1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

36 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập. Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu thời kì mới với những cơ hội và thách thức dường như là gia vị trong bữa ăn mà thực khách là Việt Nam bắt buộc phải nếm thử. Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam vốn là một đất nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây chính là bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): lịch sử hình thành, giới thiệu sơ lược các hiệp định,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

ĐỀ TÀI: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): lịch sử hình thành, giới thiệu sơ lược các hiệp định,

Ký tên

1 Quảng Trọng Hiếu DHKQ13BTT 50%

2 Nguyễn Quốc Khánh DHKQ13BTT 50%

Tổng = 100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tại lớp DHKQ13BTT môn Kinh tế quốc tế dưới sựhướng dẫn của thầy Hồ Văn Dũng đã giúp tụi em tiếp cận được nhiều hơn về thôngtin tài chính kinh tế, cách tính các số liệu kinh tế thế giới cũng như giúp chúng emnắm rõ hơn về thực trạng nên kinh tế hiện tại và định hướng được sự phát triển chobản thân sau này

Để có được những kiến thức quý báu thực hiện bài tiểu luận này, ngoài sự nỗlực học tập và nghiên cứu tìm hiểu, nhóm em nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từthầy ,các bạn, từ những sách hướng dẫn của nhà trường các trang báo mạng cùngnhiều tài liệu tham khảo khác đã cho em thêm nhiều thông tin và kiến thức để hoànthành bài tiểu luận và từ sự hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả của các bạn trongnhóm

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

• Thầy Hồ Văn Dũng đã tận tình hướng dẫn tụi em trong suốt quá trìnhhọc tập ở các giờ giảng tại lớp và những vị dụ thực tế thầy bổ sung thêmbên ngoài

• Bạn Nguyễn Quốc Khánh đã cùng em hoàn thành bài tiểu luận này

• Và tất cả các bạn ở trong lớp đã hay giơ tay phát biểu ý kiến tranh luận

và làm hoàn thiện hơn kiến thức học được

Cuối cùng em xin chúc Thầy và tất cả các bạn của lớp DHKQ13BTT có một năm vui vẻ, may mắn, làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và thành công

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN :

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮC

TRIPS Trade-related aspects of intellectual property Rights

TRIMS The Agreement on Trade-Related Investment Measures

SCM Agreement on Subsidies and Countervailing Measures

SPS

Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures

Trang 6

Mục lục

Mục lục 6

Chương 1 : Tổ chức Thương mại Thế giới 9

1.1 Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 9

1.2 Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới 9

1.3 Mục tiêu của WTO 10

1.4 Các chức năng chính của WTO 10

1.5 Cơ cấu tổ chức 11

1.6 Các nguyên tắc hoạt động chính của WTO 13

1.6.1 Thương mại không phân biệt đối xử 13

1.6.2 Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán 14

1.6.3 WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng 15

1.6.4 Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế 15

1.6.5 Các thoả thuận thương mại khu vực 15

1.6.6 Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển 15

1.7 Các hiệp định chính của Tố chức Thương mại Thế Giới (WTO) 16

1.7.1 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) 16

1.7.2 Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) 16

1.7.3 Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) 17

1.7.4 Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) 19

1.7.5 Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) 21

1.7.6 Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) 22

1.7.7 Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADP) 23

1.7.8 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) 24

1.7.9 Hiệp định về Tự vệ (SG) 25

1.7.10 Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP) 26

1.7.11 Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) 27

1.7.12 Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT) 27

1.7.13 Hiệp định về Định giá Hải quan (ACV) 28

1.7.14 Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển (PSI) 29

1.7.15 Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) 30

1.8 Nguyên tắc chung của các hiệp định 31

1.8.1 Không phân biệt đối xử(non-discrimination) 31

1.8.2 Bảo hộ thông qua thuế quan 31

1.8.3 Minh bạch 32

Chương 2 Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO 32

2.1 Quá trình Việt Nam gia nhập WTO 32

2.2 Cơ hội 33

2.3 Thách thức 33

Chương 3: Các giải pháp nhầm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới 34

KẾT LUẬN 36

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu thời kì mới với những cơ hội và thách thức dường như là gia vị trong bữa ăn mà thực khách là Việt Nam bắt buộc phải nếm thử Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam vốn là một đất nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu

tư của nước ngoài Đây chính là bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất

là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập Do đó, là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trước một

sự kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta – gia nhập WTO, thì việc tìm hiểu những tác động của tổ chức này đối với nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết để trang bị thêm kiến thức trong việc góp phần tìm ra những giải pháp tối ưu cho nền kinh tế phù hợp với từng giai đoạn của đất nước

2 Mục đích nghiên cứu:

- Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

- Tìm hiểu những mặt hạn chế chưa giải quyết được của nền kinh tế nước ta

- Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong bối cảnh hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tê quốc tế của Việt Nam

Trang 8

- Nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu chủ yếu được dựa trên phương pháp thu thập số liệu, tài liệu từ sách, báo điện tử, website có liên quan Sau đó dùng phương pháp so sánh số liệu rồi đưa ra nhận xét và kết luận

5 Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào việc phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ trình bày sự hiểu biết của mình với đề tài từ năm 1986 đến nay

6 Kết quả nghiên cứu:

Qua nghiên cứu và phân tích đề tài tiểu luận, chúng tôi thấy rằng đối với vấn

đề Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đòi hỏi những cải cách thay đổi rộng lớn, có ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động ngoại thương

mà còn đến đầu tư, đến tăng trưởng kinh tế, đến thu nhập và đời sống nhân dân, đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Thông qua đề tài chúng ta cũng biết thêm về nền kinh tế nước nhà dù chỉ trong giai đoạn ngắn nhưng

cũng là nhưng thong tin cần thiết về sau này

Trang 9

Chương 1 : Tổ chức Thương mại Thế giới

1.1 Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắtWTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sátcác hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắcthương mại Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các ràocản thương mại để tiến tới tự do thương mại Ngày 1 tháng 9 năm 2013, ôngRoberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy Tínhđến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO có 164 thành viên Mọi thành viên củaWTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất địnhtrong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mạiđược cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấpcho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004) Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11tháng 1 năm 2007

Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa

1.2 Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới

-Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mạiQuốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước.Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại vàViệc làm tại La Habana tháng 3 năm 1948 Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ

đã không phê chuẩn hiến chương này Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đóbắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mạiQuốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt độngcho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997)

-ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mạiquốc tế vẫn tồn tại Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phươngtrong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàmphán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòng đám phán thứ tám, Vòngđàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT

Trang 10

được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chấtcủa một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể WTOchính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.

1.3 Mục tiêu của WTO

-Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại đượclưu chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn không gây racác ảnh hưởng xấu không muốn có

Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:

+ Nâng cao mức sống của con người

+ Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhucầu thực tế của người lao động

+ Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động

+ Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới

+ Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới

1.4 Các chức năng chính của WTO.

-Theo ghi nhận tại Ðiều III, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, có 5chức năng:

• WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành vànhững mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biêncủa WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điềuhành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên

• WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên vềnhững quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định củaWTO WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa cácthành viên về những quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là mộtthiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyếtđịnh do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra

• WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việcgiải quyết tranh chấp giữa các thành viên (” Thoả thuận” này được quy địnhtrong Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO);

Trang 11

• WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thànhviên), “Cơ chế” này được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định thành lậpWTO;

• Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chínhsách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó

1.5 Cơ cấu tổ chức

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban củaWTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp vàcác ủy ban đặc thù

-Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

• Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhấthai năm một lần Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO.Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳnghạn như Cộng đồng châu Âu) Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đốivới bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.-Cấp thứ hai: Đại hội đồng

• Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hộiđồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sáchThương mại Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quanđều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tươngđương) của tất cả các nước thành viên Điểm khác nhau giữa chúng là chúngđược nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO

• Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, đượcnhóm họp thường xuyên Đại hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại

sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyềnquyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm mộtlần) đối với tất cả các công việc của WTO

• Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩncác phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan

Trang 12

Phúc thẩm đệ trình Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thànhviên (cấp đại sứ hoặc tương đương)

• Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc

rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soátchính sách thương mại Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn,việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần Đối với những thànhviên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn

-Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại

• Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng Có baHội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồngThương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệliên quan đến Thương mại Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng.Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cảcác nước thành viên WTO Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và

cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đềriêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thươngmại khu vực, và các vấn đề quản lý khác Đáng chú ý là trong số này cóNhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nướcxin gia nhập WTO

• Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt độngthuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT),tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa

• Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộcphạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là cáchoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ

• Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trítuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định vềCác khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ(TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnhvực quyền sở hữu trí tuệ

-Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

Trang 13

• Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vựcchuyên môn riêng biệt

• Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1

1.6 Các nguyên tắc hoạt động chính của WTO

Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp đó là vì những văn bảnpháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn Các hiệp định này giải quyếtcác vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưu chính viễnthông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh dịch tễ,

sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa Tuy nhiên có một số các nguyên tắc hếtsức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định Các nguyên tắc đó chính lànền tảng của hệ thống thương mại đa biên Sau đây là chi tiết các nguyên tắc đó

1.6.1 Thương mại không phân biệt đối xử

Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệquốc và đối xử quốc gia

-Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN):

Đối xử mọi người bình đẳng như nhau Theo qui định của các hiệp định WTO,nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viênkhác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất Nếu như một nướccho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải đượcgiành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có

Trang 14

được đối xử tối huệ quốc Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối

xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau

Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên của hiệpđịnh chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hàng hoá Nguyêntắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATS, hiệp định vềquyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy có khác nhau một ít ởtừng hiệp định

- Đối xử quốc gia (NT):

Đối xử người nước ngoài và người trong nước như nhau Hàng nhập khẩu và hàngsản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhậpkhẩu đã đi vào đến thì trường nội địa Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những quichế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điềukiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước Vì thế các thành viên của WTOkhông được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không đượcphân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền vàquyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài Đối xử quốc gia chỉ ápdụng được khi hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đếnthị trường Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắcnày mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự

1.6.2 Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.

-WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trìnhđàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán Hàng rào thương mạibao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác dụnghạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sáchngoại hối cũng được đưa ra đàm phán

-Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàm phán đểgiảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường Để thực hiệnnguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phánthương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoáthương mại

Trang 15

1.6.3 WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng

và không bị bóp méo Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảmbảo các điều kiện công bằng trong thương mại Các đều khoản về chống phá giá,trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự Tất cả các hiệp định của WTO như Nôngnghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đíchtạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước

1.6.4 Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế

Các cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kếtnhư vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trongtương lai

Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và dịch

vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế Đối với thương mạihàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần

Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thựchiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phảibồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất Qua vòng đàm phán Uruguay,một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng buộc thuế Tính riêngtrong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã được ràng buộc thuế Kết quả làWTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư

1.6.5 Các thoả thuận thương mại khu vực

WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự dohoá thương mại Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tốihuệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạothuận lợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trởthương mại với các nước ngoài liên kết

1.6.6 Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.

WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đangphát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắc

Trang 16

cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt

và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của

họ vào hệ thống thương mại đa biên Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dànhcho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt

và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việctrợ giúp kỹ thuật cho các nước này

1.7 Các hiệp định chính của Tố chức Thương mại Thế Giới (WTO)

-Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn

đề về thương mại quốc tế Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệpđịnh về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh,Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994 Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quyđịnh các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơchế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tựnguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễnđàn chung Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phêchuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện Sau đây sẽ

là một số hiệp định chính của WTO:

1.7.1 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)

-Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại (tiếng Anh: General Agreement onTariffs and Trade, viết tắt là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng

10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sáchthuế quan giữa các nước ký kết Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, cácnước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêmnhững thỏa thuận thương mại mới

1.7.2 Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)

-Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade

in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắtđầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 Hiệp định được thiết lập nhằm mởrộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ

Trang 17

chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó.Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS Các nguyên tắc cơ bản củaWTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS.GATS chia ra bốn phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế:

• Cung cấp qua biên giới: việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổcủa một nước này sang lãnh thổ của một nước khác Ví dụ: Gọi điện thoạiquốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sĩ khám ngồi ở hainước khác nhau

• Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước

đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó Ví dụ: Sửa chữa tàubiển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài

• Hiện diện thương mại: người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước điđến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó Vídụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài

• Hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch mộtnước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó Ví dụ: Một giáo

sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài

1.7.3 Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)

-Hiệp định TRIPS được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những Thoả thuậnThương mại Đa phương trong vòng Đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏathuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) Đây là lần đầu tiên các khíacạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế đượcđàm phán trong khuôn khổ của GATT Kết quả của các cuộc đàm phán đó được thểhiện trong Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Hiệp địnhTRIPS là Phụ lục 1C của Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức WTO Hiệp định có hiệulực bắt buộc đối với tất cả các Thành viên WTO, được thông qua tại Marrakeshngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1995 Hiệp định làmột trong những trụ cột quan trọng nhất của WTO và bảo hộ sở hữu trí tuệ trởthành một phần không thể tách rời trong hệ thống thương mại đa phương của WTO

Trang 18

-Hiệp định TRIPS: Thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đếnnay

• Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc

tế quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Những điều ước quốc tế này

là Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington.Quy định của những điều ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc thậm chí đốivới những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước, ngoại trừ Công ước Rome cóhiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước

• Thứ hai, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộquyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ pháttriển Đối với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS thiết lập nhữngtiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên phải tuân thủ Nội dungchính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng khôngđược bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợpngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu Những tiêu chuẩn này đượcthể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng Trước hết, Hiệp định TRIPSđòi hỏi các Thành viên WTO tuân thủ những quy định cơ bản, quan trọngcủa Công ước Paris và Công ước Berne đã được chuyển tải vào Hiệp địnhTRIPS Hơn nữa, Hiệp định TRIPS quy định thêm một số nghĩa vụ cho cácThành viên WTO mà những nghĩa vụ này không quy định trong Công ướcParis và Công ước Berne

• Thứ ba, Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhấtđịnh Bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định TRIPS dànhquyền tự quyết cho các Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nướcthiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chính sáchcủa các nước này trên cơ sở các quy định tuỳ nghi (trong tiếng Anh làflexible provisions)

-Hiệp định TRIPS: Mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế

• Phù hợp với mục tiêu của WTO, mục tiêu của Hiệp định TRIPS là thúc đẩy

tự do trong thương mại quốc tế bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồngthời ngăn chặn các quốc gia thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ nhưnhững rào cản trong thương mại

Ngày đăng: 15/09/2019, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w