1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

123 3K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HUỆ YÊN

ẨN DỤ TU TỪ

TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HUỆ YÊN

ẨN DỤ TU TỪ

TRONG THƠ TỐ HỮU

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng

THÁI NGUYÊN – 2008

Trang 3

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU 29

Chương 3: CHỨC NĂNG CỦA ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU 60

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Suốt cuộc đời gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, ông đã thực sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả Ông là người đã đem đến cho công chúng và cũng nhận được từ họ sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình tuyệt diệu Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của một kiểu nhà thơ mới - nhà thơ trữ tình chính trị Con đường thơ của Tố Hữu song hành cùng quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam

1.2 Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng Trong hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu luôn có mặt trong chương trình sách giáo khoa Ngữ

văn ở các cấp học Thơ ông đã "đốt lửa" và "truyền lửa" tới muôn triệu trái

tim bạn đọc Đồng thời, thơ Tố Hữu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi trong nước cũng như nước ngoài Thơ Tố Hữu được nghiên cứu từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau Tố Hữu được đánh giá là "nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam hiện

đại" [26, tr 407]

1.3 Thơ Tố Hữu "bắt rễ sâu và hấp thu sức mạnh trong nguồn mạch dân tộc, thể hiện sự thống nhất cao độ giữa cách mạng và dân tộc trong hình thức tươi đẹp của nghệ thuật Ông tiếp thu được cả hai nguồn thơ ca dân gian và bác học, đã kế tục sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc, thực hiện sự thống nhất

dân tộc - hiện đại trong nghệ thuật" [26, tr 407] Không cố công đi tìm hình

thức biểu hiện trong sự gọt giũa cầu kì hay những kỹ xảo thơ ca mà ông có ý thức về sự kết hợp giữa dân tộc, truyền thống và hiện đại Cái hiện đại trong thơ ông được thể hiện nhuần nhuyễn trên nền truyền thống và dân tộc Ông rất

Trang 5

dân tộc khi trở về với thơ ca dân gian, với thơ ca yêu nước Ông quan tâm đến hình ảnh, ngôn ngữ và nhạc điệu trong thơ

1.4 Chọn đề tài "Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu", luận văn mong muốn

làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ Tố Hữu, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của nhà thơ ở phương diện

nghệ thuật Nghiên cứu "Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu" cũng để làm rõ những

giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của phương thức tu từ mà người

thi sĩ cách mạng này đã từng khai phá và sáng tạo

1.5 Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá, nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật của thơ Tố Hữu: phong cách nghệ thuật, tính dân tộc, ngôn ngữ, nhạc điệu Tuy vậy, ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào hướng khảo sát còn để ngỏ này

2 Lịch sử vấn đề

Trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ẩn dụ tu từ đã góp phần tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ Phải kể tới sự đóng góp của nghệ sĩ dân gian trong ca dao - dân ca, Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Xuân Diệu hay Chế Lan trong thơ, đặc biệt là Tố Hữu

Hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu trở thành một hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn, thơ Tố Hữu có giá trị đặc sắc trong sự phát triển của nền văn học dân tộc

Trang 6

Ngoài những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học, thơ Tố Hữu được nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thi pháp thơ Tố Hữu, tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện, cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh

Trong "Phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu", Nguyễn Văn Hạnh

có viết "Đọc thơ anh thoáng qua dễ không thấy hết được những phát hiện mới mẻ, độc đáo Ít thấy kỹ thuật Thậm chí có những cái quen thuộc, "chung chung", gần "mòn", "cũ" (…) Nó có chỗ mạnh của nó Đó cũng là một trong những chỗ mạnh của văn học dân gian" [23, tr 843]

Lê Đình Kỵ đã khẳng định tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu qua cách sử dụng ẩn dụ trong thơ: "Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi lối ví von rất quen thuộc của ca dao (…) Thông thường thì là ví von gián tiếp hơn, theo lối mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ, nhưng ý vị và cấu trúc thì vẫn rất gần với ca dao" [38, tr 801]

Trong cuốn "Những thế giới nghệ thuật thơ", Trần Đình Sử có nhận

xét về thế giới ngôn từ trong thơ Tố Hữu: "Xét về ngôn từ thơ Tố Hữu là cả

một thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột cùng, dâng hiến tột độ (…) Hệ

thống hình ảnh ngôn từ ấy làm cho thơ Tố Hữu thực sự là tiếng thơ nóng bỏng, sáng ngời, bay bổng, nhiệt huyết" [51, tr 187] Cũng trong bài viết này, tác giả

khẳng định "Ngôn từ thơ Tố Hữu mang tính chất hiện thực và cổ điển" [51, tr 188]

Khảo sát ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu là hướng đi tiếp nối những công trình đi trước nhằm tìm ra những nét mới mẻ và độc đáo trong thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ cách mạng.

3 Phạm vi nghiên cứu

Tập Thơ Tố Hữu (NXB Văn hóa - thông tin, HN - 2002) gồm các tập

thơ: Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961); Ra trận (1962-1971); Máu và Hoa (1977); Một tiếng đờn (1992); Ta với Ta (1999) Tất cả tập sách

gồm 7 tập thơ với 284 bài thơ

Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Thi pháp học thể loại: vận dụng thi pháp thể loại (thơ trữ tình) 4.2 Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng ẩn dụ tu từ được sử dụng trong các tập thơ của Tố Hữu Kết quả thống kê sẽ được phân loại phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng, miêu tả và bàn luận cụ thể về ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích đặc điểm từng kiểu loại ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát những nét độc đáo về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà thơ trong việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật

4.4 Phương pháp so sánh đối chiếu: Luận văn so sánh cách sử dụng ẩn dụ tu từ qua các tập thơ của Tố Hữu để làm nổi bật nét mới của các ẩn dụ tu từ trong quá trình sáng tác của Tố Hữu

5 Đóng góp của luận văn

5.1 Về lý luận: Nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng định tài năng "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng" Đồng thời, xác định giá trị của phương tiện tu từ này trong sự phát triển của thơ ca đương đại

5.2 Về thực tiễn: Từ việc khẳng định những đặc sắc của ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, thấy được những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà thơ như một truyền thống hòa nhập vào thơ ca đương đại Nó còn góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ

6 Cấu trúc của luận văn

- Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Những vấn đề liên quan đến nội dung luận văn Chương 2: Đặc điểm ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

Chương 3: Chức năng của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN VĂN

1.1 KHÁI NIỆM VỀ ẨN DỤ

1.1.1 Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu ẩn dụ

Vấn đề ẩn dụ luôn được đặt ra và nghiên cứu từ nhiều cấp độ khác nhau của truyền thống học thuật riêng biệt như các học thuyết của triết học, tâm lý học, phong cách học, ngôn ngữ học và gần đây là dụng học và ngôn ngữ học tri nhận Trong các công trình nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ thường chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong phần từ vựng học và tu từ học với qun điểm coi nó là một phương thức phát triển nghĩa mới của từ (ẩn dụ từ vựng) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ)

Lý thuyết về ẩn dụ có một lịch sử lâu dài và đầy sóng gió, bắt đầu từ triết học thời Hi Lạp cổ đại với tên tuổi của triết gia Aristotle - một trong những người thầy triết học Ông đã xem ẩn dụ là hình thức trang trí trong ngôn ngữ nghệ thuật và hùng biện bằng phương thức chuyển nghĩa từ giống đến loài, từ loài sang giống hoặc dựa trên cơ sở tương tự

Ở Trung Hoa cổ đại, trong các công trình nghiên cứu của các học giả, ẩn dụ thể hiện qua khái niệm tỉ (chỉ cách ví von, bóng gió) và ẩn chứa trong lời diễn khởi đầu của các bài dân ca sau này được ghi lại trong tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng

Thời hiện đại, ẩn dụ cũng xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ trên thế giới như R Jakobon, J.Cohen, P Ricoeur, Samuel Levin và sau này là G Lakoff và Mark Tumer, ở những góc độ nghiên cứu khác nhau

Trang 9

Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý về ẩn dụ của các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu văn học Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Tồn, …

1.1.2 Các quan niệm về ẩn dụ

1.1.2.1 Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ

Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên Ẩn dụ được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực theo những góc độ và những cách thức khác nhau Trên thế giới, người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về ẩn dụ là

Aristotle trong cuốn Thi học Trong tác phẩm này, Aristotle đã nói rằng ẩn dụ

là sự áp dụng cho một sự vật nào đó một cái tên mà cái tên này vốn thuộc về một sự vật khác hoặc là từ loại cho đến chủng hoặc từ chủng cho đến loại, từ loại nhỏ sang loại nhỏ khác dựa vào sự đồng dạng Aristotle đã phát biểu lý thuyết về phép so sánh rút gọn, lý thuyết về bản chất so sánh rút gọn của ẩn dụ Theo đó, ẩn dụ được xem như một phần so sánh được rút gọn bằng cách

loại bỏ từ so sánh "như là", "là" v.v Chẳng hạn, theo Aristotle, ẩn dụ người là chó sói là một phép rút gọn từ một phép so sánh người giống như là một con chó sói (so sánh trong tiếng Việt: mặt hoa là rút gọn từ phép so sánh: Mặt (người) tươi như hoa)

Trong các sách nghiên cứu ẩn dụ trong và ngoài nước, cho đến nay, ẩn dụ thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau Theo A.A.Refor-matxkij thì "ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là "sự chuyển đổi", là trường hợp chuyển nghĩa điển hình nhất Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v " [Dẫn theo 59, tr 1] Theo Ju X Xtepanov thì "Bản thân từ Meta phora từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là "sự chuyển nghĩa" và " khi một từ, tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật mới, thì

hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ" [Dẫn theo 60, tr 1].

Trang 10

Các nhà ngôn ngữ học trong nước cũng có quan điểm tương tự Nguyễn Văn Tu cho rằng:

Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên gọi của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau [63, tr 159] Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: "Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng" [7, tr 54] Sau này, trong công trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu giải thích một cách cụ thể hơn: "Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau" [8, tr 145]

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: "Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự

giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau" [21, tr 162]

Đào Thản đã giải thích khá rõ ràng, cụ thể khái niệm ẩn dụ trong mối quan hệ với sự so sánh: "Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối tượng Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và

phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh" [53, tr 143]

Theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn thì bản chất của ẩn dụ là: "phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng" [61, tr 8]

Trang 11

Lần đầu tiên, trong sự phân tích ẩn dụ trong quan hệ với so sánh, Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng cái mà lâu nay người ta vẫn nói ẩn dụ là so sánh ngầm Và thực chất "về lôgic, chỉ có sự đồng nhất hoặc tương đồng hoàn toàn giữa các sự vật thì mới cho phép có thể dùng cái này để thay thế cái kia được (cũng giống như nguyên tắc thay thế phụ tùng,

máy móc trong khoa học kỹ thuật" [60, tr 5]

1.1.2.2 Ẩn dụ là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ)

Cù Đình Tú cho rằng: "Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng về nét tươnghs hiểu của đồng giữa hai đối tượng" [65, tr 179]

Đinh Trọng Lạc quan niệm:

Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động tính

chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A [34, tr 52]

Theo Nguyễn Thái Hòa: "Phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng" [36, tr 194]

Hữu Đạt cũng quan niệm:

Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản Như vậy, thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc[13, tr 302]

Theo Nguyễn Đức Tồn, ẩn dụ tu từ:

Trang 12

Được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt Cho nên có thể gọi nó là ẩn dụ lâm thời hay ẩn dụ tu từ (…) Ẩn dụ lâm thời hay ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng, do vậy mới có khả năng cùng chỉ một đối tượng nhưng mỗi người lại có thể có cách diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau [61, tr 4] Như vậy, qua những cách hiểu và định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng, trong Việt ngữ học, ẩn dụ ẩn dụ được xem xét theo hai góc độ Thứ nhất, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của đơn vị từ vựng dựa vào mối tương đồng giữa sự vật - đối tượng Theo góc độ này, ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học Thứ hai, ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người Ở góc độ này, ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, được coi là biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ) Với tư cách là biện pháp tu từ, ẩn dụ tu từ được khảo sát trong những ngữ cảnh cụ thể, gắn liền với văn bản Nếu tách khỏi văn cảnh thì giá trị ngữ nghĩa của nó sẽ không còn tồn tại

1.2 CÁC KIỂU ẨN DỤ

1.2.1 Quan niệm của Đỗ Hữu Châu

Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau đây:

+ Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức

giữa các sự vật Ví dụ, những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân tường, từ mũi trong mũi thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong cánh buồm, cánh đồng, cánh quạt là những ẩn dụ chỉ hình thức

+ Ẩn dụ chỉ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách

thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng.Ví dụ, nắm tư tưởng, cắt hộ khẩu chỉ rõ cách thức nhận thức tư tưởng, cách thức chuyển hộ khẩu cũng

giống như cách chúng ta cắt, nắm một sự vật vật lí cụ thể nào đó

Trang 13

+ Ẩn dụ chức năng là những ẩn dụ dựa dựa vào sự giống nhau về chức

năng giữa các sự vật Ví dụ, các ẩn dụ chức năng như chốt trong giữ chốt, cửa trong cửa sông, cửa rừng

+ Ẩn dụ kết quả là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động

của các sự vật đối với con người.Ví dụ, ấn tượng nặng nề là muốn nói tới tác

động của ấn tượng đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một vật nào đó có trọng lượng lớn mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng ta cử động khó khăn, đi đứng chậm chạp, không nhẹ nhàng, thanh thoát

Trong những ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những "cảm giác"của trí

tuệ, tình cảm Ví dụ, chua, ngọt, mặn, cay, chát là những cảm giác vị giác được dùng để gọi các cảm giác thính giác nói chua loét, lời nói ngọt ngào, nói cay quá

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát Trong rất nhiều ẩn dụ không chỉ một mà

thường là một số nét nghĩa cùng tác động Ví dụ, trong những từ như: mũi, chân cả hai nét nghĩa hình dáng và vị trí phối hợp với nhau tạo nên các nét nghĩa ẩn dụ của chúng (trong chân bàn thì có nét nghĩa hình dáng nhưng trong chân núi thì chủ yếu là nét nghĩa vị trí)

1.2.2 Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp

Theo Nguyễn Thiện Giáp, ẩn dụ có các kiểu sau:

+ Ẩn dụ hình thức Ví dụ, Bướm, loài côn trùng có cánh bay Cái mắc áo có hình con bướm cũng được gọi là bướm Mũi là bộ phận có đặc điểm

nhọn, nhô ra Phần đất nhô ra cũng được gọi là mũi đất

+ Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng khác Ví dụ:

Trang 14

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu

(Vũ Đình Liên)

+ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó

Ví dụ, tình cảm khô khan; lời nói ngọt ngào

+ Ẩn dụ chức năng Ví dụ, bến trong bến xe, bến tàu điện… không

giống nhau về hình dạng, không giống nhau về vị trí … với bến sông, bến đò Nó chỉ giống bến sông, bến đò ở chức năng đầu mối giao thông

+ Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngoài.Ví dụ, người phụ nữ

hay ghen gọi là Hoạn Thư; người đàn bà đẹp gọi là Tây Thi

+ Ẩn dụ màu sắc.Ví dụ, màu da trời - màu xanh như da trời; màu cánh sen - màu hồng như màu của cánh sen; màu cốm - màu xanh như màu của cốm

+ Ẩn dụ chuyển tên con vật thành con người Ví dụ, cún con của mẹ; bồ câu của anh

+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng Ví dụ, hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần

bên trong của quả được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề

1.2.3 Quan niệm của Cù Đình Tú

Theo Cù Đình Tú, trên lý thuyết, nếu như có bao nhiêu khả năng tương đồng thì có bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ tu từ Có thể nêu một số khả năng tương đồng được dùng làm cơ sở để tạo ra các ẩn dụ tu từ:

Trang 15

Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng bừng lên ánh bình minh của thời đại

(Bóng đêm và chế độ thực dân phong kiến có tính chất như nhau (tăm

tối), bóng đêm biểu thị chế độ thực dân phong kiến)

+ Tương đồng về trạng thái Ví dụ: Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh

dung: "nhận giải quyết mọi việc")

+ Tương đồng về cơ cấu Ví dụ:

Thầy quen nhẫn nại như một người đan rổ: tay bắt từng nan một, uốn nắn cho khéo, vào khuôn vào khổ Nhiều nan bị gãy nhưng rổ vẫn thành rổ

(Rổ có nhiều nan có cơ cấu tương tự lớp có nhiều trò, rổ biểu thị lớp học trò)

1.2.4 Quan niệm của Đinh Trọng Lạc

Đinh Trọng Lạc chia ẩn dụ thành các kiểu nhóm sau: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng Ngoài ra, ông cũng coi nhân hóa và vật hóa là những biến thể của ẩn dụ

+ Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa Ví dụ:

Trang 16

Hoa thơm bán một đồng mười Hoa tàn nhị rữa bán đôi lạng vàng

(Ca dao) Giá đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa

(Nguyễn Du) Nàng rằng khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa

(Nguyễn Du) Phượng những tiếc cao, diều hay liệng Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi

(Nguyễn Trãi)

Ở nghĩa gốc, từ hoa là tên gọi cơ quan sinh sản hữu tính của một loại thực vật thường có màu sắc đẹp và hương thơm Từ hoa khi thì dùng để ví

người phụ nữ đẹp, khi thì được dùng để ví người tình nhân hào hoa phong

nhã, khi lại dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp Như vậy, hoa đồng nghĩa

với tốt đẹp, cao quý…

Có thể nói, ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn, nhà thơ Bằng những sắc thái ý nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ hình tượng tác động vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo

+ Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa Ẩn dụ bổ sung được chia ra một số loại như sau:

Trang 17

+ Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá + Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo + Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó + Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng + Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn

Ví dụ:

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn Hãy tự buông cho khúc nhạc hường Dẫn vào thế giới của du dương…

(Xuân Diệu)

Khúc nhạc của nhà thơ không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng làn da, bằng lưỡi… thấm vào tâm hồn Lúc này mọi giác quan được huy động đến tột cùng và dẫn tới sự giao thoa, xuyên thấm Phải là nghệ sĩ mới có cái nghe kì diệu đến vậy! Dường như ngôn ngữ đưa ta vào một thế giới mới, một thế giới huyền diệu hơn, phong phú hơn và đánh thức trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi người

+ Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm giác Ví dụ:

Cỏ cây một màu khổ não/ Xanh ve mãi lên một niềm hoài vọng/ Màu đỏ giận dữ

(Nguyễn Tuân) Ở đây có sự kết hợp của các từ ngữ: màu với khổ não, màu đỏ với giận dữ Sự kết hợp đó được thực hiện trên cơ sở khác loại, bởi vì một khái

niệm thì trừu tượng, một khái niệm thì cụ thể

Trang 18

Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm của ngôn ngữ thơ Nó trở thành một phương tiện tu từ đắc lực trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu của con người

- Nhân hóa

Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình.Ví dụ:

Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối

Đêm bâng khuâng đôi miếng lẫn trong cành (Xuân Diệu)

Về mặt hình thức, nhân hóa được cấu tạo theo 2 cách Thứ nhất là, dùng từ ngữ chỉ tính chất hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là con người.Ví dụ:

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu

(Vũ Đình Liên)

Trang 19

Thứ hai là, coi đối tượng không phải là người như con người để trao gửi, trò chuyện, tâm sự Ví dụ:

Núi cao chi lắm núi ơi ?

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương (Ca dao) - Vật hóa

Vật hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng một hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược chiều lại với nhân hóa, tức là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người nhằm mục đích châm biếm, đùa vui, nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình Ví dụ:

Gái chính chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

Đến khi quanh đứt lọ rơi

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng (Ca dao)

Bài ca dao trên đem tới cho người đọc tiếng cười vui vẻ và sảng khoái Ở đó, hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược chiều lại với nhân hóa được thể hiện nhằm mục đích châm biếm, đùa vui hóm hỉnh mà thâm thúy Qua đó, người viết thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước hiện thực một cách sâu sắc và thấm thía

Tóm lại, theo Đinh Trọng Lạc, nhóm ẩn dụ thực chất là phương thức chuyển nghĩa theo mối liên tưởng tương đồng giữa hai sự vật, trong đó cái được so sánh gọi tên thay cho cái so sánh Đó là cơ chế chuyển từ trường nghĩa này sang một trường nghĩa khác Cụ thể là:

Trang 20

(1) Từ trường thể chất sang trường tinh thần, ta có ẩn dụ và ẩn dụ tượng trưng

(2) Từ trường sự vật sang trường con người, ta có nhân hóa, ngược lại ta có vật hóa

(3) Từ trường cảm giác này sang trường cảm giác khác, ta có ẩn dụ bổ sung [34, tr 215]

Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Cù Đình Tú và Đinh Trọng Lạc Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ được trình bày theo những cách khác nhau nhưng không hề mâu thuẫn, đối lập mà chúng bổ sung cho nhau nhằm đem đến một cách hiểu đầy đủ và thống nhất về ẩn dụ tu từ Cách phân loại trên dựa vào cơ sở quan hệ liên tưởng tương đồng, làm rõ tính chất mở và khả năng sinh sản lớn lao của ẩn dụ tu từ Mặt khác, cách phân loại này cũng thống nhất với cách phân loại hoán dụ tu từ (dựa trên liên tưởng lô gích khách quan)

1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ TU TỪ

1.3.1 Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng

Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ, được đưa vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng

Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng Nó được dùng với nghĩa ngữ cảnh, cách chuyển đổi tên gọi lâm thời hay những cách dùng tiếng Việt có tính cách cá nhân Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt

Ví dụ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

Trang 21

Gìn vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời

(Nguyễn Du)

Ở câu trên, từ chân trong cụm từ kiềng ba chân, nét nghĩa vị trí dưới

cùng của chân (người) được giữ lại Nét nghĩa này đã được cố định hóa trong nghĩa của từ trên Bởi thế, mọi người đều có thể sử dụng và sử dụng trong

mọi ngữ cảnh khi cần thiết

Ở câu dưới, Kim Trọng gọi mình là kẻ chân mây cuối trời tức là kẻ đi xa trong cuộc chia li này Như vậy, chân trong cụm từ chân mây cuối trời

được dùng để chỉ Kim Trọng Chỉ trong văn cảnh này mới cho phép ta hiểu như vậy, nếu tách khỏi văn cảnh thì nghĩa đó không còn nữa

1.3.2 Phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ

Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Đinh Trọng

Lạc đã khẳng định: "So sánh tu từ là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có cùng một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đối tượng" [34, tr 154] Về bản chất, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau Tuy nhiên cần phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ

Sự giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ chính là cách liên tưởng để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ

Ví dụ:

Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi (Nguyễn Du)

Trang 22

Hai đối tượng được so sánh ở đây (hoa và người con gái, con bướm và chàng trai) có sự tương đồng là sự tinh túy, xinh đẹp; sự kiếm tìm cái đẹp và tình yêu Hoa gắn liền với hương thơm, màu sắc Hoa đẹp nhưng chóng tàn,

giống như người con gái đẹp nhưng tuổi xuân mau phai nhạt Mối quan hệ

của bướm với hoa (bướm say hoa, bướm gần hoa, bướm lượn vành bén

hoa…) là mối quan hệ để duy trì nòi giống nếu xét trên quan điểm sinh học Thiếu sự cộng sinh ấy thì cả cây và bướm đều bị đe dọa tuyệt diệt Từ sự tương đồng ấy, người con gái trong ca dao muốn nói tới cảnh ngộ của mình và lời oán thán đối với chàng trai nọ trong tình yêu đôi lứa

Ẩn dụ cũng được xây dựng trên liên tưởng tương đồng như thế Ví dụ, nói về đứa con yêu bé bỏng của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có liên

tưởng thú vị và ý nghĩa: Mặt trời của bắp thì mọc trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Điểm gặp gỡ ở hình ảnh thơ là ánh sáng, là sự cần thiết của

ánh sáng đối với con người và vạn vật

Tuy nhiên giữa chúng lại có những điểm khác nhau rõ rệt So sánh tu từ có cấu tạo gồm hai vế là đối tượng được so sánh và đối tượng được dùng

để so sánh Ẩn dụ là so sánh ngầm ẩn Suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ được thể hiện gián tiếp Nếu như so sánh là cụ thể hóa nhận thức và tình cảm đối với đối tượng thỉ ở ẩn dụ, phương pháp chuyển nghĩa thông qua những sự vật cụ thể lại khái quát hóa, trừu tượng hóa một vấn đề nào đó, đồng thời đưa ra một thể thống nhất mới của hình tượng nghệ thuật, tạo nên những trường nghĩa mới

Ví dụ:

Đôi ta là bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chưng thày mẹ nói ngang Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau

(Ca dao)

Trang 23

Bài ca dao trên gồm 2 vế: vế trước biểu đạt sự so sánh đồng nhất giữa

sự vật đôi ta (anh và em) với đũa ngọc và mâm vàng đẹp và quý Đôi đũa

ngọc ấy được đặt trong mâm vàng vừa hòa hợp lại vừa cao sang và đáng trân trọng Trong vế đầu của bài ca dao này thì đũa ngọc và mâm vàng là những sự vật vật chất cụ thể So sánh trên gồm có 2 vế theo kiểu cấu tạo: A như B rất quen thuộc trong lối ví von của ca dao Như vậy, so sánh giúp cho câu thơ thêm sinh động và đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ

Vẫn là đũa ngọc - mâm vàng nhưng ở vế sau của bài ca lại là cách nói ẩn dụ tu từ Ở đây, đũa ngọc, mâm vàng không còn là những sự vật cụ thể mà

là hình ảnh tượng trưng biểu thị chàng trai và cô gái trong quan hệ tình cảm

với nhau Hình ảnh này chỉ có một vế - đối tượng được dùng để biểu thị đũa ngọc, mâm vàng Đối tượng được biểu thị là đôi ta (cặp uyên ương trời sinh

đang sống trong những phút giây ngọt ngào hạnh phúc) thì ẩn đi Cái điều gắn kết tưởng chừng không thể khác được trong suy nghĩ và trong cuộc sống đã bị cắt chia, bị xé lẻ và bị đẩy về hai phương trời, hai dòng đời khác nhau

1.3.3 Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ

"Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó" [36, tr 203]

Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ đều có những tính chất giống nhau: rút gọn lời nói và tạo hình, vay mượn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ, mang vào ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, gây cảm xúc

Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ có điểm khác nhau: ẩn dụ được xây dựng trên liên tưởng tương đồng còn hoán dụ lại dùng cái quan hệ tất yếu

để kết hợp những yếu tố có cùng với nhau một mẫu số chung, thành một hệ thống lôgic

Ví dụ:

Trang 24

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu về đâu

(Xuân Quỳnh)

Hình ảnh con thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng vỗ, mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển cũng chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn tình đang yêu nhau tha thiết Như vậy, ẩn dụ trên được xây

dựng trên trường liên tưởng Còn hoán dụ áo chàm trong câu thơ của Tố Hữu

được xây dựng trong mối quan hệ gần gũi khách quan:

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Tố Hữu)

Áo chàm - chiếc áo người dân miền núi Việt Bắc thường mặc (mang

đậm màu sắc dân tộc) để chỉ người dân Việt Bắc trong cuộc tiễn đưa cán bộ cụ Hồ

Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị ngôn ngữ Trong một từ nhiều nghĩa, có thể nghĩa này được chuyển theo phương thức ẩn dụ, nghĩa kia lại theo hoán dụ Ví dụ:

Từ chân trong từ điển được giải thích với một số nét nghĩa như sau:

(1) Bộ phận cuối cùng của cơ thể người (hay động vật), dùng để đi, đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người (hay

động vật) Nước đến chân mới nhảy

(2) Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một

người với tư cách là một thành viên một tổ chức Có chân trong hội đồng

Trang 25

(3) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt

nền Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Trong ba nét nghĩa trên, nét nghĩa (1) được dùng với nghĩa gốc của từ

chân Nét nghĩa (2) được dùng theo cách nói hoán dụ và nét nghĩa (3) dùng

theo lối ẩn dụ

Thực ra, ranh giới giữa ẩn dụ và hoán dụ không phải là tuyệt đối khi ta thấy một đơn vị ngôn ngữ được dùng mang dấu hiệu của hiện tượng nào nhiều hơn thì xếp vào hiện tượng đó Mọi ẩn dụ đều phảng phất tính hoán dụ và mọi hoán dụ đều có ít nhiều tính cách ẩn dụ

Trên cơ sở những quan điểm về ẩn dụ nêu trên, chúng tôi rút ra kết luận về khái niệm ẩn dụ làm cơ sở cho sự nghiên cứu, khảo sát của đề tài luận văn như sau:

Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hóa cá sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó

Ẩn dụ là một trong hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn ngữ đã tuân thủ quy luật tiết kiệm kì diệu của ngôn ngữ Theo đó, người ta đã dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn và nó có mặt ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức âm thanh có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác nhau Đồng thời, cùng một đối tượng cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau

Khi một từ hoặc một ngữ nào đó được dùng làm ẩn dụ thì nghĩa gốc ban đầu của nó không còn nữa mà nó sẽ được hiểu theo nghĩa bóng Các nghĩa được tạo ra theo phép ẩn dụ tu từ không được cố định hóa trong hình thức ngôn ngữ thành ý nghĩa của từ trong từ điển Ẩn dụ tu từ mang tính sáng

Trang 26

tạo riêng của cá nhân nghệ sĩ Người đọc muốn tiếp nhận được nghĩa đó phải dựa vào một số yếu tố như: ngữ cảnh, tính lô gích và thói quen thẩm mỹ

Ẩn dụ không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để tư duy về sự vật Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các

loại trừu tượng Trong bài Ẩn dụ ý niệm, tác giả Phan Thế Hưng đã viết: "Ẩn dụ

không chỉ thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù tri nhận, giải thích được ý nghĩ và hành động của chúng ta qua ngôn ngữ hàng ngày" [31, tr 18] Ẩn dụ tu từ không chỉ xuất hiện ở cấp độ từ vựng mà còn xuất hiện ở

cấp độ cao hơn (cú pháp, văn bản) Trong cuốn Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, các tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa có viết: "Hoán dụ hay ẩn dụ không phải chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các

tín hiệu thẩm mỹ ở cấp độ từ vựng mà có thể chi phối toàn bộ cấu trúc văn bản" [29, tr 69] Đặc biệt gần đây, tác giả Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm của mình về ẩn dụ: "Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại"[31, tr 12] Như vậy, ẩn dụ không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy

Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ tìm hiểu hiện tượng ẩn dụ tu từ ở cấp độ từ vựng (bao gồm từ và cụm từ) còn các đơn vị khác lớn hơn thuộc cấp độ ngữ pháp không thuộc đối tượng nghiên cứu của hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1.4 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU

1.4.1 Cuộc đời

Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế Tuy là một vùng đất nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên, núi

Trang 27

sông lại rất nên thơ, xứ Huế còn nổi tiếng là một vùng văn hóa phong phú, độc đáo, đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, hò như Nam ai, Nam bình, mái nhì, mái đẩy Tố Hữu đã từng được sống trong bầu không khí của văn hóa của quê hương mình Từ nhỏ, ông đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ; được mẹ "ấp ủ và ru bằng tiếng hát ngọt êm của người đàn bà xứ Huế" [32, tr 60] Truyền thống gia đình cùng với quê hương xứ Huế đã góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu

Tố Hữu bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất Tuổi trẻ của Tố Hữu có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng Ngay từ những ngày đầu tiên ấy, chất men say lý tưởng đã giúp cho Tố Hữu say mê trên mọi nẻo đường cách mạng Ngay cả những lúc bị bắt giam trong lao ngục, ông vẫn một lòng hi sinh cho lý tưởng Tố Hữu từng trải qua những giây phút cam go, khốc liệt nhất của dân tộc và cả những lúc trên đỉnh cao của chiến thắng, vinh quang Dù ở thời điểm nào cũng vậy, Tố Hữu vẫn là con người của Đảng, của nhân dân Ông chưa bao giờ xa rời hay nhạt phai lý tưởng cách mạng Ông làm thơ vì cách mạng và nhờ cách mạng, những vần thơ của Tố Hữu bay cao và vang xa Cả cuộc đời mình, ông đã hiến dâng trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà thơ Thơ và cách mạng - hai trong một ở con người Tố Hữu và đó như một mối tình duyên đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất và cao cả nhất trong cuộc đời, sự nghiệp thi ca của ông Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua

các giai đoạn lịch sử Vì thế mà Tố Hữu được mệnh danh là người viết sử Việt Nam hiện đại bằng thơ Tố Hữu được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí

Minh về văn học nghệ thuật năm 1996

Trang 28

1.4.2 Con đường thơ của Tố Hữu

Trong lịch sử văn học nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỉ 20 này Tình yêu lý tưởng, yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng Nội dung ấy được biểu lộ vừa thầm kín và tinh tế, vừa sâu sắc và đậm đà qua 7 tập thơ nổi

tiếng của Tố Hữu Tố Hữu sôi nổi, say sưa tự hát trong Từ ấy; hát về nhân dân

anh hùng và dựng xây với tiếng hát ân tình thủy chung trong kháng chiến

trong Việt Bắc và Gió lộng; kêu gọi, cổ vũ cuộc kháng chiến hào hùng trong

Hữu đã từng bộc bạch: "Thơ là kết quả của sự "nhập tâm" đời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân (…) Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ hình thành Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật

đầy" [38, tr 54] Đúng vậy, cả đời thơ của ông đều là những lời gan ruột

với lý tưởng, với nhân dân, đất nước và chính mình Điều đáng trân trọng hơn cả là trước sau thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng

1.4.3 Phong cách thơ Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ Với ông,

làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng Ông có khả năng thơ hóa các vấn đề chính trị Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình Ông là người đầu tiên mang vào thơ Việt Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản Trong thơ ông, dù đề tài và nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn

Trang 29

nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ: "Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về câc vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ, đối với anh là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi" [66, tr 193].

Nội dung trữ tình trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc Nhân vật trữ tình là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lãng mạn Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi

ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng

Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là giọng điệu riêng rất dễ nhận ra Đó

là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến Cái giọng

"hờn dịu ngọt" của người Huế, cái giọng hò man mác thiết tha trên sông Hương và cái giọng thầm thì của chính con sông rất đỗi thơ mộng và trữ tình.

Có được giọng điệu ngọt ngào ấy là bởi nhà thơ được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế.Đồng thời, nó còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: "Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí"[38, tr.51] Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ

Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy Tố Hữu "tắm đẫm các ý tình cách mạng hiện đại trong

Trang 30

những hình thức tư duy cổ truyền thấm thía, đậm đà" [51, tr 194] Ông sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này Những lối ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt được nhà thơ vận dụng một cách sáng tạo

Trong số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được Tố Hữu sử dụng, có thể nói, biện pháp ẩn dụ là một trong những biện pháp chủ đạo Điều đó được

khẳng định ngay từ nhan đề của mỗi tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn, Ta với Ta Mỗi cái tên là một ẩn dụ gợi

những ý tưởng sâu xa để người đọc hướng đến nội dung tư tưởng của toàn tập Và trên mỗi trang thơ ông, ta luôn bắt gặp những hình ảnh ẩn dụ biến ảo Do đó, việc tìm hiểu ẩn dụ trong thơ Tố Hữu cũng là một cánh cửa để mở ra thế giới nghệ thuật rộng lớn của thơ ông

TIỂU KẾT

Ở chương này, người viết đã trình bày một số vấn đề lý thuyết cơ bản về ẩn dụ như: khái niệm về ẩn dụ, phân loại ẩn dụ, đặc điểm của ẩn dụ tu từ (so sánh ẩn dụ với một số biện pháp tu từ khác) Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hóa cá sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó

Ẩn dụ tu từ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm Bởi vậy, nó được sử dụng

rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là thơ ca nghệ thuật

Ẩn dụ tu từ thể hiện rõ nét phong cách tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc Ẩn dụ của ca dao khác ẩn dụ của Truyện Kiều, của thơ

Trang 31

Hồ Xuân Hương, của Lục Vân Tiên… ẩn dụ của Huy Cận khác Chế Lan Viên, Chế Lan Viên khác Tố Hữu… Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng cũng như mỗi thời đại có cách cảm nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng Thơ trữ tình thực sự là vương quốc của các ẩn dụ Đây có thể là địa hạt khai phá nghệ thuật không bao giờ cũ mòn của người nghệ sĩ Bởi mỗi bài thơ là một tâm trạng và có những mã riêng của nó Nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong tác phẩm văn học, ta sẽ có những trường phong cách khác nhau và có thể bao quát được thế giới nghệ thuật của họ Vì lẽ đó, người viết đã chọn khảo sát ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, cây đại thụ của thơ ca cách mạng Việt Nam để từ đó có thể tìm một trong những điểm cốt lõi của phong cách một nhà thơ lớn

Trang 32

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU

2.1 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU

2.1.1 Số lượng ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

Trên cơ sở thống kê qua 6 tập thơ với 284 bài trên 744 trang sách (từ trang 21 đến trang 764), chúng tôi đã xác định được 612 lần xuất hiện ẩn dụ tu từ

2.1.2 Các kiểu ẩn dụ tu từ thường gặp trong thơ Tố Hữu

Ở chương I, chúng tôi đã trình bày cách phân loại ẩn dụ nói chung và phân loại ẩn dụ tu từ Khảo sát ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các tiêu chí phân loại của Đinh Trọng Lạc Kết quả khảo sát như sau:

BẢNG THỐNG KÊ ẨN DỤ TRONG CÁC TẬP THƠ

Tên tập thơ

Ẩn dụ hình tượng

Ẩn dụ bổ sung

Ẩn dụ tượng trưng 116

Biến thể của ẩn dụ

Tổng Ẩn dụ

hình thức

Ẩn dụ tính chất, đặc điểm

Ẩn dụ cách thức

Trang 33

đạt của nó ở những mức độ khác nhau Có thể nói, số lượng ẩn dụ và số lượng của từng kiểu ẩn dụ trong mỗi tập thơ nhiều ít khác nhau Kiểu ẩn dụ chỉ đặc điểm, tính chất được sử dụng nhiều hơn cả trong tất cả các tập

Nhiều ẩn dụ trở đi trở lại đã tạo thành những điểm nhấn nghệ thuật đặc

sắc Chẳng hạn, các hình ảnh: mặt trời, mùa xuân, ngày mai, gió, vườn hoa lá, thiên đường xuất hiện nhiều trong tập Từ ấy Đó là một thế giới "đầy xuân",

"thắm sắc", "đậm hương", "rộn rã âm thanh" Thế giới của ánh sáng và niềm tin,

thế giới của yêu thương và tranh đấu Các hình ảnh: vàng nhân phẩm, sen thơm ngát, ngọn lửa, máu và hoa, trái tim, cây chông, kho mìn nổ trở đi trở lại trong các tập Ra trận, Máu và Hoa Hình ảnh nắng mưa, dòng đời, cỏ dại, bình minh, hoàng hôn trong sự chiêm nghiệm cuộc sống thì xuất hiện nhiều ở các tập Một tiếng đờn và Ta với ta (Xem thêm bảng thống kê chi tiết ở phần phụ lục)

Những hình ảnh ẩn dụ trở đi trở lại đã lập thành hệ thống tín hiệu thẩm mỹ để tập trung thể hiện vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản ở những thời điểm khác nhau trong chặng đường hoạt động cách mạng và sáng tác của Tố Hữu Nó đã phần nào phản ánh phong cách thơ Tố Hữu

Sau đây là những phân tích cụ thể về các kiểu loại ẩn dụ trong thơ Tố Hữu

2.1.2.1 Ẩn dụ hình tượng

Ẩn dụ hình tượng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của đối tượng Trong thơ Tố Hữu, ẩn dụ hình tượng xuất hiện 284 lần chiếm trên 50 % tổng số 598 ẩn dụ tu từ đã được sử dụng

Dựa trên cơ sở mối quan hệ tương đồng giữa đối tượng được thay thế tên gọi với đối tượng được sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tượng được phân thành ba kiểu: ẩn dụ hình thức; ẩn dụ chỉ đặc điểm, tính chất và ẩn dụ cách thức

* Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình thức giữa các đối tượng Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất

Trang 34

phát từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người để biểu thị hình thức con người Ẩn dụ hình thức xuất hiện không nhiều trong các tập thơ của Tố Hữu Chỉ có 30 lần được nhà thơ sử dụng nhưng nó đã đem lại cho thơ của ông sự độc đáo, bất ngờ và có giá trị tạo hình cao Có thể phân tích một số hình ảnh tiêu biểu của phương thức tu từ này:

Ta lại dấn chân vào trận mới

Mạch suối trẻ trong dòng người vô địch (Vui bất tuyệt) Sóng người dâng ngập lối, biểu tình

(Theo chân Bác) Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu

Người vươn lên, như một thiên thần

(Việt Nam máu và hoa)

Sóng người, mạch suối trẻ và biển máu là những ẩn dụ hình thức được

xây dựng trên liên tưởng với sóng nước, mạch suối và biển cả Tất cả nhằm thể hiện sức mạnh vũ bão (xô tới, ào lên) của chiến tranh nhân dân Những con sóng gối nhau tràn bờ vô hạn vô hồi Cứ hết đợt sóng này lại tiếp đợt khác

ào lên mạnh mẽ Sóng người dâng lên ngập lối, nghẽn đường trong những

cuộc biểu tình được tác giả hình dung như sóng biển vậy Mạch nguồn trẻ trung, dồi dào và vô tận tạo nên dòng chảy của sông suối như đang chảy trong dòng người mang sức mạnh vô địch Sức mạnh của ngôn từ đã giúp Tố Hữu nói được một cách hình ảnh và giầu sức gợi về chiến tranh nhân dân Cùng

với sóng người, mạch suối trẻ, tác giả lại viết biển máu khi nói về hiện thực

khốc liệt của chiến tranh Bao nhiêu máu đã đổ trên khắp nẻo đường chiến

tranh Từ vài ba vết máu loang chiều mùa đông trong thơ Hoàng Cầm đến những cánh đồng quê chảy máu trong thơ Nguyễn Đình Thi…đã nhập hòa trong tiếng thơ Tố Hữu để tạo nên biển máu đau thương Từ trong máu lửa ấy,

Trang 35

Việt Nam đã vươn lên trong tư thế của vẻ đẹp kỳ vĩ Sức mạnh của biển cả nhân dân được tạo nên từ trăm sông, ngàn suối Sự hi sinh của chú bé liên lạc

là một trong những thiên anh hùng ca như thế: Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi!

(Lượm)

Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự

hi sinh anh dũng của chú bé Lượm Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương Đó cũng là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng:

Trường Sơn mây núi lô nhô Quân đi sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng

Ngọn lửa sống không bao giờ tắt

(Trưa tháng tư, Sài Gòn)

Sức mạnh chiến đấu không phải là những tiếng trống, giọng kèn cổ

động mà là hơi thở nóng truyền vào máu vào tim Hình ảnh ngọn lửa sống là

một biểu tượng đẹp của người cách mạng Sức sống mãnh liệt của dân tộc

được nhà thơ liên tưởng tới ngọn lửa thiêng liêng, cháy sáng, tỏa nóng ấm và

Trang 36

trường tồn vĩnh hằng Ngọn lửa sống không chỉ gợi liên tưởng về việc "đốt

lửa" mà còn có ý nghĩa nhắc nhở "giữ lửa" và "truyền lửa" trong cuộc sống Đó là nhiệt huyết, là tình yêu cháy bỏng, là khao khát dâng hiến tột cùng của

mỗi người cho đất nước, quê hương Tố Hữu đã truyền ngọn lửa sống ấy đến muôn triệu tâm hồn Có phải "ngọn lửa sống" ấy cứ cháy sáng mãi cùng dòng máu hồng tươi:

Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân

(Ta vẫn là xuân)

Dòng máu hông tươi, dòng máu thơm là những cách nói đẹp chỉ vẻ

đẹp tâm hồn và nhân cách của người Việt Nam Nó có sự kế thừa trong mạch nguồn truyền thống của cha anh Dòng máu ấy cứ hồng tươi mãi bởi nó được kết tinh, chắt lọc và chưng cất từ lòng nhân nghĩa tự ngàn đời Có thể nói,

những ẩn dụ trên đều nằm trong trường liên tưởng về mạch nguồn, dòng chảy, sóng nước và biển cả…Ngoài ra, Tố Hữu còn mượn sức nóng và sự tỏa chiếu của ngọn lửa để khẳng định ngọn lửa sống trong mỗi người và trong hồn dân tộc Vì thế, thơ ông đã khơi gợi ngọn lửa thiêng có sẵn trong mỗi con người

để nó luôn cháy sáng và tỏa rạng Phải có được niềm tin ấy, Tố Hữu mới có được cái nhìn và cách nói đầy bản lĩnh như thế:

Triều đang lên, nước đang chuyển dòng đời

(Cảm nghĩ đầu xuân 2002)

Nói về hiện thực cuộc sống đầy biến động, Tố Hữu mượn hình ảnh

dòng đời trong sự thay chuyển của nó Một cách nói tế nhị nhờ ẩn dụ hình thức chuyển dòng đời Ông truyền cách nhìn và cách đánh giá hiện thực đến

với muôn người trong những thời điểm vô cùng nhạy cảm trong thời đại và chính bản thân nhà thơ Tố Hữu từng suy ngẫm, trăn trở và nói lên những điều

gan ruột trong thơ Nói sao cho thấu lẽ đời, nói sao để mọi người cùng hiểu, nói để cùng chia sẻ, cùng thắp lửa trong đời Những nỗi niềm ấy, ông phải

nhờ đến cách nói kín đáo, ý nhị của ẩn dụ tu từ

Trang 37

* Ẩn dụ đặc điểm, tính chất

Ẩn dụ đặc điểm, tính chất được hình thành trên cơ sở mối quan hệ tương đồng về đặc điểm, tính chất giữa các đối tượng Loại ẩn dụ này xuất hiện nhiều nhất trong thơ Tố Hữu với 215 lần.Ẩn dụ đặc điểm, tính chất xuất

hiện nhiều nhất trong tập Từ ấy - Gió lộng và Ra trận Mở đầu bài thơ Từ ấy,

Tố Hữu đã viết:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim

(Từ ấy)

Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí và chói qua tim khẳng định lý

tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, "mặt trời chân lí" - một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu mặt trời của đời thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống Đó là trạng thái bừng sáng, bừng thức, bừng ngộ của tâm hồn Ánh sáng rực rỡ, có sức xuyên thấu và thiêu đốt mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng được liên tưởng với nắng hạ rực rỡ, chói chang Liên tưởng tương đồng ở trên đã khẳng định sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi sĩ sáng mắt, sáng lòng Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo sát người chiến sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng ? Phải có trong lòng thứ ánh sáng kì diệu ấy, Tố Hữu mới có được niềm tin trong bất kì hoàn cảnh nào:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

(Việt Bắc)

Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các ẩn dụ đêm, đèn pha và ngày mai để biểu hiện vẻ đẹp và lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu, huy hoàng

Trang 38

của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta Nghìn đêm để có ánh sáng, có ngày mai huy hoàng Không chỉ tả thực về những hoạt động của kháng chiến

chống Pháp nơi căn cứ địa Việt Bắc mà tác giả muốn gửi gắm niềm tin yêu trong những hình ảnh thơ tràn đầy niềm vui lãng mạn Niềm vui của người chiến sĩ còn được nói tới qua những dòng thơ:

Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa

(Chào xuân 67)

Người lính đi đầu, trái tim làm ngọn lửa là hình ảnh ẩn dụ lấy cái cụ

thể thay cho cái trừu tượng Có lẽ, Tố Hữu xuất phát từ vai trò lịch sử của Việt Nam trong thời đại đấu tranh chống Mĩ để xây dựng hình tượng thơ này Ngọn lửa của trái tim này chính là ngọn lửa trái tim Đan - Kô, ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa đấu tranh giải phóng dân tộc, ngọn lửa của lương tri thời đại soi đường cho các dân tộc bị áp bức tiến lên Một vấn đề chính trị xã hội được nhà thơ diễn đạt bằng một hình ảnh cụ thể oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng rực rỡ

Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay tên riêng hoặc lấy tên riêng thay tên chung

Những hồn Trần Phú vô danh

Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

tác giả đã dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách mạng đã hi sinh như đồng chí Trần Phú Hiệu quả của tu từ trở nên rõ nét nhờ sự xuất hiện của từ vô danh bên cạnh tên riêng Trần Phú Các anh hùng liệt sĩ vô danh đã hóa thân cho dáng hình xứ sở "Làm nên đất nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm)

Trang 39

Với tâm hồn cao đẹp và bình dị, Việt Nam đã trở thành lương tri của thời đại:

Ngôi sao chân lí của đời

Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay

(Nước non ngàn dặm)

Ngôi sao chân lí và vàng của lòng người là những ẩn dụ chỉ cái đẹp

quí giá của tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại chống Mĩ Ánh sáng của muôn vì tinh tú trên dải ngân hà là thứ ánh sáng mát dịu, trong trẻo và sáng trong Chân lí thời đại được hình dung như thứ ánh sáng của ngàn sao lấp lánh Lấy hình ảnh sáng trong và rạng ngời của thế giới tự

nhiên để chỉ chân lí của thời đại, tác giả khẳng định sức sống vĩnh hằng của lý

tưởng cộng sản Bom đạn và sự hủy diệt của chiến tranh không thể khuất phục

được tinh thần chiến đấu của dân tộc ta Hình ảnh máu và hoa được xây dựng

trên liên tưởng từ những đau thương, chết chóc với niềm vui chiến thắng Liên tưởng tương đồng đã tạo nên ẩn dụ đẹp và mới lạ Chẳng phải ngẫu

nhiên mà Tố Hữu lại dùng hình ảnh ẩn dụ máu và hoa để đặt tên cho tập thơ

viết về Miền Nam trong đau thương và anh dũng Để có được niềm vui chiến thắng, dân tộc ta đã đổ bao xương máu, trải qua bao hi sinh, mất mát:

Việt Nam ơi, máu và hoa ấy Có đủ mai sau, thắm những ngày

(Việt Nam máu và hoa)

Là nhà thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu luôn nhạy cảm trước những vấn đề chính trị của đất nước Thơ ông bám sát mọi chặng đường cách mạng, phản ánh kịp thời mọi biến cố trọng đại của dân tộc:

Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy

(Có thể nào yên)

Trang 40

Ẩn dụ dòng thơ tươi xanh, dòng thơ lửa cháy xuất hiện trong hai câu thơ trên góp phần làm cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp Dòng thơ tươi xanh là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân Dòng thơ lửa cháy cũng là hình

ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống đấu tranh của nhân dân Thơ Tố Hữu đã nói lên được tiếng nói của dân tộc trong thời đại, phản ánh được nhiệm vụ chính trị của đất nước

Bên cạnh "dòng thơ lửa cháy" ngời sáng chủ nghĩa yêu nước về Miền Nam chiến đấu, Tố Hữu còn có những "dòng thơ tươi xanh" về miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhận thức về sự hồi sinh của đất nước, Tố Hữu có viết:

Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

(Ba mươi năm đời ta có Đảng) Ẩn dụ gương vỡ, cây khô, lành và đâm cành nở hoa xuất hiện trên hai

dòng thơ khẳng định triết lí sống lạc quan của dân tộc Tác giả mượn chuyện

gương vỡ và cây khô để nói về sự đổ vỡ, mất mát của con người trong cuộc

đời Gương rạn nứt hay vỡ vụn, cây khô héo cạn kiệt nhựa sống như chính

cuộc đời của người dân trong xã hội cũ Từ chuyện cây lá, đồ vật nói về

chuyện cuộc đời là một cách nói ý nhị mà sâu sắc Sự hồi sinh kì diệu mà

cách mạng đem lại cho con người được Tố Hữu kí thác trong cách nói gương vỡ lại lành và cây khô lại đâm cành nở hoa

Sự thay da đổi thịt của cuộc sống được diễn ra từng ngày từng giờ trên mọi miền đất nước Hơn một lần, Tố Hữu đã khẳng định sự đổi thay kì diệu ấy:

Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa Bão dập mưa chan gan sắt dạ vàng

(Miền Nam)

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  thức - Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu
nh thức (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w