Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 68)

Ngành may mặc hiện nay đang được nhà nước khuyến khích phát triển và hoạt động xuất khẩu lại càng được coi trọng hơn nữa vì hàng năm đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh

tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong đó có Việt Thái thì nhà nước nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tích cực.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.

Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng may mặc hiện nay đa số có nhu cầu cần đầu tư, đổi mới công nghệ và đòi hỏi một lượng vốn lớn thì mới có khả năng sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thj trường thế giới. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp dệt may với lãi suất ưu đãi, và kéo dài thời gian thu hồi vốn.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Hiện nay lao động phục vụ cho ngành dệt may vừa thiếu lại yếu về trình độ chuyên môn. Vì thế sự hỗ trợ của nhà nước dành cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn.

Nhà nước cần mở rộng, nâng cấp các trường đào tạo dài hạn cho ngành dệt may. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành cả tại trường và tại doanh nghiệp. Đồng thời cấp kinh phí cho các trường dạy nghề để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo.

Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ kinh doanh, tiếp thị hàng

hoá, tổ trưởng - chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu.

Tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp trong đào tạo dạy nghề, tạo điều kiện phối hợp đào tào với các chuyên gia nước ngoài, nhất là với các viện mẫu thời trang quốc tế trong khâu thiết kế. Tăng cường tổ chức các tuần lễ thời trang tạo sân chơi cho các nhà thiết kế trẻ thử sức đồng thời qua đó tìm kiếm và phát triển nhân tài trong lĩnh vực này.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường.

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may quảng bá hình ảnh thương hiệu trên thị trường thế giới, nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn mác, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam hiện nay phần lớn còn yếu cả về thế và lực vì thế công tác nghiên cứu thị trường dường như còn nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải phối hợp với các cơ quan tổ chức ở nước ngoài để nâng cao chất lượng của công tác dự báo thông tin thị trường, nắm bắt các quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, tình hình cạnh tranh cũng như khả năng thâm nhập thị trường, định hướng mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tăng cường các đoàn khảo sát đi tìm hiểu thị sát nhu cầu thị trường để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam phát triển thị trường quốc tế.

Cần xây dựng và tăng cường các sàn giao dịch thương mại điện tử để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin nhanh chóng kịp thời, tiết kiệm được chi phí giao dịch.

Chính sách phát triển ngành nguyên liệu phụ trợ.

Nguyên phụ liệu cho sản phẩm dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vì vậy nhà nước nên xây dựng các ngành phù trợ cho ngành dệt may trong nước với công nghẹ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư cho các vùng chuyên canh với các giống cây cho năng suất cao, chất lượng ổn định, đưa cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn quy trình trồng dâu nuôi tằm cho các địa phương.

Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy hợp tác đầu tư buôn bán đặc biết thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc.

3.2.2.2. Kiến nghị với hiệp hội dệt may Việt Nam

Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò của mình:

Tăng cường liên kết giữa hiệp hội dệt may Việt Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về thị trường theo yêu cầu và chính sách của nhà nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh kịp thời và nhanh chóng đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước là cách tốt nhất để giảm chi phí mua bán, vận chuyển lại chủ động được việc sản xuất. Muốn vậy sản phẩm sợi phải đáp ứng được yêu cầu của dệt, dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may bằng cách tạo lập mối quan hệ thống nhất gắn bó giữa các doanh nghiệp sơi- dệt- may.

Tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức may mặc quốc tế, tăng cường hợp tác với các hiệp ở các quốc gia khác nhằm cung ứng vải cho các công ty may mặc sản xuất hàng xuất khẩu, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực

cho ngành may mặc, đầu tư lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, in nhuộm và vải cung cấp cho may xuất khẩu.

Hiệp hội nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, giới thiệu hình ảnh dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội”, xúc tiến cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường.

Tóm lại : Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì không chỉ riêng công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái phải có phương hướng biện pháp thích hợp mà phải nhờ đến các chính sách của nhà nước cũng như hiệp hội dệt may Việt Nam. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Doanh nghiệp- Hiệp hội- Nhà nước thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới được cải thiện, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế đang là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thế giới. Đó là cơ hội để các ngành, các quốc gia khai thác và phát huy có hiệu quả những lợi thế so sánh của mình về lao động, tài nguyên, công nghệ. Nhưng cùng với quá trình này, các quốc gia sẽ phải mở cửa hơn, thương mại trở nên tự do hơn theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phân biệt đối xử. Vì vậy muốn tham gia và đứng vững trong cuộc chơi này đòi hỏi Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, tạo được uy tín trên thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn, đa dạng hơn của khách hàng tiêu ở cả thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài. Trong thời gian qua công ry đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng năm sau cao hơn năm trước, ký được nhiều đơn đặt hàng với sản phẩm tăng cả về số lượng và kiểu dáng tạo được chỗ đứng nhất định trong bộ phận nhỏ người tiêu dùng ở Mỹ, EU, Hàn Quốc, Oxtraylia… Tuy nhiên so với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực này thì năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu, điều này gây ra nhiều cản trở cho công ty trong việc mở rộng thị trường nước ngoài, tăng doanh số và lợi nhuận. Đề tài” Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái” được nghiên cứu với mong muốn hoàn thiện các giải pháp chủ yếu để giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, từng bước quảng bá hình ảnh của công ty tới khách hàng trong và ngoài nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách

1. TS. Dương Ngọc Dũng( 2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michel Porter, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

2. TS. Nguyễn Thị Hường ( 2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập 1), Nxb Thống Kê, Hà Nội.

3. PGS. TS. Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (tập 2), Nxb Thống Kê, Hà Nội.

4. TS. Vũ Trọng Lâm( 2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trinh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia

5. GS TSKH Lê Du Phong( 2006), Nguồn lực và động lực phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.

6. GS TS Viện sỹ. Trình Ân Phú( 2007), Kinh tế chính trị học hiện đại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân.

7. Trần Sửu( 2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, Nxb Lao động.

8. PGS TS. Lê Tiến Sỹ- TS. Nguyễn Thanh Liêm- ThS. Trần Hữu Hà ( 2007), Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê.

9. PGS. TS. Lê Văn Tâm( 2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. PGS. TS Phạm Quang Trung (chủ nhiệm - 2007) Đề tài cấp bộ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2006- 2010

11.Trung tâm Pháp- Việt Đào tạo về quản lý( 1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh niên.

12.Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế thế giới( CIEM) chương trình phát triển Liên Hợp Quốc( 2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải.

1. Phòng tổ chức hành chính, “Sơ đồ cơ cấu tổ chức”.

2. Phòng kế toán, “Bảng cân đối kế toán”, “Báo cáo lỗ lãi”(2004- 2007).

3. Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu, “Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu”(2004- 2007).

4. Phòng điều hành sản xuất, “Quy trình công nghệ sản xuất”.

Tham khảo trên Internet

1. http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn/news.aspx 2. http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh- Nghiep/Nang-cao-nang-luc-canh-tranh-DN-VN/ 3. http://my.opera.com/doluongtruong/blog/nang-cao-ngan-luc-canh- tranh 4. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp? Object=14331554&news_ID=111048414 DANH MỤC HÌNH VẼ,BẢNG BIỂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP...1 ĐỀ TÀI: ...1 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA...1

CÔNG TY CỔ PHẨN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI...1

...1

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thuý Hường...1

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thế Cường ...1

HÀ NỘI, 2008...1

LỜI NÓI ĐẦU...2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP...5

Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh: ... 5

Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia...8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành...8

Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp...9

Năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm/ dịch vụ...10

1.2.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

... 20

1.3. Sự cần thiết phải phân tích các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái...24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI...26

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái ...26

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

... 26

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty CP may XK Việt Thái ... 27

2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP may XK Việt Thái. 27 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP may XK Việt Thái.28 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, cá nhân trong sơ đồ ...28

2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

... 32

Hình 2.2. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty...34

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

... 35

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh...35

Bảng 2.2. So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm...36

2.1.5. Tình hình xuất khẩu của công ty ...

36 Bảng 2.3. Doanh thu xuất khẩu năm 2004-2008...37

2.1.5.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính...37

Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chính...38

Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính...39

2.2.1. Thực trạng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái ...

39 2.3.1. Nguồn vốn và tiềm lực tài chính ...

45 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính trong công ty...45

Bảng 2.7. So sánh một số chỉ tiêu của công ty so với đối thủ cạnh tranh...47

2.3.2. Quản trị nguồn nhân lực ...

47 2.3.3. Trình độ Công nghệ sản xuất ...

49 2.3.4. Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ...58

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ...58

MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI...58

3.1. Phương hướng mục tiêu của công ty trong thời gian tới...58

3.1.1. Phương hướng phát triển ...

58 3.1.2. Mục tiêu...60

3.2. Giải pháp công ty đang thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh...60

3.2.1. Xây dựng thương hiệu VITEXCO, quảng bá hình ảnh công ty ...

60 3.2.2. Xây dựng hệ thống thị trường ...

61 3.2.3. Công tác tổ chức quản lý và điều hành sản xuất ...

61 3.3.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty...62

3.3.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước...68

KẾT LUẬN...72

DANH MỤC HÌNH VẼ,BẢNG BIỂU...75

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1...83

ĐỀ TÀI: 1...83

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 1...83

CÔNG TY CỔ PHẨN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI 1...83

1...83

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thuý Hường 1...84

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thế Cường 1...84

HÀ NỘI, 2008 1...84

LỜI NÓI ĐẦU 2...84

KẾT LUẬN 72...87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73...87

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1 75...87

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 1 75...87

CÔNG TY CỔ PHẨN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI 1 76...87

1 76...87

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thuý Hường 1 76...87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thế Cường 1 76...87

HÀ NỘI, 2008 1 76...87

LỜI NÓI ĐẦU 2 76...88

KẾT LUẬN 72 79...88

MỤC LỤC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP...1

ĐỀ TÀI: ...1

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA...1

CÔNG TY CỔ PHẨN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI...1

...1

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thuý Hường...1

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thế Cường ...1

HÀ NỘI, 2008...1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP...5

Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh: ... 5

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 68)