Ẩn dụ bổ sung

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 44 - 46)

Ẩn dụ bổ sung là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Theo con số thống kê của chúng tôi, ẩn dụ bổ sung xuất

hiện 53 lần trong thơ Tố Hữu. Tần số của kiểu ẩn dụ này tuy không nhiều nhưng mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Sự chuyển đổi cảm giác thường đem tới cho câu thơ những biến đổi bất ngờ và thú vị. Ẩn dụ bổ sung là một trong những cách dùng đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Khi nói về lý tưởng cách mạng, nhà thơ đã có nhiều hình tượng độc đáo, hấp dẫn.

Chẳng hạn, thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp và đầy biến động của người thi sĩ - chiến sĩ được miêu tả rất đỗi tinh tế:

Ở trong tôi, một núi lửa hơi đầy Thét vang trời ghê gớm như hôm nay

(Tranh đấu)

Hình dung có núi lửa trong lòng, nhà thơ cảm nhận bằng giác quan nhạy cảm nhất, giác quan ấy thuộc về thế giới tâm linh. Thế giới vô hình, tinh tế và khó nắm bắt. Cái điều có thể nhìn thấy mà lại được cảm nhận bằng trái tim, bằng tâm hồn để rồi nghe thấy nó gào thét vang trời. Nhờ có sự chuyển đổi cảm giác mà nhà thơ nói được những điều sâu kín trong lòng. Núi lửa

trong lòng cũng là men say lý tưởng, là hương chân lí, là nhiệt huyết chiến

đấu,…Có điều, ở câu thơ này, tác giả nói lý tưởng theo một cách riêng đầy sức hấp dẫn.

Tiếng hát ngọt, tiếng hát thơm mát trong những dòng thơ dưới đây cũng là những ẩn dụ bổ sung: A ! Tiếng hát ngọt như đường cát … Lắng nhe tiếng hát Thơm mát của các em (Đêm xanh)

Âm thanh tiếng hát tác động tới thính giác của con người. Vậy mà, ở câu thơ này, tác giả lại cảm nhận được vị ngọt ngào của nó, ngửi được mùi thơm của tiếng hát và cảm nhận được cái mát lành của nó. Từ thính giác chuyển sang vị giác, khứu giác và cả xúc giác… chẳng là sự tinh tế của tâm hồn đó sao ? Tiếng hát của các em được nhà thơ nghe không chỉ bằng tai mà nghe bằng lưỡi, bằng da, bằng mũi… "thấm vào tâm hồn". Lúc này mọi giác quan được huy động đến tột cùng và dẫn đến sự giao thoa, xuyên thấm. Cảm nhận tiếng hát là cảm nhận cái ngọt ngào, êm đềm của cuộc sống tự do, thanh bình. Tố Hữu còn lắng nghe được bao điều kì diệu khác nữa:

Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại dâng cao

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thể hiện qua cách cảm nhận thế giới hết sức tinh tế và mới lạ của nhà thơ. Nghe gió ngày mainghe hồn

thời đại là những ẩn dụ cho thấy cái nghiêng tai kì diệu của tâm hồn con

người…Nghe gió ngày mai là cảm nhận và tưởng tượng những ngọn gió mát lành của tương lai; nghe hồn thời đại là sự cảm nhận trong chiều sâu cuộc sống, cảm nhận thế giới tâm linh sâu lắng của con người thời đại. Như thế, Tố Hữu đâu có nghe bằng thính giác đơn thuần mà ông nghe bằng tất cả trái tim, tâm hồn mình. Như vậy, ẩn dụ bổ sung đã làm trọn thiên chức của nó trong địa hạt thơ trữ tình.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)