thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tháng 411997

Tại hai vòng sau này, do tình hình thương mại thế giới có nhiều thay đổi nên một số lĩnh vực mới đưồc bổ sung và đưa vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán tại vòng Tokyo rồi tiếp đến là vòng Urugoay diễn ra trong bối cảnh của các cuộc tổng khủng hoảng, khủng hoảng chu kỳ gắn liền hoặc liên tiếp

xen kẽ khủng hoảng cơ cấu, đưa nền kinh tế thế giới vào suy thoái trầm trọng

Trong tình hình khó khăn như vậy, xung đột thương mại giữa các trung tâm kinh

tế lớn trở nên gay gắt, rồi bùng nổ dưới hình thức các cuộc chiến tranh thương mại, nhằm tranh giành những khoản lồi nhuận đang càng trở nên khan hiếm Các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh và các hàng rào phi thuế đưồc dựng lên

để bảo hộ thị trường trong nước làm cho môi trường thương mại quốc tế xấu đi trông thấy Tinh hình đó đạt ra cho các thành viên của GATT yêu cầu khách quan là phải đưa những vấn đề mới này vào thương lưồng để tìm ra các biện pháp dung hoa lồi ích cho nhau

Bởi vậy, tại vòng đàm phán thứ bảy, vòng Tokyo, với nỗ lực đầu tiên nhằm cải tổ hệ thống, các nước đã đưa ra một loạt các Hiệp định mới với "hệ thống quy

Trang 13

tắc" về hàng rào phi thuế quan (xem bảng 2) Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp chỉ mới có một số ít các thành viên của GATT (chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển) tham gia vào các Hiệp định này Do không được toàn bộ các nước thành viên chấp nhận nên người ta thường gọi, một cách không chính thức, những văn bởn bổ sung đó là những "hệ thống quy tắc" Cho đến vòng đàm phán

Urugoay, một số đã được điều chỉnh lại và trở thành các cam kết mang tính

"nhiều bên" Đó là các Hiệp định vẽ mua sắm chính phủ, về thịt bò, về sởn phẩm sữa và về máy bay dân dụng

Bởng 2: Các "hệ thống quy tác" của vòng Tokyo

- Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (diên giởi điều 6, 16 và

23 Hiệp định GATT)

- Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (đôi khi còn

được gọi là Hiệp định về tiêu chuẩn)

- Các thủ tục cấp phép nhập khẩu

- Mua sắm chính phủ

- Định giá hởi quan (diễn giởi điều 7 GATT)

- Chống phá giá (diễn giởi điều 6 GATT) thay cho quy định

tại vòng Kenedy

- Thoa thuận về sởn phẩm thịt bò

- Thoa thuận về các sởn phẩm sữa quốc tế

- Thoa thuận về mua bán máy bay dân dụng

Nguồn : Luật quốc tế, sách do khoa Luật, đại học Meìbourne soạn thảo 1999, chương 7, tr.7

Tiếp tục phát huy các thành tựu đó, vòng đàm phán cuối cùng trong khuôn khổ Hiệp định GATT, vòng Urugoay, đã đem đến một bước tiến dài trong nỗ lực của các nước, nhằm cởi tổ và mở rộng hệ thống điều chỉnh thương mại đa biên Phạm vi các vấn đề thuộc chương trình nghị sự lần này rất rộng lớn, bao trùm tới

15 lĩnh vực khác nhau của thương mại quốc tế (xem bảng 3) Và đặc biệt, chúng

mang tính cở gói, theo đó, các nước thoa thuận rằng, nếu việc đàm phán trong một lĩnh vực nào đó bị thất bại, thì kết quở của tất cở các cuộc đàm phán khác cũng sẽ bị huy bỏ Điều này thể hiện quyết tâm của các nước là muốn đi đến

Trang 14

cùng trong việc thương lượng về những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm như nông sản

và hàng vải sợi may mặc, dù biết trước là sẽ có khó khàn

Với phạm vi chương trình nghị sự rộng lớn như vậy, việc nảy sinh rất

nhiều mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình đàm phán là điều tất yếu Để dàn

xếp những bất đồng đó, đã mất tới gần 8 năm thương thảo Trong thọi gian đó,

các nước đã phải lần lượt tháo gỡ những điểm khúc mắc nghiêm trọng nhất như

thương mại nông sản, thương mại dịch vụ, các quy tắc chống bán phá giá và việc

thành lập một tổ chức mới Sau nhiều phen tưởng chừng lâm vào bế tắc hay ở bên

bọ của sự thất bại, cuối cùng thì vòng đàm phán có quy mô lớn nhất trong lịch sử

thương mại thế giới này cũng kết thúc thắng lợi, với 28 văn kiện pháp lý được ký kết liên quan đến hầu hết các khía cạnh pháp lý của lĩnh vực thương mại, và đặc biệt đã cho ra đọi WTO, kế tục sự nghiệp của GATT, đấu tranh cho một nền kinh

tế thế giới phát triển dựa trên nguyên tắc tự do hoa thương mại quốc tế

Bảng 3: 15 chủ đề tại vòng đàm phán Urugoay

- Thuế quan

- Hàng rào phi thuế quan

- Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên

- Hàng dệt may

- Nông sản

- Sản phẩm nhiệt đới

- Các điều khoản của GATT

- Các "hệ thống quy định" của vòng đàm phán Tokyo

- Chống phá giá

- Trợ cấp

- Sở hữu trí tuệ

- Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

- Giải quyết tranh chấp

- Thương mại dịch vụ

- Thể chế hoa hệ thống hợp tác thương mại toàn cầu

Nguồn: Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại thế giới NXB Chính trị quốc gia

HN, 2001, tr.8

Trang 15

1.2.Sự thành lập WTO

Thành công của GATT trong việc thúc đẩy tự do hoa thương mại thế giới thời kỳ này là không thể tranh cãi Chỉ riêng việc cắt giảm thuế quan, theo thoa thuận đạt được tại các vòng đàm phán, đã góp phần đưa tốc đỷ tăng trưởng của thương mại toàn cầu lên mỷt mức kỷ lục: bình quân 8% trong hai thập niên 50 và

60 Và tự do hoa mậu dịch đã giúp cho tốc đỷ tăng trưởng của thương mại luôn luôn vượt tốc đỷ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATT tồn tại - mỷt thước

đo về khả năng các nước có thể buôn bán với nhau và được hưởng lợi từ thương mại Việc mỷt loạt các nước xin gia nhập tại vòng đàm phán Urugoay cho thấy,

hệ thống thương mại đa biên được công nhận như là mỷt tiền đề pháp lý cho sự phát triển và là mỷt công cụ pháp lý quốc tế để thực hiện các cải cách về kinh tế

và thương mại

Tuy nhiên, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được những yêu cầu thực tế như thập niên 40 nữa, ít nhất thì hệ thống thương mại thế giới đã trở nên phức tạp và quan trọng hơn rất nhiều so với 40 năm trước Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoa, đầu tư quốc tế bùng nổ, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ - hai lĩnh vực không được GATT điều chỉnh

- đã trở thành lợi ích cơ bản của ngày càng nhiều nước Đối với mỷt số khía cạnh khác, người ta cũng thấy GATT còn nhiều bất cập Ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những lỗ hổng trong hệ thống quy tắc và thoa thuận đã bị lợi dụng triệt

để và các nỗ lực nhằm tự do hoa thương mại hàng nông sản đã không thành công Trong lĩnh vực hàng dệt may chỉ đạt được mỷt thoa thuận duy nhất là Hiệp định

đa sợi (Tên tiếng Anh: Multi-Fibre Agreement, viết tắt là MFA) tạm thời vẫn nằm ngoài khuôn khổ của GATT Bên cạnh đó, hệ thống giải quyết tranh chấp hoạt đỷng kém hiệu quả do thủ tục chậm chạp và không có cơ chế pháp lý đảm bảo cho việc thi hành các quyết định

Như đã nêu ở ngay những dòng đầu tiên của Hiệp định thành lập, WTO sẽ

kế thừa tôn chỉ mục đích của GATT, đó là: "giải quyết quan hệ thương mại giữa

các nước với nhau nhằm mục đích nâng cao mức sống, đảm bảo việc làm, thúc đẩy tăng thu nhập thực tế và nhu cầu thực sự của người dân; mở rịng sản xuất

và trao đổi hàng hoa', dịch vụ; tận dụng được các nguồn tài nguyên của thế giới sao cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bên vững và cuối cùng là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tể\ Hơn thế nữa, WTO đưa vào phương hướng

Trang 16

hành động của mình những điểm rất tiến bộ mà trước đây GATT chưa chính thức

tuyên bố, đó là "nỗ lực để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt

là các quốc gia kém phát triển nhất duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế c a các quốc gia đó" 1 Đây là những thành tựu đặc biệt có ý nghĩa, là kết quả của cuộc đấu tranh

lâu dài của các quốc gia nhỏ và yếu thuộc thế giới thứ ba trong việc xây dựng

từng bước một "trật tự kinh tế thế giới mới" dân chủ và công bằng hơn, đảm bảo quyền lợi hơn cho những nước đang phát triển

U.Sựkhác nhau giữa GATT và WTO

Từ GATT đến WTO là một bước tiến dài của xu hướng quốc tế hoa, toàn cổu hoa nền thương mại thế giới, do đó WTO không phải là sự thay thế giản đơn của GATT mà là sự kế thừa và hoàn thiện ở một trình độ cao hơn, có sự biến đổi

về chất Sự khác biệt giữa hai hệ thống này có thể tóm tắt ở những điểm sau:

Thứ nhất, GATT mang tính chất lâm thời, bởi nó chưa bao giờ được Quốc hội các nước phê chuẩn và bản thân không có quy định nào về việc thành lập một tổ chức, ngược lại, GATT chỉ là tập hợp các nguyên tắc được thực hiện bởi các bên ký kết, hoặc có thể được sửa đổi để hoạt động như một tổ chức nếu tổ chức đó ra đời Trong khi đó, WTO và các hiệp định của nó mang tính thường trực lâu dài Với tư cách là một tổ chức quốc tế, WTO có nền tảng pháp lý vững chắc bởi vì, muốn gia nhập WTO, các nước thành viên đã phải thông qua cả gói các hiệp định, hàm chứa các nguyên tắc vừa có tính chất thể chế, vừa có tính cụ thể tạo thành một cơ chế pháp lý đặc thù của WTO và chính các cơ chế pháp lý này đã quy định phương thức vận hành, hoạt động và phát triển của tổ chức này

Thứ hai, WTO là một tổ chức chặt chẽ có các nước thành viên, còn GATT chỉ có các bên thoa thuận tham gia (contrachting parties) WTO có tư cách pháp nhân Điều này có nghĩa là WTO có các quyền, nghĩa vụ và năng lực pháp lý đổy

đủ khi tham gia vào các mối quan hệ pháp luật thương mại quốc tế

Thứ ba, GATT chỉ giải quyết các vấn đề của thương mại hàng hoa còn lĩnh vực thuộc diện điều chỉnh của WTO rộng hơn rất nhiều, bao gồm cả thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại trong đổu tư v.v

1

Nguồn: Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, Bộ Thương mại, NXB Thống kê HN 2000 tr.5

Trang 17

Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, về mặt pháp lý, mang tính

chặt chẽ, tự động và nhanh hơn so với cơ chế của GATT, do vậy mà giảm nguy

cơ bế tắc so với hệ thống của GATT Các phán quyết của WTO cũng có giá trị hiệu lực cao hơn và việc thi hành được bảo đảm hơn

Tóm lại, sự khác nhau cơ bản giữa GATT và WTO chính là tính hoàn thiện của hệ thống pháp lý GATT mang tính chất là những hợp đồng tự nguyên giữa các quốc gia còn WTO là thiết chế pháp lý của hệ thống thương mại thế giới với mằc tiêu là thiết lập cơ chế pháp lý, ở quy mô toàn cầu, cho lĩnh vực thương mại quốc tế

2 Hoạt động của WTO

2.1 Mục tiêu của WTO

- Tự do hoa thương mại hàng hoa và dịch vằ thông qua đàm phán nhằm cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hạn chế số lượng, quy chế hoa các trở ngại phi thuế quan, tiến tới một thị trường thương mại thế giới tự do hơn

- Không phân biệt đối xử giữa các nước, tuy nhiên vẫn tạo điều kiện để phát triển kinh tế bằng cách chấp nhận một cách mềm dẻo các thoa thuận riêng

- Giải quyết tranh chấp nhanh gọn, hợp lý, hiệu quả

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của WTO

Là một trong những tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu, với phạm vi hoạt động rất rộng, WTO đảm nhận một nhiệm vằ chuyên môn khá phức tạp Đó là từng bước xây dựng một môi trường thương mại thế giới tự do và lành mạnh, tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động thương mại phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chung của kinh tế toàn cầu Đồng thời, phối hợp cùng những tổ chức quốc tế khác thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình tự do hoa và hội nhập toàn diện của nền kinh tế thế giới Để thực hiện nhiệm vằ này, WTO có 6 chức năng cơ bản sau đây:

- Tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó rất đa

dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động thương mại Thông qua

Trang 18

các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoa thương mại của các nước trên thế giới

sẽ phát triển mạnh mẽ hơn

- Xây dựng mới, sửa đổi các nguyên tắc, quy tắc pháp lý quốc tế về thương mại Đảm bảo cơ chế pháp lý để các nước thành viên thực hiện những quy tắc đó Các quy tắc và quyết định của WTO có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện Đây chính là đằc trưng nổi bật của WTO so với GATT và cũng là một điểm ưu việt của WTO với ý nghĩa là Tổ chức thương mại thế giới nhằm mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu trong lĩnh vực thương mại Bất cứ nước thành viên nào, một khi đã thừa nhận "Hiệp định WTO" và cả những Hiệp định phụ khác thì nước đó, cần phải điều chỉnh hay chuyển đổi các quy định pháp luật của mình sao cho phù hợp với quy định của WTO Điều này đã được ghi rõ trong điều 16 của "Hiệp định WTO"và các nước phải tuân thủ khi gia nhập

- Giải quyết các tranh chấp về thương mại quốc tế

Mằc dù hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO đơn giản nhưng tính hiệu lực lại rất cao, giống như một toa án Bất cứ thành viên nào khi thấy lợi ích của mình bị xâm hại trong hoạt động kinh tế trên một thị trường nào đó, vì có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với quy tắc của WTO, thì có quyền khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và yêu cầu nước kia không được tiếp tục thực hiện các hành vi xâm hại đến lợi ích của mình Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận, khi bị khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, vì đây là nghĩa vụ của mọi thành viên Trước đây, WTO chỉ có

Uy ban cấp dưới (Panel) xét xử những vụ án được khởi tố, nhưng nay WTO có thêm Uy ban cấp trên (Applate Boday) Cho nén trong trường hợp các bên không bằng lòng với phán quyết của Panel về mật pháp lý thì có thể khiếu nại lên Applate Body để xét xử lại Hơn nữa, hệ thống tổ chức của cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại này cũng đã được cải tiến, do vậy mà quá trình xét xử nhanh chóng và có hệ thống hơn

- Đánh giá định kỳ về chính sách thương mại của các nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường

Đ ể nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động WTO xúc tiến việc giảm nhẹ cơ chế quản lý Bên cạnh đó, nó còn duy trì việc giám sát chính sách thương mại của các quốc gia thành viên để đảm bảo tính

Trang 19

minh bạch, chắc chắn và khả năng tiên liệu được, tạo thuận lợi tối đa cho vận hành của các quy luật thị trường Phần lớn các nước theo cơ chế quản lý kinh tế

kế hoạch hoa tập trung hiện nay đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang làm thủ tục gia nhập WTO Qua những cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể tìm hiểu về hệ thống kinh tế thị trường, đỏng thời họ cũng phải sắp xếp lại những chế độ và quy tắc điều hành quản lý nó một cách tốt hơn

- Giám sát việc thực hiện các Hiệp định đa phương và đa biên của WTO

- Phối hợp cùng các tổ chức quốc tế khác trong việc tham gia hoạch định những chính sách kinh tế toàn cầu

Chức năng này sẽ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng, khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia đang không ngừng tăng lên, các mối quan hệ trở nên đan xen phức tạp và do vậy vượt ra ngoài tầm kiểm soát của những thể chế riêng lẻ

li NHỮNG NGUYÊN TẮC cơ BẢN CỦA WTO

WTO hoạt động và vận hành theo 6 nguyên tắc cơ bản sau đây:

1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất WTO kế thừa từ GATT Nguyên tắc này sử dụng 2 công cụ pháp lý song song để điều chỉnh mối quan hệ thương mại

giữa các thành viên: Chế độ Đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation

-MEN) và chế độ Đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT)

Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc quy định thương mại thế giới phải được tiến hành trên cơ s không phân biệt đối xử giữa các quốc gia Có nghĩa

là, nếu là một nước thành viên đã, đang và sẽ dành những ưu đãi hay không áp dụng các hạn chế thương mại với hàng hoa, dịch vụ, đối tượng sở hữu trí tuệ và

người cung cấp dịch vụ đến từ một nước thành viên khác thì cũng phải áp dụng

vô điều kiện các ưu đãi hoặc không áp dụng những hạn chế đó cho bất kỳ một nước thứ ba nào

Ví dụ: Nếu nước A đỏng ý cắt giảm thuế quan của mặt hàng chè nhập

khẩu từ nước B từ 10% xuống 5% thì WTO sẽ áp dụng mức thuế quan mới này đối với chè nhập khẩu từ bất kỳ một thành viên nào khác của WTO

Trang 20

Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia yêu cầu các thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hoa nhập khẩu và hàng nội địa, không phân biệt đối xử với dịch vụ và đối tượng sở hữu trí tuệ do thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài cung cấp Tuy nhiên, các quy định này không áp dụng cho

việc mua bán của chính phủ nhằm mục đích tiêu dùng

Ví dụ: Nước A đặt mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng thép là 30% thì

cả thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu đang được tiêu dùng trên thị trường nước A cũng phải chịu chung mức thuế này

Việc không phân biệt đối xử thể hiện trong các mọt sau:

• Đối với hàng hoa

* Trong lĩnh vực thuế quan: sản phẩm của bất kỳ mổt nước thành viên nào

của WTO, khi nhập vào mổt nước khác, sẽ không phải chịu thuế cao hơn thuế

suất đã quy định Các nước không được điều chỉnh phương pháp xác định trị giá tính thuế cách thức thu thuế hay chuyển đổi đồng tiền dẫn đến kết quả là làm giảm, mất tác dụng của nguyên tắc này

* Trong việc tiếp cận nguồn thông tin : Tất cả các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp của nước chủ nhà hay của bất kỳ mổt nước thành viên nào khác, đều có những cơ hổi như nhau trong việc tiếp cận nguồn thông tin

* Trong mọi nghĩa vụ liên quan đến xuất nhập khẩu (như luật lệ liên quan đến việc chào bán, phân phối sản phẩm, xuất xứ, vận tải quá cảnh ) các doanh nghiệp phải được đối xử như nhau không phân biệt doanh nghiệp đó là doanh

nghiệp của nước nào

* Các biện pháp quản lý hạn ngạch: Không nước nào được duy trì sự đổc quyền trong nhập khẩu bất kỳ hàng hoa nào trong danh mục nhân nhượng (là danh mục các hàng hoa mà các nước cam kết sẽ mở cửa thị trường, tiến hành tự

do hoa thương mại) Không nước nào được phân bổ quota nhập khẩu trên cơ sở

ưu đãi cho mổt hay mổt số nước này hơn so với các nước khác

WTO cũng không bỏ qua những quy định bề ngoài, dường như không thể

thực hiện sự phân biệt đối xử giữa hàng nổi địa và hàng nhập khẩu, nhưng không thực chất được đặt ra để thực hiện mục tiêu này

Ví dụ: Anh là nước sản xuất nhiều thịt bò và nhập khẩu thịt lợn Anh tuy

không áp dụng mức thuế khác nhau đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu và sản phẩm thịt nổi địa nhưng lại để mức bán hàng với thịt lem cao hơn thịt bò Chúng

Trang 21

là những mặt hàng có thể thay thế cho nhau nên dẫn đến nhập khẩu bị giảm bớt

và tiêu thụ hàng trong nước tăng WTO đã đưa ra chế tài đối với Anh vì theo WTO, thực chất đây là một hình thức phân biệt đối xạ

• Đối với dịch vụ

* về quyền sở hữu: Các thương nhân bình đẳng về quyền sở hữu trước pháp luật, thương nhân nước ngài không bị giới hạn % cổ phần tối đa được nắm giữ hoặc số vốn tối đa được phép đầu tư trong liên doanh

* Các biện pháp cấm hoặc hạn chế thành lập một số hình thức đại diện thương mại bằng cách yêu cầu việc cung cấp những dịch vụ đó phải đi đối với việc thành lập liên doanh; các hạn chế về tổng số, tổng lượng, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phải được tiến hành như nhau với thương nhân của các nước khác nhau

* Về sở hữu trí tuệ: Do tính chất đa dạng, phức tạp của các đối tượng sở hữu trí tuệ nên các nước, dù muốn hay không, cũng không thể có những ưu đãi hay hạn chế chung cho tất cả các sản phẩm thuộc Quyền sở hữu trí tuệ như đối với hàng hoa Bởi vậy, WTO không liệt kê những lĩnh vực thuộc Quyền sở hữu trí tuệ cần tuân thủ nguyên tắc MEN và NT mà chỉ yêu cầu các nước đảm bảo rằng chỉ một luật lệ duy nhất đang hiện hữu là sẽ được áp dụng trong từng hoạt động thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ

Nguyên tắc Tối huệ quốc là nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất của WTO vì nó mở đường cho tự do hoa thương mại, khai thông thị trường thế giới,

do đó, tối đa hoa được lợi ích của sản xuất ở quy mô lớn Đồng thời, nó cũng tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế thế giới, vì khi mọi hàng hoa dịch vụ đều được đối xạ như nhau thì chỉ có những ưu thế về giá cả, chất lượng mới đưa được hàng hoa đến với người tiêu dùng Các doanh nghiệp ở các nước và bản thân các nước phải xem xét một cách cẩn thận những lợi thế so sánh của mình khi sản xuất

Mặc dù vậy WTO cũng cho phép các thành viên được áp dụng ngoại lệ khi cần thiết Thường là những ngoại lệ này được áp dụng đối với những nước thuộc các khu vực mậu dịch tự do (như EU, ASEAN, NAFTA) hoặc trong một khu vực

liên minh quan thuế (là khu vực trong đó hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế được

thay thế bằng một lãnh thổ quan thuế mà kết quả là những hạn chế về thuế quan

Trang 22

và các quy tắc có tính hạn chế điếu chỉnh thương mại giữa các nước đó được triệt tiêu về cơ bản)

Ví dụ: Pháp phải chấp nhận rằng hàng hoa của mình khi nhập khẩu vào thị

trường Thái Lan sẽ phải chịu thuế cao hơn hàng hoa của Indonesia (cùng với

Thái Lan là thành viên ASEAN) vì điều đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của WTO

Hoặc, các nước đã tham gia Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó

cam kết thửc hiện các nghĩa vụ của TRIPS trên nguyên tắc không phân biệt đối

xử, cũng không bị bắt buộc phải mở cửa thị trường cho các nước chưa tham gia

Tuy nhiên, danh mục các miễn trừ MFN và NT chỉ được nêu ra một lần và không được bổ sung thêm Chúng phải được xem xét lại sau 5 năm và áp dụng

không kéo dài quá 10 năm

2 Nguyên tắc tử do hoa thương mại

Tất cả các nước, kể cả nước nghèo nhất, đều có lợi khi tham gia vào

thương mại quốc tế vì mỗi nước đều có lợi thế so sánh tương đối trong việc sản xuất hiệu quả một số mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho những phân đoạn thị trường nhất định Ví dụ: nhờ vào điều kiện tử nhiên đất đai phù hợp, Cuba sản xuất

đường rẻ và hiệu quả hơn nhiều lần so với Nhật Bản Ngược lại, với ưu thế về công nghệ, Nhật Bản có lợi thế trong sản xuất ôtô Như vậy, tốt hơn cả là Nhật

Bản xuất khẩu ôtô và nhập khẩu đường từ Cuba

Đó chính là thuyết lợi thế so sánh do nhà kinh tế học Keynes tìm ra từ thế

kỷ 19 - nền tảng cơ bản của kinh tế học hiện đại WTO phát triển tư tưởng này lên, không chỉ khuyến khích tham gia mà còn tìm cách tối đa hoa hiệu quả của việc tham gia này thông qua tử do hoa thương mại Trước hết, cần khẳng định chủ trương trên của WTO là đúng Như trên đã nói, các hàng rào hiện nay đã làm chậm bước tiến của nền kinh tế thế giới, bởi vì nó làm cho thị trường thế giới bị chia nhỏ, khiến cho lợi thế của việc sản xuất hàng loạt không phát huy được tác dụng Thửc tế còn cho thấy, một khi được nâng đỡ, che chắn bởi các biện pháp bảo hộ, các nhà sản xuất trong nước thường mất đi động cơ để cải tiến hợp lý hoa hệ thống sản xuất Điều này không chỉ gày tổn hại cho quyền lợi của người

tiêu dùng mà còn có nghĩa là các nguồn lửc đang bị sử dụng lãng phí và kém hiệu quả Đó là thửc tế không chỉ của một nước mà của cả thế giới nếu không tiến hành tử do hoa thương mại Do đó, việc gia nhập vào nén kinh tế thế giới

T M ư VIẼ N

Ị7 hst;nv.j BAI HOI:

ỊNí iOA! T -,J0NG

ịproổOS?

Trang 23

đổng nghĩa với việc tạo môi trường thương mại thông thoáng ngay ở mỗi nước thông qua việc xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nước mình

Cụ thể, chính phủ các nước cần xoa bỏ các biện pháp phi thuế quan như cặm nhập khẩu, các chính sách ngoại hối hỗ trợ xuặt khẩu, ngăn chặn tệ quan liêu, nhặt là cơ chế quản lý xuặt nhập khẩu bằng hạn ngạch Cơ chế hạn ngạch cần được lưu tâm hơn cả, vì nó tạo ra một hiện tượng là cố định số lượng hàng nhập khẩu trong nước trong kế hoạch của chính phủ trung ương, khiến thị trường nội địa bị cách ly với thị trường thế giới Đó là chưa kể đến việc cơ chế này sẽ bảo đảm nguồn lợi lớn cho những người nắm trong tay quota và do đó dễ làm phát sinh các vụ hối lộ chính trị

Nhận thức được điều đó, cho tới nay các nước đã nhặt trí dùng thuế quan làm công cụ để bảo hộ thị trường trong nước Trước mắt, mức thuế trần không được cao hơn mức thuế hiện tại và về nguyên tắc là phải được giảm liên tục (thực

tế các nước có thể đàm phán lại mức thuế áp dụng nhưng phải có sự đền bù hợp

lý cho các đối tác (điều 28 - GATT 1994) Các nước cũng cam kết mở rộng danh mục ràng buộc thuế, làm tăng đáng kể lượng hàng hoa được quản lý chỉ bằng biện pháp thuế quan, đưa ra lịch trình cắt giảm biểu thuế và tiến tới xoa bỏ hoàn toàn Cùng với nó, các biện pháp phi thuế quan cũng phải được quản lý chặt chẽ

và tiến tới xoa bỏ hoàn toàn Ví dụ: vận tải quá cảnh chỉ bị yêu cầu dừng lại ở hải quan một nước trong trường hợp không tuân thủ những nguyên tắc hải quan thông thường Hoặc, các quy định về xuặt xứ của hàng hoa phải không được gây tổn hại lớn tới sản xuặt hoặc làm tăng chi phí không cần thiết Các nước không được áp dụng những khoản phạt đáng kể với những vi phạm nhỏ về quy tắc hải quan Các nước cũng không được phép duy trì bặt cứ sự kiềm chế tự nguyện nào hoặc sử dụng các biện pháp tương tự để dàn xếp thị trường

Trang 24

cấp ra đời Các nước thường áp dụng trợ cấp với những mục tiêu khác nhau Và những lời biện giải luôn được đưa ra Ví dụ, khi thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước thông quan nâng giá giao tại nông trại hay trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, các chính phủ thường cố gểng chứng minh rằng những biện pháp đó là để đảm bảo thoa mãn nhu cầu trong nước, che chển cho nông dân trước những biến động thời tiết hay giá cả trên thị trường thế giới Nhưng dù vì bất cứ lý do gì thì việc trợ cấp cũng ngăn cản hoạt động của bàn tay vô hình trên thị trường, làm cho hoạt động thương mại kém hiệu quả, mà kết cục thường thấy là các cuộc chiến tranh trợ cấp hoặc những hành động trả đũa dây chuyền gây tổn hại không nhỏ cho các bên, khiến người tiêu dùng mất đi lợi thế đáng có do cạnh tranh đem lại là sự lựa chọn đa dạng và giá cả rẻ Trong thực tế, khi một nước, hay một công ty được sự tài trợ của nhà nước, có thể bán hàng của mình dưới giá thị trường nhằm chiếm thêm thị phần Hành động này đe doa hoạt động của những doanh nghiệp khác, thậm chí có thể đẩy họ đến chỗ phá sản Và nếu công ty này có thể chiếm được vị trí độc quyền

đủ để áp đặt mức giá cao đối với hàng hoa thì thiệt hại là không thể tính được Chính vì vậy, phần lớn trợ cấp không được WTO hoan nghênh WTO đã chia trợ cấp thành 3 loại:

* Trợ cấp bị cấm : Gồm trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu (gồm trợ cấp trực tiếp, trợ cấp cho nhập khẩu nguyên vật liệu dịch vụ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng ưu đãi)

* Trợ cấp có thể bị trả đũa: Là những trợ cấp gây tổn hại thực có hoặc có thể có hoặc làm mất đi những lợi ích của ngành sản xuất của nước nhập khẩu

* Trợ cấp được chấp nhận: Là trợ cấp vì mục tiêu nghiên cứu, kiểm soát bệnh tật, hỗ trợ thay đổi cơ cấu nông nghiệp

Ví dụ: trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên quy mô và số lao động của họ

Với hai loại trợ cấp đầu, theo quy định của WTO, nếu đang được áp dụng thì sẽ phải rút lại Nếu không, nước có quyền lợi bị phương hại có thể đưa vụ việc ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hoặc đánh thuế đối kháng

Đ ể hạn chế việc lạm dụng biện pháp này, trước khi hành động, các nước phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hàng nhập khẩu có trợ cấp

Trang 25

và những thiệt hại mà ngành công nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng đó đang gánh chịu Tất cả các loại thuế bù trừ sẽ kết thúc trong vòng 5 năm sau khi áp dụng, trừ phi các nhà chức trách của quốc gia đó đưa ra được những lập luận có

cơ sở rộng việc kết thúc này sẽ dẫn đến tái diễn trợ cấp và thiệt hại

Một hoạt động nữa cũng làm cho cạnh tranh trên thị trường mất tính trong suốt là việc bán phá giá hàng hoa Hàng hoa bị coi là phá giá khi giá hàng hoa thấp hơn giá hàng tương tự trên thị trường nước nhập khẩu Nếu không có giá nội địa thì lấy một trong hai mức giá sau để so sánh:

- Mức giá cao nhất của sản phẩm tương tự được xuất khẩu tới một nước thứ

ba

- Giá sản xuất tại nước xuất khẩu cộng chi phí bán hàng và lãi

Tuy nhiên, WTO cho rộng việc bán phá giá chưa đủ là cơ sở áp dụng các biện pháp trừng phạt Điều quan trọng là việc bán phá giá đó có gây phương hại tới nền sản xuất của nước nhập khẩu hay không Nếu có, các bên được phép đánh một khoản thuế, gọi là thuế chống bán phá giá, nhộm triệt tiêu lợi nhuận có được

từ việc làm này nhưng giá trị không được cao hơn biên độ phá giá của sản phẩm

đó Tuy nhiên, chống bán phá giá chỉ áp dụng khi biên độ phá giá lớn hơn 2% giá hàng xuất khẩu và khối lượng hàng hoa bị bán phá giá lớn hơn 3% tổng lượng hàng hoa xuất nhập khẩu Việc kiểm tra tác động của hàng hoa nhập khẩu bị bán phá giá đối với ngành công nghiệp bị thiệt hại phải bao gồm việc đánh giá tất cả các chỉ số kinh tế thích hợp có liên quan

Đối với sở hữu trí tuệ, WTO đưa ra nguyên tắc nhộm hạn chế các hợp đồng lixăng có tính cạnh tranh không lành mạnh Những người chủ sở hữu các bản quyền, bộng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ có thể lại cấp thêm giấy phép, cho phép cá nhân khác sao chép lại nhãn hiệu hàng hoa đã được bảo hộ, từ đó dẫn đến việc hạn chế sự cạnh tranh Trong trường hợp này chính phủ được quyền hành động để ngăn cản các hợp đổng chuyển giao giấy phép đó

4 Nguyên tắc công nhận đa biên về tiêu chuẩn chất lượng

Các nước thường đòi hỏi hàng nhập khẩu phải đáp ứng yêu cẩu về một số tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khoe con người, vật nuôi, cây trồng, bảo

vệ môi trường và đảm bảo các lợi ích của người tiêu dùng Do vậy, các doanh nghiệp phải có những giấy phép, giấy chứng nhận cần thiết của nước nhập khẩu đối với sản phẩm của mình Và muốn có được giấy phép, nói chung họ phải có sự

20

Trang 26

điều chỉnh sản xuất và các hoạt động kinh doanh cho phù hợp với các nước khác nhau Điều này làm tăng chi phí và ngăn cản các doanh nghiệp tận dụng lợi thế của việc sản xuất quy mô lớn Để thương mại hoạt động có hiệu quả hơn, những

cố gắng đáng kể nhằm thống nhất hệ thống tiêu chuịn trên toàn thế giới đã được đưa ra Các nước được khuyên khích công nhận đa biên về tiêu chuịn chất lượng

Có nghĩa là, khi các doanh nghiệp chứng minh được rằng hàng hoa, đích vụ của

họ đạt được những tiêu chuịn nội địa tương đương với tiêu chuịn của nước nhập khịu, thì nước này phải chấp nhận hàng hoa đó Thành quả đầu tiên đạt được là vào tháng 5/1997 một cam kết công nhận đa biên về bằng cấp kế toán quốc tế đã

ra đời

Tuy nhiên, đó chỉ là sự khuyến khích vì vậy đến nay WTO vẫn cho phép các nước được đưa ra những nguyên tắc riêng của mình với điều kiện những nguyên tắc đó phải:

- Dựa trên cơ sở khoa học

- Không được gây ra cản trở lớn cho hoạt động thương mại

- Không được phân biệt đối xử

Ví dụ: với mặt hàng nông sản, xét đến những ảnh hưởng khác nhau của điều kiện khí hậu, địa lý và các yếu tố kỹ thuật khác đối với sản phịm, người ta cho phép các nước được áp dụng những tiêu chuịn quốc gia có các yêu cầu cao hơn những quy định quốc tế về vệ sinh và kiểm dịch (SPS) Ví dụ, gần đây, WTO đồng ý để các nước trong khối ASEAN đề ra và áp dụng những tiêu chuịn về sản xuất vắc-xin nhằm kiểm soát bệnh long móng và lở mồm của gia súc, một yêu cấu từ trước tới nay chưa từng có

5 Nguyên tắc minh bạch hoa chính sách

Các doanh nghiệp thường vấp phải những khó khăn khi tiến hành hoạt động thương mại ở nước ngoài vì họ không nắm rõ nguyên tắc, luật lệ ở thị trường đó Bén cạnh các lý do khách quan như ngôn ngữ bất đồng, sự khác biệt

về tập quán, phong tục còn có một nguyên nhân khác Đó là các chính phủ thường tận dụng những mập mờ trong lĩnh vực này, đặc biệt trong khi làm thủ tục xuất nhập khịu, kiểm tra chất lượng hàng hoa trước khi xếp hàng, xin giấy phép để giảm thiểu sức ép cạnh tranh từ bên ngoài Nhưng nay, WTO đã yêu cầu các nước thành viên phải thiết lập những đầu mối cung cấp thông tin ở 2 cấp: chính phủ và doanh nghiệp (và tiến tới xây dựng hệ thống chung trên toàn thế

Trang 27

giới) Các đầu mối ở cấp chính phủ đưa ra thông tin về luật lệ, quy tắc điểu chỉnh hoạt động thương mại Các đầu mối ở cấp doanh nghiệp, trực tiếp liên lạc với các nhà kinh doanh, cho họ biết về những khía cạnh thương mại và kờ thuật trong việc cung cấp hàng hoa dịch vụ, tình hình thị trường, các yêu cầu về chất lượng cần có Các cơ quan này phải được thành lập trước 1/1/1997 Ngoài ra, khi áp dụng hay thực thi các biện pháp có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, các chính phủ phải thông báo rộng rãi công khai ở trong và ngoài nước

Ví dụ, sau khi ký kết thoa thuận về tiếp cận thị trường, nếu vì một lý do nào đó cần thay đổi thì chính phủ nước đó có nghĩa vụ thông báo tới các nước có liên quan trước ít nhất là 3 tháng

WTO còn thường xuyên rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên để đảm bảo rằng việc minh bạch hoa chính sách đã và đang được thực hiện

và giúp đỡ họ điều chỉnh hệ thống pháp lý, chính sách thương mại của mình cho phù hợp với các quy định của WTO - luật chơi chung của thế giới

6 Nguyên tác khuyên khích cải cách và hội nhập

Mục tiêu của WTO là đem lại sự phát triển kinh tế cho tất cả các nước thành viên: Mà rõ ràng là nếu tất cả các nước đều tiến hành mở cửa thị trường, cho phép cạnh tranh tự do ngay tức khắc thì kết quả tất yếu sẽ là sự sụp đổ của rất nhiều nền kinh tế hiện còn yếu kém Vì vậy, các nước đang ở giai đoạn đầu của

sự phát triển (phát triển thấp hay phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm sơ chế) cần

có các biện pháp bảo hộ nhằm tạo dựng các ngành sản xuất, ổn định thị trường Chỉ khi đó, họ mới phát triển được và đóng góp tích cực vào thương mại thế giới WTO đã đưa ra những ưu đãi đáng kể đối với những nước này Những ưu đãi đó

là:

- Miễn, giảm bớt nghĩa vụ trong việc thực hiện TRIPS, TRIM và GATS

Ví dụ: ngoài một số dịch vụ cần được mở cửa không nhiều, những nước này được phép bảo hộ một số lĩnh vực mà WTO cho là cần thiết và quan trọng như dịch vụ xây dựng và kờ thuật xây dựng, các dịch vụ xã hội, y tế cộng đồn"

tư vấn, tài chính Các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước phát triển sẽ bị yêu cầu thành lập liên doanh (thay cho chi nhánh), tiến hành chuyển giao công nghệ

sử dụng các kênh phân phối tiếp thị của nước chủ nhà

- Phạm vi thực hiện các thoa thuận về thuế quan sẽ được thu hẹp hơn các nước phát triển

Trang 28

Ví dụ, mức thuế suất hàng nông sản sẽ phải được các nước phát triển cắt

giảm 36% trong vòng 6 năm còn các nước đang phát triển giảm 24% trong 10

năm, các nước chậm phát triển không bị yêu cầu thực hiện nghĩa vụ này

- Các nước tiên tiến áp dụng hệ thống ưu đãi phổ cập chung cho các nước đang và chậm phát triển (thấp hơn mức thuế của tối huệ quốc) đối với mạt số mặt

hàng cụ thể

- Trong các cuạc đàm phán, nguyên tắc có đi có lai được mở rạng thành cố

đi có lại tương đối, áp dụng tuy thuạc mức đạ phát triển của các nước (phạm vi

và nghĩa vụ bồi thường giảm đi)

- Được phép áp dụng nguyên tắc về trợ cấp xuất khẩu bị cấm, cho phép có

thời hạn áp dụng chúng dài hơn Ví dụ, các nước đó có mức thu nhập quốc

dân/đầu người ít hơn 1.000 USD/năm chỉ phải bãi bỏ các loại trợ cấp vào năm

2002 trong khi các nước khác năm 2000

- Được phép giới hạn khối lượng hàng nhập khẩu để tránh tình trạng mất

cân đối ngoại hối thường xuyên xảy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh

tế Tuy nhiên, biện pháp này thường đi kèm với những điều kiện ngặt nghèo

Trước hết, người ta sẽ xem xét tình hình các khoản tín dụng của mạt nước để đánh giá xem nước đó có đủ điều kiện hưởng ưu đãi nói trên hay không Sau nữa,

khi đã được phép, chính phủ phải cam kết rằng hàng hoa nhập khẩu bị giới hạn

số lượng sẽ được phân bố theo tỷ lệ sát nhất so với tỷ lệ thực trạng của hang hoa

đó trong hoàn cảnh không có hạn chế Có 3 cách phân bổ để các nước lựa chọn:

- Đưa ra tổng hạn ngạch cho phép nhập khẩu với từng nước

- Thông báo nguyên tắc hạn chế

- Thông báo tổng lượng hàng hoa được nhập khẩu (nhưng không phân bổ cho mạt nước cụ thể nào)

Và điêu kiện cuối cùng là các hạn chế không được vượt quá mức cần thiết để:

- Ngăn ngừa mối đe doa hoặc sự suy giảm nghiêm trọng đối với dự trữ

ngoại hối

- Để nâng dự trữ ngoại hối khi mức này quá thấp

Việc kết luận, đánh giá sẽ do IMF tiến hành:

- Cho phép áp dụng các biện pháp nhằm ổn định giá cả ở mức bù đắp thích đáng cho sản xuất, triệt tiêu các trở ngại thương mại với sản phẩm thô và sơ chế:

Trang 29

Nguyên tắc này áp dụng đối với các nước kém phát triển mà cơ cấu kinh tế và nguồn thu chủ yếu từ việc xuất khẩu các sản phẩm thô, mục đích là tạo điều kiện cho họ thay đổi cơ cấu sản xuất

- Các biện pháp hỗ trẻ khác: Với các nước trước nay phụ thuộc vào nguồn cung cấp lương thực rẻ từ các nước phát triển, vì cam kết của vòng đàm phán Urugoay mà ảnh hưởng đến nền kinh tế, uy ban nông nghiệp của WTO sẽ viện trẻ lương thực (chủ yếu dưới dạng không hoàn lại hoàn toàn) WTO còn tác động tới các tổ chức tài chính, cho vay quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa phương khác để hỗ trẻ việc tiếp cận nguồn tài chính làm giảm nhẹ mức căng thẳng về thiếu hụt ngoại tệ; cung cấp các khoản tài trẻ ngắn hạn phục vụ cho việc nhập khẩu lương thực Các nước phát triển cũng tự nguyện duy trì ở mức thoa đáng chênh lệch thương mại trong trường hẻp hàng hoa đưẻc sản xuất toàn bộ hay một phần tại lãnh thổ của nước kém phát triển và áp dụng các biện pháp mở rộng khả năng nhập khẩu từ các nước này

Ngoài ra, WTO còn giúp đỡ các nước đang phát triển điều chỉnh hệ thống pháp lý, chính sách thương mại của mình cho phù hẻp với luật chơi chung của thế giới Thông qua trung tâm thương mại quốc tế, phối hẻp với các tổ chức đa phương và các cơ quan chuyên môn khác, cung cấp các thông tin cần thiết, xây dựng các dự án hỗ trẻ xuất khẩu Ví dụ: WTO đã xuất bản sổ tay hướng dẫn xuất khẩu cà phê, tổ chức các hội thảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý chất lưẻng hàng xuất khẩu, hỗ trẻ công tác thống kế ngoại thương.v.v

Trang 30

Chương l i

Cơ CHÊ PHÁP LÝ CỦA WTO

ì KHÁI NIỆM VỀ Cơ CHẾ PHÁP LÝ CỦA WTO

1 Cơ chế pháp lý của WTO là gì ?

Cơ chế pháp lý là hệ thống các biện pháp pháp lý tác động đến các mối quan hệ xã hội, nhằm hướng cho các mối quan hệ xã hội phát triển theo một

trật tự nhất định

Cơ chế của WTO là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, cách thức tồn tại, cách thức hoạt động và phát triển của

WTO với ý nghĩa là một tổ chức toàn cỉu về thương mại Còn cơ chế pháp lý

của WTO là hệ thống các biện pháp pháp lý điều chỉnh tất cả các mối quan

hệ xã hội liên quan đến cách thức tổ chức, cách thức hoạt động và phát triển của WTO nhằm đạt được mục tiêu là tự do hoa thương mại trong phạm vi toàn cầu Hệ thống các biện pháp pháp lý này thực chất là hệ thống các quy tắc pháp luật của WTO, được các quốc gia thành viên xây dựng nên, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên của WTO trong quá trình thực hiện toàn cỉu hoa về thương mại

Hệ thống các quy tắc pháp luật của WTO được quy định trong các Hiệp

định quốc tế đa biên và song biên, trong các Thoa thuận, trong các Phụ lục và trong các Cam kết cụ thể của các quốc gia thành viên khi tham gia vào WTO

M ỗ i một Hiệp định hay cả gói các Hiệp định của WTO; mỗi Thoa thuận hay

hệ thống các cam kết có tính thoa thuận của WTO, cùng các Cam kết cụ thể của các quốc gia thành viên, đều có những nguyên tắc những quy định, những thể lệ, những biện pháp pháp lý nhất định vừa thống nhất, vừa đặc thù, điều chỉnh hoạt động của các quốc gia thành viên WTO trong thương mại toàn cỉu Chính các Hiệp định, các Thoa thuận và các Cam kết này đã tạo thành các cơ

chế pháp lý rất đặc thù của WTO: Cơ chế pháp lý tổng quát của WTO Bên

cạnh đó, những quy tắc của WTO quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng lập pháp của WTO và các nguyên tắc cụ thể, điều tiết hoạt động thương mại toàn

cỉu trong lĩnh vực cụ thể lại tạo thành cơ chế pháp lý bên trong của WTO

Như vậy, cơ chế pháp lý của WTO vừa có tính tổng quát, vừa có tính cụ thể

Trang 31

2 Đặc điểm của cơ chế pháp lý của WTO

So với cơ chế pháp lý của GATT, cơ chế pháp lý của WTO có 3 đặc điểm nổi bật sau đây :

- Cơ chế pháp lý của WTO là cơ chế pháp lý của một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ, có các nước thành viên với những cam kết về nghĩa vụ

rõ ràng, còn GATT chỉ có cơ chế pháp lý của những thoa thuận theo hình thức hiệp định lỏng lẻo, ít ràng buộc

- Hệ thảng pháp lý của WTO có tính hệ thảng, đồng nhất, chặt chẽ và

có giá trị ràng buộc mạnh

- Bên cạnh việc công nhận giá trị pháp lý của khoảng 200 Hiệp định

và Thoa thuận đã được thông qua trong thòi kỳ GATT tồn tại, WTO còn quy định thêm 12 Hiệp định về các lĩnh vực thương mại hàng

hoa cụ thể (như sản phẩm dệt may, nông sản, sản phẩm nhiệt đới

v.v ) và thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ (xem bảng 6)

Trong sả các đạc điểm về cơ chế pháp lý của WTO nêu trên, điểm khác biệt trong cơ chế điều chỉnh của WTO so với GATT là cơ chế pháp lý bên trong của WTO, tức là các quy định của WTO về :

- Cơ cấu tổ chức và thủ tục kết nạp thành viên

- Chức nâng lập pháp của WTO

- Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Sự khác biệt giữa WTO và GATT còn thể hiện ở cơ chế pháp lý tổng quát của WTO, tức là ở tính đặc thù pháp lý của các Hiệp định của WTO

Đây cũng chính là 4 vấn đề thuộc đải tượng phân tích của Chương l i

này

li MỘT SỐ Cơ CHẾ PHÁP LÝ CỎ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA WTO

1 Cơ chế pháp lý điều chỉnh cơ cấu tổ chức của WTO

LI Cơ cấu tổ chức của WTO

Cơ cấu về tổ chức của WTO được quy định tại Điều IV của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO (sau đây gọi tắt là Hiệp định thành lập WTO) Theo quy định, bên cạnh Ban thư ký đứng đầu là Tổng giám đảc, WTO còn có Hội nghị cấp Bộ trưởng, có thành phẩn gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, tổ chức họp ít nhất hai năm Ì lần, và Hội đồng chung, có thành phần từ

Trang 32

đại diện của tất cả các nước, được tổ chức họp giữa các kỳ họp của Hội nghị

- Các Hối đổng khác Có thể tóm tắt tính chất và chức năng của một số các Hội đồng khác đó như sau :

Các Hội đồng điều hành về các lĩnh vực thương mại hàng hoa, thương mại dịch vụ và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại, được thành lập và hoạt động theo quy định của Hội đồng chung Hội đổng về thương mại hàng hoa giám sát việc thực hiện Hiệp định chung về thương mại hàng hoa Hội đồng về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại có chức năng theo dõi việc thi hành Hiệp định trong lĩnh vực này Các Hội đồng thực hiện chức năng được giao theo quy định của các Hiệp định tương ứng và của Hội đồng chung Các nguyên tắc và thủ tục hoạt động do các Hội đồng tự soạn thảo và phải được Hội đồng chung thông qua Tất cả các nước thành viên đểu có thể cử đại diện tham gia các Hội đồng Các

tổ chức hỗ trợ khác như các Uy ban chuyên trách, các ban hoặc nhóm công tác, đều có thể được xem xét để thành lập Các tổ chức này hiện nay gồm có

Uy ban về thương mại và phát triển, uỷ ban về thương mại và hạn chế cân đối thanh toán và Uy ban về ngân sách, tài chính và quản trị.v.v (xem bảng 5)

Trang 33

Bảng 5: Cơ cấu tổ chức của WTO

Các Úy ban về các vấn đề:

-Thương mại và mói trường

-Thương mại và phát triển

Tiểu ban về các nước chậm

Hội đồng điều hành các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền

sả hữu trí tuệ

Hội đồng điều hành về thương mại dịch vụ

Các Úy ban về các vấn đề:

- Tiếp cận thị trường

- Nông nghiệp

- Các biện pháp Vệ sinh và Phòng dịch

- Rào cản thương mại có tính

kố thuật

- Các biện pháp Trợ cấp và Bù trừ

- Các tập quán chống bán phá giá

- Định giá hải quan

- Xí nghiệp Quốc doanh

- Kiểm nghiệm hàng trước khi giao

Các Úy ban về các vấn đề:

- Thương mại về các dịch vụ tài chính

- Các uỷ ban cụ thể Các Ban công tác về vấn đề:

- Các dịch vụ chuyên môn

- Các quy tắc của GATT

Đa phương:

- ủy ban về mậu dịch, máy bay dân sự

- Uy ban về mua sắm của Chính phủ

Nguồn: tài liệu của Ban thư ký WTO phát hành năm 1997

Trang 34

- Ban Thư ký của WTO do một Tổng Thư ký lãnh đạo Hội nghị Bộ trưởng sẽ bổ nhiệm Tổng Thư ký và thông qua các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, điều kiện phục vụ và thời hạn phục vụ của Tổng Thư ký

Trách nhiệm của Tổng thư ký và đội ngũ nhân viên của Ban Thư ký sẽ phải hoàn toàn mang tính quốc tế Khi thực hiện bổn phận của mình, Tổng Thư ký và đội ngũ nhân viên của Ban Thư ký sẽ không được phép tìm kiếm hoặc chấp nhận nhỳng chỉ thị từ bất kỳ một chính phủ hoặc một cơ quan nào khác bên ngoài WTO

1.2 Tư cách pháp lý của WTO trong mối quan hệ với các tố chức khác

Là một tổ chức quốc tế, WTO có tư cách pháp nhân (điều VUI điểm Ì của Hiệp định Maưakesh) và là một chủ thể pháp luật độc lập trong lĩnh vực thương mại quốc tế khi tham gia vào các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế khác

Tư cách pháp nhân của WTO do chính các nước Thành viên trao cho để WTO thực thi được chức năng của mình WTO cũng được mỗi nước thành viên trao cho nhỳng đặc quyền bất khả xâm phạm khi cần thiết để thực thi nhiệm vụ và chức năng của mình Nhỳng đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm cũng được trao cho cả các nhân viên của WTO và đại diện của các nước thành viên, khi cần thiết, để họ thực thi độc lập các chức năng của họ trong khuôn khổ WTO Toàn bộ nhỳng đặc quyền và quyền bất khả xám phạm nói trên đã được quy định trong Công ước về đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan chuyên môn, được Đại hội Đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 21/11/1947

Trong mối quan hệ với các tổ chức khác, Đại hội đồng của WTO có thẩm quyền trong việc đưa ra sự sắp xếp thích hợp, hiệu quả cho việc hợp tác giỳa WTO với các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ hoạt động trong phạm vi nhỳng vấn đề tương ứng trong WTO

1.3 Quy định về các nước thành viên

Hiện nay WTO đã có 144 nước thành viên WTO phân biệt 4 nhóm nước thành viên Đó là: nhóm các nước phát triển, đang phát triển, kém phát triển nhất và nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi Tại Hội nghị Bộ

Trang 35

trưởng họp tại Giơnevơ năm 1998, WTO nêu ra "một số nền kinh tế nhỏ bé" trong khuôn khổ của các nước đang phát triển.3

Khi phân loại nhóm các nước kém phát triển nhất, WTO dựa theo sự xếp hạng của Liên hợp quốc Nghĩa là, tất cả các nước được Liên hợp quốc xếp hạng là "kém phát triển nhất" cũng được WTO thừa nhận và được WTO đối xắ như các nước kém phát triển nhất trong WTO Hiện nay có 48 nước thuộc nhóm này

Đ ố i với nhóm các nước đang phát triển, việc xác định một quốc gia là

"đang phát triển" được thực hiện theo nguyên tắc "tự nhận"

Những nước trước đây có nền kinh tế kế hoạch tập trung (như Liênxô

cũ, các nước Đông và Trung Âu, Việt Nam v.v ) nhưng hiện nay đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì được WTO xếp và đối xắ như những nền kinh tế chuyển đổi

Những nước thành viên còn lại được WTO coi là những nuác phát triển Ngoài việc phân biệt ra 4 nhóm nước nêu trên, WTO còn phân biệt các nước là thành viên sáng lập của WTO Các nước thành viên sáng lập là các nước đã ký kết Hiệp định GATT 1947 và Cộng đồng Châu Âu đã thông qua Hiệp định thành lập WTO và các Hiệp định thương mại đa biên với các danh mục nhượng bộ và cam kết là phụ lục của GATT 1994, phụ lục GATS

Điều XI Hiệp định thành lập WTO quy định vấn đề tư cách hội viên, trong đó nêu rõ, đối với các nước mà Liên hợp quốc công nhận là những nước kém phát triển chỉ phải thực hiện các cam kết của mình trong phạm vi phù hợp với mức độ phát triển, các nhu cầu về thương mại, tài chính và những khả năng về tổ chức, quản lý của họ

2 Chức năng lập pháp của WTO

Chức năng lập pháp của WTO là chức năng ban hành các quy định, nguyên tắc, quy tắc điều chỉnh quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các nước thành viên trong quá trình tham gia vào lĩnh vực thương mại toàn cầu

Những vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan đến chức năng lập pháp của WTO là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thủ tục ra quyết định, cách giải thích các quy định, thủ tục sắa đổi hiệp định, thủ tục kết nạp thành viên v.v

' Tuyên bố cùa các Bộ trưởng tại Hội nghị Giơnevơ 1998 Hướng dãn doanh nghiệp về Hệ thốn- thuôn" mai thế giới NXB Chính trị quốc gia, HN 2001, tr.19 '

Trang 36

Tìm hiểu những vấn đề này sẽ giúp làm rõ được cơ chế pháp lý bên trong của WTO

2.1.Thủ tục ra quyết định

Thủ tục ra quyết định là vấn đề quan trọng của bất cứ tổ chức quốc tế nào Liệu quyền bỏ phiếu có cần được quy định tuy theo tỷ lệ, quy mô lớn bé của các quốc gia hay dộa trên cơ sở mỗi quốc gia có quyền bỏ một phiếu? Liệu nguyên tắc biểu quyết theo đa số có cần được áp dụng hay không? Nguyên tắc này thường được ưa chuộng, nhưng cũng tỏ ra có những bất lợi

Đó là trường hợp nếu có nhiều nước lớn thua phiếu, thì chắc là họ khó có thể đồng ý giành nhiều quyền ra quyết định bắt buộc cho các tổ chức quốc tế này GATT cũng đã gặp phải những vấn đề này và đã giải quyết vấn đề bằng cách

áp dụng nguyên tắc đồng thuận trong việc ra các quyết định

Điều IX của Hiệp định thành lập WTO quy định thủ tục ra quyết định Điều luật này quy định rằng việc ra các quyết định vẫn tiếp tục được thộc hiện trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận, được quy định trong Hiệp định GATT 1947 chứ không phải bằng bỏ phiếu Phương pháp này, theo WTO, là nhằm bảo đảm cho quyền lợi của các thành viên được coi trọng Theo nguyên tắc này, tại cấc cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng và Hội đồng chung, một quyết định

sẽ được thông qua nếu không có thành viên nào thể hiện ý kiến phản đối chính thức Trường hợp ngược lại, hay, nói cách khác, khi không đạt được sộ đồng thuận, các vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phụ tùng đa số và mỗi nước thành viên được bỏ một phiếu Khối Cộng đồng Châu Âu có số phiếu tương đương với số lượng thành viên của cộng đồng là thành viên của WTO

2.2 Cách giải thích Hiệp định

Theo khoản 2 Điều IX của Hiệp định Marrakesh thì Hội nghị Bộ trưởng

và Hội đồng chung là những cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại đa biên Quyết định về giải thích Hiệp định phải được đa số 3/4 các nước thành viên biểu quyết tán thành Điều luật này cũng quy định không được sử dụng quy định này để làm giảm giá trị pháp lý của các quy định được sửa đổi tại Điều X

Xung quanh vấn đề giải thích Hiệp định, nhiều câu hỏi có tính chất học thuật đã được đặt ra về tính hiệu lộc bắt buộc của các văn bản giải thích và mối quan hệ giữa các vãn bản này với nhau Ví dụ, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa một điều khoản của Hiệp định Maưakesh về thành lập WTO, với

Trang 37

bất kỳ một Hiệp định đa biên nào, thì điểu khoản của Hiệp định Marrakesh sẽ được ưu tiên áp dụng

vô hiệu hoa các quyền, do quyết định khước từ gây ra, có quyền viện dẫn các quy định về giải quyết tranh chấp để đề nghị xem xét lởi quyết định khước từ

đó

2.4 Thủ tục sủa đổi Hiệp định

Trước đây, các nước thành viên GATT lựa chọn phương pháp sử dụng các vòng đàm phán và các bộ luật trong hoởt động lập pháp của mình, vì việc sửa đổi chính thức Hiệp định thành lập GATT là hết sức khó khăn Hiện nay, theo quy định tởi Điều X của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, thì đề nghị sửa đổi Hiệp định phải có 2/3 số phiếu tán thành Đối với nội dung sửa đổi các Điều luật cụ thể thì phải được đa số tuyệt đối thông qua Các quy định này được thể hiện tởi Điều IX của Hiệp định thành lập WTO liên quan đến vấn đề ra quyết định và tởi các Điều ì, n của Hiệp định GATT 1994, khoản Ì của Hiệp định TRIPS Các vấn đề sửa đổi khác được quyết định theo đa số 2/3

Trang 38

phiếu thuận và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các nước thành viên bỏ phiếu tán thành

Bằng cách biểu quyết theo đa số 3/4 , Hội nghị Bộ trưởng có thể quyết định cho phép các nước thành viên, có ý kiến không chấp nhận các sửa đổi, trong thặi hạn nhất định, được tự do quyết định việc rút khỏi hoặc vẫn tiếp tục

là thành viên của WTO với sự đồng ý của Hội nghị Bộ trưởng Đối với các điều khoản sửa đổi mà không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên, thì chỉ cần biểu quyết theo đa số 2/3 để làm cho các điều khoản này có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên Các sửa đổi đối với các quy định của Hiệp định giải quyết tranh chấp và Hiệp định về cơ chế thẩm định chính sách thương mại (TPRM) được quyết định theo nguyên tắc đồng thuận

2.5.Thủ tục gia nhập WTO

WTO quy định rằng, bất kỳ một quốc gia hay vùng thuế quan riêng biệt nào có quyền tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề của Hiệp định thành lập WTO, cũng như Hiệp định đa biên, đều có thể gia nhập WTO theo các điều khoản thoa thuận giữa quốc gia đó với WTO Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra Theo quy định, việc gia nhập vào WTO của một nước nào đó sẽ được thông qua nếu có 2/3 số thành viên của WTO chấp thuận tại Hội nghị Bộ trưởng

2.6 Một sô thủ tục pháp lý khác

•> Công nhận hiệu lực Hiệp định và rút khỏi Hiệp định

Điều XIV của Hiệp định thành lập WTO quy định về vấn đề công nhận

và hiệu lực của Hiệp định Vấn đề rút khỏi Hiệp định được quy định tại Điều

XV Theo quy định tại khoản 5 Điều XVI, thì các nước không có quyền bảo lưu đối vói các quy định của Hiệp định đa biên của WTO, họ chỉ được thực hiện quyền này đối với các quy định của các Hiệp định thương mại nhiều bên

trong phạm vi mà các hiệp định đó đã quy định

Bất kỳ một nước thành viên nào cũng có thể rút khỏi WTO Việc rút khỏi WTO sẽ có hiệu lực ngay sau khi hết 6 tháng kể từ ngày Tổng Thư ký của WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi đó

• Các quy định cố tính yêu cẩu của WTO về pháp luật trong nước của các nước thành viên

Theo quy định tại khoản 4 Điều XVI của Hiệp định thành lập WTO

các nước thành viên phải bảo đảm để các đạo luật, quy định và các thủ tục

Trang 39

hành chính của nước mình phù hợp với các nghĩa vụ của họ được quy định trong các Hiệp định Như vậy, một khi muốn gia nhập WTO, các nước phải

làm hàng loạt các công việc có tính thủ tục pháp lý, trong đó có nhiệm vụ hết

sức phức tạp là phải điều chỉnh, sửa đổi pháp luật của nước mình cho phù hợp

v ớ i nhấng quy định bắt buộc của WTO Đây là yêu cầu có tính bắt buộc của

W T O đối với các nước khi nhấng nưóc này muốn gia nhập WTO

3 Cơ chế trao đổi ý kiến và giải quyết tranh chấp

3.1.CƠ chế trao đổi ý kiến và giải quyết tranh chấp theo hệ thống GATT

Đ ố i với bất kỳ hệ thống pháp luật nào, để hoạt động có hiệu quả, không

chỉ đòi hỏi việc tuân thủ pháp luật của tất cả mọi người, mà còn cần phải có hệ thống hấu hiệu trong việc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp Phương

cách truyền thống mà GATT sử dụng trong việc ngăn ngừa và giải quyết tranh

chấp tập trung vào việc trao đổi ý kiến, hoa giải giấa các bên Trao đổi ý kiến

được xem là biện pháp cần thiết đầu tiên trong lĩnh vực này Hiệp định GATT

có một vài điều khoản về thủ tục giải quyết tranh chấp, trong đó các quy định

quan trọng nhất được thể hiện tại các Điều XXII (thủ tục trao đổi ý kiến) và

X X I I I (thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành)

Theo quy định tại điều XXII của Hiệp định GATT, thì các nước thành viên có thể sử dụng cơ chế trao đổi ý kiến để giải quyết bất cứ vấn đề gì có ảnh hưởng đến việc thi hành Hiệp định Theo quy định tại điều XXIII, cơ chế trao đổi ý kiến cũng được sử dụng khi một nước thành viên có quyền lợi, trực

tiếp hay gián tiếp, theo quy định của Hiệp định GATT, bị xâm hại hay bị vô hiệu Nếu vụ việc không thể giải quyết được bằng phương pháp trao đổi ý

kiến, hoa giải, thì nguyên đơn có thể đề nghị Hội đồng của GATT thành lập

Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp, để giải quyết Nhóm chuyên gia giải

quyết tranh chấp có thẩm quyền điều tra, xem xét lời khai và lập luân của các bên tranh chấp và đưa ra ý kiến kết luận về vụ tranh chấp trong một bản Báo

cáo Trường hợp các bên tranh chấp không tự giải quyết được với nhau trước

k h i có Báo cáo về giải quyết vụ việc, thì Báo cáo này được trình ra Hội đồng

để thông qua Việc thông qua Báo cáo được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc

đổng thuận Nếu sau khi Báo cáo được thông qua, mà các bên không thực hiện

các khuyến nghị được nêu trong báo cáo trong thời hạn quy định, thì nguyên đơn có quyền áp dụng các hành động trả đũa dưới sự bảo trợ của Hội đồng

Trang 40

Một số ít các vụ tranh chấp được giải quyết theo quy định của GATT Trong khoảng thòi gian từ 1948 đến 1986, chỉ có 104 vụ việc được giải quyết, trong đó 52 vụ việc do Nhóm chuyên gia, giải quyết tranh chấp trực tiếp giải quyết Nhìn chung, chỉ một số rất hạn chế các nước sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp, thông qua xét xử của Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp, và có một số trường hợp, vụ việc tuy đã kết thúc nhưng không mang lại kết quả

Tất cả các nước thành viên có đại diện trong Hội đứng của GATT được trao quyền ra quyết định cuối cùng đối với các tranh chấp có liên quan đến các nước thành viên Nếu một nước thành viên vi phạm quy định quan trọng nhất của Hiệp định, thì các nước thành viên có cùng hành động, có thể uy quyền cho các nước bị hại, căn cứ vào Điều XXIII, đình chỉ việc thực hiện Hiệp định đối với nước vi phạm nghĩa vụ cắt giảm thuế quan và các nghĩa vụ khác, khi xét thấy cần thiết trong các trường hợp đặc biệt Như vậy, theo hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT, thì các biện pháp và thủ tục áp dụng trong việc xử lý vi phạm, xét về bản chất, rõ ràng mang tính chất chính trị và kinh tế nhiều hơn là pháp lý

Hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT có rất nhiều nhược điểm, nhất là các vấn đề về thủ tục Việc thoa thuận về thành lập Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp, thành phần Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp và các điều khoản tham chiếu tốn rất nhiều thời gian Bên cạnh đó, việc thông qua Báo cáo của Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp và việc thi hành các khỵê'n nghị của Báo cáo thường gặp rất nhiều khó khăn và chậm trễ Việc tứn tại các cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau theo quy định của GATT và các Hiệp định của vòng đàm phán Tôkyô càng làm cho thủ tục giải quyết tranh chấp trở nén phức tạp Với xu hướng ngày càng gia tăng các tranh chấp

về thương mại, thì cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT được quy định như vậy, ngày càng có nguy cơ bị mất tín nhiệm

Việc cải tiến các thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đã được tiến hành vào năm 1989, trong quá trình diễn ra vòng đàm phán Uruguay Kết quả

là thòi hiệu đối với việc trao đổi ý kiến hoa giải giữa các bên, thời hạn thành lập Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp, các quy định về thành phần và phương pháp hoạt động của Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp, thời hạn

về việc ra quyết định để thông qua báo cáo của Nhóm chuyên gia giải quyết tranh chấp và cơ chế giám sát đối với việc thi hành các khuyến nghị đã được

Ngày đăng: 10/12/2013, 19:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng l: Các vịng đàm phán của GATT N ă m Địa  - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
Bảng l Các vịng đàm phán của GATT N ă m Địa (Trang 11)
Tại hai vịng sau này, do tình hình thương mại thếgiới cĩ nhiều thay đổi nên một số lĩnh vực mới đưồc bổ sung và đưa vào chương trình nghị sự của các  cuộc đàm phán tại vịng Tokyo rồi tiếp đến là vịng Urugoay diễn ra trong bối  cảnh của các cuộc tổng khủng - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
i hai vịng sau này, do tình hình thương mại thếgiới cĩ nhiều thay đổi nên một số lĩnh vực mới đưồc bổ sung và đưa vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán tại vịng Tokyo rồi tiếp đến là vịng Urugoay diễn ra trong bối cảnh của các cuộc tổng khủng (Trang 12)
tắc" về hàng rào phi thuế quan (xem bảng 2). Tuy nhiên, trong phần lớn trường - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
t ắc" về hàng rào phi thuế quan (xem bảng 2). Tuy nhiên, trong phần lớn trường (Trang 13)
Bảng 3: 15 chủ đề tại vịng đàm phán Urugoay - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
Bảng 3 15 chủ đề tại vịng đàm phán Urugoay (Trang 14)
Bảng 5: Cơ cấu tổ chức của WTO - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
Bảng 5 Cơ cấu tổ chức của WTO (Trang 33)
Bảng 6: Các Hiệp định của WTO" A. Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới  B - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
Bảng 6 Các Hiệp định của WTO" A. Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới B (Trang 50)
iẫxS- Mị ú cM f&Ợfy 4*» ư - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
i ẫxS- Mị ú cM f&Ợfy 4*» ư (Trang 93)
TO M; QlAN TINH HÌNH NGHIÊN ca (ĩ TRONG VÀN GO ÀI NI ĩc - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mục tiêu thiết lập cơ chế pháp lý ở quy mô toàn cầu cho lĩnh vực thương mại quốc tế và khả năng thích ứng của pháp luật việt nam
l AN TINH HÌNH NGHIÊN ca (ĩ TRONG VÀN GO ÀI NI ĩc (Trang 93)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w