luận văn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------------- PHẠM VĂN NGHĨA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU MẶN CÓ TRIỂN VỌNG TẠI KIẾN THỤY – HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOAN HÀ NỘI – 2011 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Văn Nghĩa Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong việc định hướng đề tài cũng như trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên trong Bộ môn Chọn tạo giống lúa cho vùng khó khăn, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về mặt vật chất và thời gian để tôi hoàn thành khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cô giáo trong Viện Sau đại học, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, là những người luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Tác giả luận văn Phạm Văn Nghĩa Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iii MỤC LỤC Lời cam ðoan i Lời cảm õn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục ðồ thị viii 1 MỞ ĐẦU i 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2 Mục đích yêu cầu 3 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Ảnh hưởng của đất mặn đến canh tác lúa 5 2.2 Hiện trạng đất nhiễm mặn và tình hình canh tác lúa trên các vùng đất nhiễm mặn ở Việt Nam. 11 2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước về chịu mặn ở cây lúa 15 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1 Vật liệu nghiên cứu 36 3.2 Nội dung nghiên cứu 36 3.3 Phương pháp nghiên cứu 37 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 4.1 Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn nhân tạo 46 4.2 Kết quả đánh giá các dòng, giống tại vùng nhiễm mặn. 48 4.2.1 Đặc điểm nông sinh học của các dòng giống trên đồng ruộng 49 4.2.2 Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm tại vùng nhiễm mặn. 51 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. iv 4.2.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các dòng, giống lúa trong điều kiện mặn tự nhiên 52 4.2.4 Đánh giá khả năng chịu mặn trong điều kiện mặn tự nhiên 54 4.2.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trong điều kiện mặn tự nhiên 56 4.3 Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của các dòng, giống tham gia thí nghiệm. 59 4.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa, đến bắt đầu trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm 59 4.3.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh đẻ tối đa và số nhánh đẻ hữu hiệu của các dòng, giống. 62 4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ bông hữu hiệu, chiều cao cây của các dòng, giống. 64 4.3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng, giống. 65 4.3.5 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống. 67 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70 5.1 Kết luận 70 5.2 Đề nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT F1 : Thế hệ đầu tiên của con lai F2 : Thế hệ thứ hai của con lai CM : Chịu mặn TGST : Thời gian sinh trưởng S.E.S : Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn trên cây lúa CURE : Chương trình nghiên cứu và phát triển lúa cho vùng khó khăn FAO : Tổ chức Nông lương thế giới CIAT : Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế WMO : Tổ chức Khí tượng thế giới IRRI : Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRAT : Viện Nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới IITA : Viện Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế D1: Dòng số 1 D2: Dòng số 2 D3: giống M16 D4: giống M6 LSD 0,05 Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 CV: Hệ số biến động Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Hệ thống phân loại của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ 7 2.2 Hệ thống phân loại của Hội Khoa học đất Việt Nam 7 2.3 Phân bố diện tích đất nhiễm mặn nhiều ở Việt Nam 8 2.4 Phân bố diện tích đất nhiễm mặn trung bình và ít ở Việt Nam 9 4.1 Khả năng chịu mặn của các dòng, giống trong dung dịch Yoshida có nồng độ muối 0,3% và 0,6%. 47 4.2 Kết quả đo độ mặn nước tại điểm thí nghiệm 49 4.3 Chiều cao cây lúa, khả năng đẻ nhánh, đặc điểm lá đòng, đặc điểm bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thuỵ, Hải Phòng. 49 4.4 Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2010 52 4.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2010 53 4.5 Khả năng chịu mặn một số giai đoạn của các giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2010 55 4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống tham gia thí nghiệm tại Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng vụ mùa 2010 57 4.7 Ảnh hưởng mật độ đến thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa, đến bắt đầu trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm. 60 4.8 Ảnh hưởng mật độ đến thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa, đến bắt đầu trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng của giống D3 61 4.9 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh đẻ tối đa và số nhánh đẻ hữu hiệu của các dòng, giống. 62 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. vii 4.10 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh đẻ tối đa và số nhánh đẻ hữu hiệucủa giống D2 63 4.11 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ bông hữu hiệu, chiều cao cây của các dòng, giống. 64 4.12 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tỷ lệ bông hữu hiệu, chiều cao cây của giống D3. 65 4.13 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng, giống 66 4.14 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống 67 4.15 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống D3 69 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. viii DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 1 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của các nhóm 48 2 Đồ thị biểu diễn năng suất thực thu của các dòng, giống tại vùng nhiễm mặn. 58 3 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật độ tới thời gian sinh trưởng của giống D3. 61 4 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật độ đến số nhánh đẻ hữu hiệu của giống D2 63 5 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ bông hữu hiệu của giống D3 65 6 Đồ thị biểu diễn năng suất của giống lúa D3 khi cấy ở các mật độ khác nhau 69 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………. 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng được gieo trồng rộng rãi ở các vùng ven biển, do đó lúa rất dễ bị thiệt hại do sự lấn chiếm vào đất liền của nước biển. Theo Munns (2002) thì tình trạng đất bị nhiễm mặn đang trở nên nghiêm trọng ở cả hai vùng trồng lúa khác nhau: vùng trồng lúa nước tưới và vùng trồng lúa nước trời. Nền nông nghiệp trồng lúa nước tưới cung cấp 1/3 lương thực thế giới, trong đó 20% diện tích trồng lúa nước tưới bị nhiễm mặn. Do đó, hạn chế mức độ gây hại của sự nhiễm mặn đến năng suất lúa ở mức thấp nhất là rất cần được quan tâm nghiên cứu. Ước tính đất bị nhiễm mặn lên tới 450 triệu Chỉ riêng châu Á có khoảng 21,5 triệu ha đất bị nhiễm mặn. [1] Liên hợp quốc (2008) cảnh báo, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng băng tan. Khi mực nước biển toàn cầu tăng thêm 1 mét, Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỷ USD/năm. 1/5 dân số sẽ mất nhà cửa và 12,3% diện tích đất trồng trọt của VN sẽ biến mất, ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông, sông Hồng sẽ chịu tác động của những trận lũ ở mức độ không thể dự đoán được. Dự báo, mỗi thập kỷ mực nước biển có thể dâng 5cm, năm 2070 có thể dâng 69cm, năm 2100 nước biển có thể sẽ dâng tới khoảng 1m. Nếu nước biển dâng cao theo dự báo như vậy sẽ ảnh hưởng đến 12% diện tích và 10,8% dân số khiến 22 triệu người mất nhà cửa và làm giảm 10% GDP. Tại hội thảo: “ðánh giá nhu cầu nâng cao năng lực về dự báo biến ñổi khí hậu cho các tổ chức phi chính phủ”, các đại biểu xác nhận, nếu nước biển dâng cao 30 cm thì ĐBSCL nước mặn sẽ xâm nhiễm sâu thên vào đất liền khoảng 10km, nguy cơ mặn hóa ở ĐBSCL làm giảm 9% năng suất cây trồng vật nuôi vào năm 2030. Theo Vũ Thái Trường (tổ chức CARE thế giới tại Việt Nam), nếu nước biển