1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ vịnh sử của lê thánh tông qua cổ tâm bách vịnh và hồng đức quốc âm thi tập

171 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Với lòng yêu thích văn học cổ, dù biết khả năng của mình còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài Thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông qua Cổ tâm bách vịnh và Hồng Đức quốc â

Trang 1



ĐINH THỊ KIM LIÊN

THƠ VỊNH SỬ CỦA LÊ THÁNH TÔNG QUA

CỔ TÂM BÁCH VỊNH VÀ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Mã số: 60.22.34

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012

Trang 2



ĐINH THỊ KIM LIÊN

THƠ VỊNH SỬ CỦA LÊ THÁNH TÔNG QUA

CỔ TÂM BÁCH VỊNH VÀ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN CÔNG LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012

Trang 3

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản

lý Sau Đại học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập trong ba năm qua

Tôi xin được nói lời cảm ơn đến cơ quan, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, khích lệ, động viên và ủng hộ để tôi có thêm nghị lực hoàn thành luận văn này Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý Thầy Cô đã tận tâm truyền đạt và bồi đắp những kiến thức vô cùng quý giá làm nền tảng cho tôi viết luận văn này Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS NGUYỄN CÔNG LÝ – người đã gợi ý đề tài và tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi hoàn thành luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012

Đinh Thị Kim Liên

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Đóng góp mới của đề tài 9

NỘI DUNG Chương 1: THƠ VỊNH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TÁC GIẢ LÊ THÁNH TÔNG 1.1 Thơ vịnh sử trong Văn học trung đại Việt Nam 11

1.1.1 Nguồn gốc và đối tượng thơ vịnh sử 11

1.1.2 Khái niệm thơ vịnh sử 15

1.1.3 Đặc trưng thi pháp thơ vịnh sử 19

1.1.4 Diện mạo thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam 24

1.2 Tác giả Lê Thánh Tông 27

1.2.1 Lê Thánh Tông: Một vị minh quân và một tác gia văn học tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XV 27

1.2.1.1 Một vị minh quân 28

1.2.1.2 Một tác gia văn học tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XV 35

1.2.2 Hội thơ Tao đàn: Một hiện tượng văn hóa đặc biệt 38

1.2.3 Tác phẩm của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn 42

Tiểu kết 47

Trang 5

2.1 Giới thiệu hai tập thơ: Cổ tâm bách vịnh và Hồng Đức quốc âm thi tập 49

2.1.1 Cổ tâm bách vịnh 49

2.1.2 Hồng Đức quốc âm thi tập 51

2.2 Đề tài vịnh sử trong hai tập thơ 54

2.2.1 Đề tài trong Cổ tâm bách vịnh 54

2.2.1.1 Vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc 54

2.2.1.2 Vịnh địa danh lịch sử Trung Quốc 64

2.2.2 Đề tài trong Hồng Đức quốc âm thi tập 71

2.2.2.1 Vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc 71

2.2.2.2 Vịnh nhân vật lịch sử Việt Nam 76

2.2.2.3 Vịnh địa danh lịch sử Việt Nam 80

2.3 Cảm hứng vịnh sử chủ yếu trong hai tập thơ 86

2.3.1 Cảm hứng vịnh sử trong Cổ tâm bách vịnh 86

2.3.2 Cảm hứng vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập 89

Tiểu kết 97

Chương 3: NGHỆ THUẬT THƠ VỊNH SỬ CỦA LÊ THÁNH TÔNG 3.1 Thể loại được sử dụng trong hai tập thơ 99

3.1.1 Thể thơ trong tập Cổ tâm bách vịnh 99

3.1.2 Thể thơ trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập 102

3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong hai tập thơ 104

3.2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật tập Cổ tâm bách vịnh 104

3.2.2 Ngôn ngữ nghệ thuật tập Hồng Đức quốc âm thi tập 110

Trang 6

3.3.2 Nghệ thuật dụng điển trong Hồng Đức quốc âm thi tập 128

3.4 Giọng điệu chủ yếu trong hai tập thơ 137

3.4.1 Giọng điệu trong Cổ tâm bách vịnh 137

3.4.2 Giọng điệu trong Hồng Đức quốc âm thi tập 140

Tiểu kết 144

KẾT LUẬN 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC 158

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhìn lại mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam, với một khối lượng tác phẩm bề thế mà tổ tiên ta đã để lại, quả là một điều thật đáng trân trọng Di sản ấy là những viên ngọc sáng ngời được sàng lọc, gọt giũa qua thời gian với những tác phẩm thơ ca nổi trội và đặc sắc, góp phần làm nên một dấu ấn rực rỡ cho nền văn học trung đại nước nhà, trong đó có thơ vịnh sử

Thơ vịnh sử xuất hiện trong văn học đời Trần, gắn liền với các tên tuổi như

Trần Anh Tông với bài Hán Cao Tổ, Trần Minh Tông với bài Bạch Đằng giang, Trần Lâu với bài Quá Hàm Tử quan, Trương Hán Siêu với bài Bạch Đằng giang

phú, Phạm Sư Mạnh với các bài: Ô giang Hạng Vũ miếu, v.v ; sang nửa đầu thế kỷ

XV (đầu đời Lê sơ), thơ vịnh sử vẫn tiếp tục, tiêu biểu là Nguyễn Trãi với bài Bạch

Đằng hải khẩu v.v thì đến nửa cuối thế kỷ XV, với Lê Thánh Tông và những

“Ngôi sao thơ” trong Hội Tao đàn, thơ vịnh sử thực sự đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc, để sau đó dòng thơ này tiếp tục phát triển ở các giai đoạn văn học sau

Có một điều cần khẳng định là trong văn học trung đại Việt Nam thì vận văn nổi trội hơn tản văn, vì thế mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến thơ nhiều hơn, riêng về thơ vịnh sử dù các vị có để tâm tìm hiểu nhưng công bằng mà nói thì chỉ mới giới thiệu diện mạo chung chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là từ trước đến nay chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về thơ vịnh sử của vua Lê Thánh Tông và Hội thơ Tao đàn

Với lòng yêu thích văn học cổ, dù biết khả năng của mình còn nhiều hạn chế

nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài Thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông qua

Cổ tâm bách vịnh và Hồng Đức quốc âm thi tập để nghiên cứu, với mục đích và

tâm nguyện là muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và các nhân vật lịch sử, nhất là những sự kiện lịch sử, địa danh lịch sử và nhân vật lịch sử nước Nam, nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và rút ra bài học bổ ích

cho thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay Đó cũng là cách “ôn cố tri tân” như lời cố Thủ

Trang 8

tướng Phạm Văn Đồng đã từng căn dặn Cho nên, có thể nói đây là một đề tài tương đối mới mẻ, có ý nghĩa khoa học, thiết thực, cần được nghiên cứu chuyên sâu

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.1 Những đánh giá, nhận định về Lê Thánh Tông từ thế kỷ XIX về trước

Trong 38 năm trị vì (1460-1497), Lê Thánh Tông đã đưa đất nước Đại Việt bước sang giai đoạn phát triển mới: thời đại võ công văn trị Đây là một triều đại thịnh trị nhất, rực rỡ nhất trong cả nghìn năm của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Nhiều bộ chính sử thời phong kiến và nhiều công trình của các danh sĩ đã thống nhất đánh giá, nhận định về Lê Thánh Tông với nội dung ca ngợi tài năng, đức độ, chính trị, văn chương của ngài Chẳng hạn như những ghi chép của Ngô Sĩ

Liên và lời bàn của Vũ Quỳnh trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, bài tán của Thân Nhân Trung có chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư, lời giới thiệu và bài thơ vịnh

về vị minh quân này của Hà Nhậm Đại trong Khiếu vịnh thi tập, những vần thơ ngợi

ca trong Việt sử diễn âm (khuyết danh) Khi biên soạn Toàn Việt thi lục, Lê Quý

Đôn cũng đã có những lời ưu ái về vị hoàng đế thi nhân này Những nhận định của

Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục, của Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi

tuyển, của Phan Huy Chú ở mục Nhân vật chí và Văn tịch chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, lời nhận xét và một bài thơ vịnh về Lê Thánh Tông của Tự

Đức Dực Tông Anh hoàng đế Ngự chế Việt sử tổng vịnh; nhận định của Quốc sử quán triều Nguyễn trong bộ Việt sử thông giám cương mục; lời tụng ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái trong Đại Nam quốc sử diễn ca v.v , những ý kiến đánh giá

và nhận định trên của tiền nhân chính là những định hướng cho chúng tôi khi tiến hành tìm hiểu đề tài

2.2 Những thành tựu về sưu tầm dịch thuật và nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông từ đầu thế kỷ XX đến 1986

Sang đến đầu thế kỷ XX, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về văn bản và thơ văn Lê Thánh Tông Trước hết, xin được điểm qua các bộ văn học sử có giới thiệu về thơ văn của ngài như sau:

Trang 9

- Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (in lần đầu 1941), ở thiên

thứ ba: Các chế độ việc học, việc thi, chương thứ 10: Vua Lê Thánh Tông và Hội

Tao đàn, tác giả giới thiệu sơ lược về Lê Thánh Tông, về Hội Tao đàn, về bộ Thiên

Nam dư hạ tập Ở đây, tác giả đã nhận định “Lê Thánh Tông là bậc anh quân về triều Hậu Lê”, “Hội Tao đàn do vua lập ra có thể coi là một Hội văn học đầu tiên ở nước ta Bộ „Thiên Nam dư hạ tập‟ thất lạc đi rất nhiều, quả là một điều đáng tiếc

vì bộ ấy có thể cho ta biết rõ tình hình chính trị và văn hóa đời thịnh trị nhất trong triều Hậu Lê” [31, tr 98-99]

- Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trương Chính, Lê

Thước, trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (từ khởi thủy đến hết thế kỷ

XV), Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1957, đã viết về thân thế, sự nghiệp Lê Thánh Tông,

về nội dung và nghệ thuật tập thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập và bài Thập giới

cô hồn quốc ngữ văn

- Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, trong Sơ thảo lịch sử văn

học Việt Nam, quyển 2, (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII), Nxb Văn Sử Địa, Hà

Nội, 1958, phần thứ bốn, mục III Văn học chữ Hán, tiểu mục B, do Nguyễn Đổng Chi viết về Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, giới thiệu các tác phẩm chữ Hán của Lê

Thánh Tông như Quỳnh uyển cửu ca, Văn minh cổ xúy, Châu cơ thắng thưởng,

Minh lương cẩm tú, Chinh Tây kỷ hành, Anh hoa hiếu trị, và cuối cùng là nêu giá trị

các thi phẩm trong Thiên Nam dư hạ tập [86, tr 119-129], tại mục IV Văn học chữ

Nôm, do Nguyễn Hồng Phong viết, tác giả đã trình bày về thời đại, tiểu sử tác giả,

giới thiệu hai tác phẩm Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập và Thập giới cô hồn quốc

ngữ văn [86, tr 186-202]

- Bùi Văn Nguyên (chủ biên) trong Lịch sử văn học Việt Nam tập 2, (thế kỷ X

– giữa thế kỷ XVIII), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1961 Ở chương III, viết về Lê Thánh Tông (1442-1497) và Hội Tao đàn [68, tr 161-180], tác giả đã giới thiệu về Thánh Tông và Hội thơ Tao đàn, nội dung chính thơ văn của Thánh Tông và Hội Tao đàn,

và đi sâu giới thiệu tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

Trang 10

- Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên, 3 tập, Quốc

học tùng thư, Sài Gòn xuất bản năm 1961-1965, tập 1 Văn học truyền khẩu – Văn học lịch triều: Hán văn, ở thiên thứ 2: Các loại Hán văn, chương I, mục 5: Thời kỳ thịnh đạt thứ hai đời Hồng Đức [67, tr 134-144] có giới thiệu và trích dẫn thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông và các hội viên Tao đàn xướng họa; trong tập 2 Văn học lịch triều: Việt văn, thiên thứ nhất, chương V, có viết về Lê Thánh Tông, thơ thời Hồng Đức [67, tr 122-134]

- Đinh Gia Khánh (chủ biên) trong Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu

thế kỷ XVIII, 2 tập, có viết về Lê Thánh Tông và văn học thế kỷ XV [42, tr

419-549], tại các mục do Mai Cao Chương viết cũng nói đến thơ văn Lê Thánh Tông và

Hội Tao đàn, phân tích nội dung, nghệ thuật và đánh giá cao về tập thơ Hồng Đức

quốc âm thi tập, thơ văn chữ Hán của các tác giả nửa sau thế kỷ XV và của Lê

Thánh Tông trong bộ Thiên Nam dƣ hạ tập Tại mục IX, do Đinh Gia Khánh viết,

có đề cập đến việc nhà vua chỉ đạo Quốc sử quán biên soạn bộ Sử ký toàn thƣ và nhất là giới thiệu tác phẩm Thánh Tông di thảo

Bên cạnh các bộ văn học sử vừa nêu, còn có những thành tựu về văn bản học như sưu tầm, phiên âm, phiên dịch, chú giải, giới thiệu thơ Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, như:

- Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc San biên soạn: Hợp tuyển

thơ văn Việt Nam, tập 2 (thế kỷ X – thế kỷ XVII), Nxb Văn học, Hà Nội, 1962, có

tuyển một số tác phẩm tiêu biểu của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn

- Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu Hồng

Đức quốc âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội, 1982 Phần đầu do Bùi Văn Nguyên

giới thiệu chung về Hội Tao đàn Phần sau là phiên âm, chú giải toàn văn bản tập

thơ Hồng Đức quốc âm thi tập

Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Hán Nôm đã công bố những tiểu luận nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu nửa sau thế kỷ XV, trong đó nhiều nhất vẫn là những bài viết về Lê

Thánh Tông và tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập Tiêu biểu là các tác giả: Thanh

Trang 11

Xuân với bài “Vài ý kiến nhỏ về bản phiên âm Hồng Đức quốc âm thi tập”, Tạp chí

Văn học, số 4-1975; Tầm Vu với bài “Thơ văn chống xâm lược trong thời Lê sơ”, Tạp chí Văn học, số 4-1979; Bùi Duy Tân với bài “Hồng Đức quốc âm thi tập, một

tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỷ XV”, Tạp chí Văn học, số 4-1983

2.3 Những thành tựu về sưu tầm dịch thuật và nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn từ năm 1986 đến nay

- Bùi Văn Nguyên (chủ biên) Tổng tập văn học Việt Nam, tập 5, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội, 1995 Bộ tổng tập này chép tuyển 395 đơn vị tác phẩm thơ văn chặng đường thế kỷ XV, phần tuyển thơ được chia thành 3 phần Riêng về thơ văn

Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn được chép tuyển ở các phần như sau: Phần thứ

nhất: Văn học các tác giả thời thịnh Lê, cụ thể là tác phẩm của Lê Thánh Tông

chép 99 bài (Thơ văn quốc âm 35 bài, thơ văn chữ Hán 64 bài) Phần thứ hai chép tuyển thơ xướng họa trước khi Hội Tao đàn thành lập với 53 đơn vị tác phẩm Thơ

xướng họa giữa Lê Thánh Tông với Lê Hoàng Dục có 7 bài, Anh tài tử thi 3 bài,

Văn minh cổ xúy tập 10 bài, Ngự chế Tư gia tướng sĩ thi 5 bài, Quỳnh uyển cửu ca

28 bài Phần thứ ba chép về phong trào thơ văn quốc âm thời thịnh Lê, với 71 bài

tuyển trong Hồng Đức quốc âm thi tập

- Mai Xuân Hải (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) với những công trình phiên

dịch, nghiên cứu về Lê Thánh Tông như Thơ văn Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 1986; Lê Thánh Tông – Thơ văn và cuộc đời, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội, 1998; Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003; Cổ tâm

bách vịnh, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000; “Tình hình văn bản chữ Hán Lê Thánh

Tông”, Tạp chí Hán Nôm, số 1-1993

- Bùi Văn Nguyên (chủ biên) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ

XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1989, chương V: Lê Thánh Tông (trang 235-262),

mục I viết về thân thế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học và những sáng tác của Lê Thánh Tông với cương vị là chủ súy của Hội Tao đàn Mục II, tác giả công trình có những lời đánh giá rất cao về công lao của Lê Thánh Tông trong việc chỉ đạo các văn thần biên soạn lịch sử Việt Nam, sưu tầm di sản văn học của dân tộc, tiêu biểu

Trang 12

là Đại Việt sử ký toàn thƣ của Ngô Sĩ Liên, Trích diễm thi tập do Hoàng Đức Lương sưu tầm và biên soạn, Tinh tuyển chƣ gia luật thi do Dương Đức Nhan sưu tầm và biên soạn, Ức Trai thi tập do Trần Khắc Kiệm sưu tầm và biên soạn, v.v

- Lê Trí Viễn (chủ biên) Văn học trung đại Việt Nam, Đại học Sư phạm Tp

Hồ Chí Minh, 1997 và công trình của Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên) Văn học trung

đại Việt Nam thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, hai giáo

trình này không có chương viết riêng về Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, mà chỉ nhắc đến trong một vài đoạn nhỏ ở bài khái quát về văn học Việt Nam từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII mà thôi

- Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,

Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên), Nxb Thế Giới, Hà Nội, 2004, có các mục

từ viết về Lê Thánh Tông, về Hội Tao đàn, về một số tác phẩm của Lê Thánh Tông

và Hội Tao đàn như bộ Thiên Nam dƣ hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập

- Những công trình, tiểu luận của Bùi Duy Tân: “Thơ vịnh sử, thơ đi sứ và

cảm hứng yêu nước thương nòi”, trong sách: Khảo và luận một số thể loại – tác giả

– tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2001; “Thơ vịnh sử viết về danh nhân Hà Tây”, trong sách: Một số vấn đề văn hiến

Hà Tây truyền thống và hiện đại, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây & Trung tâm Bảo

tồn phát huy nghệ thuật dân tộc, xuất bản năm 2004 Tác giả cuốn sách cho biết, ngay từ thời Trần đã có một số bài thơ vịnh các nhân vật lịch sử, nhưng đến nửa sau

thế kỷ XV thơ vịnh sử mới bắt đầu phát triển, trong đó phải kể đến Cổ tâm bách

vịnh của Lê Thánh Tông, đó là tập thơ vịnh sử có hệ thống đầu tiên; tiếp đến là

những bài thơ vịnh nhân vật lịch sử và nhân vật truyền thuyết trong Hồng Đức quốc

âm thi tập chính là những bài thơ Nôm vịnh sử vào loại cổ nhất Cũng theo ông, Việt giám vịnh sử tập (còn gọi là Thoát Hiên vịnh sử thi) của Đặng Minh Khiêm

cũng là tập thơ đầu tiên vịnh Nam sử có hệ thống

- Nguyễn Đăng Na (chủ biên) Văn học trung đại Việt Nam, 2 tập, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005, viết về tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập [65, tr

Trang 13

152-165], chương 3, tác giả đi vào những nội dung chính: giá trị văn chương; giá trị nội dung; giá trị nghệ thuật (về thể loại, ngôn ngữ) của tập thơ

- Nguyễn Công Lý, trong Nghiên cứu mới về văn học Việt Nam thế kỷ XV –

XVII, Đề tài Khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học

Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2008, đã tổng kết những thành tựu nghiên cứu về thơ văn của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn từ trước đến nay và đề xuất hướng nghiên cứu mới về tác giả Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn; cũng trong công trình này, tác giả còn có riêng một chương viết về thơ vịnh sử, trình bày diện mạo thơ vịnh sử và tổng thuật lại những thành tựu nghiên cứu về thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam, trong đó có đề cập đến thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông

- Trên Tạp chí Hán Nôm cũng có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, tiêu biểu như Mai Xuân Hải với một số bài: “Bài văn khuyên chăm học của vua Lê

Thánh Tông”, Tạp chí Hán Nôm, số 2-1992; “Lê Thánh Tông và tập thơ Cổ tâm

bách vịnh”, Tạp chí Hán Nôm, số 1-2000; “Lê Thánh Tông và thơ chữ Hán”, trong

sách Lê Thánh Tông – Thơ văn và cuộc đời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998,…

- Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học có: Bùi Duy Tân với bài “Hội Tao đàn,

Quỳnh uyển cửu ca và vai trò Lê Thánh Tông”, Tạp chí Văn học số 1-1993; Nguyễn

Duy Quý với bài “Lê Thánh Tông – nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lớn”, Tạp

chí Văn học, số 1-1993; Phạm Khánh Cao với bài “Về việc dịch thơ chữ Hán và

dịch Đề núi bài thơ của Lê Thánh Tông”, Tạp chí Văn học, số 1-1994; Đặng Thanh

Lê với bài “Về giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đường luật – cảm hứng lịch sử qua thơ

Lê Thánh Tông”, Tạp chí Văn học, số 5-1996; John K.Whitmore với bài “Hội Tao đàn – thơ ca, vũ trụ và thể chế nhà nước thời Hồng Đức (1470-1497)”, Tạp chí Văn

học, số 5-1996; Bùi Duy Tân với bài “Cảm hứng dân tộc – cảm hứng nhân văn qua

thơ Nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông”, Tạp chí Văn học, số 8-1997; Phạm Tú Châu với bài “Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông”, Tạp chí Văn học, số 8- 1997; Trần Thị Băng Thanh với bài “Lê Thánh Tông và các mối “dị đoan””, Tạp

chí Văn học, số 8-1997; Vũ Đức Phúc với bài “Về một số bài thơ Nôm của Lê

Trang 14

Thánh Tông”, Tạp chí Văn học, số 8-1997; Trần Văn Dũng với bài “Thơ xướng họa trong Hồng Đức quốc âm thi tập”, Nghiên cứu Văn học, số 6-2006

Tóm lại, những thành tựu nghiên cứu trên là chỗ dựa đáng quý để chúng tôi tiếp thu và kế thừa, phát triển trong quá trình thực hiện đề tài này

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là thơ vịnh sử của Lê Thánh

Tông, cụ thể là hai tập thơ Cổ tâm bách vịnh và Hồng Đức quốc âm thi tập Qua

những bài thơ vịnh sử trong hai tập thơ, những địa danh, những chiến tích, những nhân vật lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ đã được tác giả tái hiện lại một cách sinh động, sâu sắc, với lời nhận định khen chê nghiêm khắc phân minh, vì vậy không phải ngẫu nhiên khi người ta thường nói thơ ca là chiếc cầu bắc nhịp giữa quá khứ và hiện tại, giữa những tâm hồn đồng điệu của thế hệ sau với thế

hệ trước

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để triển khai đề tài luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp, thao tác nghiên cứu sau:

- Phương pháp loại hình

Phương pháp loại hình được sử dụng trong luận văn nhằm tìm hiểu sâu hơn về thể tài vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ vịnh sử của hoàng đế Lê Thánh Tông nói riêng

- Phương pháp lịch sử - xã hội

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu và nắm rõ tiến trình lịch sử dân tộc trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của cha ông ta, đi sâu tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội dưới triều đại Lê Thánh Tông, để từ đó khái quát nguyên nhân ra đời mảng thơ vịnh sử của tác giả Lê Thánh Tông và các thành viên trong Hội Tao đàn

- Phương pháp thống kê phân loại

Phương pháp này được sử dụng để phân chia thơ ca thành các dạng thức khác nhau, từ đó dựa vào những đặc điểm thể loại, nhằm khái quát những nét đẹp của thơ

Trang 15

vịnh sử trong giai đoạn văn học này Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng một cách thường xuyên để nghiên cứu thơ vịnh sử của hoàng đế Lê Thánh Tông với các quần thần trong triều, cụ thể là của các thành viên trong Hội Tao đàn,

để từ đó tìm hiểu cảm quan, tư tưởng của các tác giả trong hội thơ

- Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp đối chiếu so sánh được sử dụng thường xuyên trong luận văn nhằm tìm ra những nét chung mang tính phổ quát của thơ vịnh sử so với các đề tài thơ khác trong văn học trung đại Việt Nam, nét độc đáo của thơ vịnh sử dưới triều đại Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp

này để so sánh sự khác biệt giữa hai tập thơ: Cổ tâm bách vịnh và Hồng Đức quốc

âm thi tập, trên nhiều phương diện khác nhau: thể loại; ngôn ngữ; điển cố điển tích;

giọng điệu và các thủ pháp nghệ thuật khác

- Phương pháp mô tả - phân tích, tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng khi mô tả loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trưng nhất trong thơ vịnh sử của tác giả Lê Thánh Tông, từ những vấn

đề đã miêu tả, phân tích và lý giải, để thâu tóm toàn bộ vấn đề một cách hàm súc và

cô đọng nhất, chúng tôi còn sử dụng phương pháp này để phân tích những câu thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình nhằm minh họa cho các luận điểm trong luận văn

Trên đây là một số phương pháp, thao tác chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình triển khai đề tài luận văn, việc sử dụng các phương pháp, thao tác trên được tiến hành một cách phối hợp, đan xen với nhau nhằm góp phần làm sáng tỏ những nội dung cần triển khai mà bản thân đề tài yêu cầu

5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn tìm hiểu: Thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông qua Cổ tâm bách vịnh

và Hồng Đức quốc âm thi tập nhưng có mở rộng thơ vịnh sử trong văn học trung

đại Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi xem thơ vịnh sử như là một dòng mạch xuyên suốt, một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm nhiều phương diện có mối liên hệ gắn bó biện chứng với nhau theo

Trang 16

chiều dài lịch sử văn học Với đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định hướng tiếp cận nhằm tìm hiểu những vấn đề nổi bật như: Nguồn gốc, đối tượng, đặc trưng thể tài, diện mạo thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam và tác giả Lê Thánh Tông; Đề tài và cảm hứng trong thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông, để từ đó khẳng định bản sắc dân tộc độc đáo và vị thế của tác giả Lê Thánh Tông trong tiến trình vận động và phát triển thơ ca trung đại Việt Nam

Chúng tôi cũng hy vọng rằng, những tư liệu và kết quả của luận văn sẽ góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập mảng thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn trong văn học trung đại được tốt hơn

6 GIỚI THIỆU KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu nhằm giới thuyết về những vấn đề chung; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, trọng tâm của luận văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam và tác giả Lê Thánh Tông, gồm 48 trang, từ trang 11 đến trang 48

Chương 2: Đề tài và cảm hứng thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông, gồm 50

trang, từ trang 49 đến trang 98

Chương 3: Nghệ thuật thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông, gồm 47 trang, từ

trang 99 đến trang 145

Với kết cấu ba chương như trên, chương 1 là chương nền giới thiệu về thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam và giới thiệu về Lê Thánh Tông cùng Hội thơ Tao đàn, chương 2 và chương 3 là hai chương trọng tâm đi vào tìm hiểu đề tài,

cảm hứng và nghệ thuật thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông qua hai tập Cổ tâm bách

vịnh và Hồng Đức quốc âm thi tập

Trang 17

CHƯƠNG 1 THƠ VỊNH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

VÀ TÁC GIẢ LÊ THÁNH TÔNG

1.1 THƠ VỊNH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1.1.1 Nguồn gốc và đối tượng thơ vịnh sử

Văn học thời Lê sơ ở thế kỷ XV là một chặng đường văn học phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu Kế thừa và phát huy những truyền thống của văn học thời Lý - Trần, văn học thời Lê sơ đã tạo nên những đặc điểm và phong cách riêng biệt, đặc sắc, đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của nghệ thuật phản ánh, văn học thời Lê sơ còn là sự kế tục và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của văn học Lý - Trần một cách điêu luyện, đỉnh cao Đây cũng chính là kết quả của sự nối tiếp văn học thế kỷ

X - XIV trên những dòng mạch cảm hứng và nghệ thuật phản ánh chính, sự kế thừa

và phát huy ấy là tiếng chuông báo hiệu sự xuất hiện của nền văn học với những bước chuyển mình nhất định trên nhiều phương diện của đời sống văn học, bao gồm

cả nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật biểu hiện

Thế kỷ XV là thế kỷ đánh dấu sự độc tôn của Nho giáo ở mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trên bình diện tư tưởng, từ đây Nho giáo đã chính thức làm

bá chủ đời sống tinh thần con người mãi cho đến thế kỷ XIX, cũng từ đây lịch sử xã hội bắt đầu bước vào giai đoạn mới với những biến đổi dữ dội trên mọi mặt hoạt động, từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần

Tác gia tiêu biểu và nổi bật nhất trong văn học nửa đầu thế kỷ XV là Nguyễn Trãi, tên tuổi ông gắn liền với dòng văn học yêu nước, với những ca khúc khải hoàn, với sự nghiệp dựng xây đất nước sau ngày chiến thắng ngoại xâm, phải chăng

đó cũng chính là tiền đề tư tưởng cho sự nối tiếp và phát huy những phẩm chất tốt đẹp ấy cho các giai đoạn văn học sau Dấu ấn nổi bật của văn học nửa sau thế kỷ

XV là sự xuất hiện của văn học cung đình, từ đây bộ phận văn học này đã gặt hái được nhiều thành tựu mới mẻ, mang một sắc thái riêng, rất đặc biệt, mà tên tuổi tiêu

Trang 18

biểu, mang đậm dấu ấn cho văn học nửa cuối thế kỷ này chính là Lê Thánh Tông, vị thi sĩ - hoàng đế anh minh của đất nước Đại Việt thế kỷ XV

Văn học nửa sau thế kỷ XV là sự tiếp thu những thành tựu của văn học nửa đầu thế kỷ, tuy nhiên nó đã có những bước phát triển mới mẻ với sự hiện diện của hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm Văn học cuối thế kỷ XV tuy có sự chi phối bởi quan điểm của văn học cung đình, nhưng chất chứa trong đó là nội dung yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc, diện mạo của văn học thời này rất phong phú và đa dạng, minh chứng cho điều này là những tác phẩm của các tác giả trong Hội thơ Tao đàn, thể loại và phong cách nghệ thuật thơ trong giai đoạn nửa cuối thế

kỷ XV trở đi có nhiều bước đột phá, một trong những biểu hiện của nó là sự xuất hiện của thơ vịnh sử

Thơ vịnh sử là một loại thơ rất đặc biệt, từ cổ chí kim nền văn hóa phương Đông sớm có truyền thống trọng sử Theo truyền thuyết, từ thời Nghiêu Thuấn đã

có sử quan, thơ vịnh sử có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã có mầm mống từ Đại

Nhã - Kinh Thi, mặc dù những bài thơ đó không hề lấy tên là thơ vịnh sử, sang đến

thời Tiên Tần, với sự xuất hiện tác phẩm Thiên vấn, gắn liền với tên tuổi của nhà

thơ Khuất Nguyên, rất nhiều nội dung, mà ở đó là sự nghi ngờ và cảm thán đối với lịch sử, thần thoại và truyền thuyết Thể thơ vịnh sử trong văn học cổ điển Trung Quốc là một đề tài khá quen thuộc Đến thời Đông Hán, nhà sử học nổi tiếng Ban

Cố rất am tường về nhân vật và sự kiện lịch sử thời Tây Hán, lúc này với bài thơ vịnh sử kể về chuyện của nàng Đề Oanh dâng thư cứu cha, thì thơ vịnh sử mới được lấy tên chính danh Sang đến thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều, thơ vịnh sử vẫn chưa để lại kiệt tác, chưa có danh gia, ngoài một số nhà thơ đã để lại thơ vịnh sử như Vương Xán, Tào Thực, Phó Huyền, Tả Tư, Đào Uyên Minh, Nhan Diên Chi, Lưu Tuấn,…

Đến thời nhà Đường, thơ vịnh sử mới mang trong mình một bộ mặt mới, lúc này thơ vịnh sử mới thực sự phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, từ Thịnh Đường đến Vãn Đường, thơ vịnh sử đã đạt đến một trình độ thuần thục, với sự xuất hiện của các tác gia từ Lưu Vũ Tích, cho đến Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Đỗ Mục,

Trang 19

Lý Thương Ẩn Sang đến các thời Nguyên, Minh, Thanh, thơ vịnh sử vẫn trên đà phát triển rực rỡ, với nhiều đột phá và nhiều cách tân về mặt thi pháp thể loại, trong tiến trình phát triển của nó, thơ vịnh sử Trung Quốc đã đi từ thuật sử, đến trữ hoài, đến sử luận, mặc dù loại trước không hoàn toàn biến mất khi loại sau xuất hiện, nhưng theo một chiều hướng lớn vẫn là từ khách thể chuyển sang chủ thể, từ lịch sử chuyển sang hiện thực

Trước khi đi vào tìm hiểu và xem xét đối tượng của thơ vịnh sử, cần khẳng định rằng thơ vịnh sử là một phạm trù của văn học nghệ thuật, mà văn học nghệ thuật nói chung là một hình thái ý thức xã hội đặc thù Văn học bắt nguồn từ đời sống, văn học phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm lập trường đối với đời sống, nhưng văn học khác với tất cả các hình thái ý thức xã hội khác, chính cái đặc thù ấy

là lý do tồn tại không gì có thể thay thế được của văn học trong suốt trường kỳ lịch

sử, chính cái đặc thù ấy góp phần làm nên bản chất của văn học nghệ thuật

Cái đặc thù khác trước hết của văn học đó là nội dung, nội dung gợi lên đối tượng, vì đối tượng chính là cái được chiếm lĩnh, nhận thức, nhào nặn và chuyển thành nội dung Triết học Mác - Lênin phân biệt khách thể và đối tượng, khách thể

là toàn bộ thế giới khách quan tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người, là cơ

sở của nhận thức và hoạt động cải tạo của con người Đối tượng là một phần của khách thể mà con người có thể chiếm lĩnh phù hợp với một nhu cầu, năng lực nhất định của nó Các Mác đã từng nói rằng đối tượng của tai không giống với đối tượng của mắt chính là ý đó

Cùng một khách thể là thế giới khách quan, nhưng đối tượng của văn học rất khác với các hình thái khác, đối tượng của văn học mang trong mình một đặc thù riêng có, đó là tất cả những gì có trong hiện thực (trong thiên nhiên và trong đời sống) mà con người quan tâm Văn học nghệ thuật miêu tả toàn bộ hiện thực, nhưng trên bình diện các quan hệ của đời sống xã hội của con người, vậy con người chính

là vị trí trung tâm của các quan hệ, và như vậy, đối tượng chủ yếu của văn học chính

là con người, lấy con người là đối tượng miêu tả chủ yếu, từ đó văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới

Trang 20

Tóm lại, nhận rõ tính đặc thù đối tượng của văn học không phải là vạch một

hố sâu giữa văn học và các hình thái ý thức xã hội khác, mà là chỉ ra cái đặc thù trong cái chung Văn học nghệ thuật phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm

là con người xã hội, văn học không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó, mà

là tái hiện chúng trong tương quan với lý tưởng, khát vọng, tình cảm của con người,

nó không phản ánh hiện thực dưới dạng những bản chất trừu tượng, mà là tái hiện

nó trong tính toàn vẹn, cảm tính sinh động, khái niệm trung tâm của đối tượng của văn nghệ là các tính cách của con người, những con người sống, suy nghĩ, cảm xúc, hành động mang bản chất xã hội, lịch sử

Như vậy, đối tượng của thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam thế kỷ

XV chính là con người và lịch sử,… cụ thể là: nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, di tích - địa danh lịch sử, những yếu tố ấy gắn liền với một thời đại lịch sử nhất định Vịnh nhân vật lịch sử, bao gồm những nhân vật truyền thuyết, những nhân vật lịch

sử đã được sử sách ghi nhận; vịnh các sự kiện lịch sử, mà sự kiện lịch sử ấy gắn liền với tên tuổi của các nhân vật lịch sử; vịnh di tích lịch sử, văn hóa gắn với danh lam thắng cảnh, danh sơn đại xuyên, gắn với những biên ải, hải quan,… đó cũng chính

là những nơi thờ phụng linh thiêng, những công trình kiến trúc lừng danh như đền, chùa, miếu mạo,…

Thơ vịnh sử không chỉ là những mẩu ký sự đơn thuần thuật lại một biến cố, nhân vật lịch sử trong quá khứ xa gần, mà thông qua những biến cố, những nhân vật lịch sử ấy, các tác giả bộc lộ tình cảm tư tưởng của mình về nhiều phương diện, các nhà thơ thường đối chiếu quá khứ với hiện tại bằng cái nhìn triết lý, nêu bật sự trôi chảy của thời gian, dùng một hình tượng lịch sử cụ thể để nói lên sự biến thiên của cuộc đời, hầu hết, các bài thơ vịnh sử đều trực tiếp hoặc gián tiếp bình điểm về nhân phẩm, khí cách của các nhân vật lịch sử, thông qua hình tượng các nhân vật lịch sử

họ có bình luận, suy nghĩ, đánh giá Chính vì vậy, thơ vịnh sử không chỉ có nghị luận đôi khi khô khan, mà chất chứa trong đó cả những yếu tố trữ tình tha thiết, đằm thắm, các tác giả dùng thơ vịnh sử để hoài cổ, để gửi gắm tâm sự của mình trên tinh

Trang 21

thần cảm hứng chủ đạo của thể tài thơ vịnh sử đó là những đánh giá, bình luận, nêu gương, tự hào được hòa quyện với tình cảm khiển muộn, trữ hoài

1.1.2 Khái niệm thơ vịnh sử

Văn học trong đó có thơ ca là một hình thức nghệ thuật ngôn từ Việc sử dụng ngôn ngữ để làm nên chất liệu, sự chọn lọc từ ngữ cũng như tổ hợp từ được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định, tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình, một bài thơ là

tổ hợp của các câu thơ Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm, thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác

Thơ vịnh sử là một loại thơ phổ biến trong văn học trung đại, được gợi ra từ cảm hứng lịch sử Tuy nhiên, khác với một tác phẩm sử học trong đó tính biên niên, tính nghiêm cẩn của sử bút được đề cao lên hàng đầu, đề tài của thơ vịnh sử là cổ nhân (nhân vật lịch sử xưa); cổ sự (sự kiện lịch sử đã qua); cổ tích (di tích, danh thắng lịch sử) Hay nói khác, thơ vịnh sử là loại thơ vịnh chuyện cũ, người xưa, tích

cũ, đánh giá và bình luận về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử đã có độ lùi về thời gian, bằng hình tượng văn học và ngôn ngữ thi ca Qua đó, tác giả rút ra những bài học, coi như một tấm gương soi và gửi gắm quan điểm nhân sinh của mình Sự chọn lựa nhân vật hay sự kiện lịch sử nào đó không hoàn toàn tùy thuộc vào tầm vóc của nhân vật hoặc sự kiện mà tuỳ thuộc vào cảm hứng rất riêng của người viết

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), trong Từ

điển thuật ngữ văn học, thì “Thơ vịnh sử không giản đơn là kể lại sự tích lịch sử hay nhân vật lịch sử, mà chủ yếu là thể hiện nhận thức, chí hướng, tình cảm của người viết, có khi là đồng tình, ngợi ca, có khi là bộc lộ lý tưởng, hoài bão, có khi là bình luận, cảm khái,… và thường là liên hệ sâu sắc với thời đại nhà thơ đang sống” [32,

tr 320]

Trang 22

Bùi Duy Tân trong bài viết: “Thơ vịnh sử – một thể tài đặc trưng trong văn

học trung đại” quan niệm rằng: “Thơ vịnh sử, về tính chất thể tài, trước hết là thơ

Thơ ở đây có thể là cổ thể, Đường thi; lời thơ có thể là ngũ ngôn, là thất ngôn; câu thơ có thể là bát cú, là tuyệt cú, là trường thiên” [99, tr 507]

Vịnh là làm thơ với cảm hứng hưng phấn, nhằm luận bàn hoặc miêu tả cảnh vật, con người, vịnh là để cho lời thơ sâu rộng, ý thơ dâng trào cảm xúc, lời hay, ý đẹp, kính cẩn và thường có ngụ ý, tư tưởng sâu xa,…

Sử trong thơ vịnh sử là những đối tượng ngâm vịnh, những đối tượng đó bao gồm: nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, di tích lịch sử, những sự kiện lịch sử, địa danh lịch sử gắn với những chiến công hiển hách của các nhân vật lịch sử đã được lưu danh sử sách…, qua thơ vịnh sử, tác giả thể hiện ngôn chí, tâm tư tình cảm, ý chí, nguyện vọng với ngụ ý hết sức chặt chẽ Qua đó, nêu lên những tấm gương lịch

sử, để giáo hóa người đời theo quan điểm chính thống

Thơ vịnh sử với tính chất thể tài, nó chịu ảnh hưởng của phong cách viết về mặt đánh giá nhân vật và cách sử dụng tư liệu lịch sử, các nhà thơ thường nói đến khen, chê, yêu, ghét một cách công tâm vì trong thơ có sử, chính vì thế, so với các thể tài văn chương khác thì thơ vịnh sử mang đậm chất sử học hơn cả Quan điểm

và sử liệu của thơ vịnh sử vẫn căn bản là quan điểm và sử liệu của các pho sử và

truyện ký lịch sử Cũng theo đó mà tác giả Đặng Minh Khiêm đã viết nên Việt giám

vịnh sử tập, trong lời tựa của Việt giám vịnh sử tập, có nêu lên ý kiến của mình như

sau: “Làm thơ vịnh sử chủ yếu là để gửi gắm cái ý chê khen” Trong lời tựa của

Khiếu vịnh thi tập, Hà Nhậm Đại cũng nhấn mạnh rằng: “Tôi bình sinh học vấn nông cạn, thấy sự tích triều Lê đáng làm khuyên răn, vì thế mà sưu tập một số sự kiện chân thực làm thành một quyển thơ,… để cho tiện việc xem xét, duyệt đọc”

Vua Tự Đức, qua thi phẩm vịnh sử của mình, muốn nêu cao tấm gương lịch sử để

giáo hóa: “Ta truyền cho bề tôi ở Nội các chép lại, rồi cho khắc bản, ấn hành hầu

làm sáng tỏ cái chí của ta, muốn để lại tấm gương thành bại xưa nay”

Tuy nhiên, thơ vịnh sử không chỉ đơn thuần một mặt là ghi lại nhân vật và biến cố theo biên niên sử, mà với hình thức thơ ca, thơ vịnh sử nhằm soi sáng cảnh

Trang 23

hưng thịnh hay suy vong của những triều đại đã qua, thơ vịnh sử cũng ghi lại những thành công và thất bại trong việc trị nước, phản ánh niềm ưu ái hoặc những hành động xấu xa của những nhân vật trị nước, nêu lên những biểu tượng về số phận may mắn hay bất hạnh của con người để làm gương cho hậu thế Như vậy, thơ vịnh sử là những áng văn chương nhằm xác định giá trị của nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử dưới góc độ của một lý tưởng nhất định về cái đẹp

Như đã nói, trong văn học viết, từ đời Trần xuất hiện một số bài thơ vịnh các

nhân vật lịch sử như Hán Cao Tổ của Trần Anh Tông, Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông, Quá Hàm Tử quan của Trần Lâu, Ô giang Hạng Vũ miếu, Quá Tiêu

Tương của Phạm Sư Mạnh,… đầu thế kỷ XV, Lý Tử Tấn có bài ca Pháp Vân cổ tự

ký, nội dung bài ca nhằm kể lại truyền thuyết Man Nương Theo học giả Lê Quý

Đôn trong Kiến văn tiểu lục, thì bài thơ trên cũng là thơ vịnh sử Bên cạnh đó, với

Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, ta thấy thơ vịnh sử đã được chính danh trong

dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, nhưng thơ vịnh sử chỉ thực sự phát triển rực

rỡ trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XV cùng với sự xuất hiện của Hội thơ Tao đàn với

sự chủ trì của vị chủ súy, thi sĩ - hoàng đế anh minh Lê Thánh Tông Tên tuổi của

thi sĩ Lê Thánh Tông gắn với hai tập thơ: Cổ tâm bách vịnh và Hồng Đức quốc âm

thi tập Từ thế kỷ thứ XVI trở đi, thơ vịnh sử tiếp tục phát triển phong phú cả về số

lượng và chất lượng, với tên tuổi của các tác giả như Đặng Minh Khiêm, Đỗ Nhân,

Hà Nhậm Đại, Lê Quang Bí, Vũ Công Đạo, Nguyễn Đăng Thịnh, Phùng Khắc Khoan, Giáp Hải, Dương Phúc Tư, Lê Công Triều, Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thì Ức,… tất cả những tác giả nêu trên, không nhiều thì ít cũng đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam một loại thơ rất đặc biệt - đó là thơ vịnh sử

Tuy thơ vịnh sử có nặng về mục đích giáo huấn, nhưng tác dụng khách quan của dòng thơ này chính là hướng con người tới những phẩm chất cao đẹp đã được khẳng định qua hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước Thơ vịnh sử lên án nghiêm khắc bạo chúa, gian thần, tặc tử, với một niềm tin rằng cái thiện sẽ chiến thắng, những kẻ gây ra tội ác sẽ bị trừng phạt Đây là thái độ của nhà thơ và cũng chính là thái độ chung của dân tộc, điều đó phù hợp với đạo lý, chính nghĩa

Trang 24

Qua những nhân vật lịch sử, tác giả thơ vịnh sử đã thể hiện rõ thái độ nhân sinh quan và phẩm chất đạo đức, sự khen chê của họ vẫn mang đậm tính thời sự, vẫn là gián tiếp khen, chê những hạng người trong xã hội đương thời, minh chứng

cho điều này, ta thấy những câu thơ Vịnh Bùi Mộng Hoa của tác giả Đặng Minh Khiêm đáng để cho đời phải suy nghĩ: “Lời nói cao minh dẫu chẳng xoay được ý

trời trở lại,/ Đáng làm con người lánh đời ở suối rừng mãi mãi” Hoặc trong bài Vịnh Thế An của Lê Quang Bí: “Đời có mấy ai giữ được trước sau,/ Thân nam nhi đến thế thật là hào hùng”

Kết cấu của một bài thơ vịnh sử thường có hai phần xen kẽ: tự sự và bình luận Phần tự sự thường kể lai lịch, hành trạng, công tích của nhân vật, ở đây vấn đề có tính then chốt đó là lựa chọn sự việc tiêu biểu và có ý nghĩa khái quát, phần bình luận chủ yếu là để khen, chê nhân vật Nhà thơ vịnh sử Đặng Minh Khiêm đã rất

khéo léo và tài tình trong việc “khen, chê, lấy, bỏ”, trong bài Vịnh Kinh Dương

Vương, chỉ với 28 chữ, mà ông đã làm rõ được lai lịch, phẩm chất và ý chí của nhân

vật có công mở đầu lịch sử của đất nước Việt ta:

Huyền hoàng phân hậu thế Hồng Bàng, Trụ xuất thần minh hữu triết vương

Tổn quốc nhượng huynh chiêu chỉ đức, Bắc Nam phân trị điện phong cương

Dịch thơ: Khai thiên lập địa có Hồng Bàng,

Dòng dõi thần minh sản thánh vương

Nhường nước, kính anh nêu đức độ,

Bắc Nam phân trị dựng phong cương

Bên cạnh Đặng Minh Khiêm, các tác giả khác như Ngô Thì Ức cũng có những

câu thơ xuất sắc, trong bài Đề miếu Vũ Nương, hiện lên trong từng câu chữ nỗi đau

khổ, oan khiên của người chinh phụ xấu số:

Đăng khiêu ngộ xúc nhân gian trái, Hoa lạc thùy thu thủy quốc hương

Điền tống trần hoàn, thân tử các,

Trang 25

Linh từ cao áp bích lưu trường

Dịch thơ: Đèn khêu trần thế xui vương nợ,

Hoa rụng lòng sông khó vớt hương

Trâm nén bụi hồng người gác tía, Miếu thiêng cao át dải Hoàng Giang

Qua đó ta thấy, thơ vịnh sử có tình điệu hàm súc, cũng mỹ lệ mà bi tráng, vang vọng, tuy còn những hạn chế do điều kiện lịch sử và quan niệm sáng tác quy định nhưng những bài thơ vịnh sử vẫn đạt được chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật

Như vậy, tiêu chuẩn cũng như hiệu quả, tác dụng thẩm mỹ của thơ vịnh sử dựa vào sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa lịch sử và tính hiện thực, trí tuệ và tình cảm, hình tượng sinh động và triết lý, tư tưởng sâu xa,… dựa vào những thành quả đó, chúng tôi tiến hành tổng kết và rút ra khái niệm thơ vịnh sử như sau

Thơ vịnh sử là thơ đề vịnh phản ánh hiện thực quá khứ qua các nguồn dữ liệu,

từ đó hoặc trữ tình hoặc nghị luận, có thể là sự kết hợp giữa trữ tình và nghị luận, nhằm khen hay chê, ca ngợi hay phê phán, nhận thức hay bình giá lịch sử theo một quan điểm chính trị - đạo đức và tư tưởng thẩm mỹ nào đó Phản ánh hiện thực quá khứ, nhưng thơ vịnh sử ở mức độ khác nhau đều có tính hiện thực, nó có quá trình phát sinh, vận động phát triển, hoàn thiện và biến đổi đa dạng phong phú trong thực

tế sáng tác, trong những không gian, thời gian khác nhau, cả ở nơi nó được sinh ra

Thi pháp chính là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật, nó không phải là nguyên tắc có trước nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng

Trang 26

tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật Nó chính là mỹ học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời con người và bản thân nghệ thuật Phần này, chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc trưng thi pháp thể loại thơ vịnh sử, để hướng tới nhận thức được cái mới, cái hay, cái đẹp mà thể loại thơ vịnh như một dòng nước mát lành, như một mạch nguồn cảm xúc tươi mới trong dòng chảy vô tận của nền văn học trung đại Việt Nam

Một là, thi pháp thơ vịnh sử thể hiện ở nội dung thể loại, đó là ngôn chí, tải đạo, thể hiện chức năng giáo huấn Trong văn học trung đại Việt Nam, kể từ khi Nho giáo xuất hiện và dần chiếm địa vị chính thống về mặt ý thức hệ, lúc này văn học dần hình thành tư tưởng và quan niệm văn chương Nho giáo, bởi thời đại đó

văn - sử - triết bất phân, ở thơ vịnh sử cũng chính là quan niệm “thi ngôn chí”, “văn

dĩ tải đạo” Biểu hiện rõ nét nhất của quan niệm này chính là ý thức tôn sùng cổ

nhân, là ý đồ giáo hoá giáo huấn của tác giả thơ vịnh sử một cách chặt chẽ Các nhà Nho Trung Quốc cũng như nhà Nho Việt Nam cho rằng cái hay, cái tốt đẹp, cái

thiêng liêng đều thuộc về quá khứ, sách hay phải kể đến Tứ thƣ, Ngũ kinh; đời tốt

đẹp phải kể đến Đường Ngu, Nghiêu Thuấn; con người đức độ phải kể đến Khổng

Tử, Chu Công,… Con cháu đời sau noi theo, bắt chước theo họ, theo những quan niệm ấy, các nhà thơ vịnh sử muốn tìm thấy ở những nhân vật trong quá khứ lịch

sử, chứ không phải là những nhân vật đương thời, họ tìm đến với những tấm gương đạo đức để giáo huấn con người

Hai là, thơ vịnh sử là loại thơ bình luận, đánh giá, suy tư mang phong cách chính luận có phần hơi khô khan Chính những đặc điểm này tạo nên đặc trưng riêng cho thơ vịnh sử, những bình luận đánh giá ấy phải hết sức uyên thâm và mang tính thuyết phục cao, như vậy đòi hỏi nhà thơ phải có tri thức về thơ ca, tri thức về lịch sử, nhằm tạo nên những ngôn bản thơ ca kết hợp giữa tư duy lý luận và tư duy nghệ thuật Nhờ đó, bài thơ mới trở thành một đơn vị nghệ thuật thống nhất, lý tình

và việc khen chê mới hy vọng đạt được ý sâu sắc như cổ nhân thường nói

Trang 27

Ba là, thơ vịnh sử là sự thống nhất giữa chân thực lịch sử với hiện thực cuộc sống Các nhà thơ vịnh sử phải là những người am tường, hiểu biết sâu rộng về tri thức lịch sử một cách uyên áo và có hệ thống, tri thức lịch sử ấy phải chính xác và

có độ tin cậy cao Lịch sử càng có bề dày thì nhân vật lịch sử càng nhiều, càng đa dạng, phức tạp, tác giả Đặng Minh Khiêm cho rằng: Chọn nhân vật lịch sử để đề

vịnh thì chỉ “mười lấy một hai”, ông chú trọng đến “những người thực hiện điều

nghĩa” Qua thơ vịnh sử, ta thấy được lượng kiến thức về lịch sử rất lớn, lượng kiến

thức ấy rất chân thực, rất đáng tin cậy, đôi khi còn hơn cả sử chính thống, vì sử trong thơ ở đây còn có cả nguồn dân gian dã sử

Bốn là, lấy xưa nói nay cũng là một trong những tính chất của thơ vịnh sử Qua đó, các tác giả liên hệ chuyện đời xưa với chuyện đời nay, chuyện đã qua với chuyện đang diễn ra trước mắt, chuyện cuộc sống hiện thực, mà cái hiện thực cuộc sống và chân thực lịch sử ấy có sự hòa quyện trong cảm quan thẩm mỹ của nhà thơ, tính cập nhật hiện thực chính là tố chất quan trọng khiến cho thơ vịnh sử hấp dẫn,

có sức sống lâu bền, vượt ra ngoài ý nghĩa của một thiên diễn ca lịch sử, đó chính là việc nêu gương, việc nêu gương vốn xuất phát từ truyền thống trọng lịch sử của người Á Đông nói chung

Như vậy, theo quan niệm của người xưa thì quá khứ lịch sử là một tấm gương sáng để người đời sau soi vào mà tu tâm dưỡng tính, học noi theo hoặc né tránh, các tác giả thơ vịnh sử đã có ý thức dùng thơ để nêu gương cho người cùng thời, đó chính là sự chắp nối, bắc cầu giữa quá khứ và hiện tại, lịch sử chân thực và hiện thực cuộc sống Ẩn bên trong tầng sâu của lớp ngôn từ ấy là ngôn chí, khiển hoài, hoài cổ, thương kim, vì thế, thơ vịnh sử giàu cảm hứng hơn, sống động hơn, nó tác động đến bạn đọc bằng chính giá trị thẩm mỹ của nó

Ví như, Hà Nhậm Đại khi Vịnh Nguyễn Trãi, ông đã có những lời lẽ cảm thán

thống thiết về vụ thảm án Lệ Chi Viên:

Từ xưa ít có vợ hiền gây tai họa cho chồng, Rắn độc sao dám làm hại người?

Trang 28

Bên cạnh đó, thì Đặng Minh Khiêm khi Vịnh An Dương Vương, ông cũng có

những lời thơ như trao hận cho muôn người thế hệ sau:

Chúa tể mà lòng lơi cảnh giác,

Đừng quy má phấn chuốc hưng vong

Thơ vịnh sử luôn mang trong mình một tâm thức suy tôn danh nhân lịch sử văn hóa đất nước, đó là những bài ca yêu nước và tự hào dân tộc, thơ vịnh sử từ trong tiến trình phát triển cho đến diện mạo, tính chất đến thi pháp,… đều có sự khác biệt so với thể tài thi ca khác cùng thời Vì thế, chúng tôi coi thơ vịnh sử là một thể loại đặc trưng riêng có trong vườn hoa văn học trung đại Việt Nam

Đặc trưng thi pháp thơ vịnh sử cũng nằm trong quỹ đạo chung của thi pháp văn học trung đại, đó là sự cảm nhận thế giới và quan niệm thẩm mỹ Điều đó thể hiện ở tính chất cao quý và thanh nhã của văn chương trong quan niệm về con người Lưu Hiệp, nhà lý luận văn học thời Nam Bắc triều Trung Hoa đã viết trong

Văn tâm điêu long như sau: “Con người là tinh hoa của ngũ hành, là trung tâm của

vũ trụ Con người có hoạt động của tinh thần thì lời nói xuất hiện, lời nói xuất hiện thì văn sáng lên, đó là cái đạo tự nhiên vậy” Văn của trời đất, của con người là vậy,

cây cỏ chim muông cũng có văn của nó: “Con rồng, con phượng lấy vảy, lấy lông

như vẽ thêm mình nó để báo trước điều lành, con hổ con báo nhờ bộ da vằn vèo mà

có vẻ uy nghi, màu sắc tươi đẹp của mòng, của gián còn vượt qua cái tài khéo của người họa sĩ Hoa là của cỏ cây, không chờ đến cái tài của người dệt gấm mới đẹp… Ôi, những vật vô tri vô giác kia mà còn đẹp rực rỡ đến thế, huống chi con người là cái vật có tâm, lẽ nào lại chẳng có văn của nó hay sao?” (Trích chương Nguyên đạo) Với quan niệm ấy, “văn chương cổ xưa được xem là vẻ đẹp, vật quý, cái đạo của cả trời đất chứ không chỉ của con người” [105, tr 22]

Phương diện phát triển con người, hay quan niệm về con người trong thơ vịnh

sử cũng mang một bản sắc riêng Như đã nói, thế kỷ XV là thời kỳ cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, thơ văn trong giai đoạn này có nhiều thay đổi và phát triển, với sự xuất hiện của văn học chữ Nôm viết theo thể Đường luật Từ đây,

có sự hiện diện song song giữa thơ chữ Hán và chữ Nôm tạo nên một đặc trưng

Trang 29

song ngữ, làm cho con người trong thơ có triển vọng phát triển mới Như vậy, cùng với sự ra đời của thơ Nôm, phạm vi khả năng biểu hiện con người trong thơ vịnh sử được mở rộng về phía riêng tư, trần tục, ít quan phương

Đặc trưng và tính chất của thơ vịnh sử có giá trị nổi bật và có ý nghĩa cập nhật hiếm thấy trong các thể tài khác, đó chính là giá trị suy tôn danh nhân lịch sử văn hóa dân tộc thời trung đại, nhân vật gian thần so với số nhân vật được suy tôn là không đáng kể, để nêu gương, các tác giả thường viết nhiều về nhân vật chính diện

và chính họ mới là chủ đề của tư tưởng Nho giáo, họ thống nhất với lý tưởng chính trị, đạo đức của dân tộc ở một thời kỳ có bề dày lịch sử Để minh chứng cho điều

này, ta có thể kể ra một số tác phẩm có số lượng lớn nhân vật lịch sử, đó là Đại Việt

sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục,

nhưng tất cả những tác phẩm vừa kể trên cũng chỉ đề cập tới các nhân vật lịch sử trong mối quan hệ xã hội nhiều hơn là trực tiếp được suy tôn, mà nhân vật lịch sử được suy tôn chỉ có được ở đề tài thơ vịnh sử với số lượng lớn, đây là loại tác phẩm độc nhất vô nhị suy tôn nhiều nhất nhân vật lịch sử văn hóa trên đất nước Đại Việt thời trung đại

Đề tài thơ vịnh sử không những suy tôn số lượng nhân vật lịch sử đồ sộ mà quan trọng hơn nó còn cho thấy được các nhân vật lịch sử ấy là tiêu biểu, tầm cỡ, là kết tinh cho danh nhân đất nước, các nhân vật lịch sử Việt ấy từ những bậc thánh quân hiền thần đến trung thần nghĩa sĩ, từ võ tướng danh nho đến liệt nữ, hậu phi,… tất cả đều có công tích đối với đất nước, có tấm lòng ưu thời mẫn thế, trợ quốc an dân, tất cả họ đều là những hiền tài, nguyên khí đất nước, họ đã được hiện diện tỏa sáng trong những trang thơ Để bình phẩm và suy tôn nhân vật của mình, các tác giả

đã dựa trên tư tưởng của đạo đức Nho gia, lẽ đương nhiên khi hầu hết những nhà thơ vịnh sử đều là nhà Nho, theo Nho, hoặc họ sống vào thời đại mà Nho giáo vẫn đang có vị thế chính thống quốc gia về tư tưởng, văn hóa, giáo dục

Cũng dễ thấy được tư tưởng của các nhà thơ vịnh sử đó là sự kết hợp hài hòa giữa Nho giáo, chủ yếu là nhân nghĩa thân dân, với dân tộc chủ yếu là yêu nước

Trang 30

thương nòi, sản phẩm của sự kết hợp này có thể gọi là Việt Nho, xin dẫn bài thơ vịnh về Trần Quốc Tuấn của tác giả Đặng Minh Khiêm làm một ví dụ tiêu biểu:

Quyết bỏ hiềm nhà vẹn chữ trung, Trùng hưng nghiệp lớn lập nhiều công

Uy còn phá giặc thân tuy thác, Tiếng gió gầm đêm kiếm muốn vung

Bài thơ suy tôn một nhân cách vĩ đại, đó là nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn, bằng quan niệm trung hiếu của nhà Nho Việt Nam, huyền tích về thanh gươm là biểu tượng của truyền thống vệ quốc Trần Liễu dặn Quốc Tuấn là phải giành lại ngôi vua để rửa hận cho cha, nhưng Trần Quốc Tuấn đã không cho lời cha dặn là phải, mà đã giữ trọn đạo trung với vua, cũng là trung với nước Tìm trong Bắc sử, khó thấy một chuyện như thế này, nhưng dễ thấy là một Ngũ Tử Tư để trả thù cho cha đã rước quân Ngô về tàn sát nước Sở, đào mả quật roi vào thây kẻ thù để giữ tròn chữ hiếu, thế mà Hán Nho vẫn cho Ngũ Tử Tư là trang hào kiệt khả kính Như vậy, cái quan niệm về đạo hiếu mà Đặng Minh Khiêm viết về nhân vật Trần Quốc Tuấn là đại hiếu của Đại Việt, đại hiếu ấy chính là lòng trung với nước, như Nguyễn

Phi Khanh cũng đã từng khuyên Nguyễn Trãi là “hãy trở về rửa nhục cho nước, báo

thù cho cha như thế mới là đại hiếu”,… cảm hứng yêu nước và niềm tự hào dân tộc

khi nhà thơ gửi gắm tình cảm của mình ở một nhân vật lịch sử nào đó thì thơ vịnh

sử của họ sẽ ít khô khan nghiêm lệ, mà ngược lại rất trữ tình nồng đượm, đậm đà bản sắc dân tộc

Như vậy, tâm thức suy tôn danh nhân lịch sử văn hóa đất nước chính là hằng

số giá trị của thể tài thơ vịnh sử trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, thơ vịnh sử sẽ đến và đã đến với đại chúng như những bài ca yêu nước và tự hào dân tộc sâu sắc

1.1.4 Diện mạo thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học Việt Nam suốt mười thế kỷ là một di sản văn học quý báu của dân tộc, nó không những để lại cho hậu thế những giá trị thẩm mỹ lớn lao về cả nội dung lẫn nghệ thuật, mà còn chứa đựng trong đó biết bao giá trị văn hóa truyền

Trang 31

thống đi cùng với những suy tư, trăn trở, buồn, vui, tâm tư của người xưa gửi gắm đến người nay Để duy trì, tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, ta không thể

bỏ qua chiếc cầu nối văn học, chiếc cầu ấy chính là thể loại thơ vịnh sử

Thơ vịnh sử là một loại đề tài rất phổ biến trong văn học trung đại được gợi ra

từ cảm hứng lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, thơ vịnh sử là một mảng tài liệu văn học có số lượng lớn, được sáng tác trong suốt chiều dài lịch sử, đề tài vịnh sử đã bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Trần, nó được mở rộng và phát triển lớn mạnh dần vào thời Lê và đặc biệt rộ lên rực rỡ vào triều Nguyễn Dẫu biết rằng, thơ vịnh sử vẫn còn những mặt hạn chế, nhưng tựu trung lại, thơ vịnh sử vẫn là loại thơ suy tôn danh nhân đất nước như những tấm gương trong quá khứ đã làm rạng danh non sông Đại Việt, soi sáng Đông Tây kim cổ Vì quá khứ không bao giờ biến mất khỏi dòng chảy vô tận của thời gian, làm sống lại quá khứ chính là để cổ vũ cho tương lai, thế nên việc tìm tòi, khảo sát và nghiên cứu văn học sử nói chung và thơ vịnh sử trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng là tìm đến với tư tưởng của cha ông

ta trong quá khứ như là một việc làm giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hậu thế nhằm thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên dòng giống Lạc Hồng

Kế thừa kết quả khảo sát, thống kê tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm của Nguyễn Xuân Diện, chúng tôi thấy hiện còn lưu trữ 110 tên sách có chép thơ vịnh sử, mỗi

tên sách có thể có nhiều ký hiệu (mà Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thƣ mục đề yếu

gọi là bản) Theo đó, có 200 ký hiệu (hoặc bản sách), mỗi ký hiệu (hay bản sách) lại

có thể gồm nhiều cuốn sách đóng rời, theo đó có 285 cuốn sách đóng rời, như vậy Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu trữ 285 cuốn sách có chép và in thơ vịnh sử

“Cuốn sách tập hợp được nhiều tác phẩm thơ vịnh sử nhất là Vịnh sử hợp tập

(1 bản viết tay, 246 trang, VHv.1785) Sách này do Dương Thúc Hiệp đề tựa năm Nhâm Dần, niên hiệu Thành Thái (1902), chép đến 900 bài thơ vịnh sử Trung Quốc của các tác giả Việt Nam: Phạm Vĩ Khiêm (tức Phạm Nguyễn Du), Nguyễn Đức

Đạt, Dương Thúc Hiệp, xếp sau Vịnh sử hợp tập về số lượng bài thơ là Vịnh sử thi

tập (6 bản in, 252 trang, gồm các bản: VHv.1456, VHv.1782, VHv.1783,

Trang 32

VHv.2268, VHv.2269, VHv.800/2), bộ sách có 570 bài thơ vịnh 225 nhân vật lịch

Hiên với 104 bài, Lê Thánh Tông với 100 bài (chỉ tính Cổ tâm bách vịnh, chưa tính

Hồng Đức quốc âm thi tập)

Thơ vịnh sử chủ yếu là lấy đề tài từ Bắc sử (sử Trung Quốc), thơ vịnh Nam sử (sử Việt Nam) không nhiều lắm, trong số 110 tên sách có chép thơ vịnh sử lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 48 đơn vị là các tác phẩm vịnh Bắc sử, chỉ có 23 đơn

vị là các tác phẩm vịnh Nam sử, 13 đơn vị là tác phẩm vừa chép thơ vịnh Bắc sử, vừa chép thơ vịnh Nam sử

Các tác giả: Đinh Hồng Phiên, Lê Thánh Tông, Phạm Nguyễn Du đã để lại thơ vịnh Bắc sử với số lượng lớn Trong khi đó, các tác giả như Đặng Minh Khiêm với

Thoát Hiên vịnh sử thi tập; Hà Nhậm Đại với Khiếu vịnh thi tập; Tự Đức với Ngự chế Việt sử tổng vịnh, lại lấy đề tài từ lịch sử Việt Nam

Trong số các tác giả viết thơ vịnh sử, một số vị hoàng đế đã để lại thơ vịnh sử với số lượng rất phong phú, đó là vua Lê Thánh Tông với 100 bài thơ vịnh sử Trung

Quốc, tập hợp trong Cổ tâm bách vịnh; Thiệu Trị có đến 218 bài vịnh sử Trung Quốc tập hợp trong Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; Tự Đức với Ngự chế Việt

sử tổng vịnh” [11, tr 106-110]

Trong khi khảo sát về thơ vịnh sử trong di sản văn học Hán Nôm, chúng tôi

bắt gặp một vài điều thú vị Trường hợp thứ nhất là tập Vịnh sử diễn âm, đây là tập

thơ diễn Nôm tập thơ vịnh sử bằng chữ Hán của Tự Đức, do Nguyễn Bố Trạch, (hiệu Ứng Long) thực hiện vào năm Khải Định 6 (1921) Tập này gồm 11 mục lớn, chia làm 213 chương, mỗi chương gồm một đoạn giới thiệu bằng văn xuôi Nôm, sau đó là một bài thơ Nôm đề vịnh theo thể thất ngôn tứ tuyệt Trường hợp thứ hai

là tập Cao Thanh Khâu thi tập, là tập thơ của Cao Khải, (hiệu Thanh Khâu), người

Trang 33

Trung Quốc soạn, tập thơ chủ yếu vịnh cảnh và vịnh sử Trung Quốc, sau đó tập thơ được các vị trong hoàng tộc triều Nguyễn chọn và bình, người tuyển chọn là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm; người bình phẩm và viết tựa là Tuy Lý Vương Miên Trinh, công việc chọn và bình được thực hiện vào năm Tự Đức 14 (1861) Trường

hợp thứ ba là tập Lục bát sử vịnh, có độ dài 501 trang, là một tập thơ vịnh sử hoàn

toàn bằng thơ lục bát, vịnh sử Trung Quốc từ đời Tam Hoàng đến đời Minh, với đầy

đủ cả chú thích và lời bình luận

Trong văn học trung đại Việt Nam, văn học chữ Hán chiếm một vị trí đáng kể, trong đó thơ chữ Hán là một bộ phận quan trọng và phát triển mạnh mẽ nhất Bên cạnh thơ vịnh sử thì trong văn học trung đại Việt Nam còn có thơ bang giao, thơ đi

sứ của các sứ thần - thi nhân, trong đó có những bài thơ vịnh về địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử ở Trung Quốc

Như vậy, thơ vịnh sử cùng với thơ thơ bang giao - thơ đi sứ là một hiện tượng nổi bật trong văn học trung đại Việt Nam Về mặt ngôn ngữ, nếu trước đây ngôn ngữ thơ vịnh sử chủ yếu là Hán tự, thì ở các giai đoạn sau ta thấy xuất hiện các bài thơ, tập thơ được viết bằng chữ Nôm, xét trên phương diện ngôn ngữ thì văn tự chữ Nôm là một bước đột phá mới mẻ về mặt nghệ thuật đối với thể thơ vịnh sử của các tác giả trung đại Việt Nam Nếu trước thế kỷ XV, hai loại hình thơ này còn rất lẻ tẻ, thì đến cuối thế kỷ thứ XV trở đi cho đến thế kỷ XIX, nở rộ lên hàng loạt tên tuổi các nhà thơ (từ vua chúa cho đến các văn thần, Nho sĩ…), sự xuất hiện phong phú

ấy, đã đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của dòng thơ vịnh sử trong vườn hoa văn học cổ điển Việt Nam, bên cạnh số lượng tác giả, thì số lượng tác phẩm ngày càng đồ sộ hơn, có hệ thống hơn và chất lượng nghệ thuật cũng đã đạt đến mức độ đáng được gọi là tinh hoa

1.2 TÁC GIẢ LÊ THÁNH TÔNG

1.2.1 Lê Thánh Tông: Một vị minh quân và một tác gia văn học tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XV

Hoàng đế Lê Thánh Tông 黎 聖 宗, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất

1442, mất ngày 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497, Vua tên húy là Lê Tư Thành 黎 思

Trang 34

誠, ông còn có húy khác là Lê Hiệu 黎 灝, là vị vua thứ năm thời Lê sơ và là con trai thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao Sau khi Lê Nhân Tông bị hãm hại, rồi Nghi Dân bị phế, Lê Thánh Tông được triều đình tôn phò lên ngôi lúc 18 tuổi, làm vua 38 năm với hai niên hiệu Quang Thuận (1460-

1469) và Hồng Đức (1470-1497),… “là bậc vua anh hùng, tài lược, dù Vũ Đế nhà

Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được” [37, tr 429]

1.2.1.1 Một vị minh quân

Là người yêu dân yêu nước thiết tha, khi ở ngôi Lê Thánh Tông tỏ ra là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự cường dân tộc hết sức mạnh mẽ, chính vì thế mà đất nước Đại Việt dưới thời trị vì của ngài phát triển toàn diện, đó là một thời đại võ công văn trị

từ bên ngoài, đầu tư trang bị vũ khí cho việc quân sự cũng được ngài hết sức chú ý Theo các sử gia, vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do tiếp thu các kỹ thuật chế tạo súng hỏa công cá nhân từ phương Tây, và với

số vũ khí thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, kết hợp kỹ thuật vũ khí của Đại Việt thời nhà Hồ đã tạo thành một bộ vũ khí đa dạng và hùng mạnh, bên cạnh đó, ngài cũng rất chú ý đến việc tích trữ lương thảo ở các vùng biên

cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết

Lê Thánh Tông cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc, mỗi phủ có vệ, sở Bên cạnh còn

có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ, ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương: 43 điều quân, chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm

Trang 35

ngặt, có sức chiến đấu cao Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: năm 1473, vua ra

lệnh cho Thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy - trọng thần có trọng trách về quốc

phòng và bang giao rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt

bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn

có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian, nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” [37, tr

478]

Cải cách hành chính

Sau khi lên nắm triều chính, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm dứt tình trạng chia rẽ của triều đình, ông làm việc không biết mệt mỏi, làm gương cho các quan lại, ngoài việc củng cố quân sự vững chắc, ông cũng khẩn trương tổ chức củng cố

và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ Đời vua Lê Thái

Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ), đến đời Lê Thánh Tông, ông đã tiến hành cải cách và tổ chức hành chính thành 6 bộ gồm: Lại Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Binh Bộ, Hình Bộ, Công Bộ

Hành chính nước Đại Việt với 5 đạo từ đời vua Lê Thái Tổ, đến đời Lê Thánh Tông chia thành 13 đạo (sau đổi thành 13 thừa tuyên), dưới thừa tuyên là phủ, huyện, châu, tổng, xã, hệ thống quan lại cũng được đặt lại từ trung ương xuống địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhờ vậy sự quản lý lãnh thổ chặt chẽ, biên cương được bảo vệ vững chắc, trình độ quản lý đất nước đạt đến đỉnh cao Các bộ luật về hành chính cũng được soạn nhiều và đủ trong thời kỳ ông trị vì, ông làm gương cho nhân dân Đại Việt về tính nghiêm minh của pháp luật bằng câu

chỉ dụ mang tính bình đẳng dân chủ triệt để: “Pháp luật là phép công của nhà nước,

ta cùng các ngươi đều phải theo”

Phát triển kinh tế

Song song với việc cải cách hành chính, củng cố quân đội, Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm đến các chính sách phát triển kinh tế: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền Những nỗ lực nhằm xây dựng phát

Trang 36

triển đất nước Đại Việt của Lê Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu,

chỉ dụ do nhà vua trực tiếp chấp bút và ban bố, đó là các bài: Chiếu khuyến nông,

Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế

Nhà nước Lê sơ là một nhà nước trọng nông, cùng với nhiều biện pháp khuyến

khích và phát triển nông nghiệp, chính sách “ngụ binh ƣ nông”, cho quân đội thay phiên về làm ruộng theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh”, quan điểm trọng

nông ấy là một chính sách truyền thống của các vương triều phong kiến Việt Nam,

nó cũng xuất phát từ nguyên lý của Nho giáo là “trọng bản, ức mạt”, vì vậy thời Lê

sơ bên cạnh quan điểm trọng nông thì kèm theo là quan điểm ức thương, dù thương nghiệp dưới triều đại này có phát triển hơn các triều đại trước đó

Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ, nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ, số lượng sách in thời này khá đồ sộ Đồ gốm sứ thời Lê sơ cũng rất phát triển và đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp, với men lam trang trí rồng phượng trên các sản phẩm, thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, Lê Thánh Tông cũng đã khuyến khích lập thêm nhiều chợ mới để tạo thuận tiện cho việc mua bán Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, các nghề thủ công như dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng rất phát triển, kinh đô Thăng Long với 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển cho đến tận ngày nay: Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác nữa,

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Lê Thánh Tông cũng hết sức quan tâm đến việc giữ gìn và phát triển những nét đẹp văn hóa tinh thần: lấy nhã nhạc làm nhạc chính thống trong cung đình; hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng, nhiều cung điện nguy nga, đồ sộ thể hiện lối kiến trúc, điêu khắc tinh xảo; nghệ thuật biểu diễn cũng được phổ biến, khoa học kỹ thuật cũng phát triển lên một bước mới, với

những thành tựu: Bản thảo thực vật toản yếu của Phan Phu Tiên, Đại thành toán

Trang 37

pháp của Lương Thế Vinh, Vũ Hữu với Lập thành toán pháp, những công trình này

giúp cho việc thiết kế, xây dựng và tu sửa Cửa Nam, Cửa Đông của hoàng thành Thăng Long một cách rất chính xác

Phát triển giáo dục

Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông còn đẩy mạnh việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài để phục vụ cho sự phồn thịnh của đất nước, minh

quân Lê Thánh Tông hẳn đã thấm nhuần sâu sắc chân lý của Nho giáo: “Nhân bất

học bất tri lý” (người mà không học thì không biết lẽ phải), đành rằng trong thực tế,

có người có học mà không “tri lý” Ngược lại, không học mà vẫn “tri lý”, nhưng nói chung, có học vẫn “tri lý” hơn là không học Từ đó nhà vua ra sức khuyến học, theo

nhà nghiên cứu Mai Xuân Hải thì Lê Thánh Tông là vị vua duy nhất dưới thời

phong kiến đã trực tiếp viết Chiếu khuyến học Với nhiệt tâm khuyến học, nhà vua

đã cho mở rộng nhà Thái học trong Quốc tử giám trên đất Thăng Long, tạo nơi ăn ở

và học tập cho đông đảo sinh viên từ nhiều địa phương tới, cấp học bổng cho học trò nghèo mà chăm học và học giỏi tại Quốc tử giám; phân phát sách giáo khoa về

cho các trường học địa phương Đặt chức Ngũ kinh bác sĩ để chuyên môn hoá người

dạy ở từng loại kinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Song song với việc khuyến học là việc củng cố, nâng cao và ổn định chế độ thi

cử bằng nhiều biện pháp: vừa mở rộng cho đối tượng được thi, vừa hạn chế chính sách ưu tiên trong thi cử mà các vương triều trước đã thực hiện, chống tiêu cực trong thi cử bằng cách lựa chọn các khảo quan có nhân cách và trình độ học vấn cao Bên cạnh việc học hành thi cử, vua Lê Thánh Tông cũng đã có nhiều hình thức tôn vinh đối với nhân tài sau những kỳ thi, đặc biệt vào năm 1484, ông đã cho dựng bia Tiến sĩ của 10 khoa liền từ khoa Nhâm Tuất Đại Bảo (3-1442) đến khoa Giáp Thìn (1484), mở đầu cho việc dựng bia Tiến sĩ tiếp theo của các vương triều sau tại Văn Miếu - Quốc tử giám mà nay ta có được 82 bia, một di tích văn hoá đặc sắc, đang đề nghị UNESCO công nhận di tích văn hoá thế giới Thật đúng như Phan

Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã ghi nhận: “Khoa cử các đời thịnh

nhất là đời Hồng Đức, đời sau không thể theo kịp” [8]

Trang 38

Có thể nói, chưa có vương triều nào trong các triều đại phong kiến Việt Nam, văn hoá giáo dục phát triển mạnh mẽ và nhân tài xuất hiện nhiều như triều đại do Lê Thánh Tông trị vì Con số thống kê sau đây về giáo dục và khoa cử dưới vương triều này đã khẳng định sự phát triển rực rỡ đó: Trong vòng 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã cho mở 26 khoa thi Hội và thi Đình (chính khoa và ân khoa), số người thi đỗ Tiến sĩ lên đến 989 người, trong đó có 18 vị đỗ Trạng nguyên Nếu so sánh với toàn vương triều nhà Lê (Lê sơ và Lê trung hưng), từ khoa thi đầu tiên của vương triều này là khoa Nhâm Tuất 1442 đời Lê Thái Tông đến khoa Đinh Mùi

1787 đời Lê Chiêu Thống (trải qua 345 năm), triều đình đã tổ chức 94 khoa thi Hội

và thi Đình, lấy đỗ Tiến sĩ 1732 người; cộng với 4 khoa Chế khoa và Ân khoa thi đỗ

30 người; tổng cộng là 1762 Tiến sĩ, trừ 05 người thi đỗ hai lần, còn lại 1757 vị, trong đó có 26 vị đỗ Trạng nguyên1 Nhân tài xuất hiện nhiều cùng với sự ra đời của Hội thơ Tao đàn do nhà vua sáng lập và làm nguyên súy đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền giáo dục phong kiến nói chung và nền thơ ca trong thời trung đại nói riêng

Luật pháp

Từ các vương triều trước, trên đất nước ta đã có: Bộ Hình thư ra đời năm 1042 dưới triều nhà Lý Các bộ sách điển chế như Quốc triều thông chế (20 quyển), Kiến

trung thượng lễ (10 quyển), Hoàng triều đại điển (10 quyển), Hình luật thư (1341)

dưới triều nhà Trần Đến triều Lê sơ, ngay ở năm đầu thiết lập vương triều, vua Lê

Thái Tổ đã nói: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì

sẽ loạn” [37]

Đến lượt đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông, với sự có mặt của Bộ Quốc triều

hình luật mà ta quen gọi là Bộ luật Hồng Đức thì quả là một bước tiến vượt bậc về

công cuộc xây dựng luật pháp để trị bình thiên hạ, đáng được coi là một sản phẩm

văn hóa sáng giá của dân tộc Cùng với Bộ luật Hồng Đức còn là hàng trăm sắc chỉ

về các công việc hành chính và thể chế quan chức Đây là những việc làm có tính tự

(1)

Thống kê của Nguyễn Công Lý trong sách: Giáo dục – Khoa cử và Quan chế ở Việt Nam thời

phong kiến, thời Pháp thuộc, Nxb ĐHQG Tp HCM, 2011

Trang 39

giác sâu sắc, dựa trên một trình độ văn hoá cần thiết, trong Hoàng triều quan chế, nhà vua dụ rằng: “Quan to quan nhỏ đều ràng buộc với nhau, chức trọng chức

khinh cùng kiềm chế lẫn nhau, uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay, hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà diệt bỏ lối khinh nhân nghĩa, phạm ngục hình” [37], đặc biệt là chính nhà vua đã nêu cao sự bình đẳng trước pháp

luật, bất cứ đó là vua hay là quan Lời dụ nhân dịp biếm chức Binh bộ Tả Thị lang

Nguyễn Đình Mỹ mắc tội: “Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta cùng các

người phải tuân theo”, đây là câu nói thể hiện một nét vĩ đại của tư tưởng Lê Thánh

Tông Bộ luật Hồng Đức với 6 quyển, 13 chương và 722 điều, Phan Huy Chú từng đánh giá luật pháp thời Lê là cái mẫu mực để trị nước,… Sự hoàn chỉnh của Bộ luật

Hồng Đức như một minh chứng cho những bước phát triển tiếp theo nhằm xây

dựng, soạn thảo luật pháp ở các triều đại sau được chặt chẽ, phù hợp hơn Đến đầu

thế kỷ XIX, vua Gia Long khi cho soạn bộ Hoàng Việt luật lệ cũng đã tham khảo và đánh giá rất cao Bộ luật Hồng Đức Đến những năm 90 của thế kỷ XX, trường Đại

học Ohio - Mỹ, đã cho dịch bộ luật và xuất bản bằng tiếng Anh toàn bộ văn bản

cùng sự khảo cứu rất kỹ Bộ luật Hồng Đức dày 3 tập, Giáo sư Oliver Oldman, chủ

nhiệm khoa Luật Á Đông của Đại học Harvard đã đánh giá rất cao luật Hồng Đức

và coi nó là hệ thống luật pháp tiến bộ với nhiều sự tương đương về chức năng so với những quan niệm luật pháp Tây phương cận hiện đại

Lê Thánh Tông không chỉ chăm lo đến pháp luật quốc gia, mà còn là vị vua đầu tiên trong lịch sử thể chế hoá việc soạn thảo hương ước trong các làng xã, để đảm bảo cho pháp luật được công bằng, nghiêm minh, nhà vua rất coi trọng việc lựa chọn bộ phận quan lại trông coi việc tư pháp, xây dựng quy chế làm việc trong tư pháp, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ đặc biệt là nghiêm khắc với ai làm sai pháp luật, đối với các tội phạm, vừa rất nghiêm khắc, vừa có độ khoan dung

Cuộc sống xã hội và đất nước có nhiều phương diện, ở mỗi phương diện có thái độ của người đời hay hoặc dở, cao hoặc thấp, có văn hoá hay không có văn hoá, tựu trung lại, vấn đề đối với phụ nữ, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội phong kiến vốn có tệ hại là trọng nam khinh nữ, là đá thử vàng hơn đâu biết, chính vua Lê

Trang 40

Thánh Tông là người đầu tiên đã có chính sách bênh vực quyền sống của phụ nữ trong giới hạn ngặt nghèo của chế độ phong kiến Nói đến nhà văn hoá lớn Lê Thánh Tông không thể không nói đến điểm sáng có ý nghĩa tiên phong này của

ngài Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) và Hồng Đức thiện chính thư, đặc biệt là Quốc triều hình luật, của vương triều Lê Thánh Tông đã được giới khoa học

ngày nay ghi nhận và biểu dương màu sắc dân tộc và giá trị nhân văn, trong đó có thể nói phần tiến bộ nhất, có ý nghĩa nhân văn rõ nét nhất chính là ở những điều luật liên quan đến quyền lợi phụ nữ, thể hiện trước hết là luật về độ tuổi kết hôn; kế đến

là việc từ hôn, ly hôn; kế đến là luật về quan hệ vợ chồng; kế nữa là chế độ tài sản giữa vợ và chồng, ở đây không ai khác, chính Lê Thánh Tông qua luật lệ của vương triều, là người đầu tiên đã cất lên tiếng nói nữ quyền thật là đáng giá và sâu sắc, văn hoá cao đẹp chính là ở đó

Bên cạnh đó, Lê Thánh Tông còn là ông vua rất nghiêm khắc trong việc tuyển

bổ quan lại và kỷ luật thi cử, trong điều 98 của Bộ luật Hồng Đức có điều luật quy định rõ việc nghiêm trị những kẻ gian dối trong thi cử: “Các quan chủ ty chấm thi

cùng với người dự thi có thân thuộc cần phải hồi ty mà không tự nguyện từ chối thì phạt 50 roi, biếm một tư…” Điều 99 quy định: “Vào thi Hội mà mượn người làm

hộ bài thi, cùng người làm hộ đều phải biếm ba tư Người dấu sách vở đem vào trường thi phải phạt 80 trượng…” [37], [101]

Năm 1812, vị hoàng đế của nước Pháp là Napoléon cho rằng kỷ luật thi cử phải nghiêm như kỷ luật quân đội, có như vậy mới tuyển dụng được người có tài thực sự, với đạo luật thi cử rất nghiêm khắc của Napoléon, thế giới đương đại rất ca tụng quan điểm này của ông Qua nghiên cứu di sản của Lê Thánh Tông, chúng ta nhận ra rằng, trước Napoléon hơn ba thế kỷ, ở Việt Nam cũng đã có người có quan điểm đó và đã áp dụng quan điểm đó vào việc tuyển chọn nhân tài cho đất nước, quả thực đây là một điều đáng để chúng ta tự hào rằng đất nước và con người Việt

ta thật phi thường, không hề thua kém gì bạn bè năm châu

Bản đồ Đại Việt

Ngày đăng: 11/05/2021, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w