Tham thể quan hệ

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 41 - 46)

- Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh:

Câu quan hệ là loại câu biểu hiện quan hệ nào đó giữa hai hay nhiều thực thể, các quan hệ ấy có thể là sự tiếp xúc xã hội, không

1.3.2. Tham thể quan hệ

Câu quan hệ sâu là loại câu quan hệ thể hiện, tạo ra một mối quan hệ

tương đương, giống hoặc đồng nhất giữa các tham thể tham gia giao tiếp. Cụ

thể ở đây là các tham thể Bị đồng nhất thể/ Đồng nhất thể; Đương thể / Thuộc tính thể.

Tham thể tham gia trong câu quan hệ sâu biểu thị quan hệ giữa các thực thể, một sự tình quan hệ nhất thiết phải có hai tham thể quan hệ. Chức năng nghĩa của hai tham thể một mặt chịu sự tác động của vị từ quan hệ, một mặt

được xác định trong sự tương tác quy định lẫn nhau. Tùy thuộc mối quan hệ

nhất định mà xuất hiện những tương quan ngữ nghĩa đặc trưng cho các tham thể tham gia trong sự tình quan hệđó.

* Tham thể

Một vị từ có thể có một hay nhiều tham thể xoay quanh nó tạo nên cấu trúc của một sự tình. Nội dung của sự tình có thể là một đặc trưng, một quan hệ có tính động hay tĩnh. Những sự tình được thông báo, các hiển ngôn hay

hàm ngôn đều hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp dựa vào câu để biểu hiện. Mỗi từ ngữ, mỗi thành phần chức năng trong câu đều có một vai trò riêng của nó, nhưng có thể nói hạt nhân của câu quan hệ là cái khung ngữ vị gồm vị từ

trung tâm và các tham thể của nó.

Như vậy tham thể (hay tham tố) của vị từ là những yếu tố tham dự vào sự tình, cùng với vị từ để tạo nên ý nghĩa của câu.

Theo L.Tesnière, trong hiện thực, mỗi sự tình diễn ra có thể xem như là một màn kịch nhỏ, trong màn kịch ấy, vị từ sẽ đóng vai trò trung tâm còn các tham thể (tham tố) là các vai nghĩa. Nghĩa của vị từ sẽ quy định cái khung tham thể (tham tố) của nó, số lượng và tính chất của các tham tố tham gia trong sự tình biểu hiện trên câu có vị ngữ làm trung tâm.

Ví dụ:

(45) Cây nguyệt quế (1) biu hin sự vinh quang. (2)

(Đương thể) vị từ quan hệ (Thuộc tính thể) Các tham thể của ví dụ (45) gồm 2 tham thể (đương thể, thuộc tính thể) và còn có thể có cả chu tố chỉ thời gian hay địa điểm, nguyên nhân khác nữa. Như vậy, ở (45) tham thể 1 và 2 là tham thể bắt buộc, còn tham thể chỉ thời gian, địa điểm không bắt buộc (chu tố).

Tham thể diễn tố là tham thể tất yếu, đặc trưng cho từng loại vị từ, luôn

được giả định trong ý nghĩa của vị từ. Ví dụ như với vị từ “bật”, phải có các diễn tố là: người “bật”, đối tượng của hành động “bật”, và vật chịu hành động “bật”. Tuy nhiên, tùy thuộc ngữ cảnh của sự tình, diễn tố có thể tường minh hay hàm ẩn.

Ví dụ:

B: Ngôn ngữ.

Ở ví dụ (46) diễn tố “công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người” không được nói ra nhưng nhờ ngữ cảnh giao tiếp người nghe vẫn hiểu trọn vẹn sự tình.

Tham thể chu tố là tham thể không do ý nghĩa vị từ quy định, không xác định đặc tính của vị từ mà chỉ đóng chức năng nghĩa phụ trợ, tùy thuộc, nó bổ sung vào vào sự tình các yếu tố thuộc về hoàn cảnh, tình huống, các

điều kiện về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích … Ví dụ:

(47) Trong vườn, ông đang tưới cây.

Như vậy, chu tố không phải là tham tố phải có mặt trong sự tình, không có số lượng nhất định như diễn tố.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị từ và loại hình sự tình mà một tham thể có thể là chu tố trong trong sự tình này, nhưng lại là diễn tố trong một sự tình khác.

Ví dụ:

(48) Trong vườn có nhiều cây ăn trái.

1.3.2.1. Tham thể tham gia vào quá trình quan hệ sâu định tính

Tham gia vào câu quan hệ sâu định tính có hai tham thể. Tham thể

Đương thể (x) và một tham thể mang đặc điểm của Đương thể ấy gọi là

Thuộc tính thể (a).

Đương thể (x) là thực thể tham gia vào quá trình quan hệ, hay còn gọi là thực thể được quy gán.

Ví dụ:

(49) Thì giờ là vàng bạc. [14, 30] Đương thể (x) Thuộc tính thể (a) (50) Hổ là loài thú ăn thịt . [14, 48] Đương thể (x) Thuộc tính thể (a)

Mô hình của kiểu quan hệ sâu định tính này là:

Ở đây, a là tham thể chỉ ra thuộc tính vốn là của một lớp, một loại, một đối tượng hay sự vật khác nhưng được quy gán cho x gọi là thuộc tính thể. Còn x là tham thể mang thuộc tính gọi là đương thể. Chẳng hạn với ví dụ 49,50 có các đương thể (x) là thì gi, h và các thuộc tính thể (a) là vàng bc, loài thú

ăn tht. Các thuộc tính đó (a) thuộc lớp vàng bạc, lớp loài thú ăn thịt, lớp thú có hành động dữ. Ngoài các đương thể (x) thì gi, h thì các thuộc tính vàng bc, loài thú ăn tht có thể quy gán cho các đối tượng khác trong vai trò

đương thể (chẳng hạn: muối là vàng bạc, sư tử là loài thú ăn thịt v.v…). Như

vậy, đương thể (x) có khả năng xác định được thuộc tính thể nhưng thuộc tính thể (a) thì trái lại, không có khả năng xác định đương thể (x) .

Trong sự tình quan hệ sâu định tính, tham thể Đương thể không thể đổi ngược vị trí với Thuộc tính thể. Điều này trái ngược hoàn toàn và là đặc điểm quan trọng để phân biệt sự tình quan hệ sâu định tính với sự tình quan hệ sâu

đồng nhất. Quan hệ sâu đồng nhất có hai tham thể có giá trị tương đương nhau, có thể hoán đổi vị trí cho nhau mà nội dung câu không thay đổi.

1.3.2.2. Tham thể tham gia vào quá trình quan hệ sâu đồng nhất

Tham gia vào quá trình quan hệ đồng nhất có hai tham thể, tham thể Bị đồng nhất thể và tham thể Đồng nhất thể.

Bị đồng nhất thể (x) là tham thể được nêu lên để nhận dạng, xác định một thực thể, một đối tượng được nêu lên trong sự tình.

Đồng nhất thể (a) là tham thể được dùng để đặt tên thực thể, đối tượng trong sự tình đó.

Đồng nhất thể và bị đồng nhất thể có giá trị tương đương về nội dung biểu hiện, do vậy có thể hoán đổi vị trí của chúng mà không gây ảnh hưởng lớn đến nội dung sự tình.

Ví dụ:

(51) Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. [24, 11] Bịđồng nhất thể(x) Đồng nhất thể (a)

(52) Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin. [24, 11] Bịđồng nhất thể (x) Đồng nhất thể (a)

Mô hình khái quát nhất của loại câu quan hệ sâu đồng nhất

Trong đó a là tham thể được đưa ra để nhận diện đối tượng hay thực thể của sự tình, thường có giá trị duy nhất; x là tham thể được dùng để nhận dạng, xác

định đối tượng, thực thể tham gia trong sự tình quan hệ ...

Chẳng hạn trong ví dụ (51), (52) đồng nhất thể là khoa hc nghiên cu v

ngôn ng, hot động truyn đạt, trao đổi thông tin và bị đồng nhất thể là

ngôn ng hc, giao tiếp. Khác với thuộc tính thể trong quan hệ sâu định tính x là a (danh từ xác định)

không dùng để xác định đương thể, đồng nhất thể hoàn toàn có thể xác định

được bị đồng nhất thể. Do vậy, vị trí của bị đồng nhất thể và bịđồng nhất thể

hoàn toàn có thể hoán đổi cho nhau mà không gây ảnh hưởng đến nội dung sự

tình quan hệ.

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)