TÍNH CHẤT CỦA HÌNH ẢNH ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 54 - 57)

Từ kết quả thống kê ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu ở mục trên, chúng tôi nhận thấy, những cơ chế tạo lập ẩn dụ để tạo ra những kiểu ẩn dụ trong thơ

Tố Hữu là hết sức phong phú, đa dạng và phổ biến. Tuy nhiên bên cạnh những điểm chung, các kiểu ẩn dụ trong thơ Tố Hữu lại có những nét riêng biệt. Đó là cách lựa chọn hình ảnh ẩn dụ mang tính chất đặc thù riêng của thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu. Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số những tính chất điển hình của hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

2.2.1. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên có tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ, mang màu sắc sử thi, huyền thoại

Khi xem xét các hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, ta nhận thấy số lượng lớn các ẩn dụ được xây dựng trên liên tưởng vể thế giới tự nhiên có tầm vóc kỳ vĩ, đậm màu sắc sử thi. Đó cũng là những hình ảnh thuộc về thế giới huyền thoại, lung linh kì diệu. Có thể kể ra một số những dẫn dụ sau đây:

Chân Trường Sơn, biển máu, sóng cách mạng, hồn biển lớn, con

đường máu, lòng Đất nước, cánh đồng thơ, đầu sóng gió, biển đời, vườn đầy

xuân,, đoàn chim quyết thắng, ngọn đuốc thiêng, sóng Thái Bình, mặt trời

chân lí, gió mới ngàn phương, sao lấp lánh, mùa xuân,, vườn hoa, ngực lép

bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt

trời, gió bốn phương, mùa bất tuyệt, đường vàng, cây đại thọ, mặt trời cách

mạng, đuốc người, đôi hài vạn dặm, đôi cánh thần tiên, vịnh bạc, trời hồng,

thiên đường sao lấp lánh, phong ba dữ dội, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da

đồng, tự do đã nở hoa hồng, cánh chim không mỏi, đường nở ngực, dòng thơ

tươi xanh, dòng thơ lửa cháy, con tàu, bão dập mưa chan, gan sắt dạ vàng,

ánh sao trí tuệ, con thuyền,máu và hoa, phượng hoàng

Những hình ảnh ẩn dụ trên trong ngữ cảnh nghệ thuật khác nhau, có thể có những sắc thái tu từ khác nhau, song chúng cùng tạo ra trong suy tưởng của người đọc những trường liên tưởng về cái lớn lao, mang kích thước vũ trụ, mang tầm thời đại như các hình ảnh: biển, sóng, gió, mặt trời, sao, trời hồng, mùa xuân, vườn hoa, cánh đồng, ngọn hải đăng, con tàu, cánh chim

động phi thường của con người và đất nước trong một thời đại hào hùng của lịch sử. Hoặc những hình ảnh mang tính huyền thoại như: đôi hài vạn dặm, đôi cánh thần tiên, thiên đường, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng, gan sắt dạ vàng, vịnh bạc,…gợi thế giới nhiệm mầu của những điều kì diệu từ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Trong những hình ảnh ẩn dụ được tạo lập từ cơ sở hình ảnh tự nhiên mang kích thước vũ trụ của thơ Tố Hữu, có lẽ hình ảnh có sức hút và gây ấn tượng lớn lao nhất với người đọc là hình ảnh mặt trời chân lí xuất hiện trong bài thơ đầu của tập thơ đầu tay và cũng là bài thơ "tuyên ngôn" của hồn thơ Tố Hữu.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

(Từ ấy)

Hình ảnh ẩn dụ mặt trời chân lí chói qua tim khẳng định lý tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu Đèn pha bật sáng như ngày mai lên, làm cho mọi vật hiện lên rõ ràng trong từng chi tiết. Liên tưởng tương đồng ở trên đã khẳng định sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi sĩ sáng mắt, sáng lòng. Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo sát người chiến sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng? Hình ảnh mặt trời cũng được dùng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau trong thơ Tố Hữu: chỉ Đảng thân yêu Mặt

trời kia cờ Đảng giương cao hay để chỉ Bác Hồ Người rực rỡ một mặt trời

cách mạng. Có khi, Tố Hữu trò chuyện cùng mặt trời như một người bạn lớn

Mặt trời đỏ dậy Có vui không?

Nhìn nam bắc tây đông Hỏi cả hai mươi thế kỷ

(Chào xuân 67)

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)