Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh mang thuộc tính bền vững, có giá trị vĩnh cửu

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 57 - 59)

vững, có giá trị vĩnh cửu

Bên cạnh những hình ảnh ẩn dụ mang tầm vóc vũ trụ, sử thi hùng tráng, trong thơ Tố Hữu, còn thường xuyên xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho những giá trị vĩnh cửu, vững bền như: vàng nhân phẩm, lòng son, ngọc long

lanh, hạt kim cương, máu hoa, sen thơm ngát giữa đầm, ngôi sao chân lí,

mặt trời chân lí... Đó là những ẩn dụ đẹp được xây dựng trên trường liên tưởng tương đồng với vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của con người cách mạng. Chẳng hạn, vàng vốn là thứ kim loại quý hiếm, biểu tượng của sự giàu có, sang trọng. Từ cơ sở ấy, nhà thơ liên tưởng tới nhân phẩm của con người cách mạng. Bên cạnh ẩn dụ vàng nhân phẩm, hạt kim cương, hồng ngọc, còn phải kể đến hình ảnh hoa như hoa lài, hoa hồng, hoa mơ, hoa dừa… và đặc biệt là hoa sen, loài hoa mọc lên từ chốn đầm lầy mà tỏa hương thơm ngát.

Sen thơm ngát giữa đầm là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của những người

mộc mạc, chân quê nhưng anh dũng, kiên cường, không chịu khuất phục trước những thế lực hắc ám.

Rồi từ những loài hoa cụ thể, Tố Hữu đã mở rộng trường liên tưởng tới những hoa của tâm hồn của cảm xúc, niềm vui hân hoan, chiến thắng:

Trong lòng con chim múa hoa cười, Việt Nam ơi, máu và hoa ấy/ Có đủ mai

sau, thắm những ngày…Vượt qua phạm trù của những hình ảnh thực, hình

ảnh hoa được gợi ra ở đây đã thuộc về những giá trị của vẻ đẹp vĩnh cửu, của vầng hào quang trên tượng đài chiến thắng.

Cũng như bao thi sĩ, Tố Hữu cũng sáng tạo nhiều hình ảnh thơ gợi cảm xúc từ mùa xuân. Mùa xuân chiếm một vị trí đặc biệt và trở thành hình tượng ẩn dụ xuyên suốt sáng tác của Tố Hữu. Biểu tượng mùa xuân thấm sâu, có sức lan tỏa mạnh trong thơ của người thi sĩ cộng sản. Mùa xuân không chỉ là hình ảnh của không gian, thời gian, xuân trong thơ Tố Hữu còn mang ý nghĩa biểu trưng cho cái đẹp, cho sức mạnh của tuổi trẻ, cho tương lai tươi sáng của dân tộc, cho những con người đẹp đẽ, kiên trung, cho niềm vui ngập tràn hạnh phúc, và rộng lớn hơn là xuân của thời đại, của kỉ nguyên mới xã hội chủ nghĩa. Cả một thế giới xuân đầy ắp sức sống trong 34 bài thơ với muôn sắc điệu: buổi xuân đào, vườn đầy xuân, đào xuân thắm, bạc xuân rắc, mùa xuân lại nhà, xuân của chúng ta, xuân của lòng dũng cảm, xuân đang vẽ, một khúc ca xuân, ta vẫn là

xuân, xuân ơi !…Mỗi hình ảnh gợi một liên tưởng sâu xa và thú vị.

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, thơ ông là tiếng nói chung của dân tộc, của thời đại. Đất nước kinh qua hai cuộc kháng chiến thần thánh và đã đóng những dấu son chói lọi với những chiến công hiển hách. Thời đại này cũng đã sản sinh ra biết bao người con anh hùng, những "chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi". Do đó, cảm hứng ngợi ca cách mạng là cảm hứng chủ đạo của thơ Tố Hữu. Với nguồn cảm xúc ấy, lẽ tự nhiên, thơ Tố Hữu phải tìm đến những hình ảnh mang kích cỡ lớn lao, kỳ vĩ, huyền thoại. Có thể nói, cảm hứng nghệ thuật là yếu tố chi phối cách lựa chọn kiểu hình ảnh ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu. Và chính kiểu hình ảnh ẩn dụ ấy cũng đã góp phần tạo nên một phong cách thơ mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

2.2.3. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh trong thế giới tự nhiên thân thuộc, gần gũi với con ngƣời và quê hƣơng, đất nƣớc.

Tố Hữu là người con của xứ Huế, miền đất nổi tiếng thơ mộng, trữ tình. với biết bao hình ảnh tươi đẹp của cảnh vật và con người đã đi vào thơ ca, nhạc họa. Dường như, chất Huế đã thấm vào tâm hồn, máu thịt của thi sĩ trên mỗi trang thơ. Xem xét các hình ảnh ẩn dụ thơ ông người đọc dường như

được sống giữa không gian Huế, cảm xúc Huế. Đã bao lần Tố Hữu cất lên tiếng gọi tha thiết, đau đáu và cháy bỏng của hồn mình: Nỗi niềm chi rứa,

Huế ơi !, Hương Giang ơi, dòng sông êm. Hình ảnh Huế đã được nhà thơ nhân hóa tựa như hình ảnh của một người mẹ tảo tần, người yêu chung thủy để từ đó nhà thơ cất lên tiếng gọi da diết. Huế và dòng sông quê hương ấp ủ bao tình thương nỗi nhớ. Và khi ông bước chân ra đời, thì như một lẽ tự nhiên, không gian quê hương từ xứ Huế đã trải rộng trên khắp nẻo đường kháng chiến. Có biết bao những cái tên thân thương được cất lên như: Hòn

Nẹ, Hanh Cát, Hanh Cù, Tây Nguyên, Sài Gòn…Dường như đó không còn

chỉ là những cái tên ghi trong bản đồ địa lí, lịch sử mà nó đã trở thành những tâm hồn, những mảng đời gắn bó máu thịt với nhà thơ. Biết bao cảm xúc thân thương, sâu nặng khi ông gọi tên mảnh đất mà mấy mươi năm trước đã từng cưu mang, che chở cho những đứa con chiến sĩ: Hòn Nẹ ta ơi, mảng về chưa đó/ Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát, Hanh Cù ?, hay khi ông cất tiếng gọi Tây Nguyên anh dũng, trung kiên: Tây Nguyên ơi ! Bước truân chuyên Và nhức nhối, băn khoăn, day dứt trong lời hoài vọng: Sài Gòn ơi, lại phải đi bao ngày ?. Nghệ thuật nhân hóa góp phần tạo cho tiếng thơ của Tố Hữu thân thương, ruột rà hơn bội phần. Ngoài ra, tâm hồn người đọc còn được rong ruổi cùng nhà thơ trên mọi miền đất nước cùng những nỗi niềm riêng khó nói thành lời… Và biết bao tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của nước non yêu dấu này đã đi về trong thơ ông như một niềm day dứt khôn nguôi.

Màu sắc gợi cảm của những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thương, giàu cảm xúc cũng là một cơ sở để khiến cho thơ Tố Hữu mang khuynh hướng của thơ trữ tình - chính trị.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 57 - 59)