1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp tổ chức, triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy tự học ở Trường ĐH Vinh

33 1,7K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 246 KB

Nội dung

Một số biện pháp tổ chức, triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy tự học ở Trường ĐH Vinh

Trang 1

người học làm trung tâm ở Trường ĐH Vinh

Trang 2

GVTH Giáo viên tiểu học

NHTT Người học trung tâm

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Trang 3

Quá trình đổi mới PPDH ở trường đại học hiện nay đang hướng tớimục tiêu đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có năng lực nghềnghiệp và năng lực thích ứng cao Việc triển khai dạy học theo quan điểmdạy học lấy người học làm trung tâm (NHTT) hay còn gọi là quá trình dạy –

tự học ở các trường gặp nhiều khó khăn Đề tài Tiểu luận khoa học Một sốbiện pháp tổ chức, triển khai đổi mới PPDH theo hướng dạy tự học ởTrường ĐH Vinh nhằm phản ánh những khó khăn nói trên và đề xuất một số

biện pháp tổ chức, triển khai đổi mới PPDH ở Trường ĐH Vinh.

2 Mục đích nghiên cứu:

Nâng cao chất lượng hoạt động dạy- tự học ở Trường ĐH Vinh.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quá trình tổ chức dạy- tự học ở Trường Đại học Vinh

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động dạy học ở trường ĐH Vinh.

4 Giả thiết khoa học:

Việc tổ chức hoạt động dạy – tự học Trường Đại học Vinh gặp nhiềukhó khăn về điều kiện cần có biện pháp hỗ trợ.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài này chúng tôi tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:

5.1 Phân tích khái quát, hệ thống hoá các tài liệu khoa học có liên

quan đến đề tài, làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoạt động dạytự học.

Trang 4

5.2 Khảo sát những khó khăn trong việc triển khai hoạt động dạy-tự

7 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Đọc, phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu, sách báo về vấnđề có liên quan đến nội dung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài.

7.2 Phương pháp quan sát:

Quan sát thực tế hoạt động dạy- tự học thông qua các buổi sinh hoạtchuyên môn, các hoạt động giáo dục tập thể, qua việc dự giờ thăm lớp

7.3 Phương pháp điều tra:

Để nắm được thực trạng vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc, toàndiện, có hệ thống, đảm bảo tính chính xác, khách quan, chúng tôi tiến hànhđiều tra bằng phiếu đối với giảng viên và sinh viên Kết quả điều tra là căncứ chủ yếu để xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy -tự học.

Trang 5

Trò chuyện với giảng viên, sinh viên về các vấn đề có liên quan đếnhoạt động tự học để bổ sung thông tin về vấn đề nghiên cứu.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Trong lịch sử phát triển của giáo dục, việc tự học có ý nghĩa quantrọng, quyết định đến chất lượng giáo dục và hình thành nên những conngười năng động, sáng tạo Chính vì vậy, từ trước đến nay vấn đề này đãđược nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến.

Nhà sư phạm J.A Kômenxki (1592 - 1670), ông tổ của nền giáo dụccận đại, người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường hiện nay, nhà giáodục lỗi lạc Tiệp Khắc cũng là của nhân loại đã khẳng định: "Không có khát

Trang 6

vọng học tập, không có khát vọng suy nghĩ sẽ không thể trở thành tài năng".Trong tác phẩm "Phép giảng dạy vĩ đại", ông đã nêu ra các nguyên tắc,phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh(HS) và ông kiên quyết phản đối lối dạy học áp đặt, giáo điều đã làm cho HSthụ động.

Đến thế kỷ XVIII - XIX, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J.Rousseau (1712 - 1778), Pestalori (1746 - 1827), Disterever (1790 - 1886),Usinxki (1824 - 1890) đã quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, tính tích cực,độc lập, sáng tạo của người học Các nhà khoa học giáo dục hướng tới việcphát huy yếu tố tiềm ẩn trong cá nhân con người, nhấn mạnh cách làm chocon người tự dành lấy tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tòi.Tiêu biểu như J.J Rousseau trong tác phẩm "Emêli" (1762), ông đã chú ýđến giáo dục "tự nhiên", tự do hướng cá nhân dành kiến thức bằng cách tựtìm kiếm, khám phá, sáng tạo trong hoạt động.

Phát triển tư tưởng của các nhà giáo dục tiền bối, các nhà giáo dụchiện đại đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục (KHGD) cũng đã khẳng địnhvai trò to lớn của hoạt động tự học (HĐTH).

N.A Rubakin với "Tự học như thế nào" và Smit Man Hecboc trong"Nghiên cứu học tập như thế nào" đều cho rằng: Quan tâm đến việc giáo dụcđộng cơ học tập đúng đắn là điều kiện để người học tích cực, chủ động trong tựhọc.

A.P Primaco với "Phương pháp đọc sách" đã chỉ ra: Kỹ năng tự học(KNTH) là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho người học đạt kết quả cao.Ông quan tâm đến việc đọc sách, kỹ năng đọc sách và coi đó là kỹ năngquan trọng trong HĐTH, từ đó chỉ rõ trách nhiệm của giáo viên (GV) và nhà

Trang 7

A.M Machiuskin, A.V Petropski, X.P Bararov cho rằng: Cần thôngqua các bài tập nhận thức, nhất là các bài tập nêu vấn đề để giúp người họcnâng cao tính tích cực nhận thức và đạt hiệu quả cao trong HĐTH.

Các nhà giáo dục phương Tây dựa trên cơ sở của tâm lý học hành vi,tâm lý học phát sinh, tâm lý học phân tâm đã đi tìm những phương pháp khaithác cái "tôi" trong người học Điển hình là Montaigne: "Tốt hơn là ông thầynên để cho học trò tự lên phía trước mà nhận xét bước đi của họ, đồng thờigiảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức trò"

Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ và các nước Tây Âu đã rất quantâm tìm kiếm những phương pháp giáo dục mới trên cách tiếp cận mới "lấyngười học làm trung tâm" - người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quátrình học tập và không còn ở thế thụ động như khi dùng phương pháp giáodục cổ truyền là lấy người thầy làm trung tâm Đồng thời đề cao các hoạtđộng đa dạng của người học, phát triển một số kỹ năng cho người học Các kỹnăng được tích lũy phải bằng những hoạt động do người học tự tiến hành vớisự giúp đỡ của GV Đó là tư tưởng tiến bộ mà J Dewey mong muốn giảiphóng năng lực sáng tạo của người học Ngoài ra, một loạt các phương phápdạy học theo tư tưởng, quan niệm này cũng được đưa vào thực nghiệm như:"phương pháp tích cực", "phương pháp hợp tác", phương pháp cá thể hóa" Đây là những phương pháp mà người học không lĩnh hội bằng cách nghe thầygiảng bài mà phải tự hoạt động, tự học, tự tìm tòi để lĩnh hội tri thức GV làtrọng tài, đạo diễn, thiết kế, tổ chức làm việc, giúp đỡ HS cách làm, cách học.

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều nhà giáo dục của Châu Ácũng đã quan tâm đến lĩnh vực tự học T Makiguchi - nhà sư phạm nổi tiếngngười Nhật đã trình bày những tư tưởng giáo dục mới trong tác phẩm "Giáodục vì cuộc sống sáng tạo" Ông cho rằng: "Giáo dục có thể coi là quá trình

Trang 8

hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giátrị để đạt đến hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng".

Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nhà giáo dụcMacxit đã khẳng định vai trò to lớn của HĐTH và quan tâm nhiều đến khíacạnh tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của người học, đó là các tác giả: T.A.Ilina, R Retzke, G.X Catxchuc

Chúng tôi nhận thấy điểm chung nhất ở hầu hết các tác giả là đã đềcập và khẳng định vai trò to lớn của HĐTH cũng như nhiệm vụ của nhàtrường trong công tác tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng cho người học phươngpháp tự học, quan tâm đến giáo dục động cơ, kỹ năng tự học và thái độ củangười học đối với hoạt động tự học Hoạt động của giáo viên và học sinhđược xem là hoạt động cùng nhau, trong đó thầy và trò có những chức năngriêng và hoạt động cùng nhau đó nhằm tạo ra khả năng tự học của học sinhđược gọi là hoạt động dạy - tự học.

1.1.2 Ở Việt Nam.

Từ những năm 60 trở lại đây, tư tưởng về dạy - tự học và tổ chứcHĐTH cho người học đã được nhiều tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà ThếNgữ, Phan Trọng Luận, Nguyễn Kỳ, Trần Kiều, Nguyễn Mạnh Tường đềcập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công trình nghiên cứu củamình Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học ra đời, ngày càng đượcthúc đẩy mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả Ngày 15/01/1998tại Hà Nội, Trung tâm đã tổ chức thành công hội thảo khoa học: "Tự học, tựđào tạo, tư tưởng chiến lược của sự phát triển giáo dục Việt Nam" Khẩuhiệu của hội thảo là: "Tất cả vì năng lực tự học, tự đào đạo của dân tộc Việt

Trang 9

Nam anh hùng và hiếu học" Hội thảo đã khẳng định vai trò quan trọng củahoạt động tự học trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống.

Người tâm đắc và có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề tự học phảinói đến GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn Ông đã cùng với nhóm các nhà khoahọc nghiên cứu hoàn thành đề tài "Đào tạo giáo viên theo phương thức tựhọc có hướng dẫn, kết hợp với thực tập làm giáo viên dài hạn" Ông đã cùngvới các tác giả Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường cho ra đời cuốn "Quytrình dạy - tự học" Trong tác phẩm "Luận bàn và kinh nghiệm về tự học",ông đã phân tích một cách sâu sắc các vấn đề xung quanh HĐTH Và còn córất nhiều công trình nghiên cứu khác của ông về vấn đề tự học được đăngtrên các báo, tạp chí

Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác về vấn đề tự học đãđược các tác giả đề cập đến dưới nhiều khía cạnh khác nhau:

- Nguyễn Hiến Lê: "Tự học - một nhu cầu của thời đại" - Nxb Tp HồChí Minh, 1992.

- Lê Khánh Bằng: "Phương pháp tự học" - Nxb Giáo dục, HN, 1994 - Phan Trọng Luận: "Tự học - một chìa khóa vàng của giáo dục" Tạpchí NCGD, số 2/1995.

- Nguyễn Dân: "Cần tạo ra năng lực tự học và phong trào tự học" BáoGD-TĐ chủ nhật, số 41/1997.

- Đặng Quốc Bảo: "Tấm gương tự học của Bác" Báo GD-TĐ, số 5/1998.- Trần Bá Hoành: "Vị trí tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học,giáo dục - đào tạo" Tạp chí NCGD, số 7/1998.

Đồng thời, có nhiều đề tài, luận văn, luận án cũng đã đi sâu nghiên cứuvề HĐTH như:

Trang 10

- Nguyễn Thị Lý: "Những biện pháp nâng cao kết quả hoạt động tựhọc của sinh viên trường CĐSP Kontum" Luận văn thạc sĩ KHGD ĐHSPHà Nội, 2001.

- Đặng Ngọc Căn: "Một số biện pháp tổ chức hoạt động tự học củasinh viên trường CĐSP Hà Giang" Luận văn thạc sĩ KHGD ĐHSP HàNội, 2002.

- Đoàn Thị Huyền: "Một số biện pháp nâng cao hoạt động tự học chosinh viên khoa GDMN trường CĐSP Yên Bái" Luận văn thạc sĩ KHGD.ĐHSP Hà Nội, 2003.

Trong đó, các tác giả trên cơ sở tìm hiểu lý luận, nghiên cứu thựctrạng vấn đề tự học, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượngvà hiệu quả HĐTH cho người học.

Như vậy, vấn đề tự học đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử giáo dục.Nó đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau Các tác giả đã kháiquát HĐTH từ vai trò, ý nghĩa, đến các biện pháp tổ chức đảm bảo choHĐTH đạt kết quả cao

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY- TỰ HỌC.

1.2.1 Khái niệm hoạt động tự học.

1.2.1.1 Thế nào là hoạt động tự học:

Tự học là cốt lõi của việc học Hễ có học là có tự học, vì không ai cóthể học hộ người khác được Khi ta nói đến hoạt động học tức là xét trongmối quan hệ với hoạt động dạy Còn khi nói hoạt động tự học là chỉ xét riêngnội lực ở người học.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tự học:

Trang 11

- N.A Rubakin trong "Tự học như thế nào", ông đã khẳng định: "Tự

tìm lấy kiến thức, có nghĩa là tự học".

- Trong cuốn "Học tập hợp lý", R Retxke cho rằng: "Tự học là việchoàn thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy".

- Theo Vũ Văn Tảo, Trung tâm nghiên cứu phát triển tự học: "Tự họclà tự biến đổi bản thân mình, trở nên có thêm giá trị bằng sự nỗ lực củachính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới được lấy từ bên ngoài, là mộthành trình nội tại được cắm mốc bởi kiến thức, phương pháp tư duy và sự

thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình".

- Theo Nguyễn Kỳ, Trung tâm nghiên cứu phát triển tự học: "Việc tựhọc thực chất là một quá trình:

+ Tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kỹ xảo nhận thức, tạo ra các cầu nốinhận thức trong tình huống học.

+ Tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm vàxử lý thông tin từ môi trường xung quanh mình.

+ Tự học, tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhânhóa việc học".

- Theo Nguyễn Cảnh Toàn: "Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sửdụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khicả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cảđộng cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, kháchquan, có chí tiến thủ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng saymê khoa học ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại,biến những lĩnh vực đó thành sở hữu của mình"

Trang 12

Từ các góc độ khác nhau, tùy thuộc vào chủ thể thực hiện HĐTH màcác tác giả có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng các tác giả đều nhìnnhận HĐTH với bản chất của nó là quá trình nhận thức một cách tích cực, tựgiác, độc lập, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho bản thân.

Qua các định nghĩa trên, ta có thể hiểu HĐTH ở những khía cạnh sau:- Tự học là học mà không cần có sự giám sát bên ngoài, tự học là "tựđộng học tập", nó thể hiện tính tự giác, tích cực, tự lực rất cao trong quátrình lĩnh hội.

- Tự học là quá trình người học nỗ lực chiếm lĩnh tri thức bằng hànhđộng của chính mình, là tự suy nghĩ, tự mình sử dụng các năng lực và phẩmchất cùng với cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan của bảnthân để hướng tới mục đích nhất định.

Từ đó, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như sau:

Tự học là một quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thứcvà những kinh nghiêm lịch sử xã hội, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hoàn thiệnnhân cách của chính bản thân người học Trong đó, người học là chủ thểcủa quá trình nhận thức, tự huy động các chức năng tâm lý, trí tuệ, tự tiếnhành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục đích đã định.

1.2.1.2 Các hình thức tự học:

Trong quá trình tự học, người học có thể tiến hành HĐTH dưới nhiềuhình thức khác nhau trong những điều kiện khác nhau Chung quy lại, có thểdiễn ra theo 3 hình thức:

Hình thức 1: Hoạt động tự học của người học diễn ra dưới sự điều

khiển trực tiếp của người dạy và những phương tiện kỹ thuật trên lớp Để

Trang 13

việc học tập có kết quả, người học phải phát huy năng lực, các phẩm chấtnhư khả năng chú ý, óc phân tích, năng lực tổng hợp, khái quát hóa tiếpthu tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo mà người dạy định hướng Đây làhình thức tự học ở mức độ thấp.

Hình thức 2: Tự học của người học được diễn ra có sự điều khiển

gián tiếp của người dạy Người học phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điềukiện vật chất để tự học, tự ôn tập, tự củng cố, tự chiếm lĩnh tri thức, hìnhthành kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nào đó Đây là hình thức tự học ởmức độ trung bình.

Hình thức 3: Là tự học ở mức độ cao, không có sự hướng dẫn trực

tiếp hay gián tiếp của người khác Người học tự tìm kiếm tri thức để thỏamãn nhu cầu hiểu biết của mình bằng cách tự lập kế hoạch tự học, tự tìm tàiliệu nghiên cứu, tự thực hiện kế hoạch, tự rút kinh nghiệm về tư duy, tự phêbình về tính cách và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Hoạt động tự học của người học nói chung dù ở hình thức nào cũngđều có tầm quan trọng đặc biệt Việc tự học sẽ quyết định đến chất lượng,hiệu quả học tập của người học Mọi tác động từ phía bên ngoài (nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ) đều phải làm sao huy động đượcsự nỗ lực của cá nhân người học thì mới có hiệu quả.

Do mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xem xétHĐTH của người học chủ yếu ở hình thức thứ 3, tự học một cách độc lập,không có sự hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp của người dạy.

1.2.2 Hoạt động dạy- tự học.

Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: "Mối quan hệ giữa dạy và tự học vềbản chất là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực", trong đó trò tự học -

Trang 14

năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học, thầy dạy- tác độngdạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển của người học Dựa trênnhững quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực màchúng ta có hai mô hình dạy học như sau:

1.2.2.1 Mô hình dạy học "Lấy ngoại lực - dạy làm nhân tố quyết định".

Nếu xem ngoại lực là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân ngườihọc, thì việc dạy của người thầy được xem là yếu tố quyết định sự phát triểncủa HS, tương ứng với nó là mô hình dạy học "Lấy ngoại lực- dạy làm nhântố quyết định", mô hình này còn có nhiều tên gọi khác nhau, như : Dạy họctruyền thống, mô hình dạy học lấy người dạy làm trung tâm v.v Theo môhình này thì người GV đảm nhiệm cả ba chức năng:

+ Làm ra sản phẩm: Trên lớp học thầy tạo ra nội dung sản phẩm dướihình thức bài giảng được chuẩn bị trước theo đúng chương trình, sách giáokhoa và trình độ học sinh, ở đây thầy là trung gian phản chiếu tri thức.

+ Quản lý: Tổ chức sự vận hành của lớp trong một không gian, thờigian được quy định, học sinh phải lắng nghe, trả lời các câu hỏi, ghi chép bàigiảng v.v.

+ Điều chỉnh hoạt động: Giám sát, giữ trật tự, phát vấn, phạt trongmọi trường hợp thầy là người chủ động khởi xướng.

Mô hình này bao hàm nhiều nhược điểm, nhiều nguy cơ:

+ Nếu thầy là trung gian giữa trò và tri thức theo kiểu truyền đạt(Truyền-thu), thì thầy- trung gian có thể là màn ảnh cũng có thể là màn che.

+ Với mô hình dạy học này thì bài giảng của thầy trở thành tri thứccho học sinh, những gì thầy làm tương ứng với những gì trò có thể làm Sựtương ứng đó ít khi đạt được vì nó còn phụ thuộc vào chỗ những gì thầytruyền đi được trò tiếp nhận tốt hay không.

Trang 15

+ Với mô hình dạy học này thì người học trở nên thụ động, thiếu tựchủ, học thông qua hành động và sự truyền giảng của GV chứ không phảibằng hành động của chính mình Như thế thì không đảm bảo tạo ra nhữngcon người tự chủ, năng động và sáng tạo có năng lực tư duy, có năng lựcgiải quyết các tình huống của cuộc sống.

Song có thể nói mô hình dạy học này cũng có những lợi thế nhất định:

+ Tiết kiệm, có thể truyền đạt một số kiến thức lớn trong một thờigian ngắn, điều kiện dạy học đơn giản.

+ Đây là PP an toàn nhất và dễ dàng nhất đối với nhà giáo vì có thểchuẩn bị trước bài giảng và chủ động thực hiện theo kế hoạch.

Chính vì những lợi thế đó cho nên mặc dù bị phê phán nhiều, đã được cảitiến thay đổi nhiều nhờ các phương tiện dạy học hiện đại, mô hình dạy họcnày vẫn là mô hình quen thuộc nhất đối với giáo viên không chỉ ở các trườngphổ thông mà cả ở các trường đại học ở nước ta hiện nay Tình trạng phổbiến hiện nay ở các trường đại học ở nước ta là:

* GV thuyết giảng, SV chiêm ngưỡng, ghi chép: GV cố gắng làm saocho bài giảng của mình thật dễ hiểu, dễ nhớ, SV cố gắng lắng nghe theo dõiđể hiểu ý GV và ghi nhớ, vận dụng làm tốt bài thi.

*GV dạy tất những gì có trong chương trình: Mô hình dạy học nàykhông có các yếu tố đảm bảo cho người học tự tìm ra kiến thức mới cho nênbuộc GV phải dạy tất cả những gì có trong chương trình Bởi vì toàn bộ kiếnthức được phản chiếu trong bài dạy của GV, thông qua đó SV tiếp thu trithức, nên thiếu đi bài giảng của thầy trò không thể tiếp thu tri thức được,việc tự học của SV chỉ diễn ra ở mức độ làm các bài tập vận dụng Nhữngkiến thức và kỹ năng mà SV tiếp thu được thông qua những bài giảng củaGV với một thời lượng hạn chế như hiện nay không thể đảm bảo đáp ứng

Trang 16

* Nhà trường chỉ kiểm tra đánh giá những gì thầy dạy và sinh viênnhắc lại, làm lại được những gì thầy đã dạy, là đạt điểm cao: Bởi vì mô hìnhdạy học này không có các yếu tố đảm bảo cho người học suy nghĩ, tìm tòi,chủ động lĩnh hội kiến thức mới cho nên nhà trường chỉ có thể kiểm tra đánhgiá những gì thầy dạy và sinh viên nhắc lại, làm lại được những gì thầy đãdạy, là đạt điểm cao Cách dạy cũng như cách kiểm tra đánh giá hiện nay chỉmới hướng việc học của học sinh tới việc hoàn thành các bài thi, chứ chưađảm bảo hướng việc học của học sinh tới việc tạo ra năng lực nghề nghiệp.Hiện trạng đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho việc đào tạo ởcác trường đại học chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

1.2.2.2 Mô hình dạy – tự học "lấy nội lực- tự học làm nhân tố quyết định".

Mô hình dạy học này nội lực- việc học được xem là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển bản thân người học, người học được xem như là chủ thểcủa quá trình chiếm lĩnh tri thức, việc lĩnh hội tri thức được tiến hành mộtcách chủ động bởi chính hành động của bản thân để tạo ra sự phát triển Thầy có chức năng tổ chức, định hướng và điều chỉnh hoạt động học của trò.Mô hình dạy học này còn có nhiều cách gọi khác, như: Dạy học lấy học sinhlàm trung tâm, dạy học tích cực, mô hình dạy- tự học v.v Chúng ta có thểthấy một số nét đặc trưng của mô hình dạy học này như sau:

+ Người học không còn là khán giả thụ động ngồi xem thầy trình diễnmà là chủ thể, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình.

+ Lớp học là cộng đồng là môi trường xã hội, nơi diễn ra sự trao đổi,giao tiếp, hoạt động hợp tác giữa trò-trò, thầy- trò.

+ Thầy là người hướng dẫn và tổ chức cho người học tìm ra kiến thức,tổ chức cho trò cách học, cách giải quyết vấn đề, tổ chức cho trò tự thể hiệnmình, hợp tác với các bạn, thầy kiểm tra và kiểm soát được toàn bộ quá trình

Ngày đăng: 09/11/2012, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w