Đáp án và hướng dẫn

Một phần của tài liệu 1000 cau trac nghiem lop 12 (Trang 139 - 173)

C. ARN D Plasmit

B. Đáp án và hướng dẫn

Phần I. Di truyền học

Chương 1: Các quy luật di truyền I. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 01 - 10 C C A C A B B C D B 11 -20 A E C D B C D B B A 21 - 30 C C D E E A D B D B 31 - 40 B E A D E B D C C A 41 - 50 C D A B C D B A E D 51 - 60 E C D C B A B B B B 61 - 70 D C C B D A C D D D 71 - 80 A C B E D E C D A E 81 - 90 B D D B E C C D C B 91 - 100 C A B D B B E C B D 101 - 110 E D E A E C D D D C 111 - 120 B C B B A C B C B D 121 - 130 A C D C A A D C B C 131 - 140 D A II. GIẢI THÍCH: 1. C

Theo định nghĩa thì tính trạng là những đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh lí, giúp phân biệt cá thể này với các cá thể khác trong loài. Vậy phương án trả lời đúng là C.

2. C3. A 3. A

(2 – 3). Để trả lời các câu hỏi này bạn cần quan sát kỹ các kiểu gen đề bài đưa ra: nếu trong kiểu gen có ít nhất 1 gen mang 2 alen khác nhau thì đó là kiểu gen dị hợp, ngược lại nếu trong kiểu gen có tất cả các gen đều mang 2 alen giống nhau thì đó là kiểu gen đồng hợp.

4. C

Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định vì vậy các thế hệ con cháu không có hiện tượng phân tính, luôn giống nhau và giống với bố mẹ. Vậy phương án trả lời đúng là C.

5. A

Tính trạng trội là tính trạng luôn được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và còn được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen dị hợp trong trường hợp trội hoàn toàn. Đáp án D không đúng vì cơ thể mang kiểu gen đồng hợp là nói chung cho cả đồng hợp trội và đồng hợp lặn.

6. B

Để trả lời câu hỏi này bạn cần có kiến thức về trội không hoàn toàn. Trong qui luật trội không hoàn toàn, tính trạng trung gian được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen dị hợp là do gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn.

7. B

Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là phương pháp phân tích cơ thể lai hay còn gọi là phương pháp phân tích di truyền giống lai. Vì vậy phương án trả lời đúng là B.

8. C

Ở thí nghiệm của định luật đồng tính và định luật phân tính, Men Đen theo dõi sự di truyền của 1 cặp tính trạng. Ở thí nghiệm của định luật phân li độc lập Men Đen theo dõi sự di truyền của nhiều cặp tính trạng qua nhiều thế hệ. Vì vậy phương án trả lời đúng ở đây là C.

9. D

Nội dung ở các phương án trả lời A, B và C là 3 nội dung chủ yếu trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen. Vì vậy phương án trả lời đúng và đầy đủ là D.

Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Phép lai II và IV thiếu cơ thể mang tính trạng lặn còn phép lai V thì thiếu cơ thể mang tính trạng trội.

11. A12. E 12. E

(11-12). Lai thuận nghịch là phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai. Nghĩa là kiểu hình và kiểu gen của cơ thể làm bố trong phép lai thuận sẽ giống với kiểu hình và kiểu gen của cơ thể làm mẹ

trong phép lai nghịch và ngược lại kiểu hình và kiểu gen của cơ thể làm mẹ trong phép lai thuận sẽ giống với kiểu hình và kiểu gen của cơ thể làm bố trong phép lai nghịch.

13. C

Thời gian sinh trưởng dài không phải là đặc điểm của đậu Hà Lan, thực tế thời gian sinh trưởng của đậu Hà lan là tương đối ngắn (khoảng 3 tháng) và đây được coi là một trong những đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền.

14. D

Trong kiểu gen bình thường của loài, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp, dẫn đến các alen cũng tồn tại thành từng cặp. Từ 2 alen B và b có thể kết cặp ngẫu nhiên để tạo thành 3 kiểu gen là BB; Bb và bb.

15. B

Cơ thể có kiểu gen bb khi giảm phân chỉ cho ra 1 loại giao tử là b, cơ thể có kiểu gen Bb khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử là B và b với tỉ lệ bằng nhau. Trong thụ tinh các loại giao tử này kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra 2 loại kiểu gen với tỉ lệ là 1Bb : 1bb.

16. C

"Bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản, đời con đồng loạt có kiểu hình giống bố hoặc mẹ, tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội" đây là những nội dung chính trong định luật đồng tính (ĐL1) của Men Đen. 17. D

Định luật phân tính của Men Đen có 3 điều kiện nghiệm đúng, 2 trong 3 điều kiện đó có nội dung tương ứng với phương án A và B, điều kiện thứ 3 là: số lượng cá thể phân tích phải lớn. Sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh không phải là 1 trong 3 điều kiện nghiệm đúng của định luật phân tính.

18. B

Phép lai A và D không thể cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1; phép lai C chỉ cho tỉ lệ 1 : 1 trong trường hợp trội không hoàn toàn, còn trong trường hợp trội hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 chỉ có ở phép lai B.

19. B

Với trình độ khoa học đương thời Men Đen chưa có khái niệm về nhiễm sắc thể và gen, ông gọi gen là nhân tố di truyền và đưa ra giả thuyết giao tử thuần khiết để giải thích kết quả nghiên cứu của mình.

20. A

Với câu hỏi này, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời khi đọc nội dung mục IV, bài 21 sách Sinh Học 11. 21. C

Câu hỏi này kiểm tra kiến thức của bạn về ý nghĩa định luật II của Men Đen. 22. C

Nếu câu trả lời của bạn là A hoặc B thì tương tác gen kiểu (9 : 6 : 1) cũng thoả mãn điều đó, còn nếu bạn chọn phương án D thì sẽ giống với kết quả phép lai phân tích của định luật II Men đen. Vì vậy phương án trả lời đùng phải là phương án C.

23. D

F1 có kiểu gen dị hợp, vì vậy nếu sử dụng F1 làm giống sẽ dẫn đến xuất hiện cặp gen lặn có hại ở đời con, biểu hiện thành kiểu hình có hại → F2 có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống.

(24-26). Cà chua lưỡng bội thuần chủng quả đỏ có kiểu gen là DD, cà chua lưỡng bội thuần chủng quả vàng có kiểu gen là dd, F1 đồng loạt có kiểu gen là Dd, F2 có 3 loại kiểu gen là DD, Dd và dd.

24. E

Cà chua quả đỏ ở F2 có 2 loại kiểu gen là DD và Dd.

- Nếu F1 (Dd) lai với cây cà chua quả đỏ ở F2 có kiểu gen là DD thì sẽ thu được ở thế hệ sau là: 1DD : 1Dd. - Nếu F1 (Dd) lai với cây cà chua quả đỏ ở F2 có kiểu gen là Dd thì sẽ thu được ở thế hệ sau là: 1 DD : 2 Dd : 1dd. Vậy câu trả lời đúng là E.

Từ kết quả câu 24 ta suy ra:

- Nếu F2 đem lai có kiểu gen là DD thì sẽ thu tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau là toàn quả đỏ.

- Nếu F2 đem lai có kiểu gen là Dd thì sẽ thu tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau là 3 quả đỏ: 1 quả vàng. 26. A

Cây quả vàng luôn có kiểu gen là dd nên khi cho các cây quả vàng lai với nhau ta luôn thu được ở đời con toàn cây quả vàng 27. D

Gen trội gây chết không hoàn toàn nghĩa là kiểu gen đồng hợp trội (AA) thì bị chết, kiểu gen dị hợp (Aa) và đồng hợp lặn (aa) sống bình thường. Khi lai 2 cá thể dị hợp (Aa) sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen là: 1AA : 2 Aa : 1 aa, trong đó kiểu gen AA bị chết nên tỉ lệ kiểu hình sẽ là: 2 trội : 1 lặn.

28. B

Bố mẹ đều mắt nâu nên kiểu gen có thể là NN hoặc Nn, người con mắt xanh có kiểu gen là nn, người con này đã nhận 1 giao tử (n) của bố và 1 giao tử (n) của mẹ, vì vậy cả bố và mẹ đều phái sinh ra giao tử n, suy ra kiểu gen của cả bố và mẹ phải là Nn.

29. D

Bố và mẹ mắt nâu có thể có kiểu gen là NN hoặc Nn, con trai mắt nâu có kiểu gen là NN hoặc Nn, vì vậy nếu chỉ dựa vào kiểu gen của người con trai này thì không đủ thông tin để kết luận kiểu gen của bố và mẹ.

30. B

Mẹ mắt xanh nên luôn có kiểu gen là nn, ta chỉ cần xác định kiểu gen của người bố mắt nâu là NN hay Nn. Theo đề bài người con mắt xanh nên có kiểu gen là nn, do đó cả bố và mẹ đều phải sinh ra giao tử n. Vì vậy kiểu gen của bố mắt nâu phải là Nn.

(31 – 33). Theo đề bài thì tính trạng màu sắc hoa di truyền theo qui luật trội không hoàn toàn. 31. B

Cây hoa màu đỏ có kiểu gen là DD, cây hoa được dùng để lai phân tích có kiểu gen là dd, vì vậy ở thế hệ sau chỉ cho ra 1 loại kiểu gen là Dd và biểu hiện thành kiểu hình hoa màu hồng.

32. E

Cây hoa màu hồng có kiểu gen là Dd, khi cho lai 2 cây hoa màu hồng với nhau thì ở thế hệ sau sẽ phân li theo tỉ lệ 1DD (hoa màu đỏ) : 2 Dd (hoa màu hồng) : 1dd (hoa màu trắng).

33. A

Khi lai giữa cây hoa màu hồng (Dd) với hoa màu trắng (dd) ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình là 1 hoa màu hồng (Dd) : 1 hoa màu trắng (dd).

34. D

Câu hỏi này yêu cầu con sinh ra phải có đủ 4 loại nhóm máu A, B, O và AB.

- Để con sinh ra có nhóm máu O (có kiểu gen là ii) thì cả bố và mẹ đều phải sinh ra giao tử i.

- Để con sinh ra có nhóm máu AB (IAIB) thì một bên bố hoặc mẹ sinh ra giao tử IA, bên kia phải sinh ra giao tử IB. Vậy kiểu gen của cặp bố mẹ phải là IAi và IBi.

35. E

Dựa vào kiểu gen của các nhóm máu và nhóm máu của từng cặp bố mẹ ta có thể suy ra các trường hợp A, B, C và D đều thoả mãn.

36. B

Trong trường hợp này bạn không cần quan tâm đến kiểu gen của mẹ mà chỉ cần quan tâm đến kiểu gen của con. Con sinh ra có nhóm máu AB (có kiểu gen IA IB) đã nhận 1 giao tử IA hoặc IB từ bố, vì vậy bố không thể có nhóm máu O (ii).

37. D

Dựa vào kiểu gen của các nhóm máu và nhóm máu của từng cặp bố mẹ ta có thể suy ra các trường hợp A, B và C đều thoả mãn. 38. C

Trong trường hợp này để xác định kiểu gen của bố, bạn không cần quan tâm đến kiểu gen của mẹ mà chỉ cần quan tâm đến kiểu gen của con. Con sinh ra có nhóm máu O (có kiểu gen ii) đã nhận 1 giao tử i từ bố, vì vậy bố phải sinh ra giao tử i nên nhóm máu của bố không thể là nhóm máu AB.

39. C

Câu hỏi này kiểm tra kiến thức của bạn về kết quả thí nghiệm và nội dung của định luật phân li độc lập (định luật III của Men đen).

Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân li độc lập là sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. Quá trình giảm phân chỉ là 1 giai đoạn của quá trình hình thành giao tử còn sự kết hợp tự do của các giao tử chỉ xảy ra trong quá trình thụ tinh.

(41- 46). Theo công thức tổng quát của quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản, thì:

41. C

(1 : 2 : 1)2 là tỉ lệ phân li kiểu gen của phép lai 2 cặp tính trạng, còn trong trường hợp tổng quát có (n) cặp gen qui định (n) cặp tính trạng thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: (1: 2: 1)n

42. D

(3: 1)2 là tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai 2 cặp tính trạng, còn trong trường hợp tổng quát thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: (3: 1)n

43. A

2n là số loại kiểu hình, 4n là số tổ hợp giao tử, còn số loại kiểu gen ở F2 là: 3n

44. B

Số loại kiểu hình ở F2 là: 2n

45. C

Nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì theo định luật II của Men đen, F2 sẽ có 2 loại kiểu gen đồng hợp là đồng hợp trội và đồng hợp lặn. Vì vậy nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì theo qui luật tổ hợp số loại kiểu gen đồng hợp ở F2 sẽ là tích của n số 2 và bằng 2n.

46. D

Nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì theo định luật II của Men đen, F2 sẽ có 1 loại kiểu hình mang tính trạng lặn. Vì vậy nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì theo qui luật tổ hợp số loại kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng sẽ là tích của n số 1 và bằng luôn bằng 1.

47. B

Theo công thức tổng quát của qui luật phân li độc lập thì nếu có (n) cặp gen dị hợp sẽ có 2n loại giao tử được tạo ra. Kiểu gen AaBbddEe có 3 cặp gen dị hợp nên sẽ có 23 = 8 loại giao tử được tạo ra.

48. A

Câu trả lời này dành cho bạn tự giải thích, bạn nhớ tham khảo ý nghĩa định luật phân li độc lập của Men đen nhé! 49. E

Để trả lời câu hỏi này, việc đầu tiên bạn cần làm là áp dụng công thức tổng quát định luật III của Men Đen để chuyển phép lai của 3 cặp tính trạng đã cho thành 3 phép lai của 1 cặp tính trạng. Kết quả của phép lai của 3 cặp tính trạng sẽ bằng tích kết quả của 3 phép lai 1 cặp tính trạng. Cụ thể:

- Phép lai Aa x aa sẽ cho ra 2 loại kiểu hình và 2 loại kiểu gen. - Phép lai Bb x BB sẽ cho ra 1 loại kiểu hình và 2 loại kiểu gen. - Phép lai Dd x Dd sẽ cho ra 2 loại kiểu hình và 3 loại kiểu gen. Vậy:

- Tổng số loại kiểu hình là 2 x 1 x 2 = 4. - Tổng số loại kiểu gen là 2 x 2 x 3 =12. 50. D

Theo đề bài:

- Cây mọc từ hạt vàng giao phấn với cây mọc từ hạt xanh (luôn có kiểu gen là aa) cho ra đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 vàng : 1 xanh, do đó cây mọc từ hạt vàng phải có kiểu gen là Aa.

- Cây mọc từ hạt nhăn (luôn có kiểu gen là bb) giao phấn với cây mọc từ hạt trơn cho ra đời con toàn kiểu hình hạt trơn, do đó cây mọc từ hạt trơn phải có kiểu gen là BB.

Vậy cây mọc từ hạt vàng, nhăn có kiểu gen là Aabb còn cây mọc từ hạt xanh, trơn có kiểu gen là aaBB. 51. E

- Phép lai A và B đều chỉ cho ra 1 loại kiểu gen là AaBb biểu hiện thành kiểu hình vàng, trơn.

- Trong phép lai C, cơ thể có kiểu gen AABB chỉ cho ra 1 loại giao tử là AB, giao tử này kết hợp với bất kỳ giao tử nào đều tạo ra kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình vàng trơn.

Vậy cả 3 phép lai trên đều thoả mãn. 52. C

Kiểu hình xanh nhăn có kiểu gen là aabb, do đó muốn đời con không xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn thì ít nhất phải có 1 bên bố hoặc mẹ không sinh ra giao tử ab. Cặp lai C có kiểu gen AaBB thoả mãn điều kiện đó.

53. D54. C 54. C 55. B 56. A

(53 -56). Làm tương tự như cách làm của câu 49 bạn sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời đúng cho các câu hỏi trên. 57. B

Tính trạng màu mắt và tính trạng dạng tóc đều có 2 loại kiểu hình, tính trạng nhóm máu có 4 loại kiểu hình. Các gen qui định các tính trạng trên phân li độc lập với nhau nên số loại kiểu hình khác nhau ở người liên quan đến 3 cặp tính trạng trên là: 2 x 2 x 4 = 16.

58. B

- Tính trạng màu mắt có 3 loại kiểu gen là: AA, Aa, aa - Tính trạng dạng tóc cũng có 3 loại kiểu gen là: BB, Bb, bb

Một phần của tài liệu 1000 cau trac nghiem lop 12 (Trang 139 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w