Quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 47)

Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sức cạnh tranh. Chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng đến năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Khi nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí thức thì các doanh nghiệp rất cần những người lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công nghệ sản xuất hiện đại.

Tính đến hết năm 2007 tổng số lao động của Việt Thái là 1250 lao động. Trong đó:

Lao động gián tiếp: 100 lao động( chiếm 8% tổng số lao động), lao động trực tiếp: 1150 lao động( chiếm 92% tổng số lao động).

Trình độ đại học và trên đại học 50 lao động( chiếm 4%). Trình độ cao đẳng và trung cấp 60 lao động( 4,8%). Còn lại công nhân may một số ít đã qua trường đào tạo dạy nghề còn chủ yếu là lao động phổ thông( tốt nghiệp THCS, PTTH), đây cũng là tình trạng chung của ngành may mặc Việt Nam.

Tuyển dụng: Công ty CP may xuất khẩu Việt Thái thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của trưởng các phòng ban bộ phận hoặc theo kế hoạch công ty đề ra.

Đào tạo: Công ty sẽ tổ chức đào tạo cho người lao động( đào tạo ngay tại nơi làm việc, tổ chức khoá huấn luyện cho công nhân viên trong công ty hoặc đào tạo bên ngoài) để nâng cao tay nghề đảm bảo an toàn lao động, nâng cao nhận thức cho người lao động về vị trí, tầm quan trọng trong công việc của họ và khả năng đóng góp cũng như trách nhiệm của họ với các mục tiêu mà công ty đề ra. Như vậy tất cả các nhân sự thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty đa phần có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.

Nhân viên mới tuyển dụng trong thời gian thử việc sẽ được đào tạo về: + Quy định nội dung của công ty

+ Cơ cấu tổ chức,

+ Cơ sở chất lượng, mục tiêu chất lượng,

+ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000.

Việc đánh giá năng lực và trình độ nhân viên trong công ty được thực hiện định kỳ hàng năm thông qua các xét nâng bậc lương, xét điều chỉnh hệ số cấp bậc công việc, xét danh hiệu thi đua.

Tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty được bảo đảm quyền lợi theo bộ luật lao động: mua bảo hiểm, tham gia công đoàn, nghỉ phép, ốm đau, thai sản… Công ty luôn có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Việt Thái đã tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động

với mình bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

2.3.3. Trình độ Công nghệ sản xuất

Nhận thức được tầm quan trọng của trang thiết bị công nghệ trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh nên trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư chiều sâu về công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng may mặc.

Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới: Công ty luôn dành ra một khoản kinh phí nhất định để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tính trung bình qua các năm số tiền đầu tư cho trang thiết bị công nghệ chiếm khoảng 20% tổng chi phí.

Số lượng máy móc thiết bị công nghệ của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện nay công ty có tất cả 540 máy may một kim, 120 máy may 2 kim và 409 tất cả các loại máy móc chuyên dùng khác.

Mức độ hiện đại của công nghệ: Theo đánh giá của Ban lãnh đạo trong công ty thì trang thiết bị phục vụ sản xuất hiện nay được coi là hiện đại so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp may xuất khẩu. Hầu hết các thiết bị máy móc trong công ty để thuộc thế hệ mới và được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan và Hồng Kông.

Mặc dù số lượng máy móc phục vụ sản xuất thường xuyên được nâng cấp, bổ sung qua các năm, nhưng so với tốc độ phát triển của công ty thì số lượng máy móc hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Thêm vào đó, một số thiết bị máy móc đã khấu hao hết cần được thay thế nhưng nguồn vốn đầu tư

có hạn nên công ty không thể thay mới đồng thời tất cả các thiết bị dây chuyền sản xuất theo công nghệ tiên tiến trên thế giới.

2.3.4. Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty

Tổ chức sản xuất là cái gốc, là cơ sở để tổ chức lao động, tổ chức quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả. Hiện nay Công ty CP may xuất khẩu Việt Thái đang áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn IS 9001-2000.

Quá trình tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty luôn đảm bảo:

- Đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của thị trường.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ mọi công đoạn để ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sai sót trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Không ngừng rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ quản lý để có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Công ty sử dụng một số nguồn bên ngoài trong hệ thống quản lý chất lượng của mình khi cần thiết như liên kết với những đơn vị sản xuất cùng ngành nghề để đảm bảo cung cấp kịp thời đúng tiến độ và yêu cầu chất lượng của khách hàng.

Quản lý sản xuất của công ty được kết hợp một cách chặt chẽ giữa các phòng ban theo các bước sau:

Bước 1: Lập và theo dõi thực hiện tiến độ

Thông qua tiến độ do công ty lập hay do khách hàng yêu cầu, các đơn vị sản xuất định kỳ báo cáo tình hình sản xuất với công ty trong cuộc họp giao ban hàng tuần.

Các tổ có trách nhiệm thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị sản xuất đồng thời bố trí đúng thiết bị có thông số kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu của quy trình sản xuất.

Bước 3: Sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường. Bước 4: Thực hiện việc theo dõi và đo lường.

Bước 5: Đảm bảo tính sẵn có của tài liệu hướng dẫn cần thiết.( tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra…)

Hiện nay qui trình sản xuất của công ty là qui trình khép kín có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất. Thông qua tiến độ do công ty lập hay do khách hàng yêu cầu, các đơn vị sản xuất báo cáo tình hình sản xuất với công ty trong cuộc họp giao ban hàng tuần. Tất cả các thiết bị máy móc được bố trí với thông số kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu của quy trình sản xuất. Các tổ trưởng có nhiệm vụ trực tiếp giám sát tình hình sản xuất của nhân viên trong tổ mình sau đó báo cáo với ban lãnh đạo để có hướng chỉ đạo kịp thời.

Các hoạt động kiểm tra trong quá trình sản xuất sản phẩm được tổ kiểm tra tiến hành một cách thường xuyên, kết quả được thể hiện trên văn bản, biểu mẫu theo đúng quy trình đảm bảo nguyên vật liệu được sử dụng hợp lý tiết kiệm, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng, mẫu mã đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên trong một số trường hợp các nhân viên thực hiện chưa sát với quy trình đặc biệt trong việc ghi chép nguyên vật liệu sử dụng, sản phẩm sai hỏng. Mặt khác trong những thời điểm nhất định một số tiêu chí kiểm tra không được đảm bảo đúng tần suất theo quy định.

2.3.5. Hoạt động thu mua và cung ứng đầu vào

Đối với những đơn đặt hàng nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận nguyên vật liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh giao lại cho khách hàng và tiền

công gia công( Sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 93%- 96%). Nguyên vật liệu chính do bên đặt hàng cung cấp nên công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng và mua nguyên vật liệu phụ như vải lót, cúc, mex...

Đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu dưới dạng FOB: Công ty tổ chức mua nguyên vật liệu sau đó tiến hành sản xuất và xuất khẩu

Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái chủ yếu mua nguyên phụ liệu của các công ty nhập khẩu trong nước và của đối tác nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông…. Trong những năm gần đây công ty không ngừng tìm kiếm nhà cung ứng, công ty đã tạo mối quan hệ thân thiết với 22 đơn vị cung cấp chính thức, 10 đơn vị cung cấp dự bị để đảm bảo đủ nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên nhiều khi nguyên phụ liệu công ty cần chưa đáp ứng ngay được( do đơn vị cung cấp không đáp ứng được hoặc do khoảng cách địa lý) nên cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đơn hàng của công ty bị giao chậm so với thời gian yêu cầu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thì việc tìm kiếm thêm các nhà cung cấp có tiềm năng là một việc làm vô cùng cần thiết.

2.3.6. Marketing bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

Chính sách Marketing của công ty hiện nay vẫn chỉ chung chung do phòng kế hoạch xuất nhập khẩu đảm nhiệm và chưa thực sự được chú trọng. Công ty tiến hành kinh doanh quốc tế theo hình thức tiếp cận thụ động, sản xuất theo đơn đặt hàng, chủ yếu có quan hệ kinh doanh với các khách hàng truyền thống nên họat động xúc tiến bán hàng chỉ đứng ở vị trí thứ yếu chưa được coi trọng.

Các hoạt động xúc tiến như chương trình khuyến mại, quảng cáo trên phương tiện truyền thông, báo, tạp chí, tiếp xúc với khách hàng để khuyếch trương hình ảnh nâng cao vị thế của công công ty còn rất yếu. Công ty chưa

sử dụng thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, nhận và thanh toán các đơn hàng. Trong khi đó các công ty may mặc khác đã điều hành linh hoạt hơn công tác nghiên cứu thị trường và các hoạt động Marketing nhằm khuyếch trương sản phẩm của mình. Như vậy công ty cũng đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong khả năng tìm kiếm và tiếp cận với thị trường cũng như bạn hàng mới.

Công ty đã tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Song hoạt động này cũng không thể tiến hành thường xuyên do tính chất của các cuộc triển lãm, hơn nữa công ty không đủ kinh phí để có thể tham dự nhiều hội chợ ở nước ngoài. Do không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài cũng là nguyên nhân chính khiến cho hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu phải qua các trung gian Châu Á( Như đối tác Poongshin, C/K của Hàn Quốc) để xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ).

2.4. Đánh giá các yếu tố tác động năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

2.4.1. Điểm mạnh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Về mức độ chuyên môn hoá đầu vào của doanh nghiệp

* Nguồn nhân lực: Việt Thái có được đội ngũ cán bộ công nhân viên và người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện hết năng lực của bản thân, phát huy tính sáng tạo, đề xuất nhiều ý kiến mang lại hiệu quả thiết thực cho công ty.

* Nguồn vốn: Việt Thái đã chú trọng phát triển bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, tính đến năm 2007 nguồn vốn của công ty là 26,935 tỷ Việt Nam đồng.

* Công nghệ: Trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất của đông ty được đánh giá là hiện đại so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp may

xuất khẩu. Hầu hết các thiết bị máy móc trong công ty để thuộc thế hệ mới và được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan và Hồng Kông.

Về khả năng thích ứng với việc đáp ứng nhu cầu thị trường thị trường

Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng truyền thống sang các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Oxtraylia… Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu không ngừng tăng, số lượng các đơn đặt hàng cũng nhiều hơn chưng tỏ sản phẩm của Việt Thái đã có khả năng thích ứng được với khách hàng nước ngoài.

Về khả năng khai thác các ngành sản xuất và dịch vụ hỗ trợ

Hầu hết trong các đơn hàng gia công Việt Thái nhận nguyên liệu chính từ đối tác nước ngoài còn những phụ liệu thì đối tác uỷ quyền cho công ty mua. Do vậy, Công ty đã xây dựng quan hệ với nhiều doanh nghiệp sản xuất các phụ liệu cho ngành may. Điều đó giúp cho công ty giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp của đối tác.

2.4.2. Điểm yếu của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Về mức độ chuyên môn hoá đầu vào của doanh nghiệp

* Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp thể hiện: Đội ngũ cán bộ thiết kế thời trang vừa yếu lại thiếu nên Việt Thái chủ yếu giác sơ đồ các mẫu của khách hàng đặt chứ chưa phát triển được các mẫu đặc cho sản phẩm xuất khẩu của mình.

- Công nhân may trong chủ yếu lao động phổ thông không được qua trường lớp đào tạo bài bản, tay nghề chưa cao( đây cũng là thực trạng chung của ngành dệt may hiện nay) điều đó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của công ty.

* Là doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn của công ty còn thiếu gây khó khăn cho công ty trong việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị để tăng năng suất lao động.

Về khả năng thích ứng với việc đáp ứng nhu cầu thị trường thị trường

Để xuất khẩu thành công điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là nắm bắt thông tin và nhu cầu từ phía khách hàng để có thế sản xuất mặt hàng thích ứng với thị trường. Chủ yếu gia công xuất khẩu, mẫu mã đối tác cung cấp nên Việt Thái chưa chú trọng nắm bắt các thông tin về thị trường. Trên một số thị trường công ty không chủ động tìm đến khách hàng mà để cho khách hàng tự tìm đến công ty do vậy khó giành được các đơn hàng với điều kiện tốt nhất từ các đối thủ cạnh tranh.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu yếu: Công ty không thường xuyên tham gia chương trình hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm ở trong nước và nước ngoài, chưa tổ chức được các buổi gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng để thu thập thông tin về nhu cầu thị trường cũng như phản ứng của khách hàng với sản phẩm của công ty.

Thương hiệu chưa được coi trọng: Trong những năm qua mặt dù công ty đã củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường nhưng hoạt động của công ty chủ yếu là gia công cho các công ty nước ngoài theo đơn đặt hàng nên sản phẩm may mặc không trực tiếp đến với người tiêu dùng mà dưới thương hiệu của các nhà phân phối nước ngoài. Điều đó giúp công ty tiếp cận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w