Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động BHXH

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003-2008 (Trang 30 - 32)

BHXH

Trong điều kiện đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, tốc độ phát triển khoa học công nghệ, thông tin như vũ bão. Vì vậy việc hiện đại hóa quản lý công nghệ thông tin là một đòi hỏi tất yếu, cấp thiết. Hiện nay việc xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH bằng phần mềm BHXH_NET mặc dù đã được lắp đặt tại BHXH huyện nhưng sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, BHXH huyện phải chuyển toàn bộ hồ sơ lên BHXH tỉnh để BHXH tỉnh kiểm tra và ra quyết định hưởng chế độ BHXH. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đảm bảo, máy tính trong cơ quan chủ yếu cấu hình thấp, công nghệ bảo mật thông tin chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến máy tính... Việc lập danh sách chi trả hàng tháng chủ yếu vẫn làm thủ công. Để việc chi trả đi vào nề nếp, cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào ứng dụng rộng rãi phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý hồ sơ và chi trả BHXH. Qua đó có thể từng bước khắc phục những hạn chế của phương pháp thủ công như tình trạng nhầm lẫn, sai sót, trùng lắp trong công tác chi trả, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực hoặc lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý chi trả.

Để thuận tiện trong việc xét duyệt hồ sơ, in danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho từng đầu mối chi trả theo từng loại đối tượng, lưu trữ và khai thác một cách dễ dàng toàn bộ thông tin của tất cả các đối tượng đang hưởng chế độ BHXH và cả những người đã hết hạn hưởng chế độ BHXH, xử lý các thông tin khi có biến động tăng, giảm đối tượng hoặc điều chỉnh tăng, giảm trợ cấp khi chế độ chính sách thay đổi cần sự đồng bộ của hệ thống máy vi tính, sự hoàn thiện của phần mềm quản lý chi, cần khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ nhân viên BHXH huyện

Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH vừa là mục tiêu, nhiệm vụ vừa là động lực để cán bộ nhân viên

không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, ứng dụng mạng LAN trong nội bộ cơ quan, giữa BHXH huyện với BHXH tỉnh và rộng hơn nữa là trên phạm vi toàn quốc để thực hiện tốt và kịp thời quyền lợi của người lao động, nhanh chóng phát hiện trường hợp trùng lặp về người lao động, đảm bảo công bằng giữa những người tham gia BHXH.

3.2.2. Đẩy mạnh quá trình thực hiện chi trả lương hưu qua ATM

Đối với hai hình thức trả lương hưu truyền thống là phương thức chi trả trực tiếp và phương thức chi trả gián tiếp như hiện nay, vừa gây khó khăn cho BHXH huyện do số lượng cán bộ nhân viên ít trong 3 ngày chi trả lương hưu BHXH huyện đã huy động tất cả các cán bộ nhân viên tham gia chi trả dẫn đến gần như các hoạt động khác như giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, thay thẻ BHYT cho người lao động bị sai sót, bị mất… không thực hiện được, thời gian nhận hạn chế khiến một số trường hợp người lao động đi vắng hoặc ốm đau không đến nhận ngay được thì phải ủy quyền cho người khác đi nhận thay, việc vận chuyển tiền tới các địa điểm chi trả tốn kém nhiều chi phí lại chưa thực sự an toàn, …

Nếu thực hiện chi trả lương hưu qua ATM, người lao động có thể chủ động nhận lương hưu mà không bị giới hạn về thời gian và không gian, lại đảm bảo an toàn về tiền mặt, đồng thời không làm gián đoạn các hoạt động, các nhiệm vụ khác của BHXH. Ngoài ra cán bộ hưu trí nhận lương hưu qua thẻ ATM còn có thể được tính lãi (khoảng 0,25%/ tháng) nếu vẫn để lương hưu trong tài khoản, có thể ứng trước 1 kỳ lương hưu với lãi suất 0,04%/ ngày…Có thể hiểu một cách đơn giản là thay vì BHXH huyện ký hợp đồng đại diện chi trả lương hưu mỗi xã, thị trấn một ban đại diện thì giờ đây Ngân hàng là đại diện chi trả lớn nhất và duy nhất với công cụ ATM. Tuy nhiên đây là mô hình mới, nhất là với đối tượng cán bộ hưu trí chủ yếu là người cao tuổi, ngại ứng dụng công nghệ mới, số lượng máy ATM trên địa bàn huyện còn hạn chế…nên chưa thể áp dụng ngay hình thức này. Song cùng với sự phát triển của Ngành tài chính- ngân hàng, cùng với xu hướng hội nhập, không ngừng hoàn thiện, chắc chắn chi trả lương hưu qua ATM sẽ là mô hình được áp dụng rộng rãi.

Thọ Xuân với truyền thống bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, có nhiều đóng góp sức người và sức của cho các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, nay đang hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo. Mặc dù hiện nay còn nhiều ý kiến trái chiều và chưa nhận được sự hưởng ứng của đa số cán bộ hưu trí song BHXH huyện sẽ phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, lắp đặt thêm nhiều máy ATM để thuận tiện cho người lao động. Trong thời gian tới, có thể song song vừa thực hiện chi trả lương hưu theo phương thức truyền thống vừa thí điểm chi trả lương hưu qua ATM ở một vài xã, thị trấn, sau đó khi đủ điều kiện cơ sở vật chất sẽ mở rộng trên toàn huyện. Do thực hiện chi trả lương hưu qua ATM cần một thời gian nữa mới có thể đi vào thực hiện do đó hiện tại để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nên có một số sửa đổi cho phù hợp. Cụ thể đối với những xã, thị trấn có số lượng người hưởng lương hưu cao như thị trấn Sao Vàng, thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, việc chi trả lương hưu nên chuyển về các cụm dân cư thay vì ở UBND thị trấn như trước đây. Những trường hợp già yếu, ốm đau không thể đi lại được để làm thủ tục xác nhận chữ ký của người lĩnh thay, sẽ được cán bộ xã, thị trấn đến tận nhà để xác nhận chữ ký…

Những ưu thế của việc chi trả lương hưu qua ATM là không thể phủ nhận tuy nhiên để có thể thực hiện tốt và thay thế hoàn toàn phương thức chi trả lương hưu truyền thống, cần sự nỗ lực quyết tâm của ngành BHXH và sự phối hợp của Ngân hàng, của cán bộ hưu trí.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003-2008 (Trang 30 - 32)