Các loại câu quan hệ sâu trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 46 - 52)

- Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh:

Câu quan hệ là loại câu biểu hiện quan hệ nào đó giữa hai hay nhiều thực thể, các quan hệ ấy có thể là sự tiếp xúc xã hội, không

1.4. Các loại câu quan hệ sâu trong tiếng Việt

Câu quan hệ sâu là loại câu quan hệ đi sâu vào tìm những đặc tính, thuộc tính, hiện tượng của thực thể tham gia vào quá trình quan hệ, công thức của loại câu quan hệ này được M.A.K.Halliday mô hình hóa như sau:

Theo các nhà nghiên cứu Việt ngữ như Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, Bùi Minh Toán, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Dân và theo kết quả khảo sát trên các văn bản tiếng Việt của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy có nhiều sự tương quan phù hợp của tiếng Việt với mô hình của M.A.K. Halliday, đặc biệt là câu quan hệ sâu có từ “là” nên chúng tôi cũng sử

dụng công thức mô hình của Halliday trong luận văn của mình. Câu quan hệ sâu trong tiếng Việt là loại câu quan hệ thể hiện đặc tính, thuộc tính, hiện tượng, hay tạo ra một mối quan hệ có liên quan, tương đương, giống hoặc đồng nhất giữa các tham thể tham gia giao tiếp.

1.4.1. Câu quan hệđịnh tính

Với quan hệ sâu định tính (hay quy gán) : “x là a” , ta thấy a là một thuộc tính nào đó của x, vậy x là một tham thể mang thuộc tính được gọi là

đương thể, a là một tham thể chỉ ra thuộc tính vốn là của một lớp, một loại nào đó nhưng, đang, hay đã được quy gán cho x. a được gọi là thuộc tính thể.

Thuộc tính thể có thể quy gán cho nhiều đương thể khác nhau do vậy nó không có khả năng xác định đương thể.

Chẳng hạn ví dụ sau:

(53) Đảng ta là một đảng cầm quyền. (HCM)

Đương thể (x) Thuộc tính thể (a)

(54) Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh) là một người gốc Hoa.

Đương thể (x) Thuộc tính thể (a)

mt đảng cm quyn là thuộc tính thể của Đương thể đảng ta trong ví dụ 53, nhưng nó vẫn có thể là một thuộc tính thể của các Đương thể khác. Trung quốc, Cu Ba, Triều Tiên cũng là những nước có một đảng, do đảng cầm quyền. Có thể thay đương thể đảng ta ở (53) bằng các đương thể đảng Trung Quc, đảng Cu Ba, đảng Triu Tiên mà thuộc tính thể mt đảng cm quyn

đều có thể là một thuộc tính của các đương thểđó.

Do tính chất không có khả năng nhận dạng hay xác định cho đương thể

nên các danh từ, cụm danh từ trong câu quan hệ sâu định tính thường không có tính xác định. Cụ thể là khi thuộc tính là danh từ, hay cụm danh từ thì danh từ hay cụm danh từ ấy ắt sẽ không xác định, nó thường bắt dầu bằng từ một, hay những, hoặc không có những yêu tố miêu tả cho thấy thuộc tính đó là duy nhất, là đặc biệt nhất của thực thể trong vai trò đương thể. Cũng chính vì tính chất không xác định, không nhận dạng được đương thể của thuộc tính thể mà hai thành phần đương thể và thuộc tính thể không hoán đổi vị trí cho nhau

được.

Để dò tìm câu quan hệ định tính chúng ta có thể dựa trên câu hỏi: đối tượng x (ai, cái gì) thế nào?. Trong đó, xác định được đối tượng x giúp ta xác

thuộc tính thể. Đồng thời, khi thuộc tính là tính từ thì sự có mặt của vị từ “là” không bắt buộc, còn khi thuộc tính là cụm danh từ thì sự có mặt của vị từ “là” là bắt buộc.

1.4.2. Câu quan hệ đồng nhất

Với câu quan hệđồng nhất : “x là a” chúng ta có x là thực thể được đưa ra để xác định, nhận diện còn a là thực thể dùng để xác định, nhận diện cho x. Như vậy, nói đến x hẳn phải là nói đến a, và ngược lại để như a hẳn phải là x, có nghĩa là x đồng nhất với a. Thuật ngữ được dùng chỉ x gọi là bị đồng nhất thể, thuật ngữ chỉ a gọi là đồng nhất thể.

Ví dụ: (55)

Màu cây trong khói bài thơ xut sc, mang đậm nét hn thơ HDzếnh

Bịđồng nhất thể (x) qt: QH đồng nhất thể (a)

Màu cây trong khói (là tên của một bài thơ của Hồ Dzếnh đã được Dương Thiệu phổ nhạc) là thực thể được đưa ra để xác định, nhận dạng; Bài thơ xut sc, mang đậm nét hn thơ H Dzếnh là thực thể đặc biệt, có thể coi là duy nhất dùng để nhận diện, xác định cho Màu cây trong khói . Như vậy, nói đến

Màu cây trong khói (Bị đồng nhất thể - x ) là nói đến bài thơ xut sc, mang

đậm nét hn thơ H Dzếnh (Đồng nhất thể - a ). Trong ngữ cảnh của sự tình quan hệ nhất định, hai tham thể của quá trình quan hệ sâu đồng nhất này đồng nhất với nhau, có tính chất xác định, nhận dạng cho nhau. Đây là một sự khác biệt lớn, đặc biệt quan trọng để nhận dạng câu QHS đồng nhất và câu QHS

định tính.

Cũng chính do tính chất có khả năng xác định, nhận dạng nhau mà hai tham thể trong quá trình quan hệ sâu đồng nhất hoàn toàn có khả năng hoán

dung của câu sau khi hoán đổi vị trí các tham thể cũng chỉ mang tính chất phỏng nghĩa, vì giữa hai câu tương ứng vẫn có nhiều dị biệt về cấu trúc thông tin.

Trong tiếng Việt, tính không xác định của một danh từ thường được

đánh dấu bằng sự xuất hiện của quán từ những, một trước danh từđó. Ví dụ:

(56) Ấn Độ một thị trường đầy hấp dẫn đối với hãng nước giải khát Coca Cola.(Mỹ)  không xác định. .

(57) Chúng tôi những giáo viên. không xác định

Tính xác định của danh từ hay cụm danh từ được đánh dấu bằng sự có mặt của các thành tố phụ sau danh từ như duy nhất, đầu tiên, cuối cùng

Ví dụ:

(58) Cô ấy người đến sớm nhất .

Một danh từ riêng hay một đại từ khi làm đồng nhất thể cũng thể hiện tính xác định.

Ví dụ:

(59) Lẩu nấm cá nhân đầu tiên có mặt tại Việt Nam KichiKichi. [Lẩu nấm Kichi-Thanh niên số 228, tr.19] Sự có mặt của những từ ngữ hạn định cụ thể về thời gian, không gian cho sự vật được gọi tên ở danh từ chung.

Ví dụ:

(60) Ngày ra Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở ngày 6-9. (Hỏi đáp pháp luật, 28.TD)

Sự có mặt của những cụm từ một trong số, một trong những … Ví dụ:

(61) Guiness là một trong số những quyển sách bán chạy nhất, khoảng 3,5 triệu bản mỗi năm. (Những kỷ lục thế giới,23.TD)

Tính từ khi được dùng ở cấp so sánh cao nhất cũng tạo nên tính xác định cho đồng nhất thể.

Ví dụ:

(62) Anh Toàn là người cao nhất. (trong lớp tôi.)

Chúng tôi sẽ xét tiếp các hình thức của các tham thể trong câu quan hệ có từ “là” và có những ví dụ cụ thể ở chương 2 của luận văn. Vị từ trong câu quan hệ đồng nhất là những vị từ nằm trong lớp vị từ đẳng thức, có tác dụng thể hiện sự đồng nhất về nghĩa giữa hai tham thể đồng nhất thể và bị đồng nhất thể. Riêng vị từ “là” là một vị từđặc biệt, trung hòa, vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ đồng nhất vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ định tính.

Tiểu kết

Nhìn chung, ở chương này, chúng tôi đã trình bày khái quát những khái niệm cơ bản về câu, câu quan hệ, câu quan hệ sâu trong tiếng Việt của các tác giả trong và ngoài nước theo quan niệm ngữ pháp chức năng. Cũng cần phải nói thêm, trong luận văn này chỉ đề cập đến một vấn đề khá nhỏ trong phạm vi rộng lớn như khái niệm câu quan hệ trong tiếng Việt. Đó là loại câu quan hệ sâu có vị từ “là” (gồm câu quan hệ đồng nhất và câu quan hệ định tính) trong tiếng Việt. Một trong những dấu hiệu để nhận diện câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất là tính không xác định của thuộc tính thể và tính xác định của đồng nhất thể.

Cùng với các loại câu quan hệ khác, câu quan hệ có từ “là” là loại câu có khả năng biểu hiện nội dung phong phú, có thể xuất hiện trong nhiều loại phong cách văn bản tiếng Việt. Luận văn sẽ tiếp tục khảo sát chức năng ngữ

nghĩa và đặc điểm cấu trúc của câu quan hệ có từ “là” ở chương 2.

Bảng so sánh đặc điểm của câu quan hệđịnh tính và câu quan hệ đồng nhất Đặc điểm Câu Ngữ nghĩa Tham thể Sự linh hoạt của các tham thể Vị từ Câu quan hệ đồng nhất Bịđồng nhất thể, Đồng nhất thể x đồng nhất với a. Đồng nhất thể luôn phải là một cụm danh từ xác định, một đại từ hay một danh từ riêng Có thể thay đổi linh hoạt vị trí các tham thể mà không làm biến đổi nội dung của câu. Vị từ “là” Câu quan hệ định tính Đương thể, Thuộc tính thể a là thuộc tính của x Thuộc tính thể là cụm danh từ không xác định, một tính từ làm chính tố (hoặc một cụm tính từ) Không thể thay đổi vị trí các tham thể trong câu nếu muốn đảm bảo nội dung của câu. Vị từ “là”

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)