Theo quan niệm của Hoàng Văn Vân

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 34 - 36)

- Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh:

1.2.6. Theo quan niệm của Hoàng Văn Vân

Theo Hoàng Văn Vân “quá trình quan hệ là quá trình thể hiện các ý nghĩa khái quát như tồn tại (tĩnh tại), sở hữu và định vị. Mỗi ý nghĩa được thể

hiện bằng một kiểu quá trình.”, ông đưa ra ba kiểu quá trình quan hệ là quá trình quan hệ tồn tại, quá trình quan hệ chu cảnh và quá trình quan hệ sở hữu, mỗi quá trình ấy xuất hiện dưới hai hình thức quy gán và đồng nhất.

Hoàng Văn Vân khái quát hóa quá trình tồn tại quy gán bằng công thức: “A mang đặc điểm của X”, trong đó A là kẻ mang thuộc tính gọi là

Đương thể (Đgt), X là đặc tính của A gọi là Thuộc tính (Tht). Còn quá trình quan hệ tồn tại đồng nhất thì khái quát bằng công thức “A được đồng nhất bởi X”, thành phần thứ nhất được gọi là Bị đồng nhất thể hay Biểu hiện (Bh) thành phần thứ hai là Đồng nhất thể hay Giá trị (Gt).

Ví dụ:

(34) Con chim gáy hiền lành.  tồn tại quy gán.[40, 262]

Đgt Tht

(35) Tôi là Nhâm.  tồn tại đồng nhất[40, 262] Bh quá trình QH Gt

Quá trình quan hệ chu cảnh quy gán là quá trình thể hiện mối quan hệ

giữa người hay vật trong một chu cảnh nào đó: thời gian, không gian, phạm vi. Hai thực thể tham gia trong quá trình có thể là cân bằng (đồng nhất) hay không cân bằng (quy gán).Tham thể ở quá trình quan hệ chu cảnh quy gán này cũng được đặt tên là Đương thể (Đgt) và hoàn cảnh mà quá trình đó tham gia là thuộc tính (Tht). Tham thể tham gia quá trình chu cảnh đồng nhất là Biểu hiện (Bh) và Giá trị (Gt).

Ví dụ:

(36) Ngày mai là chủ nhật. QH chu cảnh đồng nhất [40, 262] Bh quá trình QH Gt

(37) Nhà tôi ở dưới đám dâu. QH chu cảnh quy gán [40, 117]

Quá trình quan hệ thứ ba mà Hoàng Văn Vân đề cập đến là quá trình quan hệ sở hữu, đây là một quá trình thể hiện sự sở hữu của một thực thể hay một vật bởi một đối tượng khác, các tham thể tham gia trong quá trình quan hệ sở hữu quy gán được đặt tên là Thuộc tính (Tht) và Đương thể (Đt). Các tham thể tham gia quá trình quan hệ sở hữu đồng nhất được đặt tên là Biểu hiện (Bh) hay Bị sở hữu thể và Giá trị (Gt) hay Sở hữu thể.

Ví dụ:

(38) Chiếc trống này thuộc về thời đại đồđồng. QHSH quy gán[40, 308] Đgt quá trình QH Tht

(39) Bài viết ấy là của Thành.  QHSH đồng nhất.[40, 310] Bh quá trình QH Gt

Một phần của tài liệu CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)