1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

22 782 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 445,8 KB

Nội dung

Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Nguyễn Thị Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Qu

Trang 1

Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại

thế giới (WTO) Nguyễn Thị Thanh Hà

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07

Người hướng dẫn: PGS.TS Tạ Kim Ngọc

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Trình bày khái niệm, vai trò, nội dung của điều chỉnh chính sách thương mại

quốc tế, làm rõ sự cần thiết điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO, đưa ra kinh nghiệm điều chỉnh của Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trình bày khái quát quá trình hội nhập và một số cam kết chính của Việt Nam khi gia nhập WTO Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam về các mặt điều chỉnh chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan, làm rõ những điểm hợp lý, những bất cập còn tồn tại cần điều chỉnh trong quá trình Việt Nam hội nhập WTO Đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam như: Giải pháp về phía nhà nước; giải pháp đối với các doanh nghiệp; giải pháp đối với các hiệp hội

Keywords: Chính sách thương mại; Thương mại quốc tế; Tổ chức thương mại thế giới;

Việt Nam

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 có một ý nghĩa lịch sử đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Kể từ thời điểm này, Việt Nam mới chính thức hội nhập với thế giới một cách sâu sắc, toàn diện và với một tư cách bình đẳng như tất cả các nước thành viên khác của WTO So với một cơ chế tự nguyện của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), một cơ chế lỏng lẻo của Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA), các cam kết gia nhập WTO mang tính ràng buộc pháp lý cao hơn rất nhiều, buộc Việt Nam phải tuân thủ luật chơi chung của thể chế toàn cầu này Đồng thời, mọi phân biệt đối

Trang 2

xử giữa Việt Nam với các thành viên còn lại của WTO trong việc tiếp cận thị trường thế giới sẽ

bị rỡ bỏ, tạo nên một cơ hội rộng lớn đối với hàng hoá và các doanh nghiệp Việt Nam

Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải điều chỉnh các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa bảo vệ người tiêu dùng vừa bảo vệ sản xuất nội địa và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Mặt khác, WTO vẫn đang tiếp tục vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh

tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn thế giới Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn để bảo hộ sản xuất trong nước của họ Điều đó đòi hỏi các nước gia nhập WTO phải có sự điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế một cách linh hoạt, vừa phù hợp với những quy định của WTO vừa vượt qua được những rào cản thương

mại ngày càng tinh vi và phức tạp của các nước Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Điều chỉnh

chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)” cho Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

2 Tình hình nghiên cứu

Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến chính sách thương mại và điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập như:

1/ GS TS Bùi Xuân Lưu (1995), Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hoá thương mại trong

quá trình hội nhập, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

2/ PGS.TS Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập,

NXB CTQG

3/ GS TS Bùi Xuân Lưu (2003), Những điều chỉnh trong chính sách thương mại Việt

Nam sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Hiện trạng và phương hướng tiếp tục điều chỉnh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

4/ TS Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Một số vấn đề về chính sách thương mại của Việt Nam

sau 20 năm đổi mới, Viện Nghiên cứu thương mại

5/ TS Phạm Thị Thanh Bình (2006), Cải cách thương mại của Việt Nam trước khi gia

nhập WTO, Viện Kinh tế thế giới

Tuy nhiên, những đề tài này chưa đi sâu đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong qúa trình hội nhập WTO, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

- Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ thực trạng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế; phân tích, đánh giá những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO; đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những điều chỉnh trong

chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế về hàng hoá (chính sách thuế quan và các chính sách phi thuế quan) của Việt Nam trong quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin; phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp thực chứng và dự báo

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về chính sách thương mại quốc tế và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế, phân tích thực trạng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO

7 Bố cục luận văn

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU CHỈNH

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG HỘI NHẬP WTO

1.1 Khái niệm, vai trò và nội dung của điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO

1.1.1 Khái niệm, vai trò của chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó Chính sách thương mại quốc tế có hai chức năng cơ bản:

Một là, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước

Trang 4

Hai là, bảo vệ thị trường nội địa

Chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng bởi hai xu hướng cơ bản:

- Xu hướng bảo hộ mậu dịch: bảo vệ ngành công nghiệp “non trẻ”; tạo nguồn tài chính

công; khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp trong nước; thực hiện phân phối lại thông qua việc áp dụng chế độ bảo hộ

- Xu hướng tự do hoá thương mại: điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần các công cụ bảo

hộ mậu dịch

1.1.2 Các công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế

a Biện pháp thuế quan

- Thuế phần trăm: đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hoá xuất nhập khẩu

- Thuế tuyệt đối: bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng xuất nhập khẩu

- Thuế hỗn hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối

- Hạn ngạch thuế quan: Hàng hoá trong hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất thấp còn ngoài hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất cao hơn

- Thuế đối kháng (thuế trợ cấp xuất khẩu) đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp

- Thuế chống bán phá giá: đánh vào hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh

- Thuế thời vụ: Khi vào thời vụ thu hoạch thì áp dụng thuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thường

- Thuế bổ sung: thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp

- Thuế phi tối huệ quốc (thuế thông thường): Đây là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với các nước chưa phải là thành viên WTO

- Thuế tối huệ quốc: loại thuế các nước thành viên WTO áp dụng cho nhau

- Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP): là loại thuế ưu đãi cho một số hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển được các nước phát triển cho hưởng GPS

- Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do: là loại thuế có mức

thuế suất thấp nhất hoặc bằng 0 đối với nhiều mặt hàng

b Các biện pháp phi thuế quan

- Trợ cấp: gồm các chính sách và biện pháp kinh tế tác động gián tiếp đến hoạt động thương mại: chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả…

- Các biện pháp hạn chế định lượng: Cấm xuất nhập khẩu(vũ khí, đạn dược, ma tuý, hoá chất độc hại); hạn ngạch xuất nhập khẩu (số lượng hoặc giá trị hàng hoá được phép xuất khẩu nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định; cấp phép xuất nhập khẩu (sử dụng các biện pháp cấp phép không tự động cũng dẫn tới các rào cản thương mại về thủ tục hành chính và chi phí tăng)

Trang 5

- Các biện pháp quản lý về giá: giá tính thuế hải quan (giá giao dịch có tính đến những

điều chỉnh nhất định như phí hoa hồng, môi giới, đóng gói); phụ thu (phần thu thêm ngoài thuế nhập khẩu có tác dụng bình ổn giá cả, tạo nguồn thu cho ngân sách và bảo hộ sản xuất trong nước)

- Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp: Chỉ có những doanh nghiệp do nhà nước chỉ

định mới được có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu một số loại hàng hoá

- Hàng rào kỹ thuật: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật: gồm các biện pháp cần thiết để

bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, ; kiểm dịch động thực vật: các tiêu chuẩn, phương pháp sản xuất, chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận, ; quy định về nhãn mác hàng hoá: quy định chi tiết về tiêu chuẩn trong nhãn mác đối với hàng hoá nhập khẩu

- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự (tự vệ, chống trợ cấp, chống bán phá giá)

- Các biện pháp quản lý hành chính: Thủ tục hải quan, quy định về mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ; quy định về thanh toán

- Các biện pháp mới; Các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động

1.1.3 Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO

a Khái quát về tổ chức thương mại thế giới (WTO)

WTO vốn có tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) ra đời năm 1947 Đây là Hiệp định đa phương cấp chính phủ về vấn đề thuế quan – thương mại được

ký kết sau chiến tranh thế giới 2 với mục đích xoa dịu những mâu thuẫn kinh tế, chính trị giữa các nước trên thế giới WTO chính thức ra đời ngày 01/01/1995 theo Hiệp định thành lập tổ chức này ký tại Marrekesh (Marốc) ngày 15/4/1994 thay thế cho GATT 1947 Ban đầu WTO có 130 thành viên Đến nay đã có 153 thành viên trong đó 2/3 là các nước đang phát triển và kém phát triển Đây là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu chiếm trên 90% giá trị thương mại thế giới

b Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO

- Điều chỉnh chính sách thuế quan là việc điều chỉnh (cắt giảm) các mức thuế trong nước nhằm đạt tới một hệ thống thuế quan có cơ cấu hài hoà hoá với mục tiêu hiệu quả kinh tế, dễ dự báo và dễ điều hành, phù hợp với thông lệ quốc tế

- Điều chỉnh chính sách phi thuế quan là việc hạn chế dần tiến tới loại bỏ việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan

c Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập WTO phải đảm bảo thoả mãn các điều kiện:

Trang 6

- Phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO: không phân biệt đối xử (nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT); thương mại ngày càng được tự do hơn; chính sách thương mại phải được điều chỉnh sao cho dễ dự đoá; chính sách thương mại phải được điều chỉnh theo hướng tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

- Phải phù hợp với những cam kết gia nhập WTO

- Thúc đẩy nội lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia và thu hút ngoại lực

.1.2 Sự cần thiết điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO

1.2.1 Tiếp tục phát huy những thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được

Tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong một vài năm gần đây được đánh giá

cao trong khu vực với tốc độ 8,17% năm 2006; 8,48% năm 2007 (đứng thứ 3 sau Trung Quốc và

Ấn Độ) Cơ cấu các ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm Xuất khẩu tăng trưởng trung bình 15-20% Sau hơn 20 năm mở cửa, Việt Nam đã thu hút được 51 tỷ USD vốn FDI

1.2.2 Đáp ứng đòi hỏi bức xúc của tự do hoá thương mại

Quá trình hội nhập đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, đổi mới nền kinh tế trong nước Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo ra sức ép buộc các nước phải mở cửa, tự

do hoá để hội nhập mạnh hơn, nhanh hơn

1.2.3 Thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam

Sau khi gia nhập WTO, các thành viên phải điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế nhằm thực thi các cam kết gia nhập WTO: chỉ được bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không sử dụng các hạn chế định lượng; mức thuế quan phải giảm dần và ràng buộc không tăng trở lại; áp dụng quy chế MFN, quy chế NT

1.2.4 Khắc phục tình trạng bảo hộ quá mức đối với sản xuất nội địa

Sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta rất yếu Một phần do chính sách thương mại của

nước ta vừa qua thực hiện nhằm bảo hộ sản xuất nội địa là chính 1.2.5 Tăng cường hiệu quả

kinh tế, giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gia nhập WTO

Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế nhằm tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn từ việc gia nhập WTO đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi từ việc gia nhập WTO và thực hiện công bằng xã hội

1.3 Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc trong hội nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho việt nam

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

a Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Trước khi mở cửa, Trung Quốc kiểm soát tất cả các hoạt động ngoại thương Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO và quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã được mở rộng hơn Tuy

Trang 7

nhiên, Trung Quốc vẫn quy định 5 nhóm mặt hàng vẫn do doanh nghiệp nhà nước được chỉ định thực hiện (cao su thiên nhiên, gỗ dán, lông cừu, sợi dệt chứa hợp chất hữu cơ và thép)

b Thuế quan

Thuế quan hàng nông sản giảm từ mức 21,3% trước khi gia nhập WTO vào năm 2000 xuống còn 15,5% năm 2006, trở thành một trong những quốc gia có tổng mức thuế quan hàng nông sản thấp nhất trên thế giới hiện nay (mức thuế trung bình của thế giới là 62%) Năm 2007, thuế quan trung bình tổng thể của Trung Quốc giảm còn 10,1%, giảm 35% so với năm 2000 (15,6%)

* Hạn ngạch thuế quan:

Năm 2006, các sản phẩm thuộc hạng mục quản lý bằng hạn ngạch thuế quan bao gồm: Lúa mạch, gạo, ngô, đường ăn, bông, sợi len (thuế quan dưới 10% đối với lượng hàng nhập khẩu trong hạn ngạch, trên 10% đối với lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch)

c Hạn ngạch

Năm 2000, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng Sau khi gia nhập WTO chế độ hạn ngạch với hơn một nửa nhóm hàng trên đã được bãi bỏ Đến ngày 01/01/2005, Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu

d Chính sách hỗ trợ

- Hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân trồng lương thực, hỗ trợ mở rộng giống, hỗ trợ thu mua máy móc nông cụ, hỗ trợ tổng hợp tư liệu sản xuất nông nghiệp; quy định giá thu mua thấp nhất lương thực, lúa gạo, lúa mỳ,…

e Giấy phép xuất nhập khẩu

Năm 1993, số nhóm hàng phải xin phép nhập khẩu là 53, giấy phép xuất khẩu là 138 Năm 2004, hàng hoá thực hiện quản lý bằng giấy phép hạn ngạch nhập khẩu gồm: ô tô và linh kiện ô tô, hàng hoá thực hiện quản lý bằng giấy phép nhập khẩu: thiết bị sản xuất đĩa CD, VCD, hoá chất do cơ quan nhà nước quản lý,…

f Định giá hải quan

Nguyên tắc cơ bản: ưu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng

nhập khẩu và tiến hành điều chỉnh trên cơ sở giá giao dịch thực tế này, sau đó giá giao dịch sẽ được áp dụng để tính thuế

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam cần ra sức tận dụng các điều khoản ngoại lệ của WTO tiến hành bảo

hộ trọng điểm đối với các ngành trong nước

Thứ hai, nhanh chóng nắm vững và áp dụng điều khoản bảo hộ phi thuế quan thông dụng

quốc tế

Thứ ba, đi sâu cải cách, không ngừng thúc đẩy đổi mới cơ chế có thể tiếp nối được với hệ

thống quy tắc của WTO

Trang 8

Thứ tư, cần có các quy định rõ ràng, cụ thể trong hệ thống luật pháp buộc các doanh

nghiệp phải thực hiện

Thứ năm, phải dốc sức bồi dưỡng nhân tài thích ứng với yêu cầu của WTO

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT

NAM TRONG HỘI NHẬP WTO 2.1 Khái quát quá trình hội nhập WTO của Việt Nam và một số cam kết chính

2.1.1 Khái quát quá trình hội nhập WTO của Việt Nam

Năm 1995 khi Việt Nam nộp đơn chính thức xin gia nhập WTO Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đã họp 14 phiên đàm phán đa phương Ngày 26/8/1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về chế độ ngoại thương trả lời khoảng 3.000 nhóm câu hỏi để làm rõ về chính sách kinh tế – thương mại Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phương với 28 nước thành viên WTO có yêu cầu đàm phán

Ngày 7/11/2007, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Ngày 12/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO (30 ngày sau khi WTO nhận được thông báo về việc Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị định thư gia nhập WTO)

2.1.2 Một số cam kết chính của Việt Nam

- Cam kết chung:

Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO: TRIMS, TRIPS, SPS, CVA, TBTs, ILP,…; cam kết tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử trong WTO; loại bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu; bãi

bỏ chế độ hai giá; bãi bỏ áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cam kết về quyền kinh doanh; cam kết cải cách chính sách đầu tư

- Cam kết về thương mại hàng hoá:

Về thuế nhập khẩu, mức cam kết chung là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trong 5-7 năm Phí và lệ phí giảm xuống gần như bằng 0

- Cam kết về thương mại dịch vụ:

Việt Nam đã cam kết mở cửa 11 ngành và trên 100 phân ngành dịch vụ trong đó có nhiều ngành quan trọng như kinh doanh, tài chính, viễn thông, phân phối, giáo dục, y tế và xã hội

2.2 Thực trạng điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO

2.2.1 Điều chỉnh chính sách thuế quan

a Đối với hàng nhập khẩu

Trang 9

Thuế suất cam kết cuối cùng giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% (bảng 2.1) Thời gian thực hiện sau 5-7 năm Mức thuế bình quân đơn giản đối với một số nhóm hàng nhập khẩu được trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.1 Mức giảm thuế quan trung bình theo cam kết gia nhập WTO

Hàng hoá Khi gia nhập (%) Chính thức gia nhập (%)

Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (Tháng 10/2006)

Việt Nam bắt đầu đánh thuế nhập khẩu theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch ngày 29/12/1987 Năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thay thế cho Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987 Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu cũng đã được sửa đổi, bổ sung năm 1993, 1998 và ngày 14/6/2005

Tính tới ngày 20/4/2006 mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là 11%, mức thuế bình quân đơn giản là 17,4% Con số này tương đương với mức trung bình của Trung Quốc trước khi nước này gia nhập WTO (16%) nhưng cao hơn nhiều so với mức trung bình của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (10%)

Thuế quan được cắt giảm nhiều Mức thuế tối đa giảm từ 200% năm 1999 xuống 120% trong năm 2001 và tiếp tục xuống còn 113% trong năm 2003 Tính tới ngày 20/4/2006 mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là 11%, mức thuế bình quân đơn giản là 17,4%

Trang 10

Năm 2007, chính phủ đã điều chỉnh thuế suất nhập khẩu cho 26 nhóm hàng, bao gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% danh sách thuế đã cam kết Tính chung năm 2007, thuế suất thuế nhập khẩu đã giảm từ 17,8% xuống còn 14,5% theo cam kết

* Hạn ngạch thuế quan

Năm 2007, số mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan giảm xuống còn 4 mặt hàng theo đúng cam kết gia nhập WTO, đó là: trứng gia cầm, đường ăn, muối và thuốc lá Lượng hạn ngạch và mức thuế suất được trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Hạn ngạch thuế quan theo cam kết gia nhập WTO

Mô tả mặt hàng Mã

dòng thuế

Lượng hạn ngạch ban đầu

và thuế suất trong hạn ngạch

Lượng hạn ngạch cuối cùng và thuế suất trong hạn ngạch

Giai đoạn thực hiện

Điều khoản khác

40%

40%

Mức tăng trưởng lượng hạn ngạch hàng năm: 5%

0

55.000 mét tấn 30%

50%

Không giới hạn 25%

0

31.000 mét tấn

30%

15%

Không giới hạn

Không giới hạn

Trang 11

1

Nguồn: Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006)

* Miễn thuế nhập khẩu

Theo Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 tháng 6/2005, hàng thuộc diện miễn thuế nhập khẩu bao gồm các hàng hoá xuất nhập cảnh, hàng hoá chuyển khẩu, hàng hoá viện trợ nhân đạo,…

b Thuế xuất khẩu

Việt Nam áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số khoáng sản và nguồn tài nguyên thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng thô Mục đích của các khoản thuế xuất khẩu này là để bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu các loại hàng hoá chiến lược và để điều chỉnh, hài hoà nguồn thu ngân sách

2.2.2 Điều chỉnh chính sách phi thuế quan

a Trợ cấp

Đối với các sản phẩm nông nghiệp

Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập năm 1999 nhằm hỗ trợ, khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam Các hình thức trợ cấp từ Quỹ

hỗ trợ xuất khẩu gồm: Hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tài chính trực tiếp, thưởng và khen thưởng xuất khẩu

Từ năm 2007, Chính phủ dừng trợ cấp xuất khẩu và không áp dụng các biện pháp khác

để gia tăng xuất khẩu trái với thông lệ quốc tế và không được chấp nhận theo WTO Ngày 2/7/2007, Bộ Thương mại chính thức công bố việc bãi bỏ xét thưởng thành tích xuất khẩu

Trợ cấp phi nông nghiệp

- Nhóm đèn đỏ: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với sản phẩm

và phụ tùng xe hai bánh gắn máy đã được chấm dứt từ ngày 1/1/2003 Thuế suất thuế nhập khẩu

ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các phụ tùng và sản phẩm ngành cơ khí-điện-điện tử được bãi bỏ ngày 29/8/2006 theo Quyết định 43/2006/QĐ-BTC Ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước bị bãi bỏ theo Nghị định 152/2003/NĐ-CP Hỗ trợ phát triển ngành dệt may: Ngày 30/5/2006, Quyết định 155/2001/QĐ-TTg đã bị bãi bỏ và Việt Nam không cấp bất kỳ một khoản giải ngân hay lợi ích trợ cấp nào cho ngành dệt may

- Nhóm đèn vàng: Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án sản phẩm công nghiệp trọng điểm, hỗ trợ các sản phẩm cơ khí, hỗ trợ ngành đóng tàu,

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Mức giảm thuế quan trung bình theo cam kết gia nhập WTO - Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Bảng 2.1. Mức giảm thuế quan trung bình theo cam kết gia nhập WTO (Trang 9)
Bảng 2.3. Hạn ngạch thuế quan theo cam kết gia nhập WTO - Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Bảng 2.3. Hạn ngạch thuế quan theo cam kết gia nhập WTO (Trang 10)
Bảng 2.3.  Hạn ngạch thuế quan theo cam kết gia nhập WTO - Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Bảng 2.3. Hạn ngạch thuế quan theo cam kết gia nhập WTO (Trang 10)
Bảng 2.4. Danh mục hàng hoá dành cho các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc - Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Bảng 2.4. Danh mục hàng hoá dành cho các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w