CHỨC NĂNG XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 63 - 72)

Hình tượng nghệ thuật là bức tranh sinh động của cuộc sống được xây dựng nhờ trí tưởng tượng, óc sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ

trước thế giới. Mỗi loại hình nghệ thuật có cách xây dựng hình tượng khác nhau. Âm nhạc dùng âm thanh, điêu khắc dùng đường nét và hội họa dùng màu sắc… Còn trong thơ ca: "Hình tượng thơ là một bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của người nghệ sĩ" [12, tr. 100]. Trên cơ sở chất liệu ngôn từ, hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm đã cho ta những hình ảnh hiển hiện, sống động của cuộc sống và thế giới tâm hồn phong phú của con người. Nếu việc tạo dựng hình tượng nghệ thuật trong thơ văn của người cầm bút cũng tựa như việc tỉ mỉ đẽo gọt một bức phù điêu của nhà điêu khắc thì ẩn dụ chính là những nét chạm khắc xuất thần làm cho hình tượng hiện lên luôn luôn sống động và đầy biến ảo. Ẩn dụ đã cho thấy sự liên tưởng tinh tế của người nghệ sĩ tới những điểm giống nhau giữa các đối tượng mà trong thực tế chúng có thể rất cách biệt để tạo nên sự bất ngờ, mới lạ, hấp dẫn trong bản thân những cái vốn quen thuộc quanh ta. Nghĩa ẩn dụ bao giờ cũng bóng bẩy, mềm mại, giàu hình ảnh với những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được. Và có thể nói, Tố Hữu cũng là một người thợ tài hoa khi sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để tạo dựng hình tượng nghệ thuật. Nhờ có ẩn dụ tu từ mà có thể diễn đạt ngắn gọn, cô đọng và súc tích điều mình muốn nói.

Chẳng hạn, Tố Hữu đã dùng hình ảnh mùa xuân để gợi tả không khí tưng bừng, khởi sắc của miền Bắc trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Xuân ơi xuân em mới đến năm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

(Bài ca mùa xuân 1961)

Xuân trong câu thơ trên được Tố Hữu dùng để gọi chủ nghĩa xã hội.

Mùa xuân là mùa đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa của những lễ hội rộn rã, tưng bừng…Có thể nói, đó là mùa tươi đẹp nhất trong năm. Còn chủ nghĩa xã hội lại là một khái niệm trừu tượng. Cuộc sống mới

với những đổi thay lớn lao mà chủ nghĩa xã hội đem đến cho miền Bắc khó có thể diễn tả trong một câu, một đoạn thậm chí một bài. Vậy mà, chỉ với một hình ảnh mùa xuân Tố Hữu đã nói được tất cả: Sắc màu tươi mới tràn đầy sức sống của hoa lá, cỏ cây, con người, vạn vật; không khí tưng bừng, rộn ràng, náo nức của một ngày hội lớn, và sâu xa hơn nữa, là một cuộc sống đầy tương lai, hứa hẹn những ngày mai ấm no hạnh phúc.

Còn khi viết về miền Nam chia cắt dưới gót thù xâm lược, Tố Hữu lại dùng hình ảnh cành lá quế. Cành quế đã lìa cây, rời cội, héo khô, cạn kiệt nhựa sống mà chẳng thể nhạt phai vị thơm cay, ngọt bùi. Cũng như miền Nam

đi trước về sau, đau thương mà quật cường, anh dũng. Có thể nói, đây là một hình ảnh thơ có sức gợi lớn:

Hương đâu thơm lựng rừng hè Nhặt cành lá quế mà tê tái lòng

Trà My đây, hỡi Trà Bồng

Có hay cây quế đợi trông tháng ngày? Nâng cành quế héo trên tay

Càng thương quế ngọt càng cay cùng người!

(Nước non ngàn dặm)

Ta cũng bắt gặp hình tượng miền Nam chiến đấu trong một hình ảnh gần gũi, thân thương -chiếc mũ tai bèo của anh phóng quân:

Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành

Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh Mà xông xáo, mà tung hoành ngang dọc Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả

Lầu năm góc!

Chiếc mũ tai bèo đã cùng anh giải phóng quân tung hoành ngang dọc trên khắp chiến trường chống Mĩ. Chiếc mũ ấy nhỏ bé, hiền lành dễ thương

như một bàn tay nhỏ, chẳng làm đau một chiếc lá trên cành nhưng nó cũng

lớn lao, thần kì, nó có thể làm nên những kì tích vang dội năm châu, chấn động địa cầu, làm run sợ cả lầu năm góc. Chiếc mũ tai bèo vừa là biểu tượng của lòng nhân ái vừa là biểu tượng của lòng dũng cảm vô song. Nó chính là ẩn dụ của phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trong thời đại chống Mĩ, những chàng Thạch Sanh đã viết nên những huyền thoại đẹp của thế kỉ XX.

Biểu tượng miền Nam - thành đồng Tổ quốc còn được Tố Hữu khắc họa trong nhiều hình ảnh ẩn dụ khác như: người lính đi đầu, trái tim làm ngọn lửa... Mỗi hình ảnh lại gợi một nét riêng, đem đến một sắc điệu thẩm mỹ riêng, song nhìn chung đều tập trung khắc họa một miền Nam kiên trung, bất khuất, nhân hậu và giàu hi sinh, một miền Nam đã tỏa sáng trên đài chiến thắng.

Khi nói đến những ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh trái tim. Đây là một hình ảnh ẩn dụ trở đi trở lại trong nhiều bài và nhiều tập thơ của ông. Trái tim, nơi hội tụ của khí huyết, đã được nhà thơ lấy làm một biểu tượng đẹp của tình yêu, của bầu máu nóng tràn đầy nhiệt tình cách mạng. Ở những dòng thơ viết về xứ Huế, thi sĩ đã để ngỏ lòng mình

nơi trái tim đang đập những nhịp đập yêu thương tha thiết:

Hương giang ơi, dòng sông êm

Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình

(Bài ca quê hương)

Rồi khi viết về sức mạnh bách chiến bách thắng của dân tộc trong cuộc Cách mạng Tháng tám, Tố Hữu lại khắc họa hình ảnh trái tim hồng vụt chói sáng trong vồng ngực của chàng lực sĩ:

Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh

Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời

Tim bỗng hóa mặt trời là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, kỳ vĩ, mang màu sắc sử thi, huyền thoại. Nó thể hiện sức vươn dậy kì diệu của đất nước, của mỗi cá nhân anh hùng ở cái khoảnh khắc đáng nhớ của lịch sử.

Trái tim của Tố Hữu trong thơ là biểu tượng của sự hội tụ với biết bao

cung bậc cảm xúc. Ở đấy là một khối hồng dồn nén cảm xúc yêu thương:

Ta biết em rất khỏe, tim ơi!

Không khóc đấy. Nhưng mà sao nóng bỏng

(Bài ca mùa xuân 1961)

Trái tim ấy không chỉ mang nhịp đập của một tấm lòng thi sĩ mà còn

thức đập với bao nỗi khổ, niềm vui của những cuộc đời.

Hay trái tim giàu khát vọng, muốn dâng hiến cho đất nước, quê

hương. Trái tim yêu thương, trái tim nhân hậu mà Đảng đã cho mỗi con người trong cuộc sống này. Những cung bậc cảm xúc ấy được gửi trong hình ảnh:

trái tim giàu dồn nén nhiều cảm xúc. Đó là trái tim biết yêu thương "người

yêu người sống để yêu nhau":

Đảng cho ta trái tim giàu

Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay !

(Bài ca mùa xuân 1961)

"Trái tim" ấy còn nhức nhối, quặn đau vì Miền Nam máu chảy:

Có thể nào yên ? Miền Nam ơi máu chảy Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa bình minh Tim lại đau, nhức nhối nửa thân mình

(Có thể nào yên ?)

Trái tim nhói đau niềm cô đơn, trống vắng của người thi sĩ trước cuộc

Có khổ đau nào đau khổ hơn Trái tim tự xát muối cô đơn

(Một tiếng đờn)

Trái tim ân tình, ân nghĩa với anh em, đồng chí đã soi đường chỉ lối

cho con người trong mọi hoàn cảnh:

Mây dày không thấy đâu trời đất trái tim ta chẳng lạc đường

(Về chiến khu xưa)

Khi trái tim lớn ấy mang biểu tượng của lãnh tụ thì nó lớn lao, có sức

ôm trùm tất cả:

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ

(Sáng tháng năm)

Và khi trái tim là biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam thì nó thật vĩ đại và ngời sáng ánh hào quang của những giá trị vĩnh cửu:

Ôi ! Việt Nam, đất nước nghĩa tình Trái tim lớn yêu Chân Thiện Mĩ

(Chào xuân 99)

Cùng với hình ảnh trái tim, hình ảnh con đường cũng được sử dụng nhiều lần trong thơ Tố Hữu để đem đến những biểu tượng giầu ý nghĩa. Có khoảng trên 30 lần hình ảnh này xuất hiện. Ví dụ:

(1) Đường thơm tho như mật bọng trưa hè

(Hy vọng) (2) Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng

(3) Đường tranh đấu không bao giờ thoái bộ (Trăng trối) (4). Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

(Lượm)

(5) Đường cách mạng dài theo kháng chiến (Ta đi tới) (6) Đường gai góc đang nở đầy hoa thắm

(Trên miền Bắc mùa xuân) (7) Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc

(Ba mươi năm đời ta có Đảng) (8) Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ

Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm

(Bài ca mùa xuân 1961) (9) Phải chăng có những khúc đường nóng lạnh

(Trên đường thiên lí) (10) Đường vui không đợi mùa trăng

(Đường vào) (11) Đường ra phía trước. Đường về tuổi xuân

(Nước non ngàn dặm) (12) Con đường xưa của trái tim, đường này

(Nước non ngàn dặm) (13) Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm

Hình ảnh con đường trong những câu thơ trên không còn dùng với nghĩa gốc vốn có mà đã chuyển nghĩa mới. Nội dung, sắc thái ý nghĩa và mức độ biểu cảm của các ẩn dụ trong mỗi câu thơ có khác nhau. Vì thế, nó đã đem lại cho hình tượng thơ nhiều tầng nghĩa mới. Có thể xếp 13 ẩn dụ đường thơm tho, đường cách mạng, đường tranh đấu, đường vàng, đường gai góc, đường hạnh phúc, đường nở ngực, khúc đường nóng lạnh, đường vui, đường về tuổi xuân,

con đường xưa của trái tim, đường muôn dặm vào 4 nhóm gần gũi nhau:

Nhóm 1: ẩn dụ ở câu 1 đường thơm tho, câu 4 đường vàng, câu 7

đường hạnh phúc câu 8 đường nở ngực và câu 10 đường vui ngầm hiểu là con

đường của niềm vui, con đường hạnh phúc, con đường chiến thắng. Con đường vốn cụ thể, hữu hình, giờ đây được cảm nhận qua khứu giác với hương thơm, qua tâm trạng, niềm vui và hạnh phúc. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Tố Hữu sử dụng thật tinh tế. Phải là người có tâm hồn trẻ trung, mến yêu cuộc sống đến nhường nào thì Tố Hữu mới có những rung cảm tinh tế đến thế ! Phải là người nghệ sĩ đầy tài năng thì ông mới chọn lựa được ngôn từ đẹp đến vậy! Quả thật, nói như Xuân Diệu "Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc".

Nhóm 2: Ở câu 2 - 3 và câu 5, ẩn dụ đường cách mạngđường

tranh đấu để chỉ con đường hoạt động cách mạng của người chiến sĩ cộng

sản. Lý tưởng Đảng đã soi đường chỉ lối cho nhà thơ và cho dân tộc Việt Nam. Cả dân tộc một lòng đi theo con đường ấy. Vì thế, con đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh đã trở thành con đường chiến thắng, đường vui, đường hạnh phúc.

Nhóm 3: Trong câu 6 - 9 và câu 13, đường gai góc, khúc đường nóng

lạnh đường muôn dặm là ẩn dụ chỉ những khó khăn, thử thách trên con

đường cách mạng mà dân tộc ta phải đương đầu và vượt qua. Đó không chỉ là con đường chiến tranh đầy chết chóc còn là con đường đầy thử thách trong công cuộc dựng xây đất nước hôm nay. Đó là những gai góc trong cuộc sống,

những khuất lấp trong tư tưởng, những thói xấu, lạc hậu và trì trệ, thói cá nhân ích kỉ, sự cơ hội…mà mỗi người cần nhận thấy để đấu tranh và vượt qua những thử thách ấy.

Nhóm 4: Ở câu 11- 12 là con đường của kỷ niệm, kí ức đường về tuổi

xuân, con đường xưa. Sự trở về thật ngọt ngào, tươi mới như buổi ban đầu.

Cái thưở bừng nắng hạ trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi khi gặp ánh sáng của lý tưởng Đảng lúc nào cũng tươi mới, trinh nguyên. Nó được bao bọc trong ánh hào quang của hoài niệm rất đỗi ngọt ngào. Con đường đầy nắng hồng và xuân sắc mà Tố Hữu đã trọn đời dâng hiến cho quê hương đất nước cứ thức hoài trong nỗi nhớ niềm thương của ông.

Hình ảnh ẩn dụ con đường trong thơ Tố Hữu phần nào giúp người đọc hình dung về những gian khổ, hi sinh mà nhân dân ta phải trải qua trong chiến tranh cũng như niềm vui chiến thắng của dân tộc qua các chặng đường cách mạng. Những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, nhiều lần nhà thơ đã vào tuyến lửa và mang về những "chùm hoa thơ nóng bỏng" góp phần đốt cháy lên ngọn lửa anh hùng cách mạng rực rỡ của con người dân tộc - dũng sĩ trong thời đại. Dù đã ở tuổi khá cao, năm 1973, không quản ngại gian lao, nguy hiểm, Tố Hữu vẫn làm cuộc hành hương vào chiến trường miền nam, dọc theo tuyến Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh để làm nên những câu thơ hùng tráng và bi tráng về tiền tuyến lớn có sức lay động đến toàn quân:

Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng. Trường Sơn, vượt núi, băng sông Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa

(Nước non ngàn dặm)

Nhận thức hiện thực cuộc sống thông qua các hình ảnh giàu sức biểu cảm là một chức năng của ẩn dụ tu từ. Các hình ảnh ẩn dụ như hình ảnh mùa

xuân, cành lá quế, chiếc mũ tai bèo, trái tim con đường đã phân tích ở trên đều đã cho thấy khả năng khắc họa hình tượng của ẩn dụ trong thơ Tố Hữu. Qua phép ẩn dụ, hình tượng nghệ thuật hiện lên đẹp hơn, sống động hơn và luôn luôn lung linh, biến ảo. Con người đi nhiều, từng trải nhiều, sống chết nhiều với cuộc sống đã giúp cho nhà thơ có sự tinh tế trong óc quan sát, liên tưởng, đối chiếu các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan với thế giới nội tâm con người để từ đó có thể sáng tạo được nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)