Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACÔNG TY CỔ PHẨN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thuý Hường Chuyên ngành : Quản trị KDQT
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 Ý nghĩa chọn đề tài
Xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá đã và đang diễn ra diễn ra có tácđộng mạnh mẽ tới các tất cả quốc gia Hoà cùng xu thế ấy, Việt Nam đangchuyển mình tiến bước để bắt kịp với đà phát triển chung của thế giới, dànhhết nỗ lực cho việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng chủ lực của nước nhà,
khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài Với mục tiêu đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước hội nhập vàonền kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ bó hẹp trongphạm vi một nước mà có sự liên kết trao đổi với nhau Mở rộng họat độngkinh doanh sang thị trường nước ngoài là điều hết sức cần thiết trong bối cảnhhội nhập hiện nay, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự tồn tại vàphát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệtmay- một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng chiếm tỷ trọng lớn trongkim ngạch xuất khẩu của nước nhà Các doanh nghiệp dệt may phải đối mặtvới sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt Để đứng vững trên thị trường và trongcông cuộc chạy đua này, nắm bắt đúng thời cơ nâng cao năng lực cạnh lànhân tố hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp thành công.
Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trực thuộc Công ty xuấtnhập khẩu Thái Bình là một doanh nghiệp trẻ đã có hướng đi mạnh dạn về sảnphẩm và thị trường tiêu thụ Những năm gần đây công ty đã không ngừng vậnđộng nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàngmay mặc ra trường nước ngoài, xứng đáng là ngành may mặc hàng đầu củatỉnh Để nâng cao vị thế, cạnh tranh được với các doanh nghiệp dệt may trongvà ngoài nước công ty cổ phần may Việt Thái cần có chiến lược cạnh tranhcùng các công cụ biện pháp thích hợp
Trang 3Xuất phát từ tầm quan trọng của cạnh tranh với các doanh nghiệp cùngvới quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài:
“ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu ViệtThái”.
Em xin chân thành cảm ơn TS Mai Thế Cường cùng các anh chị trongCông ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái đã giúp đỡ em thực hiện khoá luậnnày
2 Mục tiêu của đề tài
Tập trung phân tích các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh củaCông ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố tác động tới cạnh năng lực cạnh tranh của ViệtThái từ năm 2004 đến nay.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề thực tập này em đã sử dụng các phương phápnghiên cứu:
Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp: phân tích tổnghợp các báo cáo của công ty kết hợp với tham khảo thông tin từ sách, báo,internet Thực hiện phỏng vấn một số cán bộ thuộc phòng kế hoạch xuất nhậpkhẩu
Phương pháp xử lý dữ liệu thu được thông qua việc đánh giá các chỉtiêu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, dự báo.
Sử dụng các công cụ phân tích môi trường kinh doanh như:
PEST: Để thấy được cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp không bị động, phản ứng linh hoạt với sư thay đổi của môitrường, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức để có thể phát triển bền vững.
Trang 4Mô hình năm lực lượng của Michael Porter: Xác định mức độ cạnhtranh trong ngành.
Chuỗi giá trị: Phân tích các hoạt động tạo giá trị cho doanh nghiệp đểtừ có xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như lợi thế của doanh nghiệp quađó phát huy điểm mạnh và tìm biện pháp hạn chế điểm yếu, nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
5 Kết cấu khoá luận
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNHTRANH VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành,phát triển của sản xuất hàng hoá Cạnh tranh gắn liền với sự vận động của cácquy luật giá trị, quy luật cung - cầu, tạo thành cơ chế vận động của nền kinhtế thị trường, là quy luật tất yếu và là động lực của phát triển nền kinh tế thịtrường.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quanđiểm khác nhau về cạnh tranh:
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là
quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra trong mỗi thànhviên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗithành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình.( PGS TSKH Lê
Du Phong, Nguồn lực và động lực phát triển trong nền Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, HN 2006, tr
Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học học là chỉ quá trình tranh đấu
tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thựchiện lợi ích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân Động lực nội tại củacạnh tranh là lợi ích kinh tế của tự thân chủ kinh tế, biểu hiện cụ thể trong quátrình cạnh tranh là giữ hoặc mở rộng mức chiếm hữu thị trường, gia tăng mứctiêu thụ, nâng cao lợi nhuận Áp lực bên ngoài của cạnh tranh là đọ sức kịchliệt giữa các đối thủ cạnh tranh, kẻ bại tất sẽ bị đào thải( Sđd, tr 40).
Trang 6Từ điển kinh doanh của Anh ( Xuất bản năm 1992): Cạnh tranh được
xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trườngnhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoậc cùng một loại kháchhàng về phía mình( Sđd, tr 40).
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động
tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhàkinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu,nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất
Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩthuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hànghoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tínnhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn địnhhay giảm giá bán và tăng doanh lợi
Qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ:
Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganhđua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn để đạtđược mục tiêu kinh tế của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy kháchhàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế củamình( Sđd tr 40).
Có thể nói rằng ở đâu có lợi ích kinh tế thì ở đó có cạnh tranh Mụcđích cuối cùng của cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với các doanh nghiệplà lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng.
Nhà nước khuyến khích sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinhdoanh nhằm đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nâng caonăng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, trên cơ sở đó,tăng lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng thời có lợi chongười tiêu dùng và toàn xã hội, nhưng chỉ thừa nhận sự cạnh tranh trong
Trang 7khuôn khổ pháp luật, chống những hoạt động phạm pháp đẻ ra những hệ quảtiêu cực trong xã hội ( làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền,đầu cơ tích trữ, độc quyền, hối lộ,lừa đảo …) làm cạn kiệt tài nguyên, ônhiễm môi trường, bất ổn kinh tế dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo ngày càngtăng.
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Để hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì, trước hết ta phảixem xét khái niệm năng lực cạnh tranh:
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế( OECD) thì năng lực
cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việctạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Năng lực cạnh tranh là
khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giànhthắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnhtranh trên thị trường tiêu thụ
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp:
NLCT của doanh nghiệp thể hiện tiềm lực và lợi thế của nó so với đổi
thủ khác trong việc thoả mãn các đòi hỏi của khách hàng để thu được lợi íchngày càng cao cho doanh nghiệp mình.
Theo Humbert Lesca, NLCT của doanh nghiệp là khả năng, năng lực
mà doanh nghiệp có thể tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trườngcạnh tranh và tiến triển bằng cách thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất cũngđủ để trang trải cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Hoặc Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế
mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với
Trang 8các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thuđược lợi ích ngày càng cao.
Những định nghĩa trên cho thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpphải được tạo ra từ khả năng, thực lực của doanh nghiệp
Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh chia làm bốn cấp độ có liên quan mật thiết, phụthuộc lẫn nhau:
Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thì năng lực cạnh tranh quốc gia
là khả năng của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì được mức tăng trưởng caotrên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đốivững chắc.
Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh
quốc gia được định nghĩa là khả năng nước đó đạt được những thành quảnhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tăng trưởng kinh tếcao, được xác định bằng thay đổi của GDP đầu người theo thời gian.
Như vậy các định nghĩa về năng lực cạnh tranh quốc gia đều nhấnmạnh đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia có sự bền vững, ổn định củanền kinh tế, nâng cao được thu nhập đời sống của dân cư nước đó.
9 nhóm nhân tố ảnh hưởng: thể chế, hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ
bản và y tế, giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả thị trường, mức độ sẵn sàngvề công nghệ, trình độ kinh doanh và đổi mới và sáng tạo
Trang 9- Nhóm các yếu tố do ngành quyết định: Chiến lược phảt triển ngành,sản phẩm chế tạo, lựa chọn công nghệ, đào tạo cán bộ, đầu tư nghiên cứucông nghệ, phát triển sản phẩm, chi phí sản xuất và quan hệ với bạn hàng.
- Nhóm các yếu tố do chính phủ quyết định, tạo ra môi trường kinhdoanh bao gồm: Thuế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chi ngân sách chohoạt động nghiên cứu và triển khai, hệ thống pháp luật điều chỉnh giữa cácbên tham gia thị trường.
- Nhóm các yếu tố mà cả chính phủ và ngành chỉ quyết định được mộtphần: Nhân lực sản xuất, nhu cầu người tiêu dùng, môi trường thương mạiquốc tế.
- Nhóm các yếu tố mà cả chính phủ và ngành không quyết định được:Môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý, các quy luật kinh tế…
Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp
3 nhóm yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp( Theo PGS TS Phạm Quang Trung chủ nhiêm( 2007) Đề tài cấp bộ
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn2006- 2010)
Mức độ chuyên môn hoá đầu vào của doanh nghiệp: Bao gồm các yếu
tố liên quan là nguồn nhân lực, nguồn vốn, các yếu tố về khoa học và côngnghệ.
Khả năng thích ứng với việc đáp ứng nhu cầu thị trường thị trường:
Nhóm yếu tố này được xác định dựa trên nhu cầu và sức mua, sự thayđổi về cầu sản phẩm thường xuyên của khách hàng.
Khả năng khai thác các ngành sản xuất và dịch vụ hỗ trợ:
Trang 10Đó các ngành cung ứng sản phẩm dịch vụ có liên quan để doanhnghiệp hoạt động hiệu quả.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Các yếu tốthuộc môi trường toàn cầu, các yếu tố thuộc môi trường quốc gia và môitrường ngành
- Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp: Tổ chức quản lý,nguồn lực( con người, vốn và tiềm lực tài chính,công nghê), hình ảnh uy tíncủa doanh nghiệp…
Năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm/ dịch vụ.
Một sản phẩm/ dịch vụ được coi là có năng lực(sức) cạnh tranh khi sản
phẩm/ dịch vụ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giácả, kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu, tính độc đáo…vượt trội hơn hẳn so vớisản phẩm cùng loại hay tương tự Điều đó có nghĩa là những sản phẩm manglại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khảnăng cạnh tranh cao hơn
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và gián tiếp của năng lực cạnhtranh quốc gia Nếu doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh với cácdoanh nghiệp khác thì sản phẩm của doanh nghiệp đó khó có thể cạnh tranhđược với sản phẩm cùng loại hay tương tự của các doanh nghiệp khác Nhưvậy nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ là cơ sở và điều kiện đểnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ:- Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Trang 11- Yếu tố bên trong doanh nghiệp.
- Yếu tố thuộc về bản thân sản phẩm: như chất lượng, giá cả sản phẩm,mẫu mã thương hiệu của sản phẩm, tính độc đáo…
1.2 Nhân tố hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt cácyếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó Doanh nghiệp cầnthấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có các biện pháp nhằm hạn chế hoặcloại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựngnăng lực cạnh tranh của minh ngày một cao hơn.
1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
1.2.1.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường toàn cầu: Khu vực hóa toàn cầu hóa đã và đang diễn ra
với tốc độ ngày càng nhanh với qui mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càngrộng, xu hướng hội nhập kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ có ảnh hưởng quantrọng tới các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thịtrường nước ngoài Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi kinh doanh ởmột quốc gia nào đó ngoài việc tìm hiểu các hệ thống thương mại quốc tế,chính sách kinh tế của chính phủ…thì còn phải tìm hiểu các định chế quốc tếmà nước đó tham gia để nắm bắt tốt những cơ hội cũng như thách thức để từđó lập kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mìnhtrên thị trường nước ngoài.
Môi trường kinh tế quốc dân
Môi trường Kinh tế: Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế có ảnhhưởng quan trọng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng
Kinh tế tăng trưởng càng cao dẫn đến sự bùng nổ chi tiêu của kháchhàng, vì thế đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trongmột ngành Điều này có thể cho các công ty cơ hội để bành trướng giành
Trang 12được thị phần lớn hơn và thu được lợi nhuận cao hơn Ngược lai, suy giảmkinh tế sẽ dẫn đến sự giảm chi tiêu của người tiêu dùng, làm tăng sức ép cạnhtranh và thường gây ra các cuộc chiến tranh giá trong các ngành bão hoà
- Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nềnkinh tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, dịch chuyển hối đoái khôngổn định Tỷ lệ lạm phát tăng là mối đe doạ lớn đối với công ty: việc lập kếhoạch đầu tư trở nên mạo hiểm, gây khó khăn cho các dự kiến về tương lai,khó xác định giá cả cho các mặt hàng mà công ty kinh doanh Sự không chắcchắn làm cho công ty không dám đầu tư, làm giảm các hoạt động kinh tế đẩynên kinh tế tới chỗ đình trệ.
- Tỷ giá hối đoái
Sự dịch chuyển tỷ giá có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của cáccông ty trong thị trường toàn cầu Khi đồng nội tệ trở nên mất giá so với cácđồng tiền khác thì sản phẩm của doanh nghiệp làm trong nước sẽ rẻ hơn sảnphẩm ở nước ngoài, doanh nghiệp có ưu thế về giá, từ đó làm giảm mối đedoạ từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, tạo động lực giúp doanh nghiệp đẩymạnh xuất khẩu hơn nữa Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyênliệu nhập khẩu thì gặp khó khăn do phải chi trả mức nội tệ gây không ít khókhăn cho doanh nghiệp Và ngược lại nếu đồng nội tệ tăng giá cao so vớiđồng tiền nước ngoài, hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thiếu tính cạnhtranh về giá cả, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Lãi suất
Các doanh nghiệp thường xuyên phải sử dụng tới nguồn vốn của ngânhàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy lãi suất Ngân hàng ảnh hưởngmạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Khi vay vốn ngân hàngvới lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng dẫn tới giá thành
Trang 13sản phẩm tăng lên, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm so với cácđối thủ của mình, đặc biệt các đối thủ có tiềm lực về vốn.
Môi trường Chính trị, luật pháp
Chính trị và luật pháp là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực xuất khẩu bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thịtrường quốc tế với lợi thế mạnh trong cạnh tranh là lợi thế so sánh giữa cácnước Chính trị ổn định sẽ là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng chocá doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh quốc tế.
Luật pháp nghiêm minh, đồng bộ rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
Các quy định bắt buộc của pháp luật đôi khi là hàng rào ngăn cản sựthâm nhập của hàng hoá nước ngoài, đó có thể là các tiêu chuẩn về vệ sinh antoàn thực phẩm, về an toàn lao động…điều đó gây không ít khó khăn cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu so với doanh nghiệp tại nước sở tại Đôi khi cótrường hợp một quốc gia có ưu đãi về thuế xuất khẩu để khuyến khích xuấtkhẩu tăng thu ngoại tệ về cho nước mình đồng thời tăng thuế nhập khẩu đểhạn chế sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, khuyến khích người tiêudùng sử dụng hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước Để có thể cạnhtranh được với các doanh nghiệp nước ngoài các công ty cần tìm hiểu thật kỹcác quy định bắt buộc của nước sở tại để đảm bảo thành công, nâng cao vị thếcủa mình trên thị trường quốc tế.
Môi trường Khoa học kỹ thuật công nghệ và thông tin
Nhóm nhân tố này đóng vai trò ngày càng quan trọng mang tính chấtquyết định đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về phương diệnchất lượng và giá cả Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí của
Trang 14doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học côngnghệ cao
Thông tin cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp bởi để cạnh tranh thành công bất kỳ doanh nghiệp nàocũng phải có thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, và biết cách xử lýcó hiệu quả những thông tin thu thập được Khoa học kỹ thuật công nghệ giúpdoanh nghiệp trong quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin mộtcách nhanh chóng và chính xác; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảovệ môi trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp Áp dụng công nghệ tiêntiến hiện đại giúp doanh nghiệp có lợi thế vượt trội so với đối thủ của mình,điều này còn đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp muốn xuất khẩuhàng hoá của mình sang các nước đại công nghiệp
Môi trường Văn hoá xã hội
Môi trường toàn cầu đã làm cho các nền văn hoá trở nên tương đồng,các quốc gia có sư giao lưu học hỏi lẫn nhau Tuy nhiên cho dù có hoà nhậptới đâu thì mỗi quốc gia đều giữ lại bản sắc dân tộc, những giá trị văn hoátruyền thống Chính sự khác biệt về các yếu tố thuộc môi trường văn hoá đãtác động đến nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khách hàng vàcơ cấu nhu cầu thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch, loạisản phẩm mà khách hàng sẽ mua và hình thức khuyếch trương có thể chấpnhận
Ngôn ngữ ngữ, tập quán tiêu dùng, tôn giáo khác khác nhau dễ dẫn tớihiểu lầm trong cách quảng bá sản phẩm hay dùng biểu tượng, đóng gói cũngnhư màu sắc cho sản phẩm, bao bì Không chú ý tới sự khác biệt này doanhnghiệp tất yếu sẽ thất bại.
Trang 15Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô luôn luôn biến động không ngừng theochiều hướng có lợi hoặc bất lợi đối với các doanh nghiệp Nếu doanh nghiệplinh hoạt, phản ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường thì sẽ tận dụngđược cơ hội, hạn chế thách thức, không ngừng vươn lên, lấn át các đối thủ củamình.
1.2.2.2 Môi trường ngành
Michel Porter đã xây dựng mô hình năm lực lượng cạnh tranh để phântích mức độ cạnh tranh trong ngành.
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
<Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược>Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ cácdoanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trườngvới ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Khả năng cung ứng của tất cả
Đối thủ tiềm ẩn
Nhà cung cấp
Khách hàng
Sản phẩm thay thế
Cạnh tranh nội bộ ngành
Trang 16các đổi thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra cung sản phẩm/ dịch vụ Sốlượng, qui mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Theo Michel Porter, những vấn đề ảnhhưởng rất lớn đến sự cạnh tranh của các đối thủ: Số lượng đối thủ cạnh tranhlà nhiều hay ít?, mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm? chi phílưu kho hay chi phí cố định là cao hay thấp? đối thủ cạnh tranh có đủ ngânsách dể khác biệt hoá sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh không? Nănglực sản xuất của đối thủ cạnh tranh có tăng hay không và nếu tăng thì tăng ởtốc độ nào? Tính chất đa dạng của sản xuất- kinh doanh của các đối thủ cạnhtranh ở mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh và chiếnlược của họ, sự tồn tại của các rào cản rời bỏ ngành.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Tác động của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnhtranh của doanh nghiệp Sự xuất hiện của các đối thủ này sẽ là gia tăng mứcđộ cạnh tranh của ngành.
Đổi thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành thường đưa vào khaithác các năng lực công nghệ mới tiên tiến hiện đại với mong muốn giànhđược thị phần trên thị trường đó sẽ là yếu tố làm giảm lợi nhuận của cácdoanh nghiệp
Nguy cơ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn được đánh giá tuỳ theo các rào cảnnhập cuộc của ngành và các biện pháp trả đũa từ phía các doanh nghiệp hiệntại Theo Michel Porter các rào cản nhập cuộc chính là: Tiết kiệm quy mô,mức độ khác biệt hoá sản phẩm, yêu cầu về vốn đầu tư cho thâm nhập, chi phíchuyển đổi, kênh phân phối, các quy định của chính phủ…Vì vậy bên cạnhphát triển kinh doanh mở rộng thị trường doanh nghiệp bảo vệ vị thế cạnhtranh của mình bằng cách duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ
Trang 17bên ngoài như: đa dạng hoá sản phẩm, mạng lưới phân phối tiêu thụ hàng hóahợp lý, sự trung thành của khách hàng, lợi thế chi phi thấp dịch vụ hoàn hảo,tiềm lực tài chính, mối quan hệ truyển thống lâu dài Nếu các rào cản nhậpcuộc của ngành là lớn và nếu các doanh nghiệp sẵn sàng trả đũa thì nguy cơxâm nhập là rất nhỏ.
Nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng hình thành các thị trường cung ứng các yếu tố đầu
vào khác nhau bao gồm cả người bán thiết bị nguyên vật liệu, người cấp vốn,người cung cấp lao động và cung cấp các dịch vụ tư vận chuyển quảng cáo, tưvấn, sức lao động cho doanh nghiệp.
Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng khácnhau tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thị trường mangtính chất cạnh tranh( cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền), thị trườngcó hay không có sự điều tiết của nhà nước cũng như mức độ, tính chất điềutiết, tính ổn định hay không ổn định của thị trường cũng tác động trực tiếpđến hoạt động mua sắm, dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanhnghiệp
Nhà cung ứng là nguy cơ khi họ đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng, sốlượng cung ứng Để tránh sức ép của nhà cung ứng doanh nghiệp phải mởrộng mối quan hệ, đa dạng hoá các nguồn cung ứng khác nhau hoặc xây dựngmối quan hệ đầu tư liên doanh liên kết lâu dài hai bên cùng có lợi.
Nhà cung ứng có ưu thế khi:
+ Họ có sự chuyên biệt hoá sản phẩm cung ứng, thì doanh nghiệp khólựa chọn nhà cung ứng thay thế
+ Nguồn cung ứng không có nhiều sản phẩm thay thế khác trên thịtrường buộc doanh nghiệp phải lựa chọn họ.
Trang 18+ Khi nhà cung ứng có khả năng hội nhập dọc thuận chiều và có khảnăng cạnh tranh với chính doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hoá củahọ
+ Sản phẩm cung ứng không thuộc nhóm sản phẩm quan trọng của nhàcung ứng nên họ không bị áp lực giảm giá hoặc cải thiện chất lượng sản phẩmcung ứng
+ Khi nhà cung ứng độc quyền và sản phẩm của họ không thể sản xuấttrong thời gian ngắn.
Khách hàng:
Khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm ẩn của doanh nghiệp làmột phần không thể tách rời với môi trường cạnh tranh Doanh nghiệp bánđược hàng thì có thị trường, không bán được không có thị trường, bán nhiềuhàng thì có nhiều khách hàng thị phần doanh nghiệp gia tăng, nâng cao vị thếtrên thị trường Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất củadoanh nghiêp, đạt được điều này là do doanh nghiệp biết thoả mãn tốt nhucầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng tìm đến doanh nghiệp là do họ có nhu cầu về hàng hoádịch vụ Trong một thời kỳ nhất định, số cầu vừa tác động trực tiếp đến việcnghiên cứu quyết định cung của doanh nghiệp, lại vừa tác động đến mức độvà cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành Doanh nghiệp cókhả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi hàng hóa dịch vụ doanhnghiệp cung ứng ra thích hợp với nhu cầu của họ, đáp ứng đầy đủ số lượng,chất lượng, gía cả phù hợp, hoạt động dịch vụ tốt, địa điểm gần khách hàng,hàng hoá thuộc nhãn hiệu nổi tiếng…
Mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp: Khả năng mặc cả củakhách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp là vấn đề thường xuyênphải giải quyết Thông thường khách hàng yêu cầu giảm giá hoặc yêu cầu
Trang 19chất lượng tốt đi kèm với các dịch vụ, điều này làm cho chi phí của doanhnghiệp tăng suy ra tạo nguy cơ cạnh tranh giá Chỉ có một doanh nghiệp duynhất đáp ứng hàng hoá thì cơ hội giảm giá của khách hàng là ít và thườngkhách hàng không thể ép doanh nghiệp trong việc thoả mãn nhu cầu củamình Tuy nhiên khách hàng có thế mạnh khi: Khách hàng mua khối lượnghàng hoá lớn, khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang mua của doanh nghiệpkhác mà không tốn kém về thời gian chi phí, khách hàng có nhiều khả nănglựa chọn với hàng thay thế đa dạng, khách hàng có lợi thế trong chiến lượchội nhập dọc ngược chiều, tiếp xúc trực tiếp với nguồn cung ứng của doanhnghiệp thương mại.
Doanh nghiệp phân tích các đặc điểm của khách hàng về: Khu vực địalý, nhân khẩu, tâm lý, thái độ, tuổi tác, tôn giáo…Sẽ là cơ sở cho hoạch địnhkế hoạch bán hàng và có chính sách đối với từng nhóm khách hàng cho phùhợp.
Sản phẩm thay thế:
Những sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các doanh nghiệp
khác mà phục vụ những nhu cầu của khách hàng tương tự như đối với ngành
đang phân tích
Mỗi một doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành nào đó, theonghĩa rộng đều là cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở ngành khác Sự tồntại của sản phẩm thay thế tác động đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp,biểu hiện một sự đe doạ cạnh tranh làm giảm khả năng đặt giá cao và qua đótrực tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần có các giảipháp cụ thể như: Phải luôn chú ý tới khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật- công nghệ,các các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm, khác biệt hoá sản
Trang 20phẩm cũng như trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút vềphân đoạn thị trường hay thị trường “ ngách” phù hợp.
Việc xác định 5 nhân tố trên cho phép doanh nghiệp tổng kết điểm
mạnh và điểm yếu, dự tính được bản chất của cạnh tranh và các hoạt độngchiến lược của các hãng khác có mặt trên thị trường chẳng hạn các doanhnghiệp sẽ phải phản ứng như thế nào khi đối mặt với nguy cơ thâm nhập thịtrường của một đối thủ cạnh tranh mới hoặc là người ta có thể thực hiện chiếnlược gì để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ này Đây là những câu hỏi mà cácdoanh nghiệp phải trả lời để có thể đối mặt với các đối thủ cạnh tranh, tácđộng đến các lực lượng cạnh tranh hiện đại nhằm đưa doanh nghiệp đứng ở vịtrí tốt nhất.
1.2.2 Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Chúng ta có thể xem xét doanh nghiệp như là một tập hợp các hoạtđộng cần thiết nhằm thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và trợ giúp các sảnphẩm của nó Mỗi hoạt động này đều tạo thêm giá trị bổ sung cho sản phẩmhoặc dịch vụ Đồng thời mỗi hoạt động đó cũng có thể là nguồn gốc tạo ra cáclợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Phân tích chuỗi giá trị là phương tiện cơbản để xác định điểm mạnh yếu, lợi thế cạnh tranh và cho phép hiểu sâu sắchơn khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp các hoạt động tham gia tạo ra và cung cấp hànghoá, dịch vụ được chia thành hai nhóm chính là những hoạt động chính liênquan trực tiếp đến sản xuất -tiêu thụ sản phẩm và những hoạt động hỗ trợ.Trong một doanh nghiệp mà hai nhóm nhân tố này có thể kết hợp hài hoà vớinhau thì doanh nghiệp đó mới phát huy hết được các khả năng, tận dụng đượccác nguồn lực của mình đạt được hiệu quả cao nhất Quá trình phân tích chuỗigiá trị được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trang 21Hậu cần đầu ra: Những hoạt động này bao gồm bảo quản hàng tồn kho,các hoạt động phân phối, vận chuyển và một số hoạt động khác( cung cấp baobì đóng gói) Khả năng và đặc tính của hoạt động này phản ánh tính hiệu quảnhờ tiết kiệm các loại chi phí ngoài sản xuất và mức độ dịch vụ cao hơn thoảmãn khách hàng.
Marketing bán hàng: Nền kinh tế phát triển, cạnh tranh ngày càng gaygắt thì ảnh hưởng của hoạt động Marketing đến khả năng cạnh tranh của
Khách hàngHạ tầng cơ sở của công ty
Tổ chức SX-KD
Hậu cầnđầu ra
Marketing bán
Dịch vụ sau bán hàng
Giá trị
Trang 22doanh nghiệp ngày càng lớn Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp thông qua hoạt động Marketing, người ta thường xem xét các yếu tố:khả năng thu thập thông tin thị trường, cơ cấu sản phẩm hiện tại, khả năngmở rộng chủng loại sản phẩm, thương hiệu, kênh phân phối, thiết lập và quảnlý các mối quan hệ với khách hàng… Các hoạt động marketing có vai tròquan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.Thương hiệu mạnh sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.
Dịch vụ sau bán hàng: Các hoạt động lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, cungcấp các phụ tùng thay thế, hướng dẫn và đào tạo sử dụng sản phẩm được quantâm tổ chức thực hiện tốt và đem lại nguồn thu nhập và uy tín lớn cho nhiềudoanh nghiệp Nó cũng là một trong những công cụ hữu hiệu mang lại khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.3.2.2 Các hoạt động hỗ trợ
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiêp:
Bao gồm hệ thống nhà xưởng, hệ thống thông tin, việc thực hiện phápluật và chính sách doanh nghiệp Đây là điều kiện để doanh nghiệp thực hiệnviệc sản xuất
Tài chính:
Tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng nhưlà chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpcó lượng vốn lớn thì quá trình từ đầu tư cho xây dựng các cơ sở vật chất kỹthuật đến thiết lập hệ thống phân phối, hệ thống các cửa hàng, phòng trưngbày, giới thiệu sản phẩm sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn Doanh nghiệpmuốn chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường, tăng thị phần, mở rộng quy mô sảnxuất thì doanh nghiệp cần có lượng vốn lớn Nói theo cách khác, nếu doanhnghiệp càng lớn mạnh, lượng vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều cơhội kinh doanh có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trang 23Tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động quản lý tài chính hiệu quả sẽgiúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mở rộng thịtrường, tăng thị phần của doanh nghiệp Phân tích tài chính cho thấy đượckhả năng hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp về những vấn đềnhư chi phí quản lý, khả năng tăng vốn, sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồnvốn.
Quản trị Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là vốn quý nhất Trình độ của nguồnnhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ lành nghềcủa nhân viên, công nhân, trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên.Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xámcao Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ bán được nhiều hơn, với giácạnh tranh hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danhtiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanhnghiệp có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô, góp phần làm chonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên.
Quản trị nguồn nhân lực được xem xét trên tất cả các mặt: Tuyểndụng,bố trí sắp xếp, đào tạo, chính sách đãi ngộ…
Phát triển công nghệ:
Khả năng phát triển công nghệ nhằm mục tiêu dài hạn và góp phần
quan trọng trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trìnhđộ và khả năng phát triển công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, năngsuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường Cơ sở vậtchất kỹ thuật hiện đại kết hợp với công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Với cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy thì doanhnghiệp có khả năng sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, nâng caohiệu quả sản xuất Ngược lại doanh nghiệp sẽ không thể có được khả năng
Trang 24cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó có công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiếtbị cũ bởi vì nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng giá thành.
Hoạt động thu mua và cung ứng đầu vào:
Đó là chức năng mua các yếu tố vật chất dùng trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp gồm nguyên liệu thô, vật tư và những đầu vàokhác trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất như thiết bị máy móc Đây làhoạt động rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất chính, chi phí rất lớn, tiếtkiệm được chi phí cho hoạt động này sẽ ảnh hưởng rât lớn đến hiệu quả củadoanh nghiệp
Các yếu tố nói trên tác động khác nhau tới năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp cần phối hợp chúng một cách nhịp nhàng và hài hoà để manglại hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp.
1.3 Sự cần thiết phải phân tích các yếu tố tác động tới năng lực cạnhtranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế giữa các quốc gia ngày càngliên kết chặt chẽ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau Cùng với nó là các rào cảnthương mại được dỡ bỏ, mở ra cơ hội cho hoạt động xuất khẩu, đầu tư củacác doanh nghiệp Nhưng đồng thời môi trường kinh doanh cũng trở nên kháphức tạp và mang tính cạnh tranh hơn nhiều Do đó các doanh nghiệp buộcphải phân tích phân tích các yếu tố tác động với năng lực cạnh tranh củamình.
Bản thân dệt may là ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt, khốc liệt nênkhi tham gia xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường quốc tế ngoài việc gặpphải vô số thách thức do sự khác biệt giữa các quốc gia tạo ra, Việt Thái cònphải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ của các đối thủ trong nước, mà còncả với các đối thủ trên nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan,Thái Lan… Đó thực sự là một đe doạ lớn, vì vậy phân tích các yếu
Trang 25tố ảnh hưởng tới năng lực nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm quyếtđịnh thành công cho công ty.
Phân tích các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh giúp các nghiệpbiết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu, đâu là cơ hội, thách thức đối vớidoanh nghiệp để từ đó có các biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chếđiểm yếu, tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh cho doanh nghiệp Nếu không làm tốt công việc này doanh nghiệpchừ sẽ dễ bị động, thua thiệt trong những cuộc cạnh tranh không cân sức, bìđối thủ đè bẹp ngay cả trên sân nhà
Tóm lại trong chương 1 nêu nêu một số quan điểm về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, đưa ra nhóm yếu tố cấu thành cùng các nhân tố ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sự cần thiết phải xem xét các yếutố tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu ViệtThái Khung lý luận trên là căn cứ quan trọng để phân tích thực trạng cácyếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩuViệt Thái ở chương 2.
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚINĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
XUẤT KHẨU VIỆT THÁI
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ phần mayxuất khẩu Việt Thái
Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái( tiền thân là Xí nghiệp mayxuất khẩu Việt Thái) trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu Thái Bình.
Tháng 3 năm 1996 Ban giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thái Bìnhquyết định thành lập Ban xúc tiến Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái đưa100 người lao động học tập tại Công ty may Việt Tiến- Thành phố Hồ ChíMinh để đào tạo đội ngũ cán bộ các phòng ban và công nhân dây chuyền sảnxuất.
Ngày 09/12/1997 Xí nghiệp may Việt Thái chính thức được thành lậptheo quyết định số 508/QĐ- UB của UBND tỉnh Thái Bình.
Ngày 28/11/2003 Xí nghiệp may Việt Thái chuyển thành Công ty Cổphần may xuất khẩu Việt Thái theo quyết định số 1559/QĐ- UB của UBNDtỉnh Thái Bình với hình thức” Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanhnghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêmcổ phiếu để thu hút vốn”.
Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 0803000227 ngày 01/01/2004 và trực thuộc Công tyxuất nhập khẩu tỉnh Thái Bình.
Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư đổimới các trang thiết bị đưa vào sản xuất kinh doanh Ngày đầu mới thành lập,công ty gặp phải rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, chưa có chỗ đứng trên thị
Trang 27trường, hoạt động sản xuất chưa ổn định… Nhưng do đặc biệt quan tâm đếnhiệu quả công tác quản lý và công tác điều hành ở các phân xưởng, tổ sảnxuất nên những điều bất hợp lý được khắc phục kịp thời Với sự chỉ đạo sátsao và có kế hoạch sớm của ban lãnh đạo hoạt động sản xuất của công ty đãđược ổn định trong thời gian ngắn
Mặc dù còn nhiều khó khăn, song tốc độ tăng trưởng những năm quacủa công ty tương đối ổn định, điều đó khẳng định đường lối kế hoạch màcông ty đặt ra là mở rộng quy mô sản xuất( theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu),đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong nước và mở rộng tiêu thụtrên thị trường quốc tế luôn đúng đắn mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty CP may XK Việt Thái
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP may XK Việt Thái
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chứcnăng Kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn hiệnnay, gắn cán bộ công nhân viên của công ty với chức năng nhiệm vụ, khắcphục sự tách rời của mỗi người ra khỏi công việc đồng thời các nhiệm vụmệnh lệnh và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo của Công tyđến cấp dưới dễ dàng hơn Cán bộ liên quan đến một việc nào đó của Công tycũng có sự thống nhất với nhau khi đưa đến quyết định của mình Tuy nhiênnó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
- Cơ quan lãnh đạo nhất của công ty là Hội đồng quản trị.- Ban giám đốc: Giám đốc, phó giám đốc.
- 5 phòng ban: Phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán, phòng Kếhoạch- Xuất nhập khẩu, phòng Điều hành sản xuất, phòng Cơ điện.
Thể hiện trong sơ đồ dưới đây
Trang 28Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP may XK Việt Thái
<Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính>
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, cá nhân trong sơ đồ
Quyền lực cao nhất trong công ty là Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị: Gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 thành viên.HĐQT có quyền: Quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyếtđịnh phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, quyết định cơ cấu tổchức, quy chế nội bộ
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và các cánbộ quản lý khác
Ra phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, xử lý các khoản lỗ lãi,chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát việc điều hành của Giám đốc và các chức danh doHĐQT trực tiếp quản lý HĐQT chịu trách nhiệm về những vi phạm phápluật, vi phạm điều lệ của công ty, những sai phạm do quản lý gây thiệt hại chocông ty và quyền lợi của các cổ đông.
Ban giám đốc gồm: Giám đốc và phó giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng Kế toán
PhòngKH- XNK
Phòng Cơ điện Phòng điều
hành SX
TổVật tưPhòng
TổKỹ thuậtXưởng
may 1
Xưởng may 2
Xưởngmay 3
Đóng gói
Trang 29Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việcthực hiện quyền và nghĩa vụ được giao Giúp việc cho GĐ là Phó giám đốc.
GĐ có quyền đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật đối với Phó giám đốc và quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật trưởng các phòng ban chức năng.
Lập, phê duyệt chính sách và các mục tiêu chất lượng của công ty Chí đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ.
Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các phòng ban.
Làm chủ tịch các hội đồng: Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồngnâng cấp bậc lương, hội đồng giá.
Ký các văn bản quan trọng: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, dựtrù, dự toán, quyết toán…
Phó giám đốc : Giúp việc cho Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn:Kết hợp cùng các phòng ban nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệnhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ký các giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu cho cán bộ đi công tác và cácloại giấy tờ khác được giám đốc uỷ quyền.
Các phòng ban chức năng: Là trung tâm điều khiển tất cả các hoạt
động của công ty, phục vụ cho sản xuất chính, tham mưu giúp việc cho giámđốc những thông tinh cần thiết và phản hồi kịp thời để xử lý công việc có hiệuquả hơn.
Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ
chức, sắp xếp, bố trí lực lượng cán bộ, lực lượng công nhân sản xuất.
Quản lý lao động, làm các thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyểnthôi việc cho cán bộ công nhân viên.
Tiếp nhận và xử lý các thông tin có liên quan tới công ty.
Trang 30Đôn đốc CBCNV trong công ty thực hiện tốt chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước, chấp hành nội quy, quy định của công ty.
Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gianlao động và kết quả lao động
Giải quyết chế độ nghỉ phép, ốm đau, hưu trí, nghỉ mất sức, thôi việc.
Phòng kế toán: Giúp ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ
quản lý kinh tế tài chính của các phòng ban nhằm sử dụng đồng vốn đúngmục đích, đúng chế độ chính sách phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệuquả
Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quảnlý kinh tế tài chính trong phạm vi công ty, tổ chức hạch toán kinh tế, phân tíchhoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên.
Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dùngtài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của đơn vị vào hoạt độngsản xuất kinh doanh Hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận trựcthuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng phương pháp.
Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán ViệtNam ban hành Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của phápluật.
Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu: Là bộ phận tham mưu của Ban
giám đốc Có nhiệm vụ xây dựng đôn đốc kế hoạch sản xuất của các đơn vịđể bảo đảm hoàn thành kế hoạch của Công ty
Quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, tìm hiểu khai thác cáchợp đồng về sản xuất xuất khẩu và các hợp đồng nguyên phụ liệu, bao bì phụcvụ sản xuất kinh doanh cho công ty.
Giúp Giám đốc công ty trong công tác giao dịch đối ngoại nhằm mởrộng thị trường tìm nguồn hàng và khách hàng, bám sát tiến độ xuất nhập
Trang 31hàng, lên kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, kiểm tra giám sátnguyên phụ liệu, giao thành phẩm.
Lập báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu theo quý/năm.
Phòng điều hành sản xuất: trực tiếp điều hành việc sản xuất trong
công ty, quản lý 3 xưởng may và các tổ vật tư, tổ kỹ thuật, tổ cắt, tổ đóng gói,tổ KCS
Tổ kỹ thuật: Quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật, nghiên cứu
chế thử các mặt hàng mới, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn sảnphẩm Nghiên cứu cải tiến mẫu mã mới và áp dụng các phương pháp côngnghệ tiên tiến nhằm không ngừng phát triển sản xuất của công ty.
Giúp Ban giám đốc trong việc may, tạo mẫu mã, sắp xếp dây chuyềnsản xuất hợp lý, chỉnh sửa hàng, giám sát sản xuất về mặt kỹ thuật, giác sơ đồcho tổ cắt.
Chủ trì xây dựng quy trình vận hành thao tác cho các thiết bị và côngđoạn trong quá trình sản xuất.
Đào tạo nâng bậc công nhân.
Tổ vật tư: Chuẩn bị( theo dõi hoặc đặt mua) toàn bộ nguyên vật liệu để
phục vụ cho sản xuất Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ nguyên vật liệu Quản lývật tư, tránh thất thoát.
Tổ cắt: Cung cấp đầy đủ bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ sản
xuất và thống kê báo cáo tình hình thừa thiếu nguyên phụ liệu trong quá trìnhtriển khai cắt.
Hiện tại công ty CP may XK Việt Thái có 3 xưởng may gồm 10 tổ
may Có nhiệm vụ:
Triển khai kế hoạch sản xuất của Công ty.Kiểm soát và theo dõi quá trình sản xuất.Bảo vệ an toàn tài sản được quản lý.
Trang 32Sử dụng nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, phụ liệu…đúng mục đích tiếtkiệm trong định mức.
Tổ KCS: Kiểm tra kiểm soát chất lượng hàng hoá, đánh dấu trên các
Nhận và xuất hàng theo quy trình.
Phòng cơ điện: Quản lý lập kế hoạch và chỉ đạo duy tu bảo dưỡng định
kỳ toàn bộ trang thiết bị máy móc trong nhà máy Xử lý nhanh các tình huốngsự cố máy móc thiết bị, hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Đảm bảo vận hành các thiết bị an toàn, đúng giờ phục vụ sản xuất.Phối hợp cùng các phòng ban chức năng trong công tác quản lý và khaithác tính năng công suất của thiết bị nhằm tránh lãng phí trong sản xuất.
Tổ chức các cuộc huấn luyện về kỹ thuật sử dụng, vận hành, bảo dưỡngvà sửa chữa thiết bị khi có yêu cầu.
2.1.3 Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề chính: Sản xuất xuất khẩu hàng may mặc- Ngành nghề phụ:
Mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may
Trang 33Dạy nghề ngắn hạn( công nhân may, công nhân kỹ thuật phục vụ choxuất khẩu lao động)
Dịch vụ tuyển dụng việc làm, môi giới người lao động cho doanhnghiệp xuất khẩu lao động.
Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái thành lập nhằm huy động vàsử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo côngăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi nhuận cho các cổ đông, pháttriển công ty ngày một lớn mạnh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất, gia công xuất khẩu hàng maymặc với các sản phẩm mũi nhọn là: quần áo đua mô tô, quần áo trượttuyết,quần áo đi săn, áo Jacket theo được sản xuất theo 2 phương thức:
Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận nguyên vật liệu,phụ liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thànhsản phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng Sản xuất sản phẩm xuấtkhẩu theo hình thức này chiểm khoảng hơn 90%.
Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụđã ký với khách hàng, công ty tự sản xuất sản phẩm cho khách hàng và xuấtkhẩu theo hợp đồng.
Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Mỹ, các nướctrong khối liên minh Châu Âu(EU),Hàn Quốc và một số nước khác nhưCanada, Oxtralia
Qui trình công nghệ sản xuất:
Quy trình sản xuất của công ty là một quy trình sản xuất liên tục khép
kín Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
Bộ phận vật
Xưởng mayNhà cắt
Nguyên liệu(Vải)
Bộ phận chuyên dùng
Trang 34Hình 2.2 Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty
<Nguồn: Phòng điều hành sản xuất>
Khi tiến hành sản xuất thì vải được xuất ra từ kho nguyên vật liệu( bộphận vật tư phụ trách) sau đó được chuyển xuống nhà cắt, tổ cắt may thựchiện công việc của mình theo đúng mẫu mã kích thước bộ phận kỹ thuật giácsơ đồ đưa xuống Sau khi vải được cắt thành bán thành phẩm theo yêu cầucủa khách hàng sản phẩm nào cần thêu in thì được gửi đi thuê in thêu Sau đócác công nhân đầu chuyền chuyển đến các chuyển may( tổ may), các bánthành phẩm được bộ phận kẻ vẽ giác lại theo dập định vị trước, tiếp theo bộphận may hoàn thiện qua các cung đoạn của thành phẩm, tiếp đó bộ phânchuyên dùng đóng cúc, gián mex… Khi hoàn thiện được chuyển đến bộ phậnvệ sinh để vệ sinh hàng( cắt chỉ, giặt là…), tiếp theo các thành phẩm này đượckiểm hoá của dây chuyền may kiểm tra một cách chặt chẽ kỹ lưỡng về mặt kỹthuật( đúng quy cách, phẩm cấp, mẫu mã) Kết thúc quá trình sản xuất tạiphân xưởng
Sau khi hoàn thành sản phẩm được chuyển lên tổ KCS kiểm tra Sảnphẩm nào đạt tiêu chuẩn thì đưa sang tổ đóng gói và chuyển vào kho thànhphẩm Sản phẩm nào chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển trả lại các bộ phận liênquan( bộ phận vệ sinh, bộ phận cắt, bộ phận may) để sửa chữa lại.
Trang 35Như vậy từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một quy trình sản xuất đều cósự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các tổ sản xuất, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất của công ty được diễn ra liên tục.
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rấtđáng khích lệ đặc biệt năm 2007 công ty ký được nhiều hợp đồng với đơn giácao, số lượng lớn, xây dựng được những định mức về tiêu hao sản phẩm đápứng được nhu cầu sản xuất dựa trên mục tiêu “tiết kiệm chi phí” mặt kháccông tác quản lý và điều hành sản xuất ở các phân xưởng hợp lý nên doanhthu có mức tăng vượt bậc so với các năm trước và tăng 21,26% so với năm2006.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Nghìn đồng
Tổng doanh thu
- DT từ hoạt động XK hàng may mặc- Doanh thu từ hoạt động khác.
23.983.60327.313.56931.324.76137.985.13521.825.24724.066.72327.339.58933.135.8352.158.3563.246.8463.985.1724.849.300Tổng chi phí21.699.87924.559.94427.828.30233.534.951Lợi nhuận trước thuế2.283.7242.753.6253.496.4594.450.184Lợi nhuận ST2.283.7242.753.6253.286.6724.183.173Thu nhập bình quân NLĐ/tháng7009001.0501250
<Nguồn: Báo cáo tổng hợp Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái>
Được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh Thái Bình nên 2 năm đầu khichuyển sang mô hình công ty cổ phần, Việt Thái được miễn 100% thuế thunhập doanh nghiệp công ty còn tiếp tục được giảm thuế trong 3 năm 2006,2007, 2008 công ty chỉ phải nộp 30% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp( nhưng với mức thuế suất ưu đãi là 20% chứ không phải là 28% như cácdoanh nghiệp khác) Đồng thời với việc tăng doanh thu, lợi nhuận tăng rõ rệt
Trang 36qua từng năm So với năm 2006 lợi nhuận năm 2007 tăng 27,28% chứng tỏcông ty đã có những bước đi đúng hướng Lợi nhuận tăng, cổ tức cho cổ đôngcũng tăng theo và nguồn ngân quỹ của công ty được bổ sung nhiều hơn củngcố niềm tin cho cổ đông và cán bộ công nhân viên.
Bảng kết quả trên cho thấy doanh thu từ các hoạt động khác cũngkhông ngừng tăng lên về số lượng và tỷ trọng điều đó chứng tỏ ngoài việc đẩymạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường nước ngoài công tycòn chú trọng đến việc phát triển ngành nghề phụ thêm tạo công ăn việc làm,tăng thu nhập cho người lao động.
Bảng 2.2 So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêuTăng (04- 05)Tăng (05-06)Tăng(06-07)
Doanh thu13,8814.6921,26Lợi nhuận20,5819,3632,28
<Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Báo cáo của Phòng kế toán>
Với những kết quả đã đạt được công ty mạnh dạn đề ra mục tiêu chonăm 2008: mức tăng doanh thu sẽ tăng thêm 25% so với năm 2007.
2.1.5 Tình hình xuất khẩu của công ty
Việt Thái là một trong nhiều doanh nghiệp nhỏ trong ngành dệt mayViệt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nướcngoài Đối với công ty sản xuất -xuất khẩu hàng may mặc là hoạt động vôcùng quan trọng Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty so với toànngành là rất nhỏ nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu củatoàn công ty.
Bảng 2.3 Doanh thu xuất khẩu năm 2004-2008
Tổng doanh thuNghìn đồng23.983.60327.313.56931.324.76137.985.135
Trang 37Doanh thu XKNghìn đồng21.825.24724.066.72327.339.58933.135.835DTXK/Tổng DT%91,0088,1187,2787,23
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty tăng trưởng hàng năm cụthể: năm 2005 tăng 10,26% so với năm 2004, 2006 lại tăng 13,6% so với năm2005 trong năm 2007 có kết quả vượt bậc tăng 21,2% so với năm 2006 Điềuđó khẳng định công ty đã có bước đi đúng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình như đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới tiên tiến hiện đại,nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ xuất nhập khẩu, tiết kiệm triệt đểchi phí sản xuất, chủ động tìm kiếm khách hàng…
Đi đôi với đa dạng hóa mặt hàng, để đảm bảo đứng vững trong điềukiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thực hiện trọng tâm hoá vào một sốloại hàng hoá và một số thị trường nhất định.
2.1.5.1 Các sản phẩm xuất khẩu chính
Sản phẩm dệt may là sản phẩm có chu kỳ sống rất ngắn, nó phụ thuộcnhiều vào tập quán, sở thích của mỗi lứa tuổi, thành phần dân cư và mỗi nềnvăn hoá khác nhau Đồng thời nó sẽ thay đổi nhanh chóng khi thu nhập, thịhiếu và xu hướng thời trang của khách hàng thay đổi Muốn đứng vững trênthị trường đòi hỏi các nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu để cải tiếnsản phẩm về cơ cấu, mẫu má, kiểu dáng, màu sắc Nhận thức rõ được điềunày Việt Thái đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm Trướcđây công ty chỉ gia công xuất khẩu loại mặt hàng chính: quần áo đua mô tô,quần áo trượt tuyết, quần áo đi săn Từ năm 2004 tới nay ngoài các mặt hàngtruyền thống công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng áo Jacket, váy bò, quần áokhoác trẻ em Xuất khẩu của công ty những năm qua đã đạt được kết quảđáng khích lệ, kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt qua các năm, các mặt hàngmay mặc do công ty sản xuất cũng ngày càng phong phú hơn Trong đó là
Trang 38quần áo đua mô tô luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất được bạn hàng Mỹ và EU rấtưa chuộng.
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chính
Đơn vị: USD
Tên hàngNăm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tốc độtăng05- 04
Tốc độtăng06- 05
Tốc độtăng07- 06
Quần áo đua mô tô3.745.1704.387.9555.179.8176.633.77017,1618,0428,06Quần áo trượt tuyết2.028.8121.892.9622.345.5572.724.507-6,623,9016,15Quần áo đi săn1.092.5201.118.6171.075.0021.068.2102,38-3,89-0,6Áo Jacket776.404774.345684.612826.89724,05-11,5820,78Quần áo trẻ em 311.740 429.715 488.702 592.377 37,84 13,72 21,21
Nguồn: Phòng KH- XNK công ty
Như vậy giá trị xuất khẩu các mặt hàng may mặc của công ty tăng giảmkhông đều qua các năm, mặt hàng gia tăng nổi trội là quần áo đua mô tô năm2007 tăng 28,06% so với năm 2006 tuy nhiên quần áo đi săn lại liên tục giảmtrong hai năm 2006 và năm 2007 Quần áo trẻ em và áo Jacket là mặt hàngmới nhưng đã chiếm lĩnh được thị trường tuy giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọngkhông đáng kể.
2.1.5.2 Thị trường xuất khẩu chính
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty dần được cải thiện trongnhững năm gần đây khi mà hoạt động sản xuất của công ty đi vào ổn định vàcó được sự tín nhiệm của bạn hàng Hiện nay thị trường xuất khẩu của công tychủ yếu là Mỹ, các nước trong khối liên minh Châu Âu EU, Hàn Quốc và mộtsố nước khác như Canada, Oxtralia
Trang 39Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính
(Tính đủ nguyên phụ liệu)
Đơn vị: USD
Mỹ4.135.20353%4.473.75552%5.082.22052%6.515.08055%EU2.652.65034%3.011.22235%3.322.96334%3.908.90533%Hàn Quốc468.3256%516.2306%586.3006%592.7355%Khác546.2607%602.3877%782.2108%829.0427%Tổng cộng 7.802.438 100% 8.603.594 100% 9.773.693 100% 11.845.762 100%
<Nguồn: Báo cáo phòng KH- XNK>
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ trọng các thị trường xuấu khẩu củacông ty tương đối ổn định qua các năm: chiểm tỷ trọng lớn nhất là thị trườngMỹ thường (trên 50% giá trị xuất khẩu), tiếp đó là thị trường EU(33%-34%giá trị xuất khẩu), Hàn Quốc cũng được coi là thị trường chính, ngoài ra cònmột số thị trường nhỏ khác Điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của các bạn hàngvới công ty cũng như mối quan hệ tốt đẹp của công ty với các đối tác truyềnthống.
2.2 Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động tới nănglực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
2.2.1 Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động tới năng lựccạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Môi trường toàn cầu:
Kinh tế thế giới không ngừng phát triển, nhu cầu về các mặt hàngkhông ngừng tăng trong đó có dệt may, đó là cơ hội lớn cho Việt Thái tronghoạt động xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài, để tăng doanh thu vàlợi nhuận.
Trang 40Việt Nam đã là thành viên của WTO, cùng với nó là hệ thống pháp lýcũng như tủ tục hành chính được cải thiện theo hướng có lợi hơn đối với cácdoanh nghiệp, môi trường cạnh tranh bình đẳng nhưng cũng khốc liệt hơn tạora nhiều áp lực với Việt Thái trong việc đổi mới phương pháp quản lý, côngnghệ sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá.
Môi trường kinh tế quốc dân
Môi trường kinh tế:
Kinh tế của Việt Nam trong những năm qua có bước tăng trưởng cao,năm 2007 mức tăng trưởng kinh tế đạt 8,48% là mức tăng cao nhất trong 10năm qua, tuy nhiên kéo theo nó lạm phát tính theo tỷ số giá tiêu dùng CPI lên
tới 12,6%( theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CIEM- Bộ kế
hoạch đầu tư), giá các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất
tác động tới tất cả các doanh nghiệp Tuy nhiên Việt Thái là doanh nghiệpnhỏ chủ yếu thực hiện việc may gia công xuất khẩu, nên giá các nguyên vậtliệu tăng ảnh hưởng mấy tới hoạt động kinh doanh, cũng như việc định giácho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Công ty sử dụng hơn 40% lượng vốn vay từ bên ngoài, do đó lãi suấttăng cao như ảnh hưởng rất lớn tới chi phí Để giảm chi phí vay vốn Việt Tháiđã và đang tăng cường huy động nguồn vốn tự có bằng cách bán tiếp cổ phầntrong công ty, sử dụng nguồn vốn từ các quỹ trong công ty.
Tỷ giá hối đoái tăng như hiện nay, Việt Nam đồng trở nên mất giá,hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá rẻ hơn làm tăng lượng cầu từ khách hàngnước ngoài đồng thời tạo động lực cho các doanh nghiệp như Việt Thái đẩymạnh hoạt động xuất khẩu của mình để thu về nội tệ nhiều hơn.
Môi trường Chính trị luật pháp: