1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan

21 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 442,13 KB

Nội dung

Phân tích, đánh giá về sự hình thành, phân loại, xu hướng phát triển của hàng rào thương mại phi thuế quan trên thế giới và các nỗ lực của WTO trong tự do hóa thương mại, bao gồm nỗ lực

Trang 1

Pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan

Lương Thị Thu Nga

Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Làm sáng tỏ các quy định của WTO và pháp luật của một số nước về hàng rào

thương mại phi thuế quan Phân tích, đánh giá về sự hình thành, phân loại, xu hướng phát triển của hàng rào thương mại phi thuế quan trên thế giới và các nỗ lực của WTO trong tự

do hóa thương mại, bao gồm nỗ lực xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan ; nghiên cứu các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực này và xác định các yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam, đề xuất một số phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với các nghĩa vụ với WTO về xóa bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan

Keywords: Hàng rào thương mại; Phi thuế quan; Tổ chức thương mại thế giới; WTO

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau mười một năm kể từ ngày chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này Để làm được điều này, Việt Nam đã phải vượt các vòng đàm phán song phương và đa phương khó khăn, và phải hoàn thành một khối lượng công việc lớn về cải cách thể chế và ban hành pháp luật để phù hợp với các định chế của WTO

Gia nhập WTO, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng thực chất Ngoài những cơ hội và lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn Quy chế thành viên WTO của Việt Nam cũng không tạo ra sự dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào trong thương mại với 153 thành viên của tổ chức thương mại này Khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam không những không loại bỏ hoàn toàn các rào cản này mà còn tiếp tục đối mặt với các khó khăn đã tồn tại và các khó khăn mới nảy sinh [2]

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng, từ 32,44 tỷ USD (năm 2005) lên 39,83 tỷ USD (năm 2006), đạt 48,56 tỷ USD vào năm 2007, tăng 21,9% so với năm 2006 (thống kê hải quan, thông tin hàng hoá xuất nhập khẩu, tình hình xuất nhập khẩu tháng 12 và cả năm 2005/2006 và 2007) [61] Bên cạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ

Trang 2

tại thị trường nội địa, Việt Nam mong muốn mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài Khi chưa tham gia WTO, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi Tuy nhiên, sau khi gia nhập, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biện pháp cản trở thương mại từ các đối tác Rào cản thương mại có thể là hàng rào thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan Dưới áp lực của hội nhập và tạo thuận lợi cho thương mại tại từng khu vực và trên thế giới, các nền kinh tế phải liên tục cắt giảm thuế quan theo từng lộ trình hội nhập Nếu hàng rào thuế quan thể hiện chính sách thương mại của từng quốc gia theo từng thời kỳ nên có tính minh bạch và khả năng dự đoán trước, thì hàng rào phi thuế quan tại mỗi nước lại rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của Chính phủ về việc bảo

hộ ngành sản xuất nội địa hoặc chính sách thương mại

Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về thực tiễn sử dụng hàng rào thương mại phi thuế quan

theo thông lệ của WTO, tôi chọn đề tài "Pháp luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

về hàng rào thương mại phi thuế quan" cho luận văn thạc sĩ của mình Tuy nhiên, đây là vấn đề

rộng, phức tạp và luôn thay đổi nên đề tài sẽ không thể đi hết các biện pháp phi thuế quan theo quy định và thông lệ của WTO, mà chỉ tập trung vào một số biện pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến Như:

- Chế độ cấp phép nhập khẩu;

- Quy định về kiểm dịch động thực vật;

- Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn (về môi trường, an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng );

- Quy định và thông lệ về xác định trị giá hải quan;

- Quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại;

- Các quy định khác ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu (hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan )

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hàng rào thương mại phi thuế quan được nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách thương mại trong nước khai thác và nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Một số công trình

nghiên cứu của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) như "Cơ sở khoa học định hướng các

biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới" của Vụ Kế hoạch năm 2000; "Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam" năm

2002 và "Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với

Việt Nam" năm 2004 của Viện Nghiên cứu Thương mại

Ngoài ra là các bài viết như "Bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập

kinh tế quốc tế" của GS.TS Bùi Xuân Lưu, Trường Đại học Ngoại thương; "Giới thiệu về hạn ngạch thuế quan" của Nguyễn Hải Yến, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại

(nay là Bộ Công thương), tháng 8/2005; "Khía cạnh pháp lý của các biện pháp SPS" của Dự án

hỗ trợ thương mại đa biên II (MUTRAP II), Bộ Thương mại phối hợp cùng Ủy ban Châu Âu thực hiện năm 2002

Hầu hết các công trình nghiên cứu và bài viết trên được thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO, khi nước ta chưa bị ràng buộc bởi các cam kết mở cửa thị trường và xóa bỏ các rào cản thương mại theo nghĩa vụ WTO Do đó, các công trình và bài viết này đã phân tích các quy định, thông lệ của WTO về các biện pháp phi thuế quan khác nhau, có liên hệ và tìm hiểu kinh

Trang 3

nghiệm của một số nước trong sử dụng hàng rào thương mại phi thuế quan nhằm đi sâu vào khía cạnh bảo hộ sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hoặc nghiên cứu tính chất rào cản của các biện pháp phi thuế quan trong tương quan so sánh với các biện pháp thuế quan mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các biện pháp phi thuế quan của WTO thông qua các Hiệp định đa biên tiêu biểu, cũng như chưa nghiên cứu một cách tổng thể pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của một số nước trên thế giới Mặt khác, các công trình và bài viết này nghiên cứu hàng rào thương mại nói chung dưới khía cạnh tác động tới chính sách thương mại trong nước hơn là khía cạnh luật pháp Do đó, dưới khía cạnh luật pháp, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hàng rào thương mại phi thuế quan theo pháp luật của WTO một cách toàn diện và tổng thể, thông qua đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam phù hợp với các cam kết với WTO trong lĩnh vực này

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hàng rào thương mại phi thuế quan của WTO, xây dựng lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, phù hợp với nghĩa vụ xóa bỏ rào cản thương mại với WTO Đề tài cũng làm rõ các quy định về hàng rào thương mại phi thuế quan tại một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản Ngoài việc làm sáng tỏ một số vấn đề

về hàng rào thương mại phi thuế quan của Việt Nam hiện nay, đề tài còn nhằm làm rõ xu hướng xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hàng rào này cho phù hợp với tình hình mới, vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng trong nước, vừa để bảo hộ các ngành sản xuất còn yếu trong nước

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm sáng tỏ các quy định của WTO và pháp luật của một số nước về hàng rào thương mại

phi thuế quan

- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về sự hình thành, phân loại và xu hướng phát triển của hàng rào thương mại phi thuế quan trên thế giới; các nỗ lực của WTO trong tự do hóa thương mại, bao gồm nỗ lực xóa bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan

- Nghiên cứu các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực này

- Xác định yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật trong nước và đề xuất một số phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với các nghĩa vụ với WTO về xóa bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn sẽ nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các quy định và thông lệ của WTO về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan phổ biến; các quy định và thực tiễn điển hình về áp dụng các biện pháp phi thuế quan của một số nước, nhóm nước gồm Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu các Hiệp định của WTO, bao gồm:

- Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP);

- Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT);

- Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS);

- Hiệp định thực hiện điều VII của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (CVA);

- Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS);

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và các phương pháp nghiên cứu truyền thống khác

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Chọn và thực hiện đề tài này, tôi mong muốn những kiến thức và nội dung của đề tài sẽ góp phần cung cấp kiến thức hữu ích về hàng rào thương mại phi thuế quan của WTO và một số thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu Thông qua đó, phòng ngừa và giảm bớt các nguy cơ hàng hóa Việt Nam đối mặt với các biện pháp phi thuế quan để làm giảm sự thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường trên

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hàng rào thương mại phi thuế quan của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO)

Chương 2: Một số quy định cơ bản của WTO về hàng rào thương mại phi thuế quan

Chương 3: Pháp luật và thực tiễn của một số nước về hàng rào thương mại phi thuế quan

Cam kết của Việt Nam với WTO về hàng rào thương mại phi thuế quan và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Trang 5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1.1 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và vấn đề hạn chế các hàng rào thương mại phi thuế quan

Ngày 15/4/1994, WTO ra đời trên Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới được ký kết tại Marrkesh

Thông qua các vòng đàm phán từ Kenedy, Tokyo, Urugoay và Doha, WTO đã nỗ lực cắt giảm thuế quan và xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan thông qua việc chuyển đổi các biện pháp phi thuế quan thành các biện pháp thuế quan tương ứng

1.2 Quan niệm pháp lý về hàng rào thương mại phi thuế quan

1.2.1 Quan niệm pháp lý về hàng rào thương mại phi thuế quan của một số nước

EU cho rằng NTB là tất cả các rào cản cản trở hoạt động thương mại của các nhà xuất khẩu của EU

NTB được các nhà kinh tế và xuất khẩu của Hoa Kỳ nhìn nhận là các quy định, chính sách

và thực tiễn của quốc gia, có mục đích bảo vệ sản phẩm nội địa khỏi sự cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài, hoặc khuyến khích việc xuất khẩu của các sản phẩm nội địa

Canada cho rằng tất cả các biện pháp nhằm hạn chế thương mại đều là NTB từ hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, trị giá hải quan, SPS, TBT, phân loại cho đến thủ tục hải quan, chi phí hành chính

1.2.2 WTO và quan niệm về hàng rào thương mại phi thuế quan

WTO không đưa ra một định nghĩa chuẩn về hàng rào thương mại phi thuế quan mà hàng rào thương mại phi thuế quan được hiểu thông qua các quy định cụ thể, có khả năng gây cản trở tới thương mại tại từng Hiệp định đa biên của WTO, như việc đặt ra các áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế thương mại theo Hiệp định về Tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT)

1.3 Phân loại các hàng rào thương mại phi thuế quan

WTO chưa có một hệ thống phân loại NTB chuẩn Dựa vào các tài liệu về NTB mà các nước thành viên cung cấp, WTO đã xác định được 04 nhóm NTB như sau:

Nhóm thứ nhất: gồm các biện pháp được quy định tại các Hiệp định hiện hành của WTO và

không có kế hoạch đàm phán cụ thể

Nhóm thứ hai: gồm các NTB do Hiệp định WTO quy định cụ thể, là chủ đề của chương trình

đàm phán độc lập cụ thể, Ví dụ, một số NTB được xác định liên quan tới các quy tắc về phá giá sản phẩm và các biện pháp trả đũa

Nhóm thứ 3: bao gồm các NTB được coi là các rào cản không được quy định cụ thể trong

các Hiệp định của WTO, như thủ tục hải quan

Trang 6

Nhóm thứ 4: bao gồm các NTB được phân loại như rào cản nhưng lại không được quy định

trong các Hiệp định WTO và không phải là chủ đề của chương trình đàm phán độc lập Một số biện pháp bao gồm phân loại, thuế quan, hạn ngạch, thuế nhập khẩu, các chiến dịch "mua hàng nội địa", các khuyến khích về tài chính, các trường hợp miễn thuế quan và thuế nội địa

Phân loại theo WTO - Vòng đàm phán về các vấn đề nông nghiệp (NAMA):

NTB được phân nhóm thành 07 loại:

(i) sự tham gia của Chính phủ vào hoạt động thương mại;

(ii) thủ tục nhập khẩu hành chính và thủ tục hải quan;

(iii) hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;

(iv) các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh;

(v) các hạn chế cụ thể;

(vi) các khoản thuế và phí đối với hàng hóa nhập khẩu;

(vii) các biện pháp khác

Phân loại theo dữ liệu tiếp cận thị trường của EU

Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu được phân chia thành "biện pháp" và "lĩnh vực" Các lĩnh vực được phân thành 26 Các biện pháp được phân thành 31 loại, trong đó bao gồm cả cạnh tranh, đầu tư và các biện pháp liên quan tới chỉ dẫn địa lý

Phân loại theo các báo cáo dự kiến thương mại quốc gia đối với rào cản ngoại thương của Hoa Kỳ

Các NTB được chia thành 10 loại:

(i) chính sách nhập khẩu như các hạn chế định lượng, giấy phép nhập khẩu, rào cản hải quan; (ii) các tiêu chuẩn, thử nghiệm, dán nhãn và chứng chỉ;

(iii) mua sắm Chính phủ;

(iv) trợ cấp xuất khẩu;

(v) thiếu cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

(vi) các rào cản dịch vụ;

(vii) các rào cản đầu tư;

(viii) các thực tiễn chống cạnh tranh với những tác động thương mại không tổn hại bởi chính phủ nước ngoài;

(ix) các hạn chế thương mại ảnh hưởng tới thương mại điện tử, phân biệt đối xử trong các chế độ thuế;

(x) các biện pháp khác

Trang 7

Phân loại theo Hệ thống Thông tin và Phân tích thương mại của UNCTAD (TRAINS)

- Các biện pháp kiểm soát giá cả:

1.4 Xu hướng phát triển của hàng rào thương mại phi thuế quan

Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp kiểm soát số lượng liên quan tới các biện pháp kỹ thuật tăng lên gấp hai lần, từ 31.9 lên tới 58.5 %

Việc sử dụng biện pháp kiểm soát số lượng, các biện pháp tài chính và kiểm soát giá cả, đã giảm đáng kể, từ 44.7% năm 1994 xuống còn 15.2% vào năm 2004 Sự suy giảm này đã phản ánh sự tuân thủ nghiêm túc đối với các cam kết của Vòng Urugoay của các thành viên

Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động lớn nhất từ việc áp dụng NTB Các nước đang phát triển và chậm phát triển chịu nhiều thiệt hại nhất từ các NTB

Chương 2

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA WTO

VỀ HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN 2.1 Nhận xét chung

Khả năng cản trở thương mại giữa các nước không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực về cấp phép nhập khẩu, các nguyên tắc xác định trị giá hải quan, kiểm tra hàng hóa trước khi xếp lên tàu, các nguyên tắc xuất xứ và các biện pháp liên quan đến đầu tư của WTO, mà còn từ các quy định và luật pháp về các vấn đề kỹ thuật hay quy định về kiểm dịch động thực vật Do đó, nghiên cứu năm Hiệp định của WTO, gồm Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), Hiệp định về trị giá hải quan (CVA) và Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) sẽ mang lại sự hiểu biết cơ bản về hàng rào thương mại phi thuế quan theo quan điểm của WTO

2.2 Một số quy định cơ bản trong các Hiệp định của WTO về hàng rào thương mại phi thuế quan

2.2.1 Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP)

Hiệp định ILP dựa trên một nguyên tắc cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là nhập khẩu; giảm thiểu các thủ tục, giấy tờ không cần thiết gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động thương mại

Trang 8

- Hiệp định yêu cầu các nước thành viên phải công bố cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu trong nước và cả các cơ quan chức năng liên quan đầy đủ thông tin về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu để xác định cụ thể trách nhiệm của từng loại đối tượng (Điều 1);

- Hiệp định cố gắng giảm tối thiểu gánh nặng của nhà nhập khẩu trong việc xin cấp phép qua quy định người xin cấp phép nhập khẩu chỉ phải nộp đơn cho một cơ quan hành chính duy nhất, trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận nhiều cơ quan hành chính thì số cơ quan này cũng không được quá ba cơ quan (Điều 1.6)

- Hiệp định đưa ra quy định về thời gian xử lý đơn không quá 30 ngày theo nguyên tắc đơn được xem xét ngay sau khi nhận được, đơn nộp trước sẽ được xem xét trước, và không quá 60 ngày đối với các đơn xin cấp phép nhập khẩu không tự động nộp cùng một lúc (Điều 3.5.f)

2.2.2 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS)

Hiệp định SPS đưa ra các quy định điều chỉnh liên quan tới đảm bảo an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm dịch, với mục đích loại trừ các biện pháp cản trở thương mại

Các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh (biện pháp SPS) được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào

áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người hoặc sức khỏe của động vật hoặc thực vật khỏi nguy

cơ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu, bệnh; nguy cơ phát sinh từ các chất phụ gia thực phẩm, chất độc; nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật

Hiệp định khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế nhưng các thành viên cũng có thể áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn nếu có bằng chứng khoa học

và việc áp dụng không được phân biệt đối xử

2.2.3 Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Hiệp định TBT)

Hiệp định TBT bao gồm tất cả các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn và thủ tục tự nguyện để đảm bảo được đáp ứng, ngoại trừ khi các biện pháp đã được quy định trong Hiệp định SPS Hiệp định TBT cố gắng đảm bảo rằng các quy định, các tiêu chuẩn, việc thử nghiệm và thủ tục chứng nhận không tạo ra các rào cản đối với thương mại Nhưng việc áp dụng các tiêu chuẩn này cũng rất cần thiết vì nhiều lý do như bảo vệ môi trường, an toàn hay an ninh quốc gia trên cơ

sở không phân biệt đối xử

Hiệp định TBT khuyến khích các thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành

2.2.4 Hiệp định về trị giá hải quan (Hiệp định CVA)

Hiệp định đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá:

Phương pháp 1: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu

Phương pháp 2: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt

Phương pháp 3: trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự

Phương pháp 4: trị giá khấu trừ

Phương pháp 5: trị giá tính toán

Việc xác định trị giá hải quan có thể trở thành rào cản cho hoạt động nhập khẩu nếu cơ quan hải quan không dựa trên cơ sở thực tế và giá cả khách quan của thị trường, mà dựa vào nguồn dữ liệu về giá để áp giá tối thiểu (còn gọi là bảng giá tối thiểu) đối với hàng hóa nhập khẩu

Trang 9

Hiệp định CVA đã đặt ra các nguyên tắc xác định trị giá cho các cơ quan hải quan của nước thành viên WTO Theo đó, việc xác định trị giá hải quan phải công bằng, thống nhất và trung lập, không được độc đoán và sai lệch

Hiệp định CVA áp dụng rộng rãi với tất cả các nước là thành viên hoặc không là thành viên của WTO

2.2.5 Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Hiệp định TRIMS)

Hiệp định TRIMS quy định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại chỉ áp dụng cho các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa do đó, Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho thương mại hàng hóa mà không áp dụng cho các lĩnh vực khác

Mục đích của Hiệp định nhằm giảm các rào cản cho thương mại hàng hóa Hiệp định không đưa

ra một định nghĩa thế nào là biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại mà chỉ đưa ra một danh mục minh họa cần loại bỏ, bao gồm các biện pháp đầu tư bị coi là vi phạm nguyên tắc "Đãi ngộ quốc

gia" (NT) tại Điều 3 và nghĩa vụ loại bỏ hạn chế định lượng

Các biện pháp cần được loại bỏ theo Hiệp định TRIMs như sau:

- Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa;

- Yêu cầu cân bằng thương mại;

- Hạn chế về giao dịch ngoại hối;

- Hạn chế về xuất khẩu

Thời gian phải loại bỏ các biện pháp nói trên trong vòng 2 năm đối với các thành viên phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu; 5 năm đối với các thành viên đang phát triển và 7 năm đối với các thành viên kém phát triển kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực (1/1/1995)

Chương 3

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

VỀ HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI

WTO VỀ HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3.1 Pháp luật và thực tiễn của một số nước về hàng rào thương mại phi thuế quan

3.1.1 Pháp luật và thực tiễn của Hoa Kỳ về hàng rào thương mại phi thuế quan

* Yêu cầu cấp phép nhập khẩu

Yêu cầu cấp phép được áp dụng đối với các sản phẩm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, hóa chất, đồ uống, thuốc lá, vũ khí, đạn dược, cá và các loài động vật hoang dã…

Việc cấp phép không nhằm hạn chế số lượng hay trị giá của hàng nhập khẩu mà chỉ nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước và cung cấp số liệu thống kê nhanh chóng và tin cậy cho chính phủ và công chúng

Hàng hóa được cấp phép nhập khẩu theo hai cơ chế, cấp phép nhập khẩu tự động và cấp phép nhập khẩu không tự động

Trang 10

* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS

Các cơ quan thực thi các biện pháp kiểm dịch động thực vật gồm cơ quan Kiểm soát sức khỏe động thực vật (APHIS) của Bộ Nông nghiệp (USDA); cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS); cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA); cơ quan Thuốc và Thực phẩm (FDA)

Các biện pháp SPS của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế

vì Hoa Kỳ là thành viên của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex và Tổ chức Thế giới vì sức khỏe Động vật (OIE) và là nước ký kết Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC)

* Các quy định về hàng rào kỹ thuật - TBT

Hiện nay Hoa Kỳ có khoảng 10.000 Tiêu chuẩn Quốc gia Việc tuân thủ các tiêu chuẩn là tự nguyện

* Các quy định về xác định trị giá hải quan - CVA

Cơ sở pháp lý: Luật Thuế quan năm 1930, sửa đổi tại Luật các Hiệp định Thương mại ngày 26/7/1979

Cơ quan hải quan Hoa Kỳ xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu theo trị giá giao dịch, bao gồm cả chi phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm và chi phí theo tập quán thương mại CIF Pháp luật không cho phép sử dụng giá tham khảo

* Các quy định khác ảnh hưởng tới hàng hóa nhập khẩu

- Chế độ hạn ngạch thuế quan đối với sữa, thịt bò, tiêu biểu là đường và các sản phẩm đường nhằm mục đích bảo hộ các ngành sản xuất trong nước

- Quy định hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường và các loài bị nguy hiểm hoặc đe dọa diệt chủng theo các đạo luật khác nhau

3.1.2 Pháp luật và thực tiễn của Cộng đồng Châu Âu (EU) về hàng rào thương mại phi thuế quan

* Yêu cầu cấp phép nhập khẩu

Yêu cầu cấp phép nhập khẩu của EU áp dụng đối với tất cả sản phẩm nông nghiệp là đối tượng của hạn ngạch thuế quan như ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, gạo, đường, dầu và chất béo, các sản phẩm sữa, thịt gia súc (bê, bò, dê, cừu), hoa quả và rau tươi và đã qua chế biến…

Giấy phép nhập khẩu cũng áp dụng đối với một số sản phẩm thép nhất định là đối tượng bị giám sát nhằm thu thập số liệu thống kê

* Các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS

- Cơ sở pháp lý: Quy định số 178/2002 ngày 28/2/2002 Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu

Âu (EFSA) được thành lập nhằm tăng cường hệ thống cảnh báo sớm đối với thức ăn cho người

và động vật

Ngày đăng: 12/02/2014, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
43. Báo cáo của Nhóm chuyên gia về NTB tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (2006), ngày 12/7, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Nhóm chuyên gia về NTB tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển
Tác giả: Báo cáo của Nhóm chuyên gia về NTB tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển
Năm: 2006
44. Bộ Thương mại (2000), Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 2000
45. Bộ Thương mại (2002), Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống rào cản kỹ thuật trong Thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 2002
46. Bộ Thương mại (2004), Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 2004
47. OECD (2005), "Phân tích hàng rào thương mại phi thuế quan theo sự quan tâm của các nước đang phát triển", Báo cáo chính sách thương mại, (16), ngày 3/6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hàng rào thương mại phi thuế quan theo sự quan tâm của các nước đang phát triển
Tác giả: OECD
Năm: 2005
48. Nathalie Bernasconi-Osterwalder và Linsey Sherman (2005), Các cuộc đàm phán NAMA: nhìn từ khía cạnh môi trường, ngày 28/7, Tài liệu chuẩn bị đàm phán không chính thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các cuộc đàm phán NAMA: "nhìn từ khía cạnh môi trường
Tác giả: Nathalie Bernasconi-Osterwalder và Linsey Sherman
Năm: 2005
49. Tài liệu WT/TPR/S/200/Rev.1 của Hoa Kỳ (2008), ngày 12/8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu WT/TPR/S/200/Rev.1 của Hoa Kỳ
Tác giả: Tài liệu WT/TPR/S/200/Rev.1 của Hoa Kỳ
Năm: 2008
50. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
52. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ủy ban Thương mại Quốc gia Thụy Điển (2005), Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển
Tác giả: Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ủy ban Thương mại Quốc gia Thụy Điển
Năm: 2005
53. WTO (2004), Tài liệu G/SPS/N/EEC/234, ngày 29/1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu G/SPS/N/EEC/234
Tác giả: WTO
Năm: 2004
57. WTO (2008), Tài liệu WT/TPR/S/199/Rev.1, ngày 12/8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu
Tác giả: WTO
Năm: 2008
58. WTO (2008), Tài liệu G/LIC/N/3/EEC/11/Add.1, ngày 2/10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu G/LIC/N/3/EEC/11/Add.1
Tác giả: WTO
Năm: 2008
51. UNCTAD (9/2005), Tài liệu TD/B/COM.1/EM.27/2 về phương pháp, phân loại, định lượng, các tác động đối với phát triển của NTB Khác
59. WTO, Trade Policy Review of United States of America (2008), European Union (2007), Japan (2007) and China (2008) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w