0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đối với BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2003-2008 (Trang 34 -37 )

- Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH: Để chế độ BHXH không quá thụ động biến đổi theo chế độ tiền lương, nên chăng cần phải có nhiều mức và phương thức khác nhau cho các loại đối tượng khác nhau. Đối với công chức và lực lượng vũ trang có thể đóng và hưởng dựa vào tiền lương và thang bảng lương của Nhà nước. Còn đối với những người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nên đóng và

hưởng dựa trên cơ sở một mức gọi là : “Mức thu nhập được bảo hiểm”. Như vậy có thể vừa tạo được sự linh hoạt trong đóng, hưởng BHXH, đảm bảo khả năng cạnh tranh khi các công ty Bảo hiểm cung cấp thêm nhiều sản phẩm tương tự BHXH với những điều khoản hấp dẫn khách hàng vừa giảm dần sự phụ thuộc gần như tuyệt đối giữa chế độ BHXH và chế độ tiền lương tiền công của do Nhà nước quy định.

- Tính tiền lương bình quân để hưởng lương hưu hàng tháng trên cả quá trình lao động: Mức trợ cấp được tính bằng tỷ lệ mức tiền lương trung bình của 5 năm cuối cùng. Vậy nếu trong cơ chế thị trường người lao động có thể tự do di chuyển trong thị trường lao động và vì vậy tiền lương của họ sẽ có nhiều biến động nếu tính tiền lương bình quân của 5 năm cuối thì cũng chưa đảm bảo được nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng BHXH. Hơn nữa đối với người lao động không đóng BHXH theo thang bảng lương của Nhà nước thì được tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Để đảm bảo công bằng nên chăng đối với tất cả mọi người lao động, không phân biệt các thành phần kinh tế đều dùng một cách tính đó là tiền lương bình quân của cả quá trình lao động

- Quản lý chặt chẽ, khoa học các biến động tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH: Đối với các biến động tăng thì được cập nhật hàng tháng chặt chẽ tại cơ quan BHXH, nhưng đối với các biến động giảm thì hoàn toàn phải từ cơ sở báo cáo lên. Muốn vậy cần có các giải pháp như: rà soát lại hồ sơ và phân loại danh sách đối tượng hưởng chế độ MSLĐ và trợ cấp tuất hàng tháng theo thời gian ngừng trợ cấp. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cắt giảm và thông báo cho những người sắp hết hạn hưởng. Để góp phần quản lý đối tượng tốt hơn, phát huy và tăng cường sự giám sát lẫn nhau của đối tượng, đồng thời để những đối tượng khi bị cắt giảm rõ, tránh thắc mắc nên quy định khi có phát sinh tăng, giảm về số người, số tiền của đối tượng, nên quy định Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có trách nhiệm in và niêm yết danh sách của các đối tượng tăng, giảm và điều chỉnh tại các điểm chi trả

- Về việc chi trả trợ cấp lần đầu: Để cho thống nhất trong việc quản lý và chi trả cho các đối tượng có trợ cấp lần đầu mà khi duyệt mới xong di chuyển ngay đi tỉnh khác trước khi tổng hợp vào danh sách chi trả hàng tháng để chuyển Bảo hiểm xã hội huyện nên quy định: Đối với những đối tượng duyệt phát sinh mới, có trợ cấp lần đầu nhưng di chuyển ngay đi tỉnh khác thì Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đối tượng chuyển đi có trách nhiệm chi trả trợ cấp lần đầu cho đối tượng.

- Về việc thụ lý hồ sơ: BHXH Việt Nam cần có quy định cụ thể làm căn cứ pháp lý để BHXH cấp tỉnh và huyện thực hiện thụ lý giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động nghỉ hưu căn cứ vào sổ BHXH của người lao động. Những trường hợp sổ BHXH của người lao động chưa rõ ràng, chưa đúng quy định mới yêu cầu bổ sung hồ sơ gốc. Để thuận lợi cho người lao động, BHXH Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể để BHXH cấp huyện kịp thời đối chiếu, chốt sổ, đính chính kịp thời, thông qua các lớp tập huấn để giúp cán bộ nhận biết tốt hơn mức độ tin cậy của hồ sơ. Như vậy, cả người lao động và BHXH đều đỡ tốn thời gian, công sức hơn khi làm các thủ tục hưởng lương hưu, góp phần cải cách thủ tục hành chính.

- Về việc tổ chức chi trả: nên có quy định cụ thể về điều kiện trở thành đại diện chi trả cấp xã, phường, thị trấn, đồng thời có hợp đồng chặt chẽ đối với đại diện chi trả, có quy định rõ ràng về lệ phí chi trả đối với Ban đại diện chi trả. Hiện nay tỷ lệ này chưa công khai, mỗi địa phương trả theo một tỷ lệ khác nhau sẽ dễ nảy sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện.

- Về việc thực hiện chế độ “một cửa”: Đây là chủ trương chung của Ngành để tiến tới cải cách thủ tục hành chính, đưa việc thực hiện chính sách, chế độ cho người lao động từ hành chính sang phục vụ. Hiện nay trong cả nước đã có nhiều tỉnh, thành phố, quận, huyện tổ chức giao dịch theo hình thức này và đã mang lại những kết quả khả quan, nhận được sự ủng hộ của người lao động, người sử dụng lao động. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc thực hiện cơ chế giao dịch “một cửa”, BHXH huyện Thọ Xuân đã nghiên cứu để đưa vào thực hiện mô hình này trong

tương lai. Trụ sở mới khang trang rộng rãi đặt tại trung tâm huyện Thọ Xuân là điều kiện cơ sở vật chất quan trọng thúc đẩy quá trình này, tuy nhiên do số lượng cán bộ nhân viên quá ít (11 cán bộ nhân viên trong đó có 2 nhân viên đang làm nhiệm vụ giám định viên y tế tại bệnh viện đa khoa huyện), rất khó khăn khi thực hiện giao dịch “một cửa”. BHXH Việt Nam cần có những bổ sung biên chế kịp thời cho BHXH huyện- cấp cơ sở trực tiếp làm việc với đối tượng. Có như vậy cơ chế “một cửa” mới có thể nhanh chóng đi vào hoạt động, góp phần thực hiện tốt mọi chế độ chính sách cho người lao động

- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ hưu trí cho người lao động: Phần mềm BHXH_NET đã được lắp đặt tại BHXH huyện, song việc xét duyệt chế độ cho đến nay vẫn do BHXH tỉnh thực hiện. Sau khi kiểm tra và nhận hồ sơ, BHXH huyện sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ lên BHXH tỉnh để tỉnh xét duyệt chế độ. Như vậy phần mềm xét duyệt BHXH_NET chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng tại BHXH huyện. Nếu BHXH tỉnh mạnh dạn phân cấp cho BHXH huyện để BHXH huyện khai thác phần mềm, trực tiếp nhận hồ sơ, nhập thông tin cần thiết vào phần mềm, từ đó in quyết định và danh sách chi trả tại huyện. Như vậy vừa đảm bảo chi trả kịp thời cho người lao động, vừa giảm khối lượng công việc cho BHXH tỉnh khi phải xét duyệt cho cả 41 huyện trong tỉnh

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2003-2008 (Trang 34 -37 )

×