Giáo trình-bài giảng dưới dạng môđun hoạt động và lộ trình đổi mới PPDH ở trường đại học Vinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức, triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy tự học ở Trường ĐH Vinh (Trang 27 - 32)

2. Việc triển khai quá trình dạy tựhọc ở Trường ĐH Vinh.

2.2. Giáo trình-bài giảng dưới dạng môđun hoạt động và lộ trình đổi mới PPDH ở trường đại học Vinh.

mới PPDH ở trường đại học Vinh.

Việc đổi mới PPDH phải đảm bảo thay đổi được thói quen, lề lối làm việc cũ của thầy và trò, và đưa đến một phương thức sống mới cho cuộc sống học đường ở trường đại học. Để thay đổi một thói quen thì chúng tôi nghĩ: Thứ nhất phải có thời gian; Thứ hai không thể chỉ bằng các cuộc vận động (có quan trọng, nhưng không quyết định) mà phải bằng cơ chế của việc làm hàng ngày. Cho nên không phải hôm nay yêu cầu “chống đọc chép” là ngày mai có ngay PPDH mới, và nếu như giáo trình-bài giảng, bản thiết kế công việc của thầy và trò vẫn là bản thiết kế cho lề lối làm việc cũ thì có vận động 10 năm, 20 năm vẫn sẽ không đưa đến những thay đổi căn bản. Muốn thay đổi phương thức làm việc hàng ngày của thầy và trò thì trước hết phải thiết kế đồng bộ hệ thống công việc đó theo phương thức mới, từng bước có

Xuất phát từ những lập luận trên cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin và các kênh thông tin đa chiều vào quá trình dạy học chúng tôi xác định: Thiết kế giáo trình- bài giảng dưới dạng môđun hoạt động là bước đi căn bản trong tiến trình đổi mới PPDH ở trường đại học.

Giáo trình bài giảng dưới dạng môđun hoạt động là gì? Đó là giáo trình bài giảng được thiết kế cho dạy học dựa trên hoạt động (Learning base on activity), bao gồm bản thiết kế một hệ thống các hoạt động đa dạng của thầy và trò và điều kiện để thực hiện. Thông qua các hoạt động đó trò sẽ lĩnh hội được nội dung dạy học.

Quy trình thiết kế giáo trình-bài giảng dưới dạng môđun-hoạt động như sau:

- Phân giải nội dung chương trình thành từng đơn vị nhỏ (kiến thức, kỹ năng, thái độ).

- Lựa chọn và thiết kế các hình thức hoạt động (Thảo luận, thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, điều tra, khảo cứu …): Phải đảm bảo hoạt động đó là con đường tối ưu cho việc lĩnh hội nội dung học.

- Đưa ra những điều kiện cần thiết để SV có thể tiến hành các hoạt động trên.

- Thiết kế các bài tập, câu hỏi để SV có thể tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Cấu trúc chung của một giáo trình bài giảng dưới dạng môđun hoạt động có thể được mô tả như sau:

- Mục tiêu chung: Là cái mà tác giả mong muốn người học sẽ đạt được sau khi học xong chuyên đề (tiểu môđun). Mục tiêu được đạt ra cho cả 3 lĩnh vực kiến thức kỹ năng và thái độ và thường được viết một cách thân thiện, chẳng hạn: Sau

+ Về kiến thức, bạn sẽ….. + Về kỹ năng, bạn sẽ…. + Về thái độ bạn sẽ …. - Đối tượng sử dụng - Thời gian học

- Những nội dung chính và phân bố thời gian: Nội dung của chuyên đề (tiểumôđun) sẽ được phân giải thành những đơn vị nhỏ hơn dưới dạng các chủ đề, tác giả phải định lượng được thời gian cần thiết để người học thực hiện chủ đề. Mỗi chủ đề lại có các mục tiêu bộ phận (cái mà người học cần đạt được khi thực hiện xong chủ đề đó) và các hoạt động đa dạng khác nhau, phù hợp với đối tượng nhằm đạt mục tiêu. Những mục tiêu bộ phận này thường chi tiết và cụ thể. Mỗi hoạt động bao gồm các nhiệm vụ, thông tin để thực hiện nhiệm vụ và phần đánh giá hoạt động.

Mỗi nhiệm vụ phải được viết một cách rõ ràng để người học biết được: Phải làm ra cái gì ? Làm ra cái đó bằng cách nào, hình thức nào, trong điều kiện nào?

Phần thông tin sẽ cung cấp cho người học những thông tin cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ. Những thông tin này có thể được đưa ra trực tiếp hoặc chỉ ra những tài liệu mà người học cần nghiên cứu.

Phần đánh giá bao gồm các câu hỏi, bài tập….dưới các hình thức đa dạng phù hợp với việc đánh giá nội dung hoạt động. Phần này giúp người họctự đánh giá kết quả cũng như quá trình thực hiện hoạt động của bản thân.

Cuối mỗi chủ đề sẽ có phần thông tin phản hồi (Phần này cũng có thể đặt cuối giáo trình). Thông tin phản hồi giúp người học kiểm tra kết quả phần đánh giá. + Chủ đề 1:

* Mục tiêu:

Mục tiêu thái độ: * Hoạt động 1: Nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ 2: …..

Thông tin cho hoạt động. ………..

Đánh giá hoạt động. …………..

* Hoạt động 2. ……….

Thông tin phản hồi. + Chủ đề 2.

………

- Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu mô đun

Hoạt động dạy học theo môđun thường được tiến hành theo các hình thức sau: Hoạt động thực hành Hoạt động cá nhân Hoạt động theo nhóm nhỏ Hoạt động theo nhóm lớn  Thực hành tại nơi làm việc  Tự học ở nhà  Thảo luận theo nhóm và người  Diễn giảng trên lớp

 Đi thực tế  Phòng thí nghiệm  Phòng máy hoá  Học theo cách riêng hướng dẫn  Hoạt động thực hành  Học hợp tác  Hội thảo

Giáo trình bài giảng dưới dạng môđun hoạt động không cho phép giáo viên và sinh viên làm việc theo lề lối của dạy học truyền thống mà phải thực hiện các hoạt động dưới các hình thức đa dạng, điều đó sẽ tạo nên sự sống mới cho cuộc sống học đường, từ đó sẽ tạo ra những thay đổi căn bản về PPDH ở trường đại học.

KẾT LUẬN.

- Việc nghiên cứu lý luận đã chỉ ra quy trình tổ chức quá trình dạy- tự học ở trường đại học.

- Việc tổ chức quá trình dạy tự học ở Trường đại học Vinh hiện nay gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn cơ bản cản trở việc triển khai hướng dạy học này có thể quy vào 2 nhóm sau:

* Những khó khăn thuộc về người dạy, người học:

+ Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học của thầy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thảo luận, kỹ năng hợp tác của trò.

+ Thiếu tài liệu tham khảo.

+ Chưa có giáo trình- bài giảng được thiết kế cho dạy học lấy NHTT. + Điều kiện để tổ chức các hình thức dạy học theo dạy học NHTT + Khó khăn về thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm….

KIẾN NGHỊ

- Muốn đổi mới PPDH theo hướng tổ chức hoạt động dạy- tự học ở trường đại học cần có một lộ trình thích hợp và những giải pháp đồng bộ(đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn cho cán bộ, tặôc chế....).

- Có thể xem việc biên soạn giáo trình bài giảng dưới dạng mô đun hoạt động là bước đi cơ bản cần thiết trong tiến trình đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức, triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy tự học ở Trường ĐH Vinh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w