Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
435,28 KB
Nội dung
Điềuchìnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủa
EU: ẢnhhưởngtớixuấtkhẩuhànghóacủaViệt
Nam hiệnnay
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tếquốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Lê Quốc Phương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa lý luận về điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốc tế.
Phân tích đánh giá những điềuchỉnh trong chínhsáchthươngmạiquốctế về hàng
hóa củaEU trong bối cảnh EU mở rộng. Đánh giá tác động củađiềuchỉnhchính
sách thươngmạiquốctếcủaEUtới việc xuấtkhẩuhànghóacủaViệt nam. Đề
xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩuhànghóacủaViệtNam vào thị
trường này
Keywords: Thươngmạiquốc tế; Xuấtkhẩuhàng hóa; Kinh tế học quốc tế; Chính
sách thương mại; ViệtNam
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quan hệ kinh tếquốc tế, thươngmại luôn là lĩnh vực chiếm vị trí ưu tiên
hàng đầu, được tất cả các bên quan tâm tham gia với nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển
khác nhau. Việc thực thi các chínhsáchthươngmạiquốctế và khu vực để tạo điều kiện
cho sự phát triển ổn định của hoạt động thươngmạiquốctế luôn được các nhà lập chính
sách quan tâm đặc biệt là những nước lớn như EU. Với xu hướng tự do hóa đang diễn ra
trên toàn cầu thì việc EUđiềuchỉnh các chínhsáchthươngmại theo hướng cởi mở hơn
đang trở thành điều tất yếu. Tuy nhiên, tự do hóathươngmại là một quá trình lâu dài, gắn
chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi
hỏi đàm phán để mở rộng thị trường và thúc đẩy tự do hóathương mại, mặt khác lại luôn
đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn để bảo hộ sản xuất trong
nước của họ. Điều đó đòi hỏi các nước phải có sự hiểu biết về các điềuchỉnhchínhsách
thương mạiquốctế một cách linh hoạt, vừa phù hợp với những quy định của WTO, vừa
vượt qua được những rào cản thươngmại ngày càng tinh vi và phức tạp của các nước.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tại sao lại phải nghiên cứu điềuchỉnhchínhsách
thương mạiquốctếcủaEU ? Liệu sự điềuchỉnh đó có ảnhhưởng đến ViệtNam không?
Làm thế nào để ViệtNam có thể thúc đẩy xuấtkhẩuhànghóa vào thị trường này? Đó là
những vấn đề cần quan tâm đối với các cấp, các ngành, các Doanh nghiệp và các hội
Doanh nghiệp củaViệt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu chínhsách kinh tế, thươngmạicủa
EU và những tác động của việc mở rộng đối với quan hệ kinh tế, thươngmại với Việt
Nam là việc làm rất cần thiết, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp thiết thực ở cả tầm vĩ
mô và vi mô để tận dụng và phát huy những thế mạnh sẵn có và những thuận lợi do việc
mở rộng củaEU mang lại, đồng thời khắc phục hoặc hạn chế đến mức tối đa những bất
lợi do chiến lược mở rộng gây ra, nhằm tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh
tế, thươngmại giữa ViệtNam với EU lên một tầm cao mới. Quá trình điềuchỉnhchính
sách củaEU không chỉ tác động tới bản thân các nước thành viên mà còn tác động tới các
nước bên ngoài, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:
“Điều chỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủa EU: Ảnhhưởngtớixuấtkhẩuhàng
hóa củaViệtNamhiện nay” cho Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế đối ngoại
2. Tình hình nghiên cứu.
Ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chínhsáchthươngmạicủa
EU như:
1/TSKH. Võ Đại Lược (2003), Bối cảnh quốctế và những xu hướngđiềuchỉnh
chính sách phát triển kinh tế ở một số nước lớn, NXB Khoa học xã hội. Tác giả đã phân
tích, làm rõ những xu hướngđiềuchỉnhchínhsách phát triển kinh tếcủa một số nước
trong bối cảnh quốc tế. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích đánh giá tác động của
chính sách cụ thể đối với từng nước trong bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là chínhsách
thương mạiquốctế về hàng hóa.
2/ GS. Carlo Altomonte, GS.Mario Nava và GS. Bùi Duy Khoát (2004), Kinh tế
và chínhsáchcủaEU mở rộng, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả đã có cái nhìn toàn diện
về các lĩnh vực củaEU 25 và quan hệ thươngmại đầu tư củaEU với Việt Nam. Tuy
nhiên tác giả chưa đi sâu phân tích các điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủaEU
trong quá trình mở rộng các thành viên mới.
3/ Vụ Âu- Mỹ (2004), Ảnhhưởngcủa Liên minh châu Âu mở rộng đến quan hệ
thương mại với Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài nghiên cứu chủ yếu về tình
hình kinh tế, thươngmạicủaEU cũng như mối quan hệ kinh tế, thươngmại giữa EU với
Việt Nam và các ứng cử viên trong chiến lược mở rộng. Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu
phân tích các điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủaEU trong quá trình mở rộng
các thành viên mới.
4/ Đặng Minh Đức (2008), Tác động củađiềuchỉnhchínhsách cạnh tranh của
EU đến quan hệ kinh tếthươngmạicủaEU với các nước đang phát triển, Đề tài nghiên
cứu cấp bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài chủ yếu nghiên cứu sự tác động của
điều chỉnhchínhsách cạnh tranh củaEU đến quan hệ kinh tếthươngmại đối với các
nước đang phát triển. Đề tài chưa nghiên cứu các điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốc
tế củaEU trong bối cảnh kinh tế mới.
5/PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2009), Quan hệ kinh tếViệt Nam- Liên minh
châu Âu: Thực trạng và triển vọng, NXB Khoa học xã hội. Tác giả đã phân tích thực
trạng quan hệ kinh tếViệt Nam- Liên minh châu Âu giai đoạn từ 1995 đến nay với ba nội
dung chính là thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức. Trên cơ sở đó tác giả
đưa ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam- EU đến năm
2020. Tuy nhiên, tác giả chưa đi nghiên cứu các chínhsáchthươngmạiquốctếcủaEU
trong bối cảnh mới.
Ngoài ra còn một số chuyên đề nghiên cứu, các bài báo đăng trên các tạp chí
nghiên cứu kinh tế chuyên ngành và một số tham luận tại các hội thảo khoa học về chính
sách thươngmạicủaEU trong bối cảnh EU mở rộng. Tuy nhiên, những đề tài này chưa
đi sâu đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ những điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốc
tế của EU, đặc biệt là sau khi EU mở rộng thêm các thành viên mới. Những sự điềuchỉnh
này có tác động như thế nào tới quan hệ củaEU với bên ngoài và một vài đánh giá về tác
động tới quan hệ thươngmạiViệt Nam- EU, đặc biệt là trong bối cảnh ViệtNam vừa
chính thức trở thành thành viên của WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ thực trạng điềuchỉnhchínhsáchthương
mại quốctếcủaEUhiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động
xuất khẩuhànghóacủaViệtNam vào thị trường này
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa lý luận về điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctế
+ Phân tích đánh giá những điềuchỉnh trong chínhsáchthươngmạiquốctế về
hàng hóacủaEU trong bối cảnh EU mở rộng
+ Đánh giá tác động củađiềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủaEUtới việc
xuất khẩuhànghóacủaViệtnam
+ Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩuhànghóacủaViệtNam vào thị
trường này
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những điềuchỉnh trong chínhsách
thương mạiquốctếcủaEU
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Chínhsáchthươngmạiquốctế là vấn đề rộng, luận văn chỉ
nghiên cứu những điềuchỉnh trong chínhsáchthươngmạiquốctế về hànghóa (chính
sách thuế quan và các chínhsách phi thuế quan) củaEU với các đối tác bên ngoài (chính
sách ngoại thươngcủaEU ) từ năm 2004 đến 2011.
+ Về thời gian: Từ năm 2004 đến 2011 ( năm 2004 là năm mà EU kết nạp thêm 10
nước Đông Âu và vùng Bantic làm thành viên- Đây cũng là lần kết nạp lớn nhất và có
ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử mở rộng của EU).Từ EU15 thành EU 25 rồi EU 27, hai
nhóm quan hệ giữa ViệtNam với khu vực này trước đây sẽ nhập vào nhau, tạo ra những
thuận lợi và thách thức mới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thươngmại và đầu tư
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp chủ yếu được dùng để nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, các lý luận kinh tế học hiện đại về chínhsáchthươngmạiquốc tế. Đồng
thời, Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê để xử lý số liệu những điều
chỉnh chínhsáchthươngmạiquốctếcủaEU mở rộng; phân tích, so sánh và đưa ra các
đánh giá, nhận định về quá trình điềuchỉnhcủa EU.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những lý luận chung về chínhsáchthươngmạiquốctế và điềuchỉnh
chính sáchthươngmạiquốc tế, phân tích thực trạng điềuchỉnhchínhsáchthươngmại
quốc tế về hànghóacủaEU trong bối cảnh kinh tế mới
- Phân tích những tác động củađiềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủaEU với
đối tác bên ngoài . Từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy các hoạt động xuấtkhẩuhànghóa
của ViệtNam vào thị trường này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốc tế: Cơ sở lý luận chung và nhu cầu
điều chỉnh đối với EU
Chƣơng 2: Thực trạng điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủa Liên minh châu Âu
Chƣơng 3: ẢnhhưởngcủađiềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctếcủaEUtớiViệt
Nam
CHƢƠNG 1
ĐIỀU CHỈNHCHÍNHSÁCH THƢƠNG MẠIQUỐC TẾ: CƠ SỞ
LÝ LUẬN CHUNG VÀ NHU CẦU ĐIỀUCHỈNH ĐỐI VỚI EU
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦACHÍNHSÁCH THƢƠNG MẠIQUỐCTẾ
TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI
1.1.1.Khái niệm, vai trò củachínhsách thƣơng mại quốctế
Chính sáchthươngmạiquốctế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên
tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điềuchỉnh các hoạt
động thươngmạiquốctếcủa một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội củaquốc gia đó. [3,tr.96]
Bản chất củachínhsách ngoại thương là thể hiện bản chất của chế độ xã hội và do
chế độ xã hội quyết định. Vì vậy, nó luôn được điềuchỉnh một cách mềm dẻo để phù hợp
với từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, mặc dù được điềuchỉnh liên tục như vậy nhưng
chính sách ngoại thương vẫn luôn đảm bảo những vai trò sau:
Thứ nhất: Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước thâm nhập và mở rộng
thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
Thứ hai: Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho DN trong nước đứng vững
và vươn lên trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
1.1.2. Các công cụ và biện pháp chủ yếu củachínhsách thƣơng mạiquốc tế.
1.1.2.1. Các biện pháp thuế quan
Thuế quan là một công cụ phổ biến nhất trong chínhsáchthươngmạiquốctế và là
một phương tiện truyền thống để làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Không
những thế, thuế quan còn có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp
non trẻ mới được hình thành, chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
1.1.2.2. Các biện pháp phi thuế quan.
Các biện pháp phi thuế quan hiệnnay rất đa dạng và được áp dụng phổ biến trong
thương mạiquốc tế, đó có thể là biện pháp hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, các biện
pháp kỹ thuật, trợ cấp, chống bán phá giá. Các biện pháp này được sử dụng vì mục đích
tạo dựng một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch.
1.1.3. Điềuchỉnhchínhsách thƣơng mạiquốctế trong bối cảnh kinh tế mới
a) Điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctế trong bối cảnh kinh tế mới
Điều chỉnhchínhsáchthươngmạiquốctế là việc cải cách, sửa đổi, bổ sung hệ
thống luật pháp và chínhsáchthươngmạiquốctế phù hợp với các chuẩn mực của WTO.
Vì vậy, nếu được là thành viên của WTO thì đây sẽ là cơ hội để các quốc gia có điều kiện
xây dựng và hoàn thiện hệ thống chínhsáchcủa mình phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt
khác, có được một môi trường kinh doanh hiệu quả và một sân chơi với các quy định chặt
chẽ. Điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctế được xem xét trên hai nội dung chính là:
điều chỉnhchínhsách thuế quan và điềuchỉnhchínhsách phi thuế quan.
b) Điềuchỉnhchínhsáchthươngmạiquốctế phải đảm bảo thoả mãn các điều
kiện:
* Phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO:
+ Nguyên tắc công nhận lẫn nhau.
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử
* Thiết lập các điều kiện cho việc hội nhập thông qua điềuchỉnh cơ cấu hành
chính, tư pháp.
* Phát triển nền kinh tế thị trường và có khả năng đương đầu được với sức ép
cạnh tranh giữa các nước.
1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀUCHỈNHCHÍNHSÁCH THƢƠNG MẠIQUỐCTẾ
CỦA EU TRONG BỐI CẢNH EU MỞ RỘNG THÊM CÁC THÀNH VIÊN
1.2.1. Các mốc phát triển chínhcủa châu Âu
Hiện nay, EU đang chuyển từ bảo hộ thươngmại trước đây sang một cơ chế cởi
mở và định hướng tự do hoáthươngmại theo hướng chủ yếu sau:
- Về tăng cường mức độ tự do hoá trong chínhsáchthương mại: Đối với nội khối,
các thành viên củaEU đã đồng thuận thực hiện việc dỡ bỏ toàn bộ các rào cản thương
mại. Đối với ngoại khối, chínhsáchthươngmạicủaEU được áp dụng một biểu thuế
quan và các ưu đãi cụ thể cho các nước đang phát triển.
- Về điềuchỉnhchínhsáchthươngmại theo phạm vi địa lý: EU xác định phạm vi
điều chỉnhchínhsáchthươngmại thông qua các đàm phán, ký kết, thoả thuận song
phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, các đối tác khác nhau trên thế giới.
- Về các lĩnh vực tự do hoáthươngmại mà chínhsáchthươngmại chung EU cần
điều chỉnh: Trong dài hạn, những hạn chế thươngmại chắc chắn sẽ phải dỡ bỏ nhưng cần
xem xét tới lĩnh vực nào ưu tiên làm trước và phải có lộ trình rõ ràng.
- Về đối tượng chịu tác động của quá trình điều chỉnh: Chínhsáchthươngmạicủa
EU cũng cần tính tới mức độ tác động của quá trình điềuchỉnh mà nó gây ra cho mỗi
quốc gia hoặc nhóm quốc gia đang là đối tác thươngmạicủa EU.
1.2.2. Tiếp tục phát huy những thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được
1.2.3. Đáp ứng đòi hỏi bức xúc của tự do hóathươngmại
1.2.4. Khắc phục tình trạng bảo hộ quá mức của sản xuất nội địa
1.2.5. Tăng cường hiệu quả kinh tế, giảm thiểu những tác động bất lợi từ mở rộng thêm
các thành viên
1.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển củaEU
EU là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu .Với 6 thành viên ban đầu
thì hiệnnayEU đã có 27 thành viên và đã trải qua 6 lần mở rộng:
Năm 1957 bao gồm: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.
Lần mở rộng thứ nhất ( năm 1973): Đan Mạch, Ireland, Anh
Lần mở rộng thứ hai (năm 1981): Hy lạp
Lần mở rộng thứ ba (năm 1986): Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha
Lần mở rộng thứ tư (năm 1995): Áo, Phần lan, Thuỵ Điển
Lần mở rộng thứ năm (năm 2004): Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Slovakia,
Litva, Latvia, Estonia, quốc đảo Matta, Cộng hoà Síp.
Lần mở rộng thứ sáu (năm 2007): Romania, Bulgaria
1.3.1. Tình hình kinh tếcủaEU
1.3.2.1. Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và sự suy giảm mạnh của nhiều nền kinh
tế châu Âu
Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những tác động mạnh
đến nền kinh tế EU. Theo số liệu của Eurostat (cơ quan thống kê của EU), GDP của cả
khu vực Euro và toàn khối EU trong đều giảm. Tăng trưởng GDP củaEU chỉ đạt khoảng
1% trong năm 2008. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến hàng loạt ngân hàng tại
châu Âu lâm vào cảnh vỡ nợ. Chính phủ các nước phải chi hàng trăm tỷ USD để mua lại
cổ phần của các ngân hàng cũng như tăng tính thanh khoản cho thị trường tiền tệ. Tình
hình tiếp tục có những diễn biến phức tạp vào những tháng cuối năm, khi nguy cơ lạm
phát đã cơ bản được đẩy lùi thì EU lại chuyển sang rơi vào nguy cơ suy thoái kinh tế
(một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Đức đã chính thức bị suy thoái).
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp cao, vấn đề thâm hụt
ngân sáchcủa hầu hết các nước EU cũng trong tình trạng báo động. Theo số liệu chính
thức mới được công bố của cơ quan thống kê Eurostat, Anh là nước có tỷ lệ thâm hụt
ngân sách cao thứ 3 với 10,4% GDP năm 2010, trên cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Dẫn đầu danh sách thâm hụt là Ireland với tỷ lệ 32,4% GDP, cao hơn so với mức dự báo
32,3%. Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 2 với 10,5% khi nước này cũng phải nhờ đến khoản cứu
trợ trị giá 110 tỷ EUR vào năm 2010.
Tuy nhiên, do khủng hoảng rất nghiêm trọng nên kinh tế châu Âu chưa thể phục
hồi ngay được. “Báo cáo tình hình kinh tế” của Hội đồng Châu âu ngày 27/12/2010 dự
kiến tăng trưởng GDP năm 2010, 2011 và 2012 củaEU lần lượt là 1,8%, 1,7% và 2% và
của Eurozone lần lượt là 1,7%, 1,5% và 1,8%.
1.3.2.2. Liên minh châu Âu với chiến lược kinh tế 10 năm
Ngày 18/06/2010, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cam kết tăng cường kiểm
soát các khoản vay quá mức củachính phủ những quốc gia thành viên và đặt nền móng
cho việc quản lý kinh tế xuyên biên giới.
Ngày 28/10/2010, các nhà lãnh đạo EU đưa ra “Mười biện pháp lớn chấn hưng
công nghiệp” và ngày 10/11/2010 lại tiếp tục đưa ra “Chiến lược phát triển năng lượng
mới”, trong đó hứa hẹn đầu tư 1.000 tỉ EUR cho chương trình này.
Cùng với các biện pháp chiến lược trên, các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí kể từ
năm 2011 sẽ tiến hành thiết lập 4 cơ quan quản lý tiền tệ mới trực thuộc Cơ quan quản lý
tiền tệ châu Âu, đồng thời tăng quyền cho cơ quan này như có quyền phế truất cơ quan
quản lý tiền tệ nước thành viên nếu thấy cần thiết và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan quản lý
tiền tệ liên quan. Ngoài ra, trong hội nghị thượng đỉnh từ 16- 17/12/2010, các nhà lãnh
đạo châu Âu cũng nhất trí sửa lại một số điểm trong “Hiệp ước Lisbon” để lập một
“phòng tuyến ngăn chặn” khủng hoảng tiền tệ.
1.3.3. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối
1.3.3.1. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU
EU gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia lại có thị trường tiêu dùng riêng. Do vậy,
có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá.
Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị
trường quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên những điểm tương đồng
về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nước thành viên không
đồng đều, song người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen
tiêu dùng một số loại hàng hoá.
1.3.3.2. Kênh phân phối hànghóa
Ngoài yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh, thì tập quán, thói quen
tiêu dùng, thị hiếu của người dân EU là yếu tố quan trọng để có thể thâm nhập được vào
hệ thống phân phối của châu Âu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong khâu
lưu thông và xuấtkhẩuhànghóa sang thị trường này. Hệ thống phân phối củaEU bao
gồm các hình thức phân phối như sau : Các trung tâm châu Âu ; Các đơn vị chế biến; Dây
chuyền phân phối; Các nhà bán buôn, bán lẻ ; Người tiêu dung.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀUCHỈNHCHÍNHSÁCH THƢƠNG MẠIQUỐCTẾ
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.1. NỘI DUNG CỦAĐIỀUCHỈNHCHÍNHSÁCH THƢƠNG MẠIQUỐCTẾ
CỦA EU
2.1.1. Nội dung củađiềuchỉnhchínhsách Thƣơng mại Nội khối EU
+ Thứ nhất, mở rộng thực hiện Liên minh Kinh tế- Tiền tệ ở các nước thành viên
mới.
+ Thứ hai, Chínhsách cạnh tranh củaEU là “công cụ pháp lý” để điềuchỉnh
trong lĩnh vực dịch vụ ở Liên minh châu Âu.
+ Thứ ba, tiếp tục điềuchỉnhchínhsáchthươngmạihàng hóa.
+ Thứ tư, đảm bảo quá trình “nội luật hóa” các quy định về ChínhsáchThương
mại Nội khối ở EU
+ Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu quả sức mạnh cạnh tranh củaChínhsách
Thương mại Nội khối trong bối cảnh toàn cầu hóa.
+ Thứ sáu, điềuchỉnh và kết hợp một số chínhsách đồng bộ khác nhằm thực hiện
hiệu quả ChínhsáchThươngmại Nội khối của EU.
2.1.2. Nội dung củađiềuchỉnhChínhsách Thƣơng mại Chung EU
2.1.2.1. ĐiềuchỉnhChínhsáchThươngmại Chung đối với các đối tác chủ chốt
Quan hệ thươngmại giữa EU và một số đối tác chủ chốt đã cho thấy các quốc gia
có trao đổi thươngmại lớn nhất với EU luôn là đối tượng hàng đầu trong thực thi Chính
sách Thươngmại Chung cho cả khối. Các điềuchỉnhnày được xem xét ở hai góc độ:
quan hệ thươngmại đa phương củaEU trong khuôn khổ của WTO và quan hệ thương
mại song phương với các đối tác chủ chốt trên thế giới.
2.1.2.2. ĐiềuchỉnhchínhsáchThươngmại Chung trong quan hệ với các nước đang
phát triển
Quan hệ thươngmại giữa EU và nhóm các nước đang phát triển Châu Phi, Mỹ
Latinh, ASEAN đã đạt được những bước phát triển nhất định trong thời gian qua. Những
nội dung điềuchỉnh quan trọng nhất củaChínhsáchThươngmại Chung EU đối với các
nước đang phát triển là cơ chế ưu đãi của Thỏa ước Cotonou và GSP.
2.1.2.3. Thực trạng điềuchỉnhchínhsách thuế quan trong quan hệ với các đối tác
bên ngoài
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng thuế quan chung củaEU được xây
dựng dựa trên Hệ thống mã mô tả hànghóa hài hoàquốctế (HS) về phân loại hàng hóa.
Để quyết định thuế suất cho một hàng hóa, việc phân loại rất quan trọng. Khi một hàng
hóa đã được phân loại thì nó sẽ giúp EU đánh giá xem có nên áp dụng thuế chống bán
phá giá hay không; có cần cấp phép nhập khẩu hay không; được hưởng giảm thuế, miễn
thuế hay ưu đãi thuế hay không, được áp dụng cho từng loại hàng hoá.
Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU,
nhưng thuế suất khác nhau phụ thuộc vào loại hàng nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ của
hàng hóa. Liên minh thườngđiềuchỉnh Hệ thống thuế quan chung như một công cụ hữu
hiệu của ngoại thương.
[...]... tế, thươngmại và đầu tư Mỗi một thành viên củaEU đều có nhu cầu nhập khẩu khác nhau Do đó, thị phần cho hàngxuấtkhẩucủaViệtNam vào từng thị trường sẽ khác nhau Tuy nhiên, các đối tác này đều phải tuân thủ các chính sáchthươngmại Chung củaEU Nên khi EUđiềuchỉnh chính sáchthươngmạiquốctế ảnh hưởng trực tiếp đến các nước xuấtkhẩu sang các nước này 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG XUẤT KHẨU... LUẬN Hoạt động thươngmại hai chiều nói chung và xuấtkhẩuhànghóacủaViệtNam sang EU nói riêng đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tếcủa hai phía EU đã và đang đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, thươngmại và mở rộng thị trường xuấtkhẩu cho hànghóacủaViệtNam trong điều kiện hiệnnayHiện nay, chính phủ ViệtNam và Ủy Ban châu Âu đang có những cố gắng để xích... thiệp của nhà nước đối với đến giá xuấtkhẩu và như vậy họ có quyền yêu cầu được đối xử riêng rẽ (IT) khi EU tính toán thuế chống bán phá giá 2.2 ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ĐIỀUCHỈNHCHÍNHSÁCH THƢƠNG MẠIQUỐCTẾCỦAEU 2.2.1 Những thành tựu của việc điềuchỉnhchínhsách thƣơng mại quốctếcủaEU 2.2.1.1 Người dân sinh sống ở Liên minh châu Âu đã được hưởng lợi từ thành quả thực thi Chính sáchthươngmại EU 2.2.1.2... TỚIVIỆTNAM 3.2.1 Tác động tới khả năng xuấtkhẩu Liên minh châu Âu (EU) là khu vực chiếm 16,75% tổng kim ngạch xuấtkhẩuhànghóacủaViệtNam trong năm 2010 Tuy nhiên, hànghóaViệtNamxuấtkhẩu vào EU vốn đã gặp không ít rào cản thì hiệnnay khó khăn lại đang có dấu hiệu gia tăng Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, trao đổi thươngmại hai chiều Việt Nam- EU trong năm 2009 đã bị suy giảm... động trực tiếp củaEU mở rộng tớixuất nhập khẩucủaViệtNam là có nhưng không lớn Bởi vì, cơ cấu hànghóaxuấtkhẩucủaViệtNam sang EU2 7 chủ yếu là những hànghóa giầy dép, dệt may, nông thủy sản, thủ công mỹ nghệ 3.2.3 Tác động tới đối tác xuấtkhẩu Khi EU1 5 trở thành EU2 5 rồi EU2 7, hai nhóm quan hệ trên hòa làm một Những thuận lợi và thách thức trong các mối quan hệ giữa ViệtNam với khu vực... THƢƠNG MẠIQUỐCTẾCỦAEUTỚIVIỆTNAM 3.1 TỔNG QUAN QUAN HỆ THƢƠNG MẠIVIỆT NAM- EU 3.1.1 Khái quát về quá trình phát triển quan hệ Việt Nam- EUViệtNamchính thức thiết lập quan hệ với Cộng đồng châu Âu vào ngày 22/10/1990 Ngày 17/07/1995 ViệtNam và Ủy ban châu Âu ký một loạt các Hiệp định khung, tạo cơ sở pháp lý hết sức quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tếthươngmại giữa Việt Nam- EU Để tạo khuôn... bền vững đối với mặt hàng đồ gỗ) Các quy định của REACH, IUU, hay việc tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thủy sản, nông sản, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, điều tra gian lận thươngmạicủaEU không phải bất cứ doanh nghiệp ViệtNam nào cũng có thể vượt qua 3.2.2 Tác động tới cơ cấu mặt hàngxuấtkhẩu Qua nghiên cứu các hoạt động xuất nhập khẩucủaViệt Nam- EU những năm gần đây,... tạo đà cho việc phát triển hoạt động xuấtkhẩucủaViệtNam sang thị trường EU, tạo cho các doanh nghiệp ViệtNam chiếm lĩnh được thị trường này, và EU là thị trường xuấtkhẩu trọng điểm củaViệtNam trong tương lai Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã phác họa con đường hình thành và mở rộng của EU, một bức tranh toàn cảnh về kinh tế, thươngmạicủa một thị trường EU thống nhất Luận văn cũng nêu bật... trường hợp các ngành công nghiệp củaEU bị tổn hại do việc nhập khẩucủa sản phẩm phá giá * Thực tiễn áp dụng chínhsách chống bán phá giá củaEU Khi EU phát hiện giá nhập khẩucủa sản phẩm trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuấtkhẩuđiềunày gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU dẫn tới chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ... XUẤTKHẨUHÀNGHÓACỦAVIỆTNAM VÀO THỊ TRƢỜNG EU 3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 3.3.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuấtkhẩu 3.3.1.2 Phát triển các ngành hàngxuấtkhẩu chủ lực sang thị trường EU 3.3.1.3 Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuấtkhẩu 3.3.1.4 Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu 3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 3.3.2.1 Về phía các doanh nghiệp ViệtNam 3.3.2.1.1 . xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị
trường này
Keywords: Thương mại quốc tế; Xuất khẩu hàng hóa; Kinh tế học quốc tế; Chính
sách thương mại; Việt. Điều chình chính sách thương mại quốc tế của
EU: Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam hiện nay
Nguyễn Thị Thu Hằng