1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ

71 450 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 585,5 KB

Nội dung

Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 1

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm.

Cạnh tranh là quy luật của cuộc sống loài người Trong lĩnh vực kinh tếđể có thể tồn tại và phát triển tất cả các doanh nghiệp cần xây dựng một nội lựcvững chắc chống lại mọi khắc nghiệt, thử thách của đối thủ cạnh tranh và thịtrường “Cạnh tranh là sự phấn đấu, ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằmgiành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt đượcnhững lợi nhuận siêu ngạch"( C Mác) Còn Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

TW( CIEM) cho rằng " Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm,

dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác" Đó làsự phấn đấu, nỗ lực của doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng sản phẩm, dịchvụ nhằm thoả mãn tốt nhất thị trường tiêu thụ

Đối mặt với những thử thách và cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thịtrường, các doanh nghiệp sẽ phản ứng ra sao? Kết quả mà doanh nghiệp đạtđược như thế nào? Điều đó sẽ nói lên được năng lực cạnh tranh và thươnghiệu , hình ảnh mà doanh nghiệp đã cố gắng xây dựng lên Năng lực cạnh tranhlà

“Tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợinhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quanhệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng trên thị trường mục tiêu và xácđịnh” Trong xu thế toàn cầu hoá, năng lực cạnh tranh là điều kiện mà các doanh

Trang 2

Ghi chú: *: Tạp chí Khoa học Thương mại số 4+5/2004- Trường Đại học Thương

mại-Nguyễn Bách Khoa.

nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân luôn chú trọng và tìm các biệnpháp nâng cao Có rất nhiều cấp độ của năng lực cạnh tranh như quốc gia,ngành, công ty/ tập đoàn, bộ phận/ chức năng và cuối cùng là năng lực cạnhtranh sản phẩm/ nhãn hiệu

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW cho rằng: Cạnh tranh là sự phấn

đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn cácdoanh nghiệp khác Đó là sự phấn đấu, nỗ lực của doanh nghiệp trong nâng caochất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất thị trường tiêu thụ Đây làcách tiếp cận rất gần với cách tiếp cận của em với các vấn đề trong cuốn luậnvăn này Trong khuôn khổ của luận văn phù hợp với đối tượng và mục tiêu

nghiên cứu của đề tài Năng lực cạnh tranh sản phẩm được hiểu là năng lực

mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh đểcó thể giành được thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, những sảnphẩm đó các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng sao chép và bắt chước được vớicông ty.

1.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiệnthương mại hoá.

Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với từng doanh nghiệp mang ý nghĩasống còn Nó giúp doanh nghiệp phát huy được nội lực của mình, phát huy đượcnhững lợi thế cạnh tranh của bản thân để có những quyết định sáng suốt gópphần vào sự phát triển bền vững của công ty.

Nâng cao năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc tăng thị phần chodoanh nghiệp, do đó doanh nghiệp sẽ nắm thế chủ động trong việc tìm kiếm nhucầu, thoả mãn nhu cầu và không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh điều khiển.Nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở giảm chi phí kinh doanh làmtăng số lượng sản phẩm bán ra và tăng lợi nhuận cho công ty Phần lợi nhuận

Trang 3

giúp doanh nghiệp tiến trước đối thủ cạnh tranh một bước, tăng thêm động lựccho toàn thể nhân viên " thành công tiếp nối thành công".

Nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực giúp công ty có thể tiếp tục tồntại, phát triển và vươn xa hơn tại thị trường trong và ngoài nước Công ty càngcó nhiều nỗ lực hơn để có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn cho khách hàng,giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Ngoài ra việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm có ý nghĩa quantrọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao nănglực cạnh đối với nền kinh tế quốc dân Một nền kinh tế năng động, phát triền làmột nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn Có năng lực cạnh tranh lớn giúp nền kinhtế quốc dân phát huy được nội lực của toàn bộ các tế bào.

Vì vậy,có thể đưa ra nhận xét rằng năng lực cạnh tranh sản phẩm củadoanh nghiệp có ý nghĩa sống còn và tác động tương hỗ với chính doanh nghiệpvà với cả toàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanhnghiệp.

1.1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài.

Đây là nhóm nhân tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới hoạt động cũng nhưnăng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Có thể kể đến là : Các nhàcung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các cơ quan hữu quan.

*Nhà cung cấp: Như ta đã biết để một doanh nghiệp sản xuất cần thiết

phải có đầu vào như các thiết bị, nguyên vật liệu, các dịch vụ đi kèm như bảohiểm, ngân hàng, quan trọng là nguồn cung vốn và nhất thiết là con người ( nguồn nhân lực)

Trang thiết bị và nguyên phụ liệu là các đối tượng sản xuất, vì thế nó sẽ

quyết định tới chất lượng và mẫu mã sản phẩm Các yếu tố này có tác động tớinăng lực cạnh tranh của sản phẩm vì một trong các yếu tố cấu thành năng lựccạnh tranh cho sản phẩm là chất lượng sản phẩm

Trang 4

Ngoài ra còn có các dịch vụ đi kèm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinhdoanh diễn ra an toàn và có nhiều thuận lợi Đó là sự hợp tác của các nhà cungcấp các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạtđộng của mình hơn nữa.

Nguồn cung vốn có tác dụng làm hoạt động sản xuất kinh doanh tuần

hoàn và diễn ra nhanh chóng Khi có vốn doanh nghiệp hoàn toàn có nhữngquyết định kinh doanh kịp thời, chớp lấy cơ hội kinh doanh, thu lợi nhuận cao.Giúp tăng năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.Vì thế, dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với doanhnghiệp có trang thiết bị lạc hậu Đó chính là một chuỗi liên hoàn tạo nên sứcmạnh về năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Cung cấp nhân lực được hiểu là nguồn cung ứng tất cả những người

tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp có được nguồn cung tốt đồng nghĩa với cơ hội lựa chọ được những nhânviên giỏi sẽ, có khả năng tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của khách hàng

*Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố quan trọng khiến cho doanh nghiệp

luôn đổi mới và phát triển Nếu không có đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ làngười phân phối độc quyền Còn nếu trong môi trường có nhiều đối thủ cạnhtranh doanh nghiệp phải luôn có sự đổi mới để có thể khác biệt với các đối thủcạnh tranh Không những bắt buộc phải có những cố gắng trong việc tạo ranhững sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng, hơn nữa các doanh nghiệpcòn cần tạo ra những giá trị khác ngoài công năng thuộc tính của sản phẩm, kèmtheo đó là những dịch vụ đi kèm để thoả mãn tối đa nhu cầu và mong ước củakhách hàng Như thế doanh nghiệp đã có những biến đổi về chất để có thể phùhợp hơn với thị trường cạnh tranh Một trong những thứ vô giá mà doanhnghiệp có thể học được từ đối thủ cạnh tranh là các bài học về thành công, nhấtlà thất bại Nhìn vào đó chúng ta cũng biết được mình đang ở đâu trên thị

Trang 5

trường, trong mắt khách hàng của chúng ta, từ đó có kế sách phù hợp để kinhdoanh thành công Có hai loại đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh hiện tại vàđối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là các đối thủ đối đầu tồn tại cùng với công

ty, cùng sản xuất một ngành hàng, một nhóm hàng, một loại sản phẩm hay sảnphẩm có khả năng thay thế sản phẩm của công ty.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là tập doanh nghiệp chưa tồn tại nhưng có

khả năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần đem lại nguy cơ đe doạ vì sẽ chiếmmột phần của “chiếc bánh thị trường”

*Khách hàng chính là động lực để các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm

ngày càng tốt hơn Không có cầu sẽ chẳng có cung, tất nhiên trong xu thế ngàynay chúng ta cũng là người phải biết gợi mở nhu cầu của khách hàng để đápứng, song vai trò quyết định của khách hàng là điều chúng ta không cần tranhcãi “ Khách hàng là thượng đế” hay “khách hàng là ân nhân” đều là nhữngthành ngữ mà các doanh nghiệp luôn đề cao Khách hàng gồm hai loại:

Cá nhân: Là những người mua sản phẩm về để tiêu dùng các nhân hoặc

cho các thành viên trong gia đình Có thói quen và nhu cầu đa dạng là nhữngđặc tính mà các doanh nghiệp nên chú ý tới tập khách hàng này.

Tổ chức: Là khách hàng mua sản phẩm để phục vụ cho mục đích khác

nhau, có thể đem bán lại hoặc có thể phân phát cho những người khác trong tổchức Tập khách hàng này có nhu cầu tương đối giống nhau, vì thế cần phải chúý tới tâm lý nhóm và đám đông để khai thác tối đa nhất nhu cầu của tập kháchhàng này.

*Mức độ thay thế của sản phẩm: Đó là khả năng thay thế của các sản

phẩm khác đối với sản phẩm của công ty đang tung ra Mức độ thay thế càngthấp thì chứng tỏ sản phẩm càng có sức cạnh tranh cao hơn, vì khách hàng khócó thể tìm kiếm thấy những sản phẩm khác có khả năng đáp ứng được nhu cầucủa mình bằng sản phẩm của công ty Nó tạo ra một sự thèm muốn, thiếu hụt

Trang 6

hàng hoá cho khách hàng nên họ sẽ tìm kiếm nó chứ không phải tìm một sảnphẩm khác thay thế.

*Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: Là những nhân tố liên quan

tới việc tạo ra môi trường thuận lợi và thông thoáng về mặt pháp luật cho doanhnghiệp Từ đó, doanh nghiệp có thể có những thuận lợi hay khó khăn, có cơ sởhạ tầng tốt hay không để phục vụ sản xuất kinh doanh tạo ra những sản phẩm tốthơn, mang tính cạnh tranh cao hơn để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

1.1.3.2 Các nhân tố bên trong.

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn hay nhỏ phụ thuộc chínhvào nội lực doanh nghiệp ấy Các yếu tố bên trong đóng vai trò chủ yếu trongthành công hay thất bại của từng doanh nghiệp Muốn vậy, doanh nghiệp cầnchú trọng tới các mắt xích trong chuỗi giá trị, phối hợp hoạt động của các mắtxích đồng thời ( chú trọng) cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị thôngqua việc cải thiện từng mắt xích hoặc cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích.Chuỗi giá trị (chain value) được đề cập là tập hợp một chuỗi các hoạt động đểchuyển hoá các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra

Biểu hình 1: Mô hình chuỗi giá trị- M.PORTER

Chuỗi giá trị là quá trình tạo ra giá trị lợi ích phản ánh thông qua sảnphẩm dịch vụ của doanh nghiệp của doanh nghiệp để cung ứng cho khách hàng.

HậucầuđầuvàoTài chínhCông nghệNhân sự

Thể chế hành chính

Hậucầuđầu ra

xuất Marketing& bánhàng

động bổtrợ

Hoạt động cơ bản

Trang 7

Các yếu tố hình thành chuỗi giá trị bao gồm: Các yếu tố phụ trợ như tài chính,công nghệ, nhân sự và thể chế hành chính và các yếu tố cơ bản cụ thể như:

Hậu cần đầu vào có hoạt động kho bãi, các hoạt động liên quan tới muacác nguyên phụ liệu Nếu việc hoạt động này diễn ra nhanh chóng sẽ giúp giảmchi phí, nhanh chóng đủ các yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưavào sản xuất và biến đổi thành các sản phẩm có giá trị.

Sản xuất: là quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, giúp các doanhnghiệp tạo ra giá trị.

Hậu cần đầu ra: Bao gồm các hoạt động như kho bãi, vận chuyển hànghoá tới nơi cần thiết.

Marketing và bán hàng là yếu tố quan trọng, bởi tại hoạt động này côngty sẽ thể hiện bộ mặt, diện mạo của bản thân trước các khách hàng NếuMarketing và bán hàng hiệu quả sẽ giúp công ty đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.Điều nàu mang lại giá trị cho công ty một cách bền vững.

Dịch vụ: Đây là một yếu tố không phải công ty nào cũng chú ý Nhưngnêu để thành công thì việc cung ứng các dịch vụ đi kèm cho khách hàng là mộtphần không thể thiếu được Dịch vụ góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm củacông ty chuyển hoá thành các giá trị, lợi ích cho khách hàng.

Doanh nghiệp muốn khai thác triệt để cần phải nắm vững từng hoạt độngvà sử dụng các phương thức thích hợp để tạo ra năng lực cạnh tranh cho mình,hoặc tối ưu hoá từng chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phân phối giữa cácchức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phối hợp giữa bên trong với bên ngoài.

Bản thân doanh nghiệp là một hệ thống có cấu trúc tổ chức rất tinh vi vàphức tạp Để hệ thống đó hoạt động có hiệu quả, cần có môi trường bên trong

thuận lợi Yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên trong doanh nghiệp là nềnvăn hoá của doanh nghiệp, được hình thành và phát triển cùng với quá trình

vận hành doanh nghiệp Nền văn hoá doanh nghiệp bao gồn các yếu tố cấuthành Từ góc độ môi trường kinh doanh, cần đặc biệt chú ý đến triết lý kinh

Trang 8

doanh, các tạp quán, các thói quen, các truyền thông, các phong cách sinh hoạt,nghệ thuật ứng xử, các lễ nghi được duy trì… trong doanh nghiệp.

Tất cả các yếu tố đó tạo ra một bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặctrưng cho từng doanh nghiệp Những doanh nghiệp có nền văn hoá phát triểncao sẽ có không khí làm việc say mê, đề cao sự sáng tạo, chủ động và sự trungthành Ngược lại, những doanh nghiệp có nền văn hóa thấp kém sẽ phổ biến sựbàng quan, thờ ơ và bất lực trong đội ngũ lao động của doanh nghiệp.

1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanhnghiệp.

1.1.4.1 Thị phần.

Khi nói đến khái niệm thị phần của doanh nghiệp tức nói đến doanhnghiệp đó đang đứng ở đâu trên thị trường và chiếm bao nhiêu phần " chiếcbánh" của thị trường Nhìn vào phần bánh đó ta biết được doanh nghiệp có nănglực cạnh tranh như thế nào? Doanh nghiệp có thị phần lớn chứng tỏ sản phẩmcủa doanh nghiệp đó có mức tiêu thụ lớn trên thị trường, điều đó đồng nghĩa vớikhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lớn.

Doanh số bán của DN trên thị trường

Doanh số bán toàn ngành

Vì vậy, ta có thể nói rằng thị phần sản phẩm của doanh nghiệp trên thịtrường thể hiện năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trườngmột cách rõ ràng nhất.

1.1.4.2 Doanh thu.

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bánhàng hoá, dịch vụ Có doanh thu càng lớn càng chứng tỏ quy mô, sức " phình"ra thị trường của doanh nghiệp càng lớn Nghiễm nhiên quy mô lớn, hay sốlượng tiêu thụ nhiều chứng minh rằng doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 9

tốt, năng suất cao, nguồn lực mạnh Đồng thời nó cho biết rằng các hoạt độngcơ bản như hậu cần đầu vào, điều vận sản xuất kinh doanh, Marketing, hậu cầnđầu ra và dịch vụ sau bán được thực hiện tốt và phối hợp hiệu quả Chính điềuđó sẽ tạo ra những gía trị sản phẩm để khach hàng thoả mãn tốt nhất.

Khi chọn Doanh thu làm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, Doanhnghiệp xem xét các tiêu chí sau:

+ Doanh thu thuần bán hàng hoá và dịch vụ

Dt = D - Ck - G - H - TTrong đó :

Ck : Chiết khấu thương mại G : Giảm giá hàng hoá

H : Hàng hoá bị trả lại D : Doanh thu

T : Thuế tiêu thụ đặc biệt+ Mức độ tăng trưởng

+ Tỷ suất doanh thu/chi phí hoặc doanh thu/vốn đầu tư.

Các yếu tố liên quan tới doanh thu như:

Cơ cấu lợi nhuận: là tỷ lệ lợi nhuận đóng góp của các loại lợi nhuận vào

tổng lợi nhuận của công ty.

Trang 10

Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên tổng chi phí, cho

biết khả năng sinh lời của công ty so với những chi phí mà công ty phải bỏ ra đểthực hiện.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: là mức độ gia tăng lợi nhuận năm sau so

với năm trước Cho thấy được kết quả làm ăn của công ty có lãi nhiều hơn sovới năm trước hay không?

Lợi nhuận đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Khi tham gia vào vòng quay thị trường, doanh nghiệp cần hoạt động đểlàm số vốn mình ngày càng tăng Doanh nghiệp cần thiết phải hoạt động có hiệuquả, đưa doanh thu lên cao đem lại lợi nhuận hậu hĩnh Phần lợi nhuận tronghoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch do doanh nghiệp đã đi đến trongtâm trí khách hàng trước và nhận được sự chú ý dẫn đến quyết định mua hàng.Doanh thu càng cao và lợi nhuận càng cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp làm ăncực kỳ hiệu quả và chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh Đồng thời khi có lợinhuận ngày càng tăng doanh nghiệp sẽ chú trọng tới việc nâng cao cơ sở vậtchất kỹ thuật, lao động có chất lượng cao, quản lý hợp lý hơn, doanh nghiệp ắthẳn sẽ có năng lực cạnh tranh tốt.

1.2 Nội dung cơ bản của các giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh sản phẩm trong doanh nghiệp.

1.2.1 Nghiên cứu và lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu.

Thị trường tổng thể bao gồm một số lượng lớn khách hàng với các nhucầu, mong muốn và các đặc tính về cơ bản là khác nhau Sẽ thật khó khăn chocác doanh nghiệp khi có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng với tất cả cácđặc điểm đó Vì thế khi doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng này thì có thể đã bỏlỡ cơ hội bán hàng cho một khách hàng triển vọng khác Các doanh nghiệp cầnchú trọng trong nghiên cứu để có thể tìm “ngách thị trường”, thoả mãn tối đanhu cầu của người tiêu dùng, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

Trang 11

Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường mà doanh

nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực Marketing vào đó nhằm đạtđược mục tiêu kinh doanh của mình Để lựa chọn đúng thị trường mục tiêu,doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn đoạn thị trương- khách hàng để phục vụ.

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành

các nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặctính hay hành vi Đây là một quá trình đòi hỏi phải thật chính xác vì nó sẽ ảnhhưởng tới hiệu quả của các bước tiếp theo của việc doanh nghiệp sẽ lựa chọn thịtrường nào là thị trường mục tiêu Tại đó doanh nghiệp sẽ dồn hết các nỗ lựcMarketing để thu được kết quả tốt nhất trong kinh doanh Việc phân đoạn thịtrường người ta thường dựa trên các cơ sở: cơ sở địa lý, nhân khẩu học và theohành vi người tiêu dùng.

Kết quả của phân đoạn thị trường được doanh nghiệp cân nhắc để lựachọn thị trường mục tiêu, giúp cho người làm Marketing hiểu thấu đáo hơn

nhu cầu và ước muốn của khách hàng Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứngđược đúng và trúng những nhu cầu và ước muốn đó, không lãng phí tiền của vàcông sức và thu lợi nhuận cho công ty doanh nghiệp cũng tăng thêm tính cạnhtranh cho sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh Đó là cơ sở tiền đề để doanhnghiệp có thể tiến hành các biện pháp Marketing để tăng thêm năng lực cạnhtranh cho chính mình

1.2.2 Phát triển Marketing-mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sảnphẩm trong công ty kinh doanh.

1.2.2.1 Sản phẩm.

Sản phẩm là linh hồn của cả doanh nghiệp, là cốt lõi của Marketing và là

thứ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể

đem ra chào bán cho một thị trường, tạo ra sự chú ý và được tiêu dùng nhằmthỏa mãn một nhu cầu, mong muốn của một đối tượng nào đó Theo quan điểmnày thì hàng hóa bao gồm cả những vật hữu hình và vô hình( dịch vụ) Đó là

Trang 12

điều hợp lý bởi vì ngay trong những hàng hóa hữu hình cũng chứa đựng yếu tốvô hình trong nó Nếu đáp ứng đúng tức là bạn đã cho khách hàng cái mà họđang muốn, ngược lại sẽ gây ra thất bại trong kinh doanh vì khách hàng khôngmua sản phẩm của bạn Vậy muốn kinh doanh thành công hay thất bại điều đóphụ thuộc vào việc bạn có đưa ra được chính sách về sản phẩm đúng đắn haykhông Khi xác lập chính sách sản phẩm cần phải phân tích và tôn trọng nhữngquy tắc nhằm đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe và bảo vệ môi trường sinhthái.

Về mặt nguyên tắc, nội dung chính sách sản phẩm gồm có chính sáchchủng loại sản phẩm, chính sách chất lượng và chính sách sản phẩm mới; trongđó chính sách sản phẩm thể hiện thông qua một số hoạt động như:

Sản phẩm nòng cốt là sản phẩm chủ yếu mà công ty chú trọng tới để có

thể phát huy hết năng lực cạnh tranh của mình, tạo ra lợi thế cạnh so sánh so vớicác đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa là việc tìm kiếm, lựa chọn từ ngữ, hình

ảnh hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó để sử dụng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụcủa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng một loạihàng hóa hoặc dịch vụ

Thiết kế bao bì là một hoạt động không mang tính bắt buộc nhưng lại là

việc mà các doanh nghiệp nên làm để tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm Ngày naynhu cầu của khách hàng tăng cao cả về chất lượng lẫn hình thức cung cấp thìthiết kế bao bì đem lại sự khác biệt cho các sản phẩm của doanh nghiệp Bao bìhàng hoá có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao hơncho doanh nghiệp.

Tổ chức dịch vụ chăm sóc khách hàng là một yếu tố đóng vai trò quan

trọng trong chính sách sản phẩm Nó tạo nên một sản phẩm hoàn hảo và làm hàilòng khách hàng Khi triển khai cần lưu ý tới các các vấn đề cơ bản như sau:chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh, mức chi phí, hình thức cung cấp

Trang 13

dịch vụ, đòi hỏi của khách hàng về dịch vụ và doanh nghiệp có thể đáp ứng tớiđâu.

Mục tiêu của chính sách sản phẩm là làm sao có thể đáp ứng gần nhấtvới nhu cầu của khách hàng, qua đó tạo lập các cơ sở cho việc kiếm lời tronggiai đoạn ‘’hớt váng sữa’’ là tốt nhất, từ đó đảm bảo uy tín, nâng cao năng lựccạnh tranh và có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm Nó là khâu đầu tiên,thiết yếu nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiếp theo doanh nghiệp có thểtiến hành đưa ra các chính sách như chính sách định giá.

1.2.2.2 Định giá.

Chính sách giá vừa là một biến số mang tính chiến lược nhưng cũng làmột biến số mang tính chiến thuật, nó là một tế bào thần kinh của thị trườngđiều khiển các hoạt động sản xuất kinh doanh Nhiều doanh nghiệp thành côngtrong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường là do biết định giá khéo léo, tinh tế Đólà một vũ khí lợi hại để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện thươngmại hóa ngày nay.

Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị( C.Mác), là dẫn xuất lợi ích tương

hỗ khi cầu gặp cung trên thị trường và được thực hiện là giá trị tiền tệ sản phẩmđược phát sinh tương tác thị trường giữa người mua và người bán Như vậy, giákinh doanh không chỉ phản ánh bản chất kinh tế của nó mà còn phản ánh mốitương quan giữa cung và cầu trên thị trường, phản ánh tương quan cạnh tranhgiữa các đối thủ Hơn nữa giá còn là yếu tố đo lường cấp độ chất lượng sảnphẩm và định vị cặp sản phẩm ( chất lượng)- giá.

Trang 14

Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá sao cho ứngvới một sự chấp nhận của tập người tiêu dùng thì việc tiêu thụ mỗi loại mặthàng sản xuất sẽ có những đóng góp lớn nhất Theo đó ta cũng có thể định haimức giá cho hai thị trường khác nhau, đây là cách giải quyết tối ưu nhất.

Phương pháp định giá theo thị phần: Được áp dụng khi công ty mở

rộng thị trường hiện tại, khi đưa một sản phẩm mới vào thị trường hiện tại,chúng được định giá tương đối thấp so với các đối thủ cạnh tranh Mục đíchcủa chính sách này là có thể tiếp cận được khách hàng một cách nhanh nhất vàđông đảo nhất Trong giai đoạn đầu tiên này điều mà doanh nghiệp muốn đạtđược không phải mục tiêu lợi nhuận mà là sự chú ý và yêu thích, uy tín củadoanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.

Với chính sách trên doanh nghiệp vừa có thể ghi nhớ thương hiệu mìnhvừa có thể loại bớt các đối thủ cạnh tranh Sau một thời gian khi khách hàng đãthực sự yêu thích nhãn hiệu và hình thành thói quen mua hàng hóa của doanhnghiệp, chúng ta có thể đưa ra các chiến lược tăng giá nhẹ Đó là biện pháp kháhữu hiệu vì khi đã đạt tới mức độ yêu thích của người tiêu dùng những biếnđộng nhỏ trong giá cả không phải là vấn đề lớn

Phương pháp định giá trên cơ sở giá trị( giá trị kinh tế đối với người

tiêu dùng): Đó là định giá trên cơ sở mức giá cao nhất mà người tiêu dùng chấpnhận trong trường hợp giả định người tiêu dùng có được thông tin một cách đầyđủ và tham gia một cách đầy đủ vào sự chào hàng và mức giá của đối thủ cạnhtranh trên thị trường.

Ngoài ra, còn có các phương pháp định giá khách được áp dụng linh hoạt

trong từng tình huống, nhưng đều dựa trên nguyên tắc cơ bản giá bán phản ánhtrung thành giá trị lợi ích của các đối tác kinh doanh.

1.2.2.3 Phân phối.

Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, đầy đủ,doanh nghiệp cần có một hệ thống phân phối đồng bộ, cần lựa chọn các kênh

Trang 15

phân phối phù hợp Muốn có được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có cácnghiên cứu nghiêm túc về các đặc điểm về tập tính, địa lý, thói quen tiêu dùng,cũng như mức thu nhập, giới tính, lứa tuổi và các đặc điểm khác Nếu có thểđưa ra các chính sách về phân phối hợp lý, chúng ta có thể thúc đẩy rút ngắnkhoảng cách giữa cung và cầu về mặt khoảng cách, địa lý, tăng nhanh vòngquay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng giao diện tiếp xúc với khách hàng

Kênh Marketing phân phối là một tập cấu trúc có lựa chọn, có chủ đích

mục tiêu giữa công ty thương mại với các nhà trung gian Marketing phân phốikhác và với người tiêu dùng cuối cùng để tổ chức phân phối và vận động hànghoá hợp lý nhất cho tập khách hàng tiềm năng, trọng điểm, trực tiếp và cuốicùng mua của công ty Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp đối vớimặt hàng tiêu dùng được chia thành bốn kiểu:

Kênh phân phối trực tiếp: nhà cung ứng( sản xuất, nhập khẩu ) đến

người tiêu dùng cuối cùng.

Kênh phân phối rút gọn( kênh một cấp): nhà cung ứng đến nhà bán lẻ

rồi mới tới người tiêu dùng cuối cùng.

Kênh phân phối hai cấp: nhà cung ứng đến nhà bán buôn, nhà bán lẻ rồi

đến người tiêu dùng cuối cùng

Kênh dài dạng đầy đủ( kênh ba cấp): nhà cung ứng, nhà bán buôn, nhà

bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng

Ngoài ra các doanh nghiệp còn sử dụng các kênh phân phối đặc biệt đểthích hợp với hoạt động kinh doanh của mình Đối với các mặt hàng tiêu dùnghàng ngày, khách hàng thường hay mua tại các cửa hàng gần nhà thuận tiện chocác sinh hoạt hàng ngày của họ Đó là nhu cầu đòi hỏi sự thuận tiện và khôngcần mặc cả nhiều, tiết kiệm thời gian và công sức Hệ thống kênh này chiếmmột tỷ lệ không lớn song các nhà kinh doanh cần phải lưu ý tới nó để có thểkhai thác tối đa các lợi ích của kênh phân phối Kênh phân phối này cũng là mộtcách tiếp cận nhanh nhất và được người tiêu dùng chấp nhận dễ dàng nhất.

Trang 16

Tùy từng quy mô công ty, mặt hàng kinh doanh và môi trường kinhdoanh mà có những chính sách phân phối hợp lý Ta nên chọn: chính sách phânphối không hạn chế, phân phối đại lý đặc quyền hay phân phối có lựa chọn?

1.2.2.4 Xúc tiến hỗn hợp.

Hoạt động Marketing hiện đại rất quan tâm đến các chiến lược xúc tiếnhỗn hợp, đây là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu của Marketing Mix màdoanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt đượcmục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của các hoạt động xúc tiến hỗnhợp được các doanh nghiệp sử dụng thông qua các hoạt động sau:

Quảng cáo là việc người bán sử dụng các phương tiện truyền thông có trả

tiền để truyền đi thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp đến kháchhàng và thúc đẩy họ mua Quảng cáo có nhiều hình thức và được thiết kế nhằmđạt được những mục tiêu rất khác nhau.

Khuyến mại (xúc tiến bán) là những công cụ nhằm khuyến khích dùng

thử và tăng lượng bán ngay lập tức nhờ cung cấp cho khách hàng những lợi íchbổ sung Để xây dựng một chương trình khuyến mại, trước tiên doanh nghiệpphải xác định được khách hàng mục tiêu và đặc điểm của họ, đồng thời xác địnhđược mục tiêu khuyến mãi Các công cụ khuyến mãi chủ yếu : hàng mẫu, quàtặng phiếu thưởng, giảm giá

Quan hệ công chúng ( PR) là một công cụ truyền thông quan trọng có

tác dụng rất lớn để tạo nên mức độ nhận biết và sự ưa thích sản phẩm trên thịtrường, dịch vụ sản phẩm và bảo vệ vị trí nó đã có Những công cụ tuyên truyềnchủ yếu là các ấn phẩm, sự kiện, tin tức, bài nói chuyện

Bán hàng cá nhân là công cụ quan trọng để tác động trực tiếp tới khách

hàng, tạo nên hành động mua và thu nhận thông tin phản hồi ngay lập tức

Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của Marketing sử dụng

một hay nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo (gửi thư trực tiếp, catalog )để tạo ra hành động mua của khách hàng ở bất cứ địa điểm nào.

Trang 17

Hoạt động xúc tiến bán là công cụ quan trọng, vấn đề cốt tử của bất kỳ tổchức nào để thực hiện chiến lược và chương trình Marketing với các biện phápxúc tiến thương mại Các nhà kinh doanh không chỉ bán được nhiều hàng hoámà còn có thể tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng, để tiêu dùng tiếp cận phùhợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu Xúc tiếnthương mại làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênhphân phối và quyết định lập các kênh phân phố hợp lý, rất nhiều trường hợp quaxúc tiến thương mại các nhà kinh doanh tạo ra được lợi thế về giá bán, tăngnăng lực cạnh tranh sản phẩm.

1.2.2.5 Hài hoà các biến số Marketing và xây dựng bản sắc văn hoá củacông ty kinh doanh.

Các hoạt động Marketing của công ty cần được phân phối một cách liênhoàn và đồng bộ nhằm theo đuổi một sức bán, lợi nhuận và mục tiêu đã đề ra.Bên cạnh việc đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng hoạt động và tiến hànhthực hiện thì người làm Marketing cũng cần phải chú trọng đến việc phối kếthợp, làm cho chúng trở thàng một hệ thống nhất cùng hướng tới mục tiêuchung

Thực tế đã cho thấy, không thể có được hiệu quả khi thực hiện rời rạc, bộphận từng công việc riêng lẻ mà kết quả có được là do sự đóng góp, kết hợp củanhiều bộ phận khác nhau cùng thực hiện Đồng thời giữa các bộ phận , các hoạtđộng Marketing cũng luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau Có làm tốt chính sách sảnphẩm thì doanh nghiệp mới có cơ sở, nền tảng để đề ra chính sách giá cả, phânphối và xúc tiến thương mại Ngược lại, có làm tốt chính sách xúc tiến, chínhsách phân phối hàng hoá thì sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể được chấpnhận của khách hang và mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho công ty Việcchúng ta sử dụng đồng bộ tất cả các chính sách là điều nên làm đối với bất kỳcông ty nào và kinh doanh bất cứ sản phẩm gì Chỉ có điều chúng ta cần lưu ýđiều chỉnh cho thích hợp tỷ lệ chú trọng để có thể có kết quả kinh doanh tốt

Trang 18

nhất Mỗi một chính sách sẽ là động lực để doanh nghiệp có thể tiếp tục quátrình tạo ra chuỗi giá trị cho mình.

1.2.2.6 Khai thác nỗ lực Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

Để có thể phát huy được các ưu điểm của mình khi cạnh tranh với cácđối thủ các doanh nghiệp cần khai thác triệt để mọi cố gắng trong các hoạt độngMarketing.Qua đó thể hiện sự chủ động khai thác các thế mạnh, tránh các điểmyếu của chính bản thân cũng như sự chủ động tìm kiếm thị trường.Khách hàngcũng không thể thờ ơ với các nỗ lực của doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầucủa mình Vì thế khi nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm vượt trội, mới để đáp ứngkhách hàng là doanh nghiệp đã tăng cường năng lực cạnh tranh cho chính doanhnghiệp mình.

Đại đa số khách hàng luôn là người muốn có sản phẩm tốt tuy nhiên giácàng thấp càng tốt Vì thế các doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng loạinày với việc chủ động trong chính sách giá Chúng ta có thể hoàn thiện hệ thốngsản xuất, quản lý, cắt giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá thành Đây làmột công cụ truyền thống nhưng rất hữu dụng vì đại bộ phận khách hàng vẫnthích giá phải chăng thay vì giá đắt để thể hiện đẳng cấp.

Với nỗ lực tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và cung cấp vớigiá phải chăng nhưng nếu doanh nghiệp không nỗ lực trong việc thu hút sự chúý của khách hàng, cho khách hàng hiểu và dùng thử thì khách hàng không thểbiết sự có mặt của sản phẩm Việc tăng cường xúc tiến phải kết hợp với các nỗlực trong phân phối để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm bất cứ lúc nào họmuốn.

Nỗ lực Marketing không những chứng tỏ cho khách hàng thấy thiện chícủa doanh nghiệp là muốn được khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình, nócòn chứng tỏ khả năng của doanh nghiệp trong cạnh tranh, nâng cao được nănglực cạnh tranh của sản phẩm.

Trang 19

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NHÓM HÀNG JACKET XUẤT KHẤU CỦA CÔNG TY CP

MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1 Tổng quan về công ty CP may Chiến Thắng.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty Cổ phần May Chiến Thắng có tên giao dịch là Chigamex vớitrang web http://www.chigamex.com.vn , địa chỉ tại số 22 Thành Công- BaĐình- Hà Nội Công ty trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex)thuộc Bộ Công Nghiệp Tiền thân là xí nghiệp May Chiến Thắng được thànhlập ngày 15/6/1968 trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may LêTrực và xưởng May cấp I Hà Tây tại địa chỉ số 8B phố Lê Trực-Ba Đình-HàNội

Đầu năm 1969, Xí nghiệp May Chiến Thắng được bổ sung cơ sở II ở ĐứcGiang- Gia Lâm và đến năm 1971 chính thức được chuyển giao cho Bộ CôngNghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên sản xuất, chủ yếu là các loạiquần áo bảo hộ lao động.

Năm 1986 là thời kỳ xoá bỏ bao cấp chuyển sang tự chủ kinh tế, đòi hỏixí nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan để bắt kịp vớithị trường năng động hơn Năm 1992, cơ sở số 10( nay là 22) Thành Công- BaĐình-Hà Nội đã đưa vào sử dụng kịp thời Ngày 25/8/1992, Bộ Công Nghiệpnhẹ có quyết định số 730/CNN-TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắngthành Công ty May Chiến Thắng Việc sát nhập xí nghiệp Thảm len xuất khẩuĐống Đa thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam càng làm cho công ty lớnmạnh.

Trang 20

Từ ngày 01/01/2005, công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần May ChiếnThắng theo quyết định số 116/2004/QĐ-BCN ngày 29/10/2004 của Bộ CôngNghiệp với vốn điều lệ là 12 tỷ đồng và hiện tại là 23 tỷ đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Biểu hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty CP may Chiến Thắng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty may Chiến Thắng- 2008)

Hội đồng quản trị quyết định những vấn đề quan trọng của công ty và

được kiểm tra bởi ban kiểm soát.

Ban giám đốc quyết định những vấn đề cơ bản, bao quát toàn công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty là tổng giám đốc.

Văn phòng - hành chính: nơi chịu trách nhiệm về các công việc liên

quan tới tổ chức nhân sự, tiền lương, đảng uỷ và 1 số vấn đề chung khác.

Phòng kế hoạch thị trường: đóng vai trò trung tâm, có mối quan hệ trực

tuyến với các xí nghiệp sản xuất, và có mối quan hệ với các phòng ban khác.Phòng tài vụ: phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh toán, chi trả lương và hệthống sổ kê chứng từ, sổ sách…

Phòng kinh doanh nội địa: phụ trách việc kinh doanh trong nước.

HĐ Quản trị

Ban kiểm soátBan giám

Phòng TC –HC

C chính

Phòng tài vụ

Phòng KH-TT

XN thêu

Trang 21

Phòng kỹ thuật: giải quyết các vấn đề liên quan tới kỹ thuật công nghệ

may như việc giác phối mẫu và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất.Việc giảm tải từ 14 phòng ban xuống chỉ còn 5 phòng ban đã giúp côngty phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn thể công nhân viên công ty vàngày càng phù hợp với thực tế của thị trường năng động.

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty CP May Chiến Thắng.*Chức năng

- Công ty chủ yếu sản xuất- kinh doanh hàng may mặc với các bạn hàng ởthị trường trong và ngoài nước.

- Công ty kết hợp tổ chức đào tạo nghề cho công nhân viên phục vụ chocông tác sản xuất kinh doanh của công ty và các bạn hàng trong và ngoài nướctrên cơ sở hợp tác xuất khẩu lao động.

- Công ty tiến hàng mua bán trang thiết bị, máy móc công nghiệp hiện đạicho sản xuất kinh doanh cũng như quản lý công ty.

- Đầu tư tài chính vào các công ty cùng ngành, hướng tới đầu tư bất động sảnphục vụ cho công ty và cán bộ công nhân viên được đảm bảo, ưu tiên về nhà ở.

*Nhiệm vụ

- Công ty tiến hành tốt công tác sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đảmbảo đời sống của công nhân viên toàn công ty, ngày càng nâng cao các chế độđãi ngộ cho toàn thể thành viên trong công ty.

- Tiến hành nâng cao tay nghề cũng như đào tạo mới cho đội ngũ côngnhân viên toàn công ty để đảm bảo nguồn cung về nhân lực.

- Đảm bảo giữ gìn, sửa chữa, xây dựng, mua mới trang thiết bị cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ sản xuất và quản lý.

- Lành mạnh tài chính đảm bảo thu-chi cần thiết và đầu tư sinh lời.

- Chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện đầy đủ các khoản thuế, nghĩa vụ vớinhà nước theo quy định.

Trang 22

- Phấn đấu đạt được các mục tiêu về các chứng chỉ về chất lượng và cácquy định cần thiết khác để có thể mở rộng quan hệ quốc tế.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CP May ChiếnThắng.

* Sản phẩm.

Sản phẩm chủ yếu của công ty là: áo Jacket 1 lớp đến 3 lớp, khăn tay trẻem, bộ áo mưa, áo sơ mi, áo gilê, áo blouson, quần soóc, quần thể thao, áo váy,quần áo bảo hộ, áo đông xuân, bộ taxi, áo yếm, mũ…Một số sản phẩm khácnhư: phủ ghế, nơ ga, khăn,… đồng phục học sinh, khẩu trang, lôgô, sản phẩmthảm len, sản phẩm thêu…

* Vốn.

Công ty CP May Chiến Thắng được đăng ký kinh doanh theo quyết địnhsố 108207 cấp ngày 045/1993 với số vốn khoảng 12 tỷ đồng Sau 40 năm xâydựng và phát triển, tình hình tài chính của công ty đã có nhiều chuyển biến đểcó thể thích nghi được với cơ chế thị trường ngày càng khốc liệt Hiện nay, vốnđiều lệ của công ty đã tăng lên 23 tỷ đồng.

* Nhân sự.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào Có chútrọng tới nguồn lực này hay không tuỳ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của mỗicông ty và mỗi ban lãnh đạo Con người chính là nguồn lực đóng góp quyếtđịnh vào sự thành công của từng công ty Tính đến đầu tháng 3/2008 số lao

động của công ty như sau là 1497 lao động, cụ thể như sau:

Đơn vị : Người

Hànhchính

Trang 23

* Máy móc thiết bị.

Để nâng cao hiệu suất lao động, nâng cao chất lượng các mặt hàng, côngty cũng chú trọng rất nhiều tới công nghệ, trang thiết bị, máy móc Hiện tại côngty đã có 1 hệ thống máy móc, trang thiết bị, dây chuyền may tương đối hiện đạinhư: máy may 1 kim, 2 kim cắt chỉ tự động, máy may mác, máy trần điều, máyziczac 1 bước, 3 bước… các máy chuyên dụng như máy đính bọ, máy vắt sổ 3chỉ, 5 chỉ, máy thùa khuyết, máy thùa bằng,….hầu hết các thiết bị đều đượcnhập khẩu từ các nước tiên tiến như Đức, Nhật, Anh, Mỹ… Bên cạnh đó côngty còn có các dây chuyền với công nghệ hiện đại may găng tay da, thảm len,thêu, in.

2.1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty CP may ChiếnThắng.

Trong ba năm 2005-2007 Chiến Thắng cũng như các doanh nghiệp đượccổ phần hoá gặp rất nhiều khó khăn vì phải thay đổi hoàn toàn phương thức làmăn, công ty phải tự lực cánh sinh vì không còn sự bảo hộ, ưu đãi của nhà nước.Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình doanh thu của công ty, cụ thểtổng doanh thu năm 2005 khoảng 185 tỷ VND ( 126% so với năm 2004); tổngdoanh thu năm 2006 của công ty giảm xuống con số đáng kể là 82.17 tỷ VND,so với 2005 chỉ còn 44.42% Năm 2007 là một năm đầy sóng gió với thị trườngViệt Nam cũng như thị trường thế giới, chúng ta đã rơi vào cuộc khủng khoảngkinh tế toàn cầu chưa biết điểm dừng Tại năm này, tổng doanh thu của công tychi còn con số khiêm tốn 45.50 tỷ VND so với những cố gắng của toàn công tytrong cả một năm Điều này cũng có thể do nền kinh tế của bạn hàng chính củacông ty là Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, tỷ giá đồng Đô la sụtgiảm mạnh rồi diễn biến phức tạp Vì thế các đơn đặt hàng từ Mỹ cũng giảmđáng kể, các yêu cầu về chất lượng, hàng rào kỹ thuật và giá cả có nhiều khắtkhe hơn.

Trang 24

Qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng công ty vẫn lấy hoạt động chính củamình là hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng tới hoạt động xuất khẩu đểtận dụng thế mạnh của mình Thống kê cũng chỉ ra rằng công ty đã có rất nhiềuchuyển biến trong việc chủ động chuyển sang phương thức FOB thay cho hoạtđộng gia công cho các công ty nước ngoài Đó là tín hiệu khả quan trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh vốn có rất nhiều thay đổi Theo đó thu nhập côngnhân viên chức cũng tăng cao hơn để có thể đảm bảo cuộc sống, duy trì sảnxuất Tuy nhiên đó chưa phải mức lương xứng đáng và thu hút người lao độnggắn bó lâu dài với ngành nói chung và với công ty nói riêng.

SttCác chỉtiêu

Đơnvị tính

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần May Chiến Thắng

(Nguồn: Báo cáo tháng hoạt động sản xuất công nghiệptháng 12/2007- Phòng Kế hoạch- Thị trường)

Trang 25

Cơ cấu mặt hàng của công ty cũng đa dạng với các loại sản phẩm như: áoJacket, áo sơ mi, quần các loại, găng tay da,…Với mặt hàng chủ lực là áo Jacketsang thị trường Hoa Kỳ.

2.2 Thị trường Hoa Kỳ và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang thị trường Hoa Kỳ thời gian gần đây.

2.2.1 Thị trường Hoa kỳ và mối quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ.2.2.1.1 Tổng quan thị trường Hoa kỳ.

Với dân số hơn 260 triệu người, nhiều màu da, tôn giáo và ngôn ngữ khácnhau…Hoa Kỳ là một xã hội có tính di động, khả năng chủ động thích nghi vàsức sáng tạo cao Một xã hội luôn đổi mới và ưa thích cái đẹp, vì thế đây chínhlà đất cho ngành dệt may phát triển ngay cả khi ngành dệt may nước này chiếmmột vị trí khá quan trọng trên thế giới

Trong suốt thế kỷ vừa qua Mỹ luôn dẫn đầu về tiềm lực kinh tế, khoa họckỹ thuật Không có gì đáng ngạc nhiên khi mức độ tăng trưởng kinh tế của Mỹtăng đều đặn hàng năm, GDP trung bình khoảng 10.000 tỷ USD/ năm, chiếmgần 30% GDP toàn thế giới…Mỹ được xem là nước có sức tiêu dùng lớn nhấttrong các nước có nền công nghiệp phát triển, khoảng 80% GDP được dành chotiêu dùng Đây là nước có nền ngoại thương lớn nhất thế giới, kim ngạch xuấtkhẩu hàng năm của Mỹ chiếm tới 15% kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới, nhậpkhẩu chiếm 18%, là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai, gạo lớn thứ ba thếgiới Đồng thời Mỹ cũng là nước nhập khẩu thuỷ sản và hàng dệt may lớn nhấtthế giới Với nguyên tắc chủ yếu là thoả hiệp chính trị, quyền lực được tập trungtrong ba nhánh chính quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp Nước Mỹ có hệthống pháp luật khắt khe nhất cho nên chúng ta phải chuẩn bị cho mình kiếnthức về pháp luật Mỹ để có thể thành công trong quan hệ làm ăn với quốc gianày.

Trang 26

Khi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này, ngành dệt may chúng tacần lưu ý tới việc phân đoạn thị trường, thị hiếu tiêu dùng của người dân để cóthể thu được hiệu quả cao nhất.

* Phân đoạn thị trường: có thể chia thị trương Mỹ thành ba phân khúc chính:

- Giới thượng lưu: Thường mua những nhãn hiệu nổi tiếng, có giá rất đắtnhưng đòi hỏi chất lượng rất cao ( thường những mặt hàng này xuất xứ từ Châuâu như Pháp, Ý, Đức…)

- Giới trung lưu: Có phần dễ tính hơn song nhìn chung họ vẫn chọn mẫumã đẹp, chất lượng cao và giá thànhtương đối.

- Giới hạ lưu: Yếu tố giá cả quan trọng hơn cả.

dụng một hệ thống mã số quốc tế tiêu chuẩn gồm 6 chữ số để xác định chủngloại hàng hoá

*Quy định về nhãn hàng hoá

Quy định về nhãn hàng hoá chủ yếu theo luật Xác định Sản phẩm Sợidệt (Textile Fiber Products Identification Act – TFPI) và luật về Nhãn Sản phẩmlen (Wool Products Labeling Act – WPL) Trừ một số trường hợp ngoại lệ, tấtcả các sản phẩm sợi, đệt khi nhập vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêmphong kín và ghi nhãn, hoặc được ghi những thông tin cụ thể được quy địnhtrong luật Có một số loại sản phẩm như bông đay, sợi tơ nhân tạo và sản phẩm

Trang 27

sợi dệt cần phải đáp ứng những qui định thêm về nhãn hàng hóa Nhà nhập khẩucần tìm hiểu các quy định cụ thể cho từng loại hàng nhập khẩu.

*Tờ khai xuất xứ hàng hoá dùng cho Uûy ban Hoa Kỳ phụ tráchthực hiệp Hiệp Định Hàng Dệt may (US committee for the Implementationof Textile Agreement – CITA)

Hải quan Hoa Kỳ phụ trách về hạn ngạch và hàng dệt may thuộc Ủy banHoa Kỳ phụ trách thực hiệp Hiệp Định Hàng Dệt may - CITA Tờ khai xuất xứhàng hoá phải được đính kèm với bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào Tờ khai nàytùy thuộc vào tính chất của việc nhập khẩu Bao gồm: Tờ khai xuất xứ đơn(single country declaration), tờ khai Xuất xứ Kép (Multiple CountryDeclaration), tời khai phụ (Nagative Declaration)

*Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy

Hầu hết các sản phẩm hàng dệt may nhập vào Hoa Kỳ để tiêu thụ đềuphải tuân thủ các quy định của Luật về Sản Phẩm Dễ Cháy (Flammable FabricsAct - FFA) Luật này có qui định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may Cómột số sản phẩm được nhập vào Hoa Kỳ rồi gia công lại để giảm tính chất dễcháy của chúng sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn của Luật về Sản Phẩm DễCháy, nếu có điều này phải được ghi trong hóa đơn hay giấy tờ liên quan kháccủa lô hàng.

2.2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường HoaKỳ thời gian gần đây.

2.2.2.1 Tình hình xuất khẩu sang Hoa Kỳ thời gian gần đây.

*Các mặt hàng nói chung:

Tính theo kim ngạch nhập khẩu dệt may năm 2005 của Hoa Kỳ, ViệtNam chiếm 3,0% và khoảng 3,2% tính đến tháng 10/2006 Đó quả là những consố khá khiêm tốn của ngành dệt may Việt Nam khi mà thị trường Mỹ là thịtrường rộng lớn Và hình thức chủ yếu chỉ là gia công xuất khẩu Khi xuất khẩuvào thị trường này chúng ta cần lưu ý rất nhiều vấn đề vì chúng ta đã trở thành

Trang 28

thành viên WTO nên chúng ta được dỡ bỏ hạn ngạch Tuy nhiên phía Hoa Kỳluôn giám sát hàng dệt may Việt Nam nếu thấy có hiện tượng bán phá giá haygian lận thương mại sẽ lập tức áp dụng hạn ngạch Điều này đe doạ việc kháchhàng sẽ chuyển sang những vùng lân cận để hợp tác.

*Tình hình xuất khẩu nhóm hàng Jacket.

Xuất khẩu áo Jackét sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt 17,7 triệuchiếc, trị giá 208,8 triệu USD, tăng 14% về lượng và 28,7% về trị giá so vớicùng kỳ năm ngoái, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu áo jackét của ViệtNam Trong đó, lượng xuất khẩu áo jackét trong tháng 6/2007 đạt cao nhất kể từđầu năm với hơn 5,4 triệu chiếc, trị giá 71,9 triệu USD, tăng 10% về lượng và37,7% về trị giá so với cùng kỳ

Chỉ tiêuĐơn vịtính

2007/2006CL(+/-)Tỷ lệ

CL(+/-)Tỷ lệ(%)

Số lượngTr.chiếc42.2444.552.265.3560.3315.7835.42Trị giáTr USD414450368.70617.2167.237.16Giá FOBUSD/ch9.810.100.33.0610.230.131.29

Bảng 3: Tổng giá trị xuất khẩu Jacket của Việt Nam sang Hoa Kỳgiai đoạn 2005-2007

(Nguồn:Hiệp hội Dệt May Việt Nam )

2.3 Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty CPMay Chiến Thắng.

2.3.1 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh sảnphẩm áo Jacket của công ty sang thị trường Hoa Kỳ.

*Nhân tố bên trong

Nguồn lực cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ:

Công ty có cở sở hạ tầng khang trang và hiện đại với 9.260 m2 nhà xưởngsản xuất và 3.810 m2 kho bãi, nhà xưởng 5 tầng có lắp đặt thang máy để vậnchuyển nguyên vật liệu, sản phẩm được nhanh chóng, tiết kiệm sức lực cho

Trang 29

công nhân Có 50% khu vực sản xuất được lắp đặt điều hoà không khí, hệ thốngsân bãi được đổ bê-tông rất kiên cố và sạch sẽ

i m kh i ởi đầu Chiến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang đầu Chiến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trangu Chi n Th ng không thua b t c m t công ty n o v trangến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ất cứ một công ty nào về trang ứ một công ty nào về trang ột công ty nào về trang ào về trang ề trangthi t b máy móc, v i các máy móc hi n ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ới các máy móc hiện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt ện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt đại như máy thiết kế mẫu, máy cắti nh máy thi t k m u, máy c tư máy thiết kế mẫu, máy cắt ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ẫu, máy cắt ắng không thua bất cứ một công ty nào về trangt đột công ty nào về trangng, máy may m t kim, hai kim t ột công ty nào về trang đột công ty nào về trangng, máy thùa, máy ép t đột công ty nào về trangng,…công ty luôn đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt đư máy thiết kế mẫu, máy cắtợc năng suất cao trong lao động sản xuất Đó là một bềt c n ng su t cao trong lao ăng suất cao trong lao động sản xuất Đó là một bề ất cứ một công ty nào về trang đột công ty nào về trangng s n xu t ó l m t bản xuất Đó là một bề ất cứ một công ty nào về trang ào về trang ột công ty nào về trang ề trangd y th nh tích c a công ty, song khi b t nh p v i c ch m i, nh ng máyào về trang ào về trang ủa công ty, song khi bắt nhịp với cơ chế mới, những máy ắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ới các máy móc hiện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt ơ chế mới, những máy ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ới các máy móc hiện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt ững máymóc trang thi t b hi n ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt đại như máy thiết kế mẫu, máy cắti không đư máy thiết kế mẫu, máy cắtợc năng suất cao trong lao động sản xuất Đó là một bềc s d ng hi u qu do không có ử dụng hiệu quả do không có đủ ụng hiệu quả do không có đủ ện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt ản xuất Đó là một bề đủa công ty, song khi bắt nhịp với cơ chế mới, những máyquy mô Vì th m l i th v công ngh k thu t không ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ào về trang ợc năng suất cao trong lao động sản xuất Đó là một bề ến Thắng không thua bất cứ một công ty nào về trang ề trang ện đại như máy thiết kế mẫu, máy cắt ỹ thuật không được phát huy trong ật đư máy thiết kế mẫu, máy cắtợc năng suất cao trong lao động sản xuất Đó là một bềc phát huy trongth i gian n y ời gian này ào về trang

Bảng 4: Trang thiết bị máy móc của công ty

( Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính- công ty CP May Chiến Thắng)

Trang 30

Tuy nhiên với quy mô còn nhỏ so với một số các công ty như May 10, ViệtTiến nên còn chưa tận dụng hiệu quả của các trang thiết bị và tính kinh tế theoquy mô Các con số thống kê cho thấy Việt Tiến có diện tích nhà xưởng là 55.709,32 m2 (gấp hơn 4 lần diện tích của Chiến Thắng) và tổng số trang thiếtbị gấp 7.8 lần so với Chiến Thắng (14.668 đơn vị) Như vậy khi có điều kiệnChiến Thắng cần mở rộng hơn nữa diện tích sản xuất để có thể phát huy nănglực về cơ sở vật chất kỹ thuật của mình.

Bên cạnh đó, công ty đã sử dụng phần cứng có hệ thống server chuyêndụng, phục vụ các nhu cầu về CSDL, e-email, truy cập Internet; mỗi nhân viênvăn phòng được trang bị một máy tính thuận tiện cho công việc Con số này ởViệt Tiến chưa đạt mức trang bị 1-1 do số lượng nhân viên khá đông Cái hơnmà Việt Tiến đã làm được so với Chiến Thắng là công ty có phần mềmCAD/CAM ở một số khâu (thiết kế, tạo mẫu rập, ráp thành phẩm, v.v…), hầuhết các module ứng dụng đều được DN tự xây dựng; có hệ thống e-mail vàwebsite phục vụ giao dịch, quảng bá

Nguồn lực tài chính:

Trước 2005 Chiến Thắng là một công ty nhà nước nên nguồn vốn được róttừ ngân sách quốc gia, vì thế nên không linh động và không được nhiều.Khoảng thời gian ba năm sau cổ phần hoá, tình hình tài chính công ty có nhiềubất ổn do bộ máy hành chính không ổn định Thêm vào đó cách quản lý chưathoát khỏi trì trệ, chưa có cách xoay vòng vốn hiệu quả nên năng lực tài chínhcủa công ty đã kém lại càng thêm kém so với các đối thủ cạnh tranh như May10, Việt Tiến,…

Trang 31

Bảng 5: Cơ cấu vốn của công ty CP may Chiến Thắng

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính- Công ty Cp May Chiến Thắng)

Năm 2005 tổng vốn của công ty xấp xỉ 135 tỷ đồng, trong đó 83 tỷ đồnglà vốn cố định, vốn lưu động chỉ chiếm 38.52% so với tổng vốn Năm 2006,tổng lượng vốn tăng lên không đáng kể với 157 tỷ đồng, tức tăng 6.3% so vớinăm 2005, trong đó vốn cố định tăng 10.84% và vốn lưu động tăng 25% so với2005 Tuy nhiên so với thị trường đang phát triển phình to thì số vốn tăng thêmcủa công ty là không đáng kể Đến 2007, tình hình công ty cũng không có nhiềukhả quan do nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, thị trường Mỹ chao đảonên tình hình làm ăn không mấy thuận lợi Cụ thể, tổng vốn nhích lên con số169 tỷ đồng, trong đó 92 tỷ đồng là vốn cố định và 77 tỷ đồng là vốn lưu động.Với tình trạng lạm phát cao như trong năm vừa qua thì con số trên là vô cùngnhỏ bé Càng làm rõ hơn nhược điểm về tài chính của công ty, điều này làmgiảm năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác ngàycàng có lợi thế về tài chính.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Trang 32

Chiến ThắngViệt Tiến

Biểu 3: So sánh tổng vốn của Chiến Thắng và Tổng công ty CP may ViệtTiến trong ba năm 2005-2007

Nguồn nhân lực:

Con người là vốn quý nhất mà công ty có Với quy mô 1497 công nhân viênchức đây quả thực là một con số khá ít so với quy mô của cơ sở hạ tầng Con sốnày chỉ bằng 62.375% so với năm 2006( 2400 lao động) Trong đó, lao độngtrực tiếp chiếm 97,8%, lao động nữ là 1287 người chiếm 85.97% Lao động cótrình độ cao đẳng trở lên là 101 người chiếm 6.75% Năm 2005, tổng số laođộng là 2546 người

Như vậy tình hình lao động trong công ty có nhiều sự biến động và ngàycàng có xu hướng giảm mạnh do có sự giảm tải trong bộ máy Con số lao độngnày so với các đối thủ khác như Việt Tiến còn khiêm tốn do nguyên nhân quymô sản xuất Tuy nhiên về chất lượng lao động để có thể thực hiện các đơn hàngJacket sang thị trường Hoa Kỳ thì Chiến Thắng có phần nhỉnh hơn do có sựchuyên môn hoá và công nhân Chiến Thắng có nhiều kinh nghiệm trong sảnxuất Jacket trong nhiều năm qua.

Trang 33

Biểu 4: Tương quan Lao động của công ty CP May Chiến Thắng trongba năm 2005-2007

(Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính- công ty CP May Chiến Thắng)

Công nhân của công ty có tay nghề cao do công ty nhận nhiều đơn đặthàng của nước ngoài với mẫu mã và kỹ thuật phức tạp vì thế trình độ của côngnhân có nhiều chuyển biến Đặc biệt với mặt hàng Jacket vốn có nhiều chi tiếtvà kỹ thuật may khó, công nhân Chiến Thắng có thể thực hiện các đơn hàngnhanh chóng và giao hàng đúng hẹn, đảm bảo đúng mẫu mã với chất lượng cao.Đây là một trong những ưu thế của công ty để có thể phát triển công ty thànhmộ công ty chuyên cung cấp sản phẩm Jacket cho thị trường với chất lượng cao.Tuy nhiên các công nhân viên công ty vẫn chưa thực sự gắn bó với công ty bởichế độ đãi ngộ không được chú trọng Đời sống của họ không ổn định dẫn tới tưtưởng hoang mang, không chú tâm vào công việc và không có nhiệt huyết cùngcông ty thoát khỏi khó khăn Mức độ thay thế của các công việc hấp dẫn kháctrên thị trường cao khiến Chiến Thắng không giữ được những cán bộ, công nhângiỏi.

Nền văn hoá công ty:

Đây là yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên trong doanh nghiệp.Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động Marketing vì nó có tác động lên

Trang 34

chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thịtrường Công ty CP May Chiến Thắng do mới được cổ phần , đại bộ phận vẫncòn mang nặng tư tưởng bảo thủ, chậm chạp, vẫn còn nhiều tư tưởng cá nhân.Vì thế nền văn hoá công ty coi như phải xây dựng lại từ đầu, vẫn chưa có ”sứcmạnh tập thể”, chưa phát huy được từng nhân tố trong công ty Cách làm việcvẫn còn nhiều vấn đề bất cập, đôi khi còn làm cho các đối tác khó chịu vì cáchlàm việc thiếu hiệu quả, có nhiều sai sót Vì thế việc sử dụng yếu tố văn hoádoanh nghiệp để tăng cường các công cụ Marketing nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh cho sản phẩm là điều khó khăn Trong cuộc đổi mới cho chính mình,công ty đã liên tục thay đổi cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với tình hình thựctês của nền kinh tế Tuy nhiên, cách quản lý của ban giám đốc vẫn còn lỏng lẻo,vì thế càng ngày càng thất thoát và kém hiệu quả Tình trạng được khắc phụckhi có sự đổi mới lần hai này, bằng việc thắt chặt quản lý, lựa chọn các đơnhàng phù hợp, thu hồi vốn nhanh chóng công ty đã dần có những dấu hiệu kinhdoanh tốt hơn Toàn bộ công ty có ý thức tốt hơn về chính bản thân mình và cónhững cố gắng trong việc liên kết và hình thành tập tính kinh doanh mang đặctính của Chiến Thắng.

Trong khi đó các công ty khác thuộc tập đoàn như May 10 hay Việt Tiếnlại rất chú trọng tới các yếu tố này, một phần cũng là do các đơn vị này đã đidần vào ổn định trên thị trường với các sản phẩm mang thương hiệu vững mạnh.Chế độ đãi ngộ của các công ty này cao khiến công nhân gắn bó với công ty hơnvà tự hào về công ty, có tư tưởng tốt để thực hiện tốt các hành vi của mình hơn.Trên thực tế chúng ta thấy được cách làm ăn chuyên nghiệp, đẳng cấp của cáccông ty này Đây là điều mà Chiến Thắng cần chú trọng để phát huy lợi thế chochính mình trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoàinước.

* Các nhân tố bên ngoài

Nhà cung cấp

Trang 35

1 Vốn và các dịch vụ: Công ty sử dụng các nhà cung cấp có uy tín và chất

lượng như ngân hàng VietComBank, sở điện nước Hà Nội, công ty dịch vụ TháiAnh, công ty chuyển phát nhanh DHL,… Các dịch vụ này thúc đẩy các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, dẫn tới việc công ty có thể nhanh chóngsản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao và kịp tiến độ giao hàng

Các đối thủ cạnh tranh khác của công ty cũng có những nguồn cung ứngtương tự với Chiến Thắng, tuy nhiên do quy mô lớn vì thế thường nhận đượccác chiết khấu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.

2 Nhân lực: Nguồn cung nhân lực của công ty rất đa dạng và phong phú.

Công ty chọn lọc và tuyển chọn nhân viên từ thị trường lao động, các trườngtrung cấp, cao đẳng và đại học, tuỳ theo từng vị trí mà có trình độ khác nhau.Nguồn lực công ty thường ở các trường: Trung cấp May, Cao đẳng công nghiệpnhẹ, Cao đẳng kinh tế, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Ngoạithương, Luật… Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm trong may xuất khẩu, cótrình độ để có thể may thành thục các sản phẩm khó may như áo Jacket Đâycũng là những chỉ tiêu chung để có thể tuyển dụng nhân viên tại các công tymay hiện nay

3 Thiết bị và nguyên phụ liệu: Trang thiết bị, máy móc của công ty

được nhập từ các nguồn cung ứng như: Nhật, Mỹ, HongKong… Về nguồnnguyên phụ liệu cho việc sản xuất công ty có hai nguồn cung ứng chính: Do bênđặt hàng cung cấp trọn gói (nếu là gia công), hoặc nhập từ: Hàn Quốc, Nhật,Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Việt Nam Vấn đề chất lượng được đặt lênhàng đầu để có thể tạo ra được những sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu kháchhàng Ít khi phải làm lại đơn hàng vì vượt qua được khâu kiếm tra chất lượngcủa bạn hàng, thúc đẩy nhanh lưu thông hàng hoá.

Đối thủ cạnh tranh*Hiện tại:

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu hình 1: Mô hình chuỗi giá trị- M.PORTER - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
i ểu hình 1: Mô hình chuỗi giá trị- M.PORTER (Trang 6)
Biểu hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty CP may Chiến Thắng - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
i ểu hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty CP may Chiến Thắng (Trang 20)
Qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng công ty vẫn lấy hoạt động chính của mình là hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng tới hoạt động xuất khẩu để  tận dụng thế mạnh của mình - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
ua bảng số liệu ta cũng thấy rằng công ty vẫn lấy hoạt động chính của mình là hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng tới hoạt động xuất khẩu để tận dụng thế mạnh của mình (Trang 24)
Bảng 4: Trang thiết bị máy móc của công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
Bảng 4 Trang thiết bị máy móc của công ty (Trang 29)
Bảng 5: Cơ cấu vốn của công ty CP may Chiến Thắng - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
Bảng 5 Cơ cấu vốn của công ty CP may Chiến Thắng (Trang 31)
Như vậy tình hình lao động trong công ty có nhiều sự biến động và ngày càng có xu hướng giảm mạnh do có sự giảm tải trong bộ máy - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
h ư vậy tình hình lao động trong công ty có nhiều sự biến động và ngày càng có xu hướng giảm mạnh do có sự giảm tải trong bộ máy (Trang 32)
Bảng 6: Cơ cấu nguồn lực của Tổng công ty May Việt Tiến - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
Bảng 6 Cơ cấu nguồn lực của Tổng công ty May Việt Tiến (Trang 38)
Bảng 7: Sản lượng XK nhóm hàng Jacket của công ty may Chiến Thắng với Tổng công ty Việt Tiến sang thị trường nước ngoài và thị trường - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
Bảng 7 Sản lượng XK nhóm hàng Jacket của công ty may Chiến Thắng với Tổng công ty Việt Tiến sang thị trường nước ngoài và thị trường (Trang 39)
Biểu hình 6: Thị phần nhóm hàng Jacket của công ty May Chiến Thắng so với các đối thủ cạnh tranh trong nước - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
i ểu hình 6: Thị phần nhóm hàng Jacket của công ty May Chiến Thắng so với các đối thủ cạnh tranh trong nước (Trang 41)
Bảng 8: Các chỉ tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2015 - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
Bảng 8 Các chỉ tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2015 (Trang 46)
Biểu hình 7: Hệ thống thông tin Marketing-MIS - Nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing xuất khẩu cho nhóm hàng Jacket của công ty CP May Chiến Thắng sang thị trường Hoa Kỳ
i ểu hình 7: Hệ thống thông tin Marketing-MIS (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w