1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Việt Nam

25 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 333,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ NGỌC BÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÊN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: 9140115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Lê Kim Long Phản biện 1:……………………………………… Phản biện 2:……………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại …………………………………………… Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1 Lý do đề tài nghiên cứu Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 đã nêu rõ trách nhiệm của các cơ sở GDĐH trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của nhà trường Các hoạt động đảm bảo chất lượng là cơ sở để nhà trường không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy và học Kiểm định chất lượng là công cụ của đảm bảo chất lượng, là sự đánh giá và xác nhận mức độ nhà trường đáp ứng các yêu cầu chất lượng theo các chuẩn mực giáo dục đại học được cơ quan có thẩm quyền được đề ra Thực hiện Luật Giáo dục (2005), Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục (2009), Luật Giáo dục đại học (2012), Luật Giáo dục đại học (2018), thời gian qua, đặc biệt là từ năm 2016 trở lại đây, công tác bảo đảm và KĐCLGD đại học từng bước được đẩy mạnh, có những bước phát triển mới Bộ GDĐT đã tham mưu và xây dựng cơ bản đầy đủ các văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (nghị định, thông tư, quyết định,…) Các trường đại học ở Việt Nam đã quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục và cũng đã đạt được những kết quả nhất định thông qua sự chỉ đạo và hỗ trợ từ những chính sách KĐCL giáo dục của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được định kỳ cải tiến để phù hợp với xu thế phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam và nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế Như vậy, với hệ thống chính sách tương đối đầy đủ, số lượng các trường đại học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng đang tăng nhanh trong những năm gần đây Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu để xem xét chính sách về kiểm định chất lượng giáo dục đại học có tác động như thế nào đối với hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục về mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự, chiến lược, kế hoạch, chính sách, các chỉ số thực hiện và chỉ số mục tiêu với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục Mặt khác, việc định kỳ rà soát, đánh giá lại công tác kiểm định chất lượng giáo dục cũng sẽ giúp cho các nhà làm chính sách giáo dục cũng như các trường đại học có được cái nhìn thực tế, cập nhật hơn, từ đó có những quyết sách hiệu quả để nâng cao chất lượng Đối với nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu này sẽ chỉ ra tính hiệu quả của chính sách như thế nào, cần bổ sung những gì để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Đối với cơ sở giáo dục, nghiên cứu này sẽ chỉ ra được thực trạng của hệ thống đảm bảo chất lượng và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường Xuất phát từ các yêu cầu trên, đề tài “Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường đại học Việt Nam từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về chính sách KĐCL giáo dục đại học 3 - Khảo sát và nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục đến hệ thống ĐBCL trong các trường đại học Việt Nam - Khảo sát và phân tích thực trạng hệ thống đảm bảo bên trong các trường đại học và điểm hạn chế của thành tố về hệ thống ĐBCL bên trong của các trường - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển hệ thống ĐBCL trong các trường đại học Việt Nam 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đến hệ thống đảm bảo chất lượng trong các trường đại học 3.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động KĐCL của các trường đại học và hệ thống ĐBCL bên trong 4 Câu hỏi nghiên cứu 4.1 Chính sách kiểm định chất lượng giáo dục có ảnh hưởng đến hệ thống ĐBCL bên trong của trường đại học hay không? 4.2 Chính sách kiểm định CLGD đã ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống ĐBCL của các trường? 4.3 Những điểm hạn chế nào của hệ thống ĐBCL của các trường cần hoàn thiện? 5 Giả thuyết nghiên cứu 5.1 Giả thuyết 1 (H1): Chính sách về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đã ảnh hưởng đến Hệ thống ĐBCL bên trong của các trường đại học Việt Nam 5.2 Giả thuyết 2 (H2): Hệ thống ĐBCL của các trường đã thay đổi về Cơ cấu tổ chức, nhân sự; Chiến lược, kế hoạch, chính sách; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ĐBCL; Đánh giá và đo lường kết quả ĐBCL; Cải tiến công cụ đánh giá 5.3 Giả thuyết 3 (H3): Hệ thống ĐBCL bên trong của các trường còn một số hạn chế cần khắc phục 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp định lượng Sử dụng phần mềm phân tích định lượng SPSS với một số kỹ thuật cụ thể để phân tích dữ liệu như sau: - Thống kê mô tả: mô tả các số liệu liên quan đến thông tin cơ sở giáo dục đại học, số liệu đánh giá hệ thống ĐBCL - Phương pháp thống kê suy luận để làm rõ sự ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đến hệ thống ĐBCL và so sánh hệ thống ĐBCL của nhà trường trước và sau khi áp dụng chính sách kiếm định 6.2 Phương pháp định tính - Nghiên cứu tài liệu: (1) Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến chính sách kiểm định CLGD và hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường; (2) Phương pháp sử dụng số liệu sẵn có: Sử dụng Báo cáo tự đánh giá, số liệu thống kê, Nghị Quyết của Đoàn đánh giá ngoài để phân tích sự thay đổi của hệ thống ĐBCL của nhà trường - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để lấy ý kiến phản hồi của lãnh đạo nhà trường, cán bộ ĐBCL về sự thay đổi của hệ thống ĐBCL và nhận định về chính sách 4 KĐCL - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực KĐCL về những vấn đề chính sách KĐCL, hệ thống ĐBCL để xây dựng bộ công cụ khảo sát 7 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách KĐCL GDĐH đến hệ thống ĐBCL bên trong của trường đại học bao gồm: (1) Cơ cấu tổ chức, nhân sự; (2) Chiến lược, kế hoạch, chính sách; (3) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ĐBCL; (4) Đánh giá và đo lường kết quả ĐBCL; (5) Cải tiến công cụ đánh giá kết quả ĐBCL Chính sách ĐBCL là các quy định về tiêu chuẩn kiểm định, quy trình chu trình, tổ chức thực hiện được quy định tại TT 12 của Bộ GDĐT và các văn bản hướng dẫn đánh giá - Về phạm vi khảo sát nghiên cứu: Tập trung khảo sát thu thập ý kiến phản hồi của lãnh đạo, cán bộ ĐBCL, lãnh đạo Khoa/Viện, cán bộ đào tạo, giảng viên của 35 trường trong đó có 20 trường đã được kiểm định theo TT 12 và 15 trường chưa được kiểm định theo Thông tư này; nghiên cứu phân tích sâu Báo cáo tự đánh giá, tài liệu đánh giá ngoài và phỏng vấn các đối tượng liên quan của 20 trường đã được kiểm định theo TT 12 để xem xét sự thay đổi của các thành tố của hệ thống ĐBCL bên trong - Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung xem xét hệ thống ĐBCL của 20 trường đại học đã được kiểm định trước và sau khi nhà trường đánh giá chất lượng theo TT 12 (TT 12 được ban hành ngày 18/12/2017) 8.Những đóng góp mới của luận án 8.1 Về lý luận - Luận án đã hệ thống hóa tình hình nghiên cứu liên quan tới chính sách KĐCL giáo dục và hệ thống ĐBCL giáo dục trong trường đại học, ảnh hưởng của chính sách KĐCLGD; hệ thống hóa lại các chính sách về kiểm định CLGD từ khi bắt đầu đến thời điểm hiện nay - Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm và nội dung cơ bản về chất lượng, hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường 8.2 Về thực tiễn - Luận án đã phân tích được tổng thể thực trạng của hệ thống ĐBCL bên trong của các trường đại học - Luận án đã phân tích được ảnh hưởng của chính sách kiểm định cơ sở giáo dục lên hệ thống ĐBCL trong các trường đại học Việt Nam và những hạn chế của một số thành tố ĐBCL bên trong của nhà trường - Luận án đã đề xuất ra được một số giải pháp dưới góc độ chính sách và góc độ cơ sở giáo dục nhằm phát triển hệ thống ĐBCL của các trường đại học Việt Nam 8.3 Về phương pháp Tác giả đã xây dựng được mô hình, phương pháp đánh giá về ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục lên hệ thống ĐBCL trong các trường đại học Việt Nam về Cơ cấu tổ chức, nhân sự; Chiến lược, kế hoạch, chính sách; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ĐBCL; Đánh giá và đo lường kết quả ĐBCL; Cải tiến công cụ đánh giá kết quả ĐBCL Từ đó rút ra những điểm còn hạn chế của hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học đề xuất chính sách phù hợp để hoàn thiện và phát triển 5 9 Luận điểm bảo vệ Chính sách về KĐCL giáo dục đại học đã tương đối đầy đủ với mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện KĐCL đang được các trường triển khai đúng hướng và đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến hệ thống ĐBCL trong nhà trường về Cơ cấu tổ chức, nhân sự; Chiến lược, kế hoạch, chính sách; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ĐBCL; Đánh giá và đo lường kết quả ĐBCL; Cải tiến quy trình và công cụ Các trường về cơ bản đã triển khai tích cực chính sách KĐCL GDĐH, việc đánh giá chính sách về KĐCL GDĐH là cần thiết để tạo ra những căn cứ khoa học cho việc thực hiện chính sách KĐCLGD và phát huy những ảnh hưởng tích cực của chính sách để hoàn thiện và phát triển hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường Các giải pháp được đề xuất trong luận án sẽ góp phần thực hiện chính sách có tính khả thi và hiệu quả trong công tác xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường và dần hình thành văn hóa chất lượng 10 Kết cấu luận án Bố cục chính của luận án gồm phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận Phần Nội dung của luận án được chia thành 04 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục lên hệ thống ĐBCL giáo dục của các trường đại học - Chương 2: Quy trình và tổ chức nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục lên hệ thống ĐBCL giáo dục của các trường đại học Việt Nam; - Chương 3: Chính sách kiểm định CLGD và thực trạng hệ thống ĐBCL của các trường - Chương 4: Ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục lên hệ thống ĐBCL giáo dục của các trường đại học Việt Nam và Đề xuất một số giải pháp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Một số nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chính sách kiểm định giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Những nghiên cứu của các nước trên thế giới Tác giả Ulker và Bakioglu (2019) tiến hành một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kiểm định đến chất lượng giáo dục đại học tại một số quốc gia khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào Hoa Kỳ Bischof (2018) nghiên cứu ảnh hưởng của Quy trình Bologna đối với các chế độ đảm bảo chất lượng trong thời kỳ hậu Xô Viết Rozsnyai (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của quy trình Bologna đến đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tại các nước Trung và Đông Âu (CEE) Angela Yung Chi Hou, Christopher Hill, Zoe Hu, Lily Lin (2020) nghiên cứu về tác động chính sách kiểm định của của Đài Loan Tác giả Ko (2017) nghiên cứu về đảm bảo chất lượng của các trường đại học của Hà Quốc và đánh giá chất lượng các trường đại học của Nhật Bản Những nghiên cứu về Việt Nam Tác giả Nguyễn Hữu Cương (2017) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểm định chất lượng quốc tế đến hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục tại Việt Nam trên nhiều khía cạnh: ảnh hưởng đến người học, ảnh hưởng đến chương trình học và ảnh hưởng đến hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục đại học Tác giả Phạm Thị Hương (2018) đánh giá tác động của kiểm định giáo dục đại học tại Việt Nam Nguyễn Hữu Cương và Tạ Thị Thu Hiền (2017) đánh giá ảnh hưởng của kiểm định 6 giáo dục đại học đến các chương trình đào tạo ở Việt nam Tác giả Nguyễn Hữu Cương, Colin Evers and Stephen Marshall (2017) đánh giá các kết quả đạt được của kiểm định giáo dục Việt Nam sau 12 năm thực hiện kiểm định giáo dục đại học Tác giả Tạ Thị Thu Hiền (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học đến công tác quản lý đào tạo trong hai Đại học quốc gia 1.1.2 Một số nghiên cứu về chính sách kiểm định giáo dục và hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam Những nghiên cứu về chính sách kiểm định giáo dục của Việt Nam Tác giả Madden (2013) nghiên cứu chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, trong đó có các chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học, dưới sự ảnh hưởng trong các mối quan hệ và các khoản tài trợ về tài chính của Ngân hàng thế giới và các tổ chức trong khu vực ASEAN.Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2017) nghiên cứu về khung pháp lý và chính sách về kiểm định chất lượng giáo dục và thực trạng Tác giả Nguyễn Xuân Thu (2017) nghiên cứu về sự khác biệt chính và tầm quan trọng của kiểm định trong việc đào tạo và phát triển đất nước Tác giả Nguyễn Hữu Cương (2018) nghiên cứu về lịch sử phát triển của kiểm định Việt Nam Trần Thị Nhi và Vũ Thị Phương Anh (2019) đánh giá kết quả của kiểm định giáo dục Việt Nam sau 15 năm thực hiện Tác giả Tạ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hương và Phạm Văn Tuấn (2019) đã đánh giá một số thành tựu và hạn chế của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam Những nghiên cứu về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam Bùi Võ Anh Hào (2015) nghiên cứu về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam và hạn chế về KĐCLGD của Việt Nam Lê Đức Ngọc và Lê Thị Linh Giang (2016) nghiên cứu về hệ thống đảm bảo chất lượng Phùng Xuân Nhạ (2017) đưa ra những điểm hạn chế của hệ thống đảm bảo chất lượng Tác giả Nguyễn Hữu Cương (2017) nghiên cứu về hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài Tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên (2019) đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục Việt Nam ở cấp quốc gia và chỉ ra một số điểm hạn chế của hệ thống Tác giả Phạm Thị Hương và Nguyễn Hữu Cương (2019) nghiên cứu về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam và chỉ ra rằng Việt Nam đã cố gắng thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học phù hợp với xu hướng toàn cầu 1.2 Những khái niệm cơ bản 1.2.1 Chất lượng giáo dục đại học “Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu của Luật giáo dục, và luật giáo dục Đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước” Trong phạm vi của luận án, tác giả sử dụng định nghĩa trên đối với chất lượng giáo dục đại học 1.2.2 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ĐBCL bao gồm ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài ĐBCL bên trong nhằm đảm bảo cho CSGD/CTĐT xây dựng các chính sách và cơ chế để đáp ứng các mục tiêu và tiêu chuẩn ĐBCL đặt ra; ĐBCL bên ngoài là hoạt động do các tổ chức bên ngoài CSGD thực hiện nhằm đánh giá hoạt động của CSGD/CTĐT có đáp ứng các tiêu chuẩn ĐBCL đã thống nhất hay xác định từ trước hay không 7 1.2.3 Kiểm định chất lượng giáo dục đại học “Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác” Luận án cũng sử dụng thống nhất khái niệm về kiểm định chất lượng giáo dục theo thông tư này 1.2.4 Chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học Tác giả cho rằng “chính sách KĐCL là tập hợp các biện pháp KĐCL GDĐH được thể chế hóa thành các văn bản quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu KĐCL quy định” 1.2.5 Khái niệm hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các cơ sở giáo dục đại học Theo AUN (2007) hệ thống ĐBCL bên trong là “tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện bao gồm các nguồn lực, thông tin dùng để thiết lập, duy trì, cải tiến chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng Đó là hệ thống mà dưới sự tác động của nó các nhà quản lý và nhân viên hài lòng với cơ chế kiểm soát đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học” Hệ thống ĐBCL bên trong bao gồm (1) các công cụ giám sát; (2) các công cụ đánh giá; (3) các quy trình đảm bảo chất lượng đặc biệt, (4) các công cụ ĐBCL đặc biệt Theo như đánh giá hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường của AUN-QA, cũng như của TT 12 mà luận án đang tiếp cận, thì ĐBCL nội bộ đảm bảo rằng một tổ chức có chính sách và cơ chế để đảm bảo đáp ứng mục đích và tiêu chuẩn của riêng mình, cụ thể bao gồm: (1) Cơ cấu tổ chức, nhân sự; (2) Chiến lược, kế hoạch, chính sách; (3) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ĐBCL; (4) Đánh giá và đo lường kết quả ĐBCL; (5) Cải tiến quy trình và công cụ 1.2.6 Khái niệm ảnh hưởng và ảnh hưởng/tác động của chính sách Có nhiều khái niệm ảnh hưởng/tác động chính sách khác nhau nhưng có thể hiểu chung ảnh hưởng chính sách là hiệu ứng tác động của văn bản quy pháp pháp luật của nhà nước đến một đối tượng/ sự vật làm cho đối tượng nào đó có biến đổi nhất định Do vậy, tác giả luận án cho rằng, khái niệm ảnh hưởng của chính sách là tất cả những thay đổi dự kiến có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp đến các đối tượng/sự vật do thực hiện và áp dụng một chính sách nhất định 1.3 Các lý thuyết nghiên cứu 1.3.1 Lý thuyết đánh giá chính sách  Phương pháp tiên nghiệm  Phương pháp hậu nghiệm: Luận án tiếp cận phân tích chính sách liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học được ban hành bởi các cơ quan nhà nước và là các chính sách áp dụng bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học nên phương pháp đánh giá dựa trên phương pháp hậu nghiệm so sánh kết quả giữa trước và sau khi áp dụng là phù hợp và được lựa chọn để nghiên cứu trong phạm vi của luận án 1.3.2 Cách tiếp cận lý thuyết hệ thống Luận án vận dụng lý thuyết hệ thống để đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách kiểm định đến hệ thống ĐBCL trong cơ sở giáo dục đại học Thuyết hệ thống được vận dụng trong triển khai chính sách thông qua cơ chế tác động vào các thành tố của hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường để tạo ra sự thay đổi Với yêu cầu của 8 chính sách là hình thành một hệ thống ĐBCL bên trong hoạt động để nâng cao chất lượng nhà trường, các thành tố của hệ thống ĐBCL đã hình thành và hoạt động như thế nào để đáp ứng kỳ vọng của chính sách 1.4 Khung lý thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Việt Nam thể hiện ở 03 nhóm nhân tố chính: - Thứ nhất, nhóm nhân tố thuộc về chính sách kiểm định chất lượng giáo dục - Thứ hai, nhóm nhân tố thuộc về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Việt Nam - Thứ ba, ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Việt Nam Hình 1.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu Kết luận chương 1: Trên cơ sở tổng qua nghiên cứu, căn cứ các lý thuyết nghiên cứu, tác giả đã xây dựng được lý thuyết nghiên cứu, mối quan hệ sự ảnh hưởng của chính sách kiểm định đến hệ thống ĐBCL của cơ sở giáo dục CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÊN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 2.1 Thiết kế nghiên cứu Xác định mục đích đánh giá: Việc đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách về kiểm định chất lượng giáo dục đến hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đại học 9 nhằm xem xét tính hiệu quả của chính sách và sự tác động của chính sách đã thay đổi hệ thống đảm bảo chất lượng của các trường như thế nào và cần đề xuất bổ sung những gì để hoàn thiện từ cấp độ hoạch định chính sách và từ góc độ cơ sở giáo dục Yêu cầu về đánh giá: Tính toàn diện, Đảm bảo tính chính xác, Đảm bảo tính khoa học Thao tác hóa khái niệm và xây dựng tiêu chí đánh giá: Từ quá trình thao tác hóa khái niệm, tác giả xây dựng biến về chính sách KĐCL: Tự đánh giá, đánh giá ngoài và hoạt động cải tiến chất lượng Để đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách kiểm định đến hệ thống ĐBCL bên trong của nhà trường, tác giả dùng phiếu khảo sát để đánh giá thông qua sự nhận định của các nhóm đối tượng liên quan về thay đổi của hệ thống ĐBCL bên trong của nhà trường trước và sau khi áp dụng chính sách kiểm định và giữa nhóm trường áp dụng chính sách và nhóm trường chưa áp dụng chính sách; tiếp theo tác giả phân tích báo cáo tự đánh giá, khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và phỏng vấn các đối tượng liên quan để thấy hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường đã thay đổi như thế nào 2.2 Quy trình tổ chức nghiên cứu Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Bước 2: Xây dựng cơ sở nghiên cứu Bước 3 Xây dựng công cụ nghiên cứu Bước 4 Khảo sát chính thức Bước 5 Phân tích xử lý dữ liệu Bước 6 Phân tích, báo cáo kết quả Bước 7 Đề xuất giải pháp 2.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng 2.3.1 Phương pháp khảo sát Chọn mẫu điều tra khảo sát: Tác giả thu thập thông tin định lượng để xem xét nhận định của các đối tượng liên quan về sự thay đổi của hệ thống ĐBCL khi áp dụng chính sách KĐCL và trước khi áp dụng; so sánh nhóm trường đã áp dụng chính sách và nhóm trường chưa áp dụng chính sách Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện gồm 35 trường chi là 02 nhóm trường: nhòm trường đã được kiểm định và nhóm chưa được kiểm định theo Thông tư 12/2017 Nhóm trường đã được kiểm định theo Thông tư 12/2017 gồm 20 trường đại học gồm cả trường đại học công lập và tư thục, trường đơn ngành và đa ngành, trường miền bắc, miền trung và miền nam Nhóm 2 là nhóm trường chưa được kiểm định theo Thông tư 12/2017 và đã được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn KĐCL ban hành theo Quyết định 65/2007 Xây dựng công cụ khảo sát - Công cụ khảo sát được xây dựng trên mô hình các tiêu chí về hệ thống ĐBCL được quy định cụ thể ở tiêu chuẩn 9 của TT 12 Tác giả đã xây dựng 05 bộ phiếu khảo sát cho 05 đối tượng của các trường đã được kiểm định theo TT 12, thông qua nhận định của 05 đối tượng để đánh giá sự thay đổi của hệ thống ĐBCL khi thực hiện đánh giá và cải tiến chất lượng theo TT 12 và văn bản hướng dẫn; đồng thời đánh giá những nhận định về chính sách kiểm định Ngoài ra còn một bộ phiếu hỏi khảo sát cho 05 đối tượng tương tự của những trường chưa được đánh giá theo TT 12 để so sánh giữa hai nhóm trường này về đánh giá hệ thống ĐBCL có sự khác nhau hay không 10 - Phiếu hỏi được hoàn thiện dùng phương pháp chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi Phương pháp chuyên gia là tham vấn ý kiến chuyên gia về ĐBCL GDĐH để lựa chọn những thành tố hệ thống ĐBCL trong nhà trường, loại bỏ những câu hỏi gây nhiễu, gây khó hiểu Mô tả cấu trúc của Phiếu khảo sát - Phần mở đầu: Giới thiệu chung về nội dung khảo sát - Phần giải thích từ ngữ: khái niệm chính sách kiểm định chất lượng giáo dục và văn bản sử dụng trong nghiên cứu về nhân tố chính sách; khái niệm hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường đại học và tiêu chuẩn (tiêu chí) đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng - Phần nội dung câu hỏi: + Phần 1: Thông tin cơ bản về nhà trường gồm năm thành lập, trường tự chủ hay chưa, số ngành đào tạo ở bậc đại học, số chương trình đào tạo đạt kiểm định; + Phần 2: Nhận định về sự khác biệt của các quy định trong TT 12 so với các quy định trước đây; Nhận định đánh giá các thành tố của hệ thống ĐBCL của nhà trường tại 02 thời điểm trước và sau khi áp dụng TT12/2017; Đề xuất các biện pháp để phát triển hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường 2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Sử dụng phần mềm phân tích định lượng SPSS với một số kỹ thuật cụ thể để phân tích dữ liệu như sau: Thống kê mô tả và Kiểm định T-test 2.4 Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính 2.4.1 Nghiên cứu tài liệu Trong đề tài của NCS, những dữ liệu thứ cấp cần thu thập sẽ tập trung vào những nội dung: - Các lý thuyết nền tảng liên quan đến vấn đề nghiên cứu như lý thuyết về chất lượng, KĐCL, hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học, chính sách KĐCL giáo dục; - Các phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách KĐCL giáo dục lên hệ thống ĐBCL của trường đại học Việt Nam; - Dữ liệu, phân tích, đánh giá thực trạng, sự thay đổi của hệ thống ĐBCL của trường đại học - Những quan điểm, định hướng và yêu cầu về hệ thống KĐCL giáo dục của trường đại học Việt Nam trong giai đoạn sắp tới Đề tài nghiên cứu sử dụng các báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan đến đánh giá ngoài để xem xét sự thay đổi của hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường như thế nào 2.4.2 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Tác giả dùng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đối với đối tượng là Lãnh đạo trường và cán bộ ĐBCL Tác giả tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 6 trường có các mức đánh giá khác nhau bao gồm 2 trường công lập và 04 trường tư thục, đối tượng phỏng vấn là: - Về phía lãnh đạo trường: Tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu những chiến lược, biện pháp trong quá trình quản lý, những chuyển biến về nhận thức như thế nào khi nhà trường thực hiện việc đánh giá, những thay đổi ưu tiên gì đến hoạt động ĐBCL trong nhà trường, sự quan tâm đến những khuyến nghị của chuyên gia đoàn đánh giá ngoài để hoàn thiện và phát triển hệ thống ĐBCL trong nhà trường 11 Đồng thời, qua phỏng vấn để tìm hiểu thêm những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai đánh giá đặc biệt liên quan đến phát triển hệ thống ĐBCL, và những kiến nghị đề xuất đối với chính sách để hoàn thiện hệ thống ĐBCL nhà trường - Về phía cán bộ ĐBCL: đây là đối tượng hiểu rõ nhất về kiểm định, ĐBCL và đánh giá Thông qua phỏng vấn bán cấu trúc để tìm hiểu về những chuyển biến trong nhận thức, trong hành động để triển khai hoàn thiện hệ thống ĐBCL bên trong khi tiến hành đánh giá và cải tiến chất lượng Phỏng vấn sẽ tìm hiểu thêm bộ phận này đã tư vấn cho lãnh đạo trường triển khai hoàn thiện hệ thống ĐBCL như thế nào sau khi có khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài - Ngoài ra tác giả còn phỏng vấn một số cán bộ và lãnh đạo cấp Cục của Bộ GDĐT về việc xây dựng và kế hoạch sửa đổi TT 12 và các giải pháp về chính sách để hoàn thiện và phát triển hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường 2.4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia để thực hiện những nội dung công việc sau: - Đánh giá, phân tích việc sử dụng TT 12 và các văn bản hướng dẫn là cơ sở chính thể hiện về chính sách KĐCL giáo dục của Việt Nam - Đánh giá, đưa ra ý kiến về lựa chọn các tiêu chí đo lường hệ thống ĐBCL giáo dục trong trường đại học dựa trên tiêu chuẩn 9 của thông tư TT 12 - Đánh giá, tư vấn hoàn thiện phiếu khảo sát như cho ý kiến phần so sánh TT 12/2017 với những quy định trước đó, đề xuất biện pháp - Đề xuất biện pháp hoàn thiện chính sách và phát triển hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường Kết luận chương 2: Chương 2 tác giả đã trình bày được thiết kế nghiên cứu, các bước triển khai nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để là cơ sở cho việc định hình nghiên cứu CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÊN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 3.1 Quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách KĐCL cơ sở giáo dục tại Việt Nam 3.1.1 Chính sách KĐCL cơ sở giáo dục đại học qua các thời kỳ Tổng số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có nội dung về KĐCLGD đại học, Cao đẳng sư phạm gồm có: 05 văn bản luật; 01 nghị quyết của Quốc hội và 01 nghị quyết của Chính phủ; 10 nghị định của Chính phủ; 19 văn bản quy phạm pháp luật Quy định đầu tiên được Quốc hội thông qua có liên quan đến KĐCLGD là Luật giáo dục năm 2005, trong đó tại Điều 17 đã quy định “việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng CSGD Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” và tại Điều 58 có quy định CSGD có nhiệm vụ “tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự KĐCLGD của cơ quan có thẩm quyền” Các văn bản như Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009, Luật GDĐH 2012, Nghị quyết số 29-NQ-TW của Đảng, Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/12/2012 của Chính phủ đã nhấn 12 mạnh tầm quan trọng của công tác KĐCLGD, trong đó khẳng định “kết quả KĐCL CTĐT, KĐCL CSGD là căn cứ để công nhận hoặc không công nhận CSGD, CTĐT đạt tiêu chuẩn chất lượng”, việc thành lập các đơn vị chuyên trách về ĐBCL GD, quy định về việc công bố công khai các điều kiện ĐBCL, quy định về việc triển khai hoạt động tự đánh giá, ĐBCL và nâng cao chất lượng trong hợp tác đào tạo với nước ngoài là trách nhiệm của các CSGD đại học Nếu như tại Luật giáo dục năm 2005, hoạt động kiểm định chất lượng chỉ được quy định tại điều 17 của Luật thì tại Luật giáo dục đại học 2012, hoạt động kiểm định chất lượng được quan tâm hơn thông qua việc hoạt động này được quy định trong một chương từ điều 49 đến điều 53 Như vậy, có thể đánh giá, hệ thống văn bản về KĐCLGD đại học hiện nay đã khá đầy đủ, từng bước được hoàn thiện theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế Tuy nhiên, một số văn bản chưa được điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành kịp thời như quy định mới về kiểm định viên KĐCLGD; quy định về việc đánh giá, giám sát các tổ chức KĐCLGD; chính sách khuyến khích cũng như chế tài về KĐCLGD còn chưa phù hợp và đầy đủ 3.1.2 Các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học Hệ thống ĐBCL đã được quy định từ khi bắt đầu có bộ tiêu chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục tạm thời năm 2004 tại Quyết định 38/2004/QĐ-BGD&ĐT Quyết định 38/2004 có đưa định nghĩa về ĐBCL, đó là toàn bộ chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chế quản lý, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng những biện pháp khác để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra Đến QĐ 65, hệ thống ĐBCL trong trường đại học đã được bổ sung thêm một số yếu tố như có đơn vị chuyên trách, cán bộ ĐBCL triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhà trường; chiến lược, kế hoạch, hệ thống văn bản… Trong Luật giáo dục đại học 2012, ở thời điểm này hoạt động KĐCL được xã hội quan tâm nhiều hơn và những yêu cầu về kiểm định chất lượng cũng chặt chẽ hơn Luật giáo dục đại học 2012 dành toàn bộ 01 chương gồm 05 điều để quy định về hoạt động kiểm định chất lượng, trong đó có quy định các cơ sở giáo dục phải có một số thành tố của hệ thống ĐBCL như: đơn vị chuyên trách, xây dựng kế hoạch ĐBCL, đánh giá nâng cao chất lượng, duy trì các điều kiện ĐBCL và công khai điều kiện ĐBCL… Tuy nhiên, đến thời điểm này thì hệ thống ĐBCL nhà trường chưa thực sự được hình thành rõ nét Khi TT 12 được ban hành dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá của AUN-QA thì hệ thống ĐBCL mới được hình thành rõ nét Bộ tiêu chuẩn có riêng một tiêu chuẩn quy định về hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường, đó là tiêu chuẩn 9 Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KĐCL giáo dục đã được bổ sung và hoàn thiện để giúp các CSGD hướng tới đạt được những chuẩn mực chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng nhân lực của xã hội 3.2 Thực trạng về đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường 3.2.1 So sánh mức đánh giá của nhà trường và đoàn đánh giá ngoài về hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường Tác giả lựa chọn 20 trường đã được kiểm định rồi để triển khai nghiên cứu Trong bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học theo Thông tư 12 có tiêu chuẩn 9 là đánh giá về hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của trường đại học Tác giả khai 13 thác kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài của tiêu chuẩn 9 Mức điểm tự đánh giá và đánh giá ngoài ở hầu hết các trường chênh lệch nhau khá lớn Phần lớn các trường đang có thiên hướng tự đánh giá ở mức điểm khá cao Chỉ duy nhất 04 (chiếm 20%) trường điểm tự đánh giá và đánh giá ngoài không thay đổi là ở mức điểm 4.5, 4.33, 4.0 và điểm 3.83 và 01 trường được đánh giá lên 0.01 điểm (trên tổng điểm là 7 điểm), từ 4.16 lên 4.17 là U17 Còn lại 15 trường đều được đánh giá thấp hơn mức tự đánh giá từ 0.08 đến 1.57 điểm Có 05 trường bị đánh giá chênh với điểm tự đánh giá từ 1.2 – 1.5 điểm Trong 05 trường này có 04 trường là tư thục và 01 trường là công lập Hầu hết các trường đều tự tin với hệ thống ĐBCL bên trong của mình và tự xác định khá cao so với thực trạng hệ thống ĐBCL của trường Tuy nhiên, khi được đoàn đánh giá ngoài xem xét các thành tố của tiêu chí và các minh chứng thì hệ thống ĐBCL còn có nhiều hạn chế Tuy nhiên hầu hết (19/20) các trường đều ở trên mức đạt của tiêu chuẩn là mức 3.5 (ngưỡng đạt đạt yêu cầu theo TT12/2017) Như vậy, với mức tự đánh giá rất cao ở tiêu chuẩn này, tự bản thân các trường đại học nghĩ rằng nhà trường đã có một hệ thống ĐBCL hoàn chỉnh, đạt yêu cầu và đủ tiêu chuẩn để duy trì và nâng cao chất lượng Tuy nhiên cái nhìn khách quan từ đoàn đánh giá ngoài thấy được những hạn chế cần khắc phục để xây dựng một hệ thống ĐBCL hiệu quả Những khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài là căn cứ để nhà trường xem xét cải tiến, bổ sung những hạn chế để hoàn thiện hệ thống ĐBCL trong nhà trường với mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng 3.2.2 So sánh kết quả đánh giá giữa các thành tố của hệ thống ĐBCL Nội dung tiêu chí 9.2 là về xây dựng kế hoạch chiến lược về ĐBCL của nhà trường Ở tiêu chí này các trường đều còn nhiều hạn chế, không được đánh giá ở mức cao Ở hầu hết các trường, việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển chung cho nhà trường bao gồm nhiều hoạt động khác nhau phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng là hoạt động rất quen thuộc, tuy nhiên còn đối với xây dựng kế hoạch chiến lược riêng cho mảng ĐBCL thì dường như các trường chưa quan tâm và đầu tư thỏa đáng Tiếp theo là tiêu chí 9.1 về cơ cấu tổ chức và nhân sự ĐBCL Tiêu chí này có đặc điểm đặc biệt là có nhiều trường đạt điểm cao trên mức đạt (6 trường đạt điểm 5) và cũng nhiều trường không đạt (6 trường không đạt, ở mức 3 điểm) Ở tiêu chí về cơ cấu tổ chức nhân sự ĐBCL ta thấy có 02 phân cấp trong thành tố này Những trường không đạt đều nằm ở trường công lập hoặc trường dân lập quy mô nhỏ, cơ cấu nhân sự chưa được đầu tư thỏa đáng cho ĐBCL Tiêu chí 9.6 là tiêu chí được đánh giá thấp trong các tiêu chí của tiêu chuẩn 9 Tiêu chí 9.6 là về vấn đề rà soát, cải tiến quy trình lập kế hoạch, quy trình xây dựng các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu để đáp ứng mục tiêu chiến lược Về hoạt động rà soát và cải tiến quy trình lập kế hoạch, chỉ số thực hiện chính (KPIs) và các chỉ tiêu phấn đấu để đáp ứng mục tiêu chiến lược của các nhà trường còn hạn chế và thường bị đánh giá thấp Còn các tiêu chí 9.3 về kế hoạch ngắn hạn, dài hạn được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chiến lược; tiêu chí 9.4 về nội dung hệ thống lưu trữ văn bản, rà soát, phổ biến các chính sách, hệ thống, quy trình và thủ tục ĐBCL và nội dung 9.5 về chỉ số thực hiện và chỉ tiêu phấn đấu để đo lường kết quả ĐBCL thì hầu hết các trường đều ở mức ngưỡng điểm đạt, tuy nhiên 14 để thật sự được đánh giá trên mức đạt thì rất ít trường đạt được Như vậy trong 6 thành tố về hệ thống ĐBCL bên trong thì thành tố về xây dựng chiến lược và thành tố về rà soát cải tiến quy trình lập kế hoạch và các chỉ số thực hiện, chỉ tiêu phấn đấu còn hạn chế hơn các thành tố khác mà các trường cần quan tâm đầu tư nguồn tài lực và vật lực khắc phục và hoàn thiện Kết luận Chương 3: Chương 3 đã khái quát được quá trình xây dựng chính sách kiểm định cơ sở giáo dục, đặc biệt là các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Qua phân tích kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài cho các trường chưa thực sự đầu tư nhiều cho việc xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong trường, còn có khoảng cách khá xa giữa đánh giá của trường và đoàn đánh giá ngoài về hệ thống ĐBCL Bên cạnh đó có thể thấy có sự chênh lệch về hệ thống ĐBCL bên trong giữa các trường và hệ thống ĐBCL còn một số điểm hạn chế cần khắc phục như việc xây dựng kế hoạch chiến lược hay việc rà soát cải tiến quy trình lập kế hoạch, quy trình xây dựng chỉ số thực hiện và chỉ tiêu phấn đấu CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẾN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1 Nhận định của các bên liên quan về sự ảnh hướng của chính sách đến hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường đối với các trường đã được kiểm định theo Thông tư 12/2017 4.1.1 Nhận định về thông tư 12/2017 so với các quy định trước đây Luận án tiến hành khảo sát bảng hỏi để biết nhận định của các bên liên quan về Thông tư 12/2017 Người được hỏi cho biết nhận định của họ về 5 khía cạnh liên quan đến các tiêu chuẩn và quy trình kiểm định, sự phù hợp của Thông tư với bối cảnh giáo dục đại học của Việt Nam, về độ khó của tiêu chuẩn và các sự dễ hiểu, dễ áp dụng của các hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn theo thang đo Likert 5 điểm từ 1: Hoàn toàn đồng ý đến 5: Hoàn toàn không đồng ý Kết quả khảo sát cán bộ lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa/viện, cán bộ ĐBCL, cán bộ phụ trách đào tạo, giảng viên cho thấy, nhìn chung các thầy cô đánh giá cao về sự rõ ràng cụ thể của các tiêu chí kiểm định và quy trình KĐCL giáo dục đại học theo thông tư 12/2017 Hai tiêu chí này được đánh giá ở mức 2.57, 2.58 Ở mức độ thấp hơn, các thầy cô cho rằng các tiêu chí kiểm định được quy định trong thông tư cũng phù hợp với điều kiện giáo dục của Việt Nam, hướng dẫn đánh giá bộ tiêu chuẩn dễ hiểu, dễ áp dụng và độ khó của các tiêu chí kiểm định không quá cao Các tiêu chí này được đánh giá trung bình lần lượt ở mức 2.76; 2.72 và 2.71 4.1.2 Nhận định về sự thay đổi hệ thống ĐBCL của cơ sở giáo dục đại học đã được kiểm định theo Thông tư 12/2017 Để xem xét sự thay đổi của hệ thống này ĐBCL bên trong, luận án tiến hành khảo sát nhận định của các bên liên quan liên quan đến 6 vấn đề của tiêu chuẩn 9 về hệ thống ĐBCL bên trong Nhìn chung, cả 05 đối tượng được khảo sát của 20 trường đều đánh giá hệ thống ĐBCL có sự chuyển biến khi nhà trường thực hiện đánh giá theo Thông tư 12/2017 Từ tiêu chí 9.1 đến tiêu chí 9.6 đều có sự chuyển biến theo hướng tích cực đáp ứng được yêu cầu của tiêu chí, trên mức điểm 4.0 Còn trước khi áp dụng thông tư 12/2017, các tiêu chí này đều được đánh giá mức không đạt, dưới mước điểm 4, 15 từ điểm 3.62 đến 3.75 Các đối tượng này nhận định sau khi đánh giá theo Thông tư 12/2017 thì các thành tố này cũng đã có những chuyển biến nhưng cũng chưa thật sự là rất tốt, chỉ ở ngưỡng đạt yêu cầu của KĐCL Để xem xét sự khác biệt trong đánh giá về tiêu chuẩn Hệ thống ĐBCL bên trong của từng cặp giá trị trước khi và sau khi có một tác động có ý nghĩa thống kê hay không, luận án sử dụng phương pháp so sánh cặp (paired samples t-test) Hai giá trị được kết luận là khác nhau khi kiểm định t có mức ý nghĩa (p-value) nhỏ hơn 0.05 Kết quả kiểm định T test cho thấy sự khác biệt về hệ thống ĐBCL trước và sau khi đánh giá theo Thông tư 12/2017 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (p

Ngày đăng: 19/05/2021, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w