MỤC LỤC
“Quy trình dạy- tự học hay là quy trình dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm là tổ hợp các thao tác tự học của trò dưới tác động của thầy được tiến hành theo trình tự ba thời, nhằm đạt mục đích giáo dục”(1,tr 196). Những mục tiêu được cụ thể hoá dưới dạng một hệ thống vấn đề hay tình huống, số lượng tình huống nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tính chất của mục tiêu và thời lượng dành cho mục tiêu đó. Hệ thống tình huống, vấn đề phải đảm bảo định hướng được cho học sinh tự lực tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống để tự mình khám phá ra kiến thức mới, từ những kiến thức học sinh đã biết.
Sau thời một, học sinh đã tự mình tìm ra cách xử lý tình huống, vấn đề mà thầy đặt ra, bằng hành động của mình học sinh đã tạo ra sản phẩm giáo dục ban đầu, nhưng sản phẩm này còn là sản phẩm thô. “Sản phẩm ban đầu” thật sự có giá trị và ý nghĩa đối với học sinh vì đó là kết quả đạt được do hoạt động của bản thân học sinh, song nó lại dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Để trở thành khách quan, khoa học hơn, sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể- lớp học, tức là phải hợp tác với các bạn, học bạn thông qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm- lớp.
Sau thời hai, chủ thể đã hợp tác với các bạn bằng cách tự thể hiện mình qua các thao tác trên đây và đã sử dụng tất cả những gì là khách quan, khoa học của các sản phẩm cá nhân của các bạn để hoàn thiện hơn sản phẩm ban đầu của mình. Song trong hoạt động và thảo luận tập thể, thường xảy ra tình thế : cả lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận khoa học. Giờ đây, nhà giáo là người trọng tài khoa học kết luận cuộc thảo luận của lớp thành một bài học thật sự khoa học từ những gì học sinh đã tự mình tìm ra.
Thật ra, học sinh đã học thầy từ thời một : thay thế cho bài giảng có sẵn, thầy đã đặt trò trước một hệ thống tình huống và định hướng cho trò tự mình xử lý tình huống, trò phải nắm được và học theo những gì thầy đã hướng dẫn. - Tự lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy, - Chủ động hỏi thầy và biết cách hỏi thầy về những gì mình có nhu cầu, nhất là về cách học, cách làm. - Học cách ứng xử của thầy trước những tình huống gay cấn nổi lên trong quá trình hoạt động tập thể, cách phân tích, tổng hợp các ý kiến khác nhau để đi đến kết luận….
- So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình: đúng-sai, hay-dở, đủ-thiếu…. Sự đánh giá của thầy phải có tác dụng giáo dục thật sự, tức là hỗ trợ cho học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh, thực hiện các thao tác trên đây và tự học có hiệu quả.
Thầy kiểm tra, đánh giá căn cứ vào kết quả tự đánh giá, tự điều chỉnh của học sinh. + Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học của thầy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thảo luận, kỹ năng hợp tác của trò. + Điều kiện để tổ chức các hình thức dạy học theo dạy học NHTT chưa được chuẩn bị: Cac phòng học của chúng ta hiện nay được thiết kế cho dạy học truyền thống, bài lên lớp được tiến hành chủ yếu trong phòng học mà bàn GV và bảng đen là điểm thu hút chú ý của mọi HS.
HS thường ngồi theo bàn dài 3-5 chỗ ngồi, bố trí thành hai dãy cố định, hướng lên bảng đen. Trong dạy học HSTT, thường dùng bàn ghế cá nhân, có thể bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí theo yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học. Nhiều bài học được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, tại Viện bảo tàng hay cơ sở sản xuất.
Muốn đổi mới PPDH theo hướng tổ chức hoạt động dạy- tự học ở trường đại học chúng tôi thấy cần có một lộ trình thích hợp và những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ tất cả các khó khăn nêu trên. Thầy đã quen thuyết giảng, trình diễn, lục vấn theo một lôgic định trước; đảm bảo giờ dạy trôi chảy an toàn. Bây giờ đùng một cái, thầy phải đi thiết kế từng việc làm cho trò, tổ chức cho từng nhóm thực hiện…do kỹ năng tổ chức chưa được hình thành một cách hệ thống, thiết kế các hoạt.
Chính vì thế những cuộc vận động đổi mới PPDH chỉ dừng lại ở một số thầy, cô; ở một số bài, ở một thời điểm còn sau đó mọi việc lại như cũ, theo thói quen cũ, lề lối cũ an toàn, không tốn thời gian công sức và hiệu quả của các đợt vận động là chỉ tạo ra một dư âm. Trò đã quen nghe, cố gắng suy nghĩ để hiểu những gì thầy dạy, ghi chép một cách lôgic đầy đủ…và có cảm giác yên tâm vì chỉ cần từng đó, chịu khó suy nghĩ, vận dụng là thi đạt điểm cao. Nay cùng một vấn đề đáng lẽ nghe thầy giảng 15 phút là hiểu hết, lại phải đi tìm nghiên cứu đến 4-5 tài liệu, phải thiết kế các phiếu để đi điều tra khảo cứu, phỏng vấn…phải tranh luận, tự mình hệ thống kiến thức…khó quá, mất nhiều thời gian quá, ái ngại quá…cho nên khi mới làm quen với PPDH mới có nhiều em gặp khó khăn và muốn quay lại cách học cũ.
Xuất phát từ những lập luận trên cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin và các kênh thông tin đa chiều vào quá trình dạy học chúng tôi xác định: Thiết kế giáo trình- bài giảng dưới dạng môđun hoạt động là bước đi căn bản trong tiến trình đổi mới PPDH ở trường đại học. Đó là giáo trình bài giảng được thiết kế cho dạy học dựa trên hoạt động (Learning base on activity), bao gồm bản thiết kế một hệ thống các hoạt động đa dạng của thầy và trò và điều kiện để thực hiện. - Lựa chọn và thiết kế các hình thức hoạt động (Thảo luận, thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, điều tra, khảo cứu …): Phải đảm bảo hoạt động đó là con đường tối ưu cho việc lĩnh hội nội dung học.
- Mục tiêu chung: Là cái mà tác giả mong muốn người học sẽ đạt được sau khi học xong chuyên đề (tiểu môđun). Mục tiêu được đạt ra cho cả 3 lĩnh vực kiến thức kỹ năng và thái độ và thường được viết một cách thân thiện, chẳng hạn: Sau. - Những nội dung chính và phân bố thời gian: Nội dung của chuyên đề (tiểumôđun) sẽ được phân giải thành những đơn vị nhỏ hơn dưới dạng các chủ đề, tác giả phải định lượng được thời gian cần thiết để người học thực hiện chủ đề.
Mỗi chủ đề lại có các mục tiêu bộ phận (cái mà người học cần đạt được khi thực hiện xong chủ đề đó) và các hoạt động đa dạng khác nhau, phù hợp với đối tượng nhằm đạt mục tiêu. Mỗi hoạt động bao gồm các nhiệm vụ, thông tin để thực hiện nhiệm vụ và phần đánh giá hoạt động. Phần thông tin sẽ cung cấp cho người học những thông tin cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ.
Những thông tin này có thể được đưa ra trực tiếp hoặc chỉ ra những tài liệu mà người học cần nghiên cứu. Phần đánh giá bao gồm các câu hỏi, bài tập….dưới các hình thức đa dạng phù hợp với việc đánh giá nội dung hoạt động. Phần này giúp người họctự đánh giá kết quả cũng như quá trình thực hiện hoạt động của bản thân.
Cuối mỗi chủ đề sẽ có phần thông tin phản hồi (Phần này cũng có thể đặt cuối giáo trình). Giáo trình bài giảng dưới dạng môđun hoạt động không cho phép giáo viên và sinh viên làm việc theo lề lối của dạy học truyền thống mà phải thực hiện các hoạt động dưới các hình thức đa dạng, điều đó sẽ tạo nên sự sống mới cho cuộc sống học đường, từ đó sẽ tạo ra những thay đổi căn bản về PPDH ở trường đại học.