- Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh:
Câu quan hệ là loại câu biểu hiện quan hệ nào đó giữa hai hay nhiều thực thể, các quan hệ ấy có thể là sự tiếp xúc xã hội, không
1.3.1. Vị từ quan hệ
1.3.1.1. Vị từ
Trong ngữ pháp học truyền thống tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học quen dùng “động từ” khi dịch từ thuật ngữ “verb” (verbe) và “tính từ” khi dịch từ
thuật ngữ “Adjective” (Adjectif). Động từ, tính từ là hai trong nhiều từ loại của hệ thống từ loại tiếng Việt như : danh từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, …. Tuy nhiên, Cadière khi nghiên cứu về tiếng Việt đã phát hiện ra tiếng Việt của chúng ta có khuynh hướng coi “tính từ” như “động từ” : “Việt ngữ có khuynh hướng coi adjectif như verbe”. Theo Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) thì: “Việt ngữ không thể theo Pháp ngữ mà phân biệt hai loại verbe và adjectif ngay được”.
Trong “Động từ tiếng Việt” (1977), Nguyễn Kim Thản phân thực từ
thành hai nhóm từđối lập nhau cả hình thức và ý nghĩa: thể từ và vị từ. Trong
đó vị từđược ông xác định như sau:
Về mặt hình thức: vị từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ, đặt trước nó là những hư từ: đều, chẳng, sẽ …, và sau nó là những từ phủ định: không, chưa … để tạo câu nghi vấn.
Nguyễn Thị Quy cũng chỉ ra nghĩa của vị từ quy định cái khung cho những tham tố có mặt trong sự thể, nó là “linh hồn ngữ nghĩa” của toàn câu, là trung tâm ngữ đoạn, có tác dụng quyết định đối với cấu tạo ngữ pháp của câu.
Với Hoàng Phê: “Vị từ là phạm trù từ loại bao gồm động từ và tính từ, thường có khả năng trực tiếp làm vị ngữ trong câu.” [26,1092].
Cao Xuân Hạo cho rằng các “tính từ” giống “động từ” ở chức năng tự
mình làm vị ngữ, hay trung tâm vị ngữ . Điều này cho thấy “động từ” và “tính từ” là hai từ loại tương đương nhau.
Có thể tạm dựng lên mô hình một vị ngữ có vị từ làm trung tâm như
sau:
V (vị từ làm trung tâm)
S O1 O2
(chủ thể hành động) (Đối thể) (thể thụ hưởng)
Mô hình vị ngữ có vị từ là trung tâm
Tóm lại, vị từ là một từ có thể tự nó đóng vai trò trung tâm làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dung của sự tình (hoặc sự thể), vậy có thể hiểu như sau: “Vị từ là loại thực từ có thể tự mình làm thành một ngữ vị từ, làm trung tâm của một vị ngữ”.
1.3.1.2. Vị từ quan hệ
Dựa vào nghĩa biểu hiện của vị từ có thể xác định vị từ quan hệ là vị từ
biểu thị quá trình quan hệ của đối tượng.
Những vị từ quan hệ trong tiếng Việt chẳng hạn như: là, hơn, kém, bằng, đại diện, bao hàm, biến thành, trở nên, …
Tương tự như các vị từ hành động, quá trình, trạng thái, tư thế, vị từ
quan hệ cũng được phân ra làm nhiều tiểu loại, mỗi tiểu loại ứng với một loại quan hệ khác nhau. Để phân biệt các kiểu quan hệ chính trong hệ thống các quá trình quan hệ trong tiếng Anh, M.A.K. Halliday đưa ra ba nhóm vị từ
quan hệ tiêu biểu:
Vị từ “là” đại diện cho quá trình quan hệ sâu. Vị từ “ở” đại diện cho quá trình quan hệ chu cảnh.
Vị từ “của” , “có” đại diện cho quá trình quan hệ sở hữu.
Diệp Quang Ban dùng thuật ngữ “vị tố” quan hệ: chỉ quan hệđồng nhất “là”; chỉ quan hệ với chất liệu “bằng”; chỉ quan hệ mục đích “để”, “do”; chỉ
quan hệ so sánh “bằng”, chỉ quan hệ sở hữu, tồn tại “có”, chỉ quan hệ biến hóa “biến thành”….
Cao Xuân Hạo đưa ra các “vị từ quan hệ: hơn, kém, bằng, (cũng) như, giống, khác, đồng nhất (với), xa, gần, sát, và những danh từ quan hệ như trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, giữa.”
Hoàng Văn Vân đưa ra các vị từ quan hệ trong tiếng Việt gồm: Vị từ quan hệ gây khiến: làm, làm cho, khiến cho, gây cho, khiến, gây … Vị từ quan hệ đồng nhất sâu gồm: minh họa, đại diện, bao hàm, bao gồm,
Vị từ quan hệ quy gán (định tính) sâu: trở nên,đâm/ hóa, cảm thấy, bị, trở
thành, biến hóa, hóa thành, hóa ra …
Như chúng ta đã biết, câu tiếng Việt được cấu tạo bởi hai thành phần nòng cốt : Chủ ngữ và Vị ngữ (theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống) hoặc Đề và Thuyết (theo quan niệm của ngữ pháp chức năng). Vị từ là thành phần nòng cốt biểu hiện nội dung của sự thể được thông báo trong câu, thường nằm ở phần thuyết và “Nghĩa của vị từ có một tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của cả câu”, vậy vị từ quan hệ là những loại vị từ có khả
năng là trung tâm của câu quan hệ, có đặc trưng thể hiện ngữ nghĩa của câu quan hệ.
Ví dụ:
Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. (40) Đề Thuyết [ 23, 13]
câu thể hiện quá trình quan hệ sâu đồng nhất; vị từ “là” là vị từ quan hệ.
(41) Ông Garick đóng vai Hamlet. [24, 228]
Đề Thuyết
câu thể hiện quá trình quan hệ sâu đồng nhất, vị từ quan hệ là vị từ “đóng vai”
(42) Chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình.
Đề Thuyết
câu thể hiện quá trình quan hệ sâu định tính, vị từ quan hệ là vị từ “tượng trưng”.
Các vị từ “đóng vai”, “tượng trưng” là vị từ trung tâm của các câu thể hiện quá trình QHS (41),(42).
Tuy vị từ là thành phần cốt lõi của sự tình, nêu lên đặc trưng hay thể
hiện loại sự tình quan hệ, nhưng trong một số trường hợp của câu quan hệ sâu
định tính vị từ có thể vắng mặt, lúc này tham thể Thuộc tính thể sẽ đóng vai trò hình thức nhận diện và biểu hiện nghĩa cho sự tình quan hệ định tính. Ví dụ:
(43) Tôi tên Ф Trần Thị Hà
(44) Gái thương chồng Ф đương đông buổi chợ
Trai thương vợФ nắng quái chiều hôm. (Ca dao)