1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng

79 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 Đánh giá các mô hình của các nước trên thế giới và bài học 1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch 21 1.3 Đánh giá các phương pháp phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -

NGUYỄN DƯƠNG THÙY TRÂM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -

NGUYỄN DƯƠNG THÙY TRÂM

Trang 3

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn

thực tế trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên

hướng dẫn Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, khách quan

và do chính tôi thực hiện Các số liệu, tài liệu sử dụng để phân tích trong đồ án được

tôi trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định, tất cả đều được

trích dẫn nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo

Đà Nẵng, ngày tháng 04 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Dương Thùy Trâm

Trang 4

Để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của rất nhiều thầy cô, anh chị em, bạn bè trong trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nói chung và khoa Sinh – Môi trường nói riêng

Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Võ Văn Minh quan tâm, chu đáo hướng dẫn, định hướng em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này Em cũng xin trân trọng cảm ơn anh Hưng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu, báo cáo

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND quận Sơn Trà; Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng; các anh chị ở trung tâm giáo dục trải nhiệm Green Việt đã cung cấp thông tin, số liệu, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghiên cứu của em Đặc biệt là sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình của cộng đồng người dân sống và làm việc xung quanh bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Một lần nữa, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, anh chị em, bạn bè trong khoa Sinh – Môi trường tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, chỉ bảo

để em có thể thực hiện đề tài này

Với vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học, kinh nghiệm và thời gian thực hiện còn hạn chế nên em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm đề tài Rất mong sự nhận xét, các ý kiến góp ý từ quý thầy cô để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững 3

1.1.1 Lý thuyết về du lịch 3

1.1.2 Lý thuyết về phát triển bền vững 5

1.1.3 Lý thuyết về phát triển du lịch bền vững 6

1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 10

1.2.1 Trên thế giới 10

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho du lịch bền vững ở Việt Nam 13

1.2.3 Tại Việt Nam 17

1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho du lịch bền vững ở BĐST 22

1.3 Tổng quan về bán đảo Sơn Trà 24

1.3.1 Vị trí địa lý 24

1.3.2 Điều kiện tự nhiên 25

1.3.3 Kinh tế - xã hội – môi trường 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Phạm vi nghiên cứu 28

2.1.1 Không gian 28

2.1.2 Thời gian 28

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 28

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 28

2.3.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi 28

2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 29

2.3.5 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 29

2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT 29

2.4 Khung nghiên cứu của đề tài 30

Trang 6

3.1 Đánh giá thực trạng khai thác du lịch tại bán đảo Sơn Trà 31

3.1.1 Đánh giá các loại hình du lịch hiện có tại bán đảo Sơn Trà 31

3.1.2 Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại bán đảo Sơn Trà 33

3.1.3 Các tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội – môi trường 37

3.2 Đánh giá mức độ quan tâm hoạt động du lịch của cộng đồng tại bán đảo Sơn Trà 38

3.2.1 Các đối tượng và nội dung nghiên cứu 38

3.2.2 Các kết quả điều tra, phỏng vấn 39

3.3 Phân tích SWOT du lịch tại bán đảo Sơn Trà 44

3.4 Xu hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững trong những năm tới của BĐST 45

3.5 Đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững 46

3.5.1 Vé tham quan bán Đảo Sơn Trà 47

3.5.2 Nguồn lực lao động 48

3.5.3 Công tác quản lý 49

3.5.4 Công tác quảng bá, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng 49

3.5.5 Công tác vệ sinh môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 50

3.5.6 Tiếp tục duy trì, phát huy các mặt tích cực 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

1 Kết luận 51

2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC

Trang 7

KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên

KBTB : Khu bảo tồn biển

KBTL&SC : Khu bảo tồn loài và sinh cảnh

BĐST : Bán đảo Sơn Trà

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND: Ủy ban nhân dân

BQL : Ban quản lý

DLST: Du lịch sinh thái

ĐDSH: Đa dạng sinh học

BVMT: Bảo vệ môi trường

BTTN: Bảo tồn tài nguyên

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang

1.1 Đánh giá các mô hình của các nước trên thế giới và bài học

1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch 21

1.3 Đánh giá các phương pháp phát triển du lịch bền vững tại Việt

3.1 Đánh giá các loại hình du lịch hiện có tại bán đảo Sơn Trà 31

3.3 Các lý do đồng ý, phản đối việc người dân địa phương tham

3.4 Phân tích SWOT du lịch tại bán đảo Sơn Trà 45

Trang 9

Số hiệu Tên hình Trang

3.1

Biểu đồ thể hiện sự tác động của phát triển du lịch ở bán đảo

Sơn Trà đến đời sống của người dân địa phương trong những

năm

40

3.2 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về chất lượng du lịch tại

BĐST theo phân loại nhóm đối tượng dựa vào thu nhập 42

3.3 Biều đồ thể hiện các phương thức truyền thông, quảng bá của

3.4 Mức độ quan tâm đến các các hoạt động bảo vệ môi trường

hay bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nào ở BĐST 43 3.5

Mức độ quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường hay

bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở BĐST phân theo nhóm đối

tượng dựa vào nghề nghiệp

44

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển bền vững đã và đang là một xu hướng không chỉ riêng của mỗi quốc gia

mà là của toàn thế giới Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường tức là phải phát triển hài hoà giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay các nhà khoa học và các cấp chính quyền Việt Nam đang tập trung nỗ lực để xây dựng chiến lược phát triển bền vững các ngành kinh tế và xã hội đất nước, chú trọng các ngành nghề, dịch vụ, tận dụng những nguồn tài nguyên có sẵn và phát triển, bảo vệ chúng theo hướng tích cực Trong đó du lịch được xem như một ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế dịch vụ Nên ngành du lịch luôn có nhiều cách để phát triển thu hút đông đảo khách sử dụng dịch

vụ Song các công trình, cơ sở hạ tầng xây dựng để phục vụ du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Vì thế phát triển du lịch bền vững là một chiến lược không thể thiếu và còn là xu hướng để phát triển du lịch hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng bán đảo Sơn Trà trở thành 1 địa điểm thu hút khách du lịch đến khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng, cảnh vật hoang dã, tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu những văn hóa sinh hoạt của người dân bản địa Tuy nhiên với lượng khách du lịch trong và ngoài nước của đơn vị đăng ký tour đến Đà Nẵng khoảng 200 đoàn, tăng 30-40% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khách nội địa chiếm hơn 85% với 185 đoàn, còn lại là

khách quốc tế (Thống kê 6 tháng đầu năm 2018) đã khiến cho các vấn đề môi trường

trở nên đáng lo ngại, khi mức độ xả thải rác tăng cao, đa dạng sinh học, cảnh quan khu vực cũng bị ảnh hưởng ít nhiều

Bán đảo Sơn Trà tuy là một điểm đến du lịch nổi bật của thành phố Đà Nẵng song hoạt động du lịch trong thời gian qua vẫn chưa thực sự phát huy được hết các giá trị tiềm năng vốn có nơi đây Khi trong thời gian qua, hầu như chỉ mới tập trung cho việc hình thành các khu du lịch Điều rất đáng lo ngại hiện nay theo quy hoạch phát triển du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà theo quyết định số 2/63-TTg ngày 09/11/2016 thì sẽ xâm hại tới 1056 ha rừng để xây dựng các khu biệt thự, resort khách sạn Đây không chỉ là bức bình phong thiên nhiên vững chắc, tránh sóng, gió bão, chống xạt lở đất, giữ được nguồn nước ngọt cho cư dân Đà Nẵng mà đây còn là khu rừng có độ ẩm cao thảm thực vật phát triển tốt dưới tán cây gỗ là lớp cây tái sinh, cây bụi dày đặc cao từ 3-4m mật độ cây tái sinh rất cao từ 5000-15000 cây/1 ha [2], là hệ sinh thái rừng còn khá rậm rạp nằm sát biển, cũng là nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật hoang dã trong đó có Chá vá chân nâu [3] Nếu thực hiện thì sẽ làm thu hẹp 1056 ha rừng của khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Bởi đó, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách khai thác tối ưu các nguồn lực là một nhu cầu rất thiết thực [4] Trong những phương

Trang 11

cách có thể áp dụng để hiện thực hóa mục tiêu này, việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù cho du khách được xem là có khá nhiều ưu thế thuận lợi Bên cạnh đó có thể liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức đã thực hiện những loại hình

du lịch tại bán đảo Sơn Trà để phát triển tối ưu cùng nhau Còn một lý do nữa, để thực hiện phát triển bền vững du lịch tại bán đảo Sơn Trà là giúp người dân địa phương và

du khách đến đây hiểu biết thêm và có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch, bảo tồn thiên nhiên

Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khóa luận với mong muốn có thể mô tả hiện trạng hoạt

động khai thác du lịch tại bán đảo Sơn Trà từ đó đề ra các phương án cụ thể để triển khai một cách hiệu quả nhất mô hình phát triển du lịch bền vững này

2 Mục tiêu của đề tài

 Mục tiêu tổng quát

Góp phần phát triển du lịch bền vững tại Bán đảo Sơn Trà – Tp Đà Nẵng, giảm thiểu tác động môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như huy động sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ tài nguyên – môi trường và phát triển kinh tế bền vững

 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng khai thác du lịch tại Bán đảo Sơn Trà

- Đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững

- Phân tích tính bền vững của mô hình

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Giúp cung cấp cái nhìn tổng quát về toàn cảnh hiện trạng hoạt động du lịch tại BĐST, việc áp dụng mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà sẽ chỉ rõ những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy, những điểm tiêu cực cần thay đổi để mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường Nhận thấy phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ, duy trì, tái tạo các nguồn tài nguyên tự nhiên - nhân văn và giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống vốn có của nó Bên cạnh đó còn nâng cao ý thức của người dân địa phương và du khách về công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên

Trang 12

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững

1.1.1 Lý thuyết về du lịch

a) Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hướng phát triển kinh tế xã hội phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, khái niệm du lịch cho đến nay vẫn chưa được thống nhất hoàn thoàn, có rất nhiều nhận định khác nhau liên quan đến chủ

đề này

Theo Ausher (1990) thì “du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”, còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện (1995) lại quan niệm rằng “du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”

Trong giáo trình Thống kê du lịch (1990), Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải

chỉ cho rằng “du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”

Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,

di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật, …” Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi

là “một nghành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết

về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuấ khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ” [10]

Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch sau:

- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn

- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm

Trang 13

- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ

du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương

b) Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra Theo Trần Đức Thanh (2008) tùy theo các tiêu chí được đưa ra phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khác nhau

- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Theo Pirojinik (1985) du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt Tùy vào môi trường tài nguyên (Môi trường tự nhiên du lịch lịch tự nhiên và môi trường tự nhiên du lịch nhân văn) mà hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm lớn là:

+ Du lịch văn hóa là loại hình hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn (các di tích có giá trị, công trình đương đại tiêu biểu, viện bảo tàng, khu vui chơi giải trí ) hoặc hoạt động đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn (phong tục tập quán, văn hóa làng nghề, văn hóa ẩm thực, đời sống tôn giáo tín ngưỡng, lao động chuyên nghiệp có tay nghề, kiến thức chuyên môn vững vàng) + Du lịch thiên nhiên (du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch biển, du lịch núi,

du lịch nông thôn….) là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn

- Phân loại theo mục đích chuyến đi: Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuẩn túy du lịch, tức là chỉ nhắm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh Ngoài các chuyến đi như vậy, có nhiều cuộc hành trình vì các lí do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo,…

+ Du lịch thuẩn túy (du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng)

+ Du lịch kết hợp (Du lịch tôn giáo, du lịch học tập - nghiên cứu, du lịch công,

du lịch thể thao kết hợp, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm thân, du lịch kinh doanh)

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Trong cuốn Những triết lý, nguyên tắc và

thực tiễn của du lịch của các học giả người Mỹ Mc Intosh, Goeldner và Richie đã sử

dụng tiêu chí này để chia thành các loại hình du lịch khá chi tiết

+ Du lịch quốc tế: Du lịch đón khách quốc tế, du lịch gửi khách ra nước ngoài + Du lịch nội địa

+ Du lịch quốc gia (bao gồm từ hoạt động du lịch nội địa và du lịch quốc tế)

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của du lịch

Trang 14

+ Du lịch người cao tuổi

- Phân loại theo độ dài của chuyến đi:

a) Khái niệm về phát triển

Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa, Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên; tạo lập nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên [5]

b) Khái niệm về phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (Ủy ban Brundtland) nêu ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao không cho phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”

Trang 15

Khái niệm phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung và hoàn chỉnh trong Hội nghị RIO – 92, RIO – 92+5, văn kiện và công bố của các tổ chức quốc tế Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp nhau của

ba hệ thống tương tác lớn của Thế giới: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội [5]

Vào năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban Môi trường và

phát triển thế giới (WCED) nêu rõ: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng

được các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai

c) Mục tiêu của phát triển bền vững

Mục đích của phát triển bền vững là duy trì được cân bằng của tự nhiên với các mục tiêu sau:

+ Phát triển có hiệu quả về kinh tế

+ Phát triển hài hòa các mặt xã hội, nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư

+ Cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài vững chắc cho các thế hệ hôm nay và mai sau

1.1.3 Lý thuyết về phát triển du lịch bền vững

a) Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận môi trường, phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho một sự phát triển lâu dài Dưa trên tiếp cận này Coltman đã định nghĩa: “Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn nhóm du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên” [10]

Luật du lịch năm 2005 định nghĩa về phát triển du lịch bền là: “Sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”

Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế đưa ra khái niệm du lịch bền vững như sau:

“Du lịch vền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện đại của du khách và vùng du lịch

mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch cho các thế hệ tương lai”

Du lịch bền vững là: di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham

gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương (World Conservation Union,

1996) [10]

Trang 16

b) Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì toàn vẹn về mặt văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo các nguyên tắc:

“Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, duy trì tính đa dạng, hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương”

Du lịch trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng ở bên trong và xung quanh các KBTB và các vùng bảo vệ khác trên toàn thế giới Các chương trình du lịch bền vững được lập kế hoạch tốt sẽ cung cấp những cơ hội cho du khách tìm hiểu về các vùng tự nhiên, cộng đồng địa phương và học thêm về tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển

và văn hoá địa phương Hơn thế nữa, các hoạt động du lịch bền vững có thể tạo ra những thu nhập cho các cộng đồng địa phương và các KBTB Du lịch bền vững có những hứa hẹn riêng như là một cơ chế cần thiết cho cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ các nguồn lợi đa dạng sinh học và môi trường trong KBTB, vì thế họ có thể thích thú hơn trong việc bảo tồn những nguồn lợi này

Thứ nhất, khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch Việc sử dụng, bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại

Ngành Du lịch cần ngăn chặn sự phá hoại tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhân văn, phát triển và thực thi chính sách môi trường hợp lý trên các lĩnh vực của du lịch, lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễu không khí, nguồn nước Thực thi nguyên tắc phòng ngừa, tôn trọng các nhu cầu của người dân địa phương, bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng di sản văn hóa dân tộc trên thế giới, triển khai các hoạt động

du lịch có trách nhiệm và đạo đức, kiên quyết bài trừ các hoạt động du lịch trái thuần phong mỹ tục

Thứ hai, giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên

Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ một mặt giúp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh nhiều phí tổn cho việc hồi phục môi trường, góp phần tăng chất lượng của du lịch

Để thực hiện được nguyên tắc này ngành Du lịch cần phải khuyến khích giảm thiểu việc tiêu thụ không đúng đắn của du khách, ưu tiên việc sử dụng các nguồn lực địa phương, giảm rác thải và đảm bảo rác thải an toàn do du khách xả ra, hỗ trợ, đầu tư

Trang 17

cơ sở hạ tầng cho địa phương, các dự án tái chế rác thải, có trách nhiệm phục hồi tổn thất qua công tác quy hoạch du lịch tạo ra

Thứ ba, duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn

Cần phải trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, môi trường của điểm đến, đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển du lịch, để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa địa phương Phòng ngừa tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch đối với động thực vật, lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại, khuyến khích các đặc tính riêng của từng vùng, từng miền Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của

sự phát triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại

Thứ tư, phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội

Sự tồn tại lâu dài của ngành Du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược của quốc gia, vùng, địa phương về kinh tế - xã hội Để đảm bảo sự phát triển, ngành Du lịch cần phải tính tới nhu cầu trước mắt của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cần phải thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường, tôn trọng chiến lược của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương, phát triển ngành lồng ghép trong chiến lược chung, lấy chiến lược tổng thể làm định hướng phát triển cho toàn Ngành Phát triển ngành Du lịch phải phù hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà địa phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững và lâu dài

Thứ năm, phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương

Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị được hỗ trợ nhiều, dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa phương Nói cách khác, ngành Du lịch làm nền cho sự đa dạng hóa bằng kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực Đầu tư cho du lịch, không chỉ là sản phẩm du lịch, khu dự án, còn là sơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng địa phương, mang lại lợi ích cho nhiều thành phần kinh tế nhân dân

Trang 18

Do vậy, cơ quan quản lý du lịch phải tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương, ủng hộ quan điểm cộng đồng địa phương trong phát triển của chính

họ, khuyến khích họ tham gia vào các dự án, các hoạt động cho phát triển bền vững du lịch Ủng hộ các doanh nghiệp tham gia các dự án, giải quyết những khó khăn cho dân

cư sở tại, hợp tác với người dân sở tại nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ của chính

họ cho du khách, góp phần vào phát triển du lịch của địa phương mình

Thứ bảy, lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan

Việc trao đổi giữa ngành Du lịch, cộng đồng, cơ quan liên quan rất cần thiết nhằm giải tỏa những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện các bước của phát triển du lịch Tham khảo ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước, phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho dự án, cho công trình phát triển du lịch bền vững, lồng ghép các lợi ích của các bên nhằm mục đích hài hòa về lợi ích trong quá trình thực hiện

Du lịch còn đem lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách với người dân địa phương

và những thay đổi tiềm ẩn do tác động của hoạt động du lịch mang lại Lấy ý kiến rộng rãi nhân dân và những đối tượng liên quan để khuyến khích sự tham gia nhằm điều chỉnh những bước tiếp theo, lồng ghép những lợi ích phù hợp

Thứ tám, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ

vô cùng cần thiết Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Trong khâu tuyển dụng, chú ý nguồn nhân lực địa phương, chú trọng trong đào tạo chuyên môn, cần lồng ghép các vấn đề môi trường, xã hội trong công tác đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, học sinh, người dân tham gia vào hoạt động du lịch về bản sắc văn hóa, sự độc đáo sản phẩm văn hóa tại địa phương mình Hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục bằng lợi nhuận chia sẻ từ lĩnh vực du lịch

Thứ mười, coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành Du lịch

Để du lịch trở thành một ngành kinh tế chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững, hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đào tạo và thực hiện hoạt động phát triển du lịch Các thành tựu khoa học công nghệ về du lịch trong các lĩnh vực thời gian qua đã trở thành những nền

Trang 19

tảng khoa học quan trọng với tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch

Kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển Do vậy, trong thời gian tới, khuyến khích nghiên cứu khoa học và giám sát các hoạt động liên quan tới hoạt động du lịch, phát triển bền vững ngành du lịch, khuyến khích việc đánh giá dữ liệu trước khi tiến hành một dự án Đồng thời hỗ trợ việc nghiên cứu điều tra về thông tin cũng như kết quả nghiên cứu,cho các đối tượng có liên quan [18]

c) Nội dung của du lịch bền vững

Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân” (International Ecotourism Society, 2004):

- Phát triển bền vững về môi trường: Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và khu bảo tồn biển nói riêng Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm ) và cố gắng có lợi cho môi trường

- Phát triển bền vững về xã hội: Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ

- Phát triển bền vững về kinh tế: Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có

đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt” Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức [6]

1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Trên thế giới

a) Mô hình “Hợp tác quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái” ở Úc (Ủy ban tư

vấn du lịch nghỉ dưỡng bãi đá ngầm san hô, 2000)

Trang 20

Bãi đá ngầm san hô ở Úc là công viên sinh vật biển lớn nhất thế giới, được liệt vào danh mục di sản thế giới Để bảo vệ tài nguyên tự nhiên của khu vực này, Úc sử dụng

mô hình “Hợp tác quản lý” và được ngành du lịch thế giới lấy làm mô hình mẫu để vận dụng

Bãi đá ngầm san hô có diện tích tương đương với diện tích nước Đức, có nhiều loại tài nguyên: tài nguyên du lịch, ngư nghiệp, khoa học và văn hóa thổ dân Để bảo

vệ và khai thác những giá trị tài nguyên ở đây, từ năm 1975 chính phủ Úc đã thành lập Cục Quản lý Công viên Hải dương đá ngầm và san hô (Cục Quản lý) Biện pháp quan trọng nhất mà Cục Quản lý sử dụng là phân khu vực này thành 4 cấp bảo hộ, nhằm hạn chế các hoạt động của con người từ “lỏng” tới “chặt chẽ” Ví dụ như: biện pháp nghiêm cấm các loại tàu thuyền đậu bừa bãi để tránh cho việc thả neo không làm tổn hại tới san hô ở tầng đáy, giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo vệ tài nguyên và phát triển

du lịch

Ý tưởng “hợp tác quản lý” được Ủy ban tư vấn du lịch nghỉ dưỡng bãi đá ngầm san hô thúc đẩy từ năm 2000, hội viên của Ủy ban đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều liên quan tới tài nguyên của bãi đá ngầm san hô Hội viên thông qua các diễn đàn để đánh giá hiện trạng bảo vệ bãi đá ngầm san hô, đề xuất các kiến nghị bảo

vệ với Cục Quản lý và Chính phủ “Hợp tác quản lý” ở đây không chỉ là hiến kế sách

mà còn chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chính sách Đối với các công ty du lịch, thường xuyên dặn dò khách du lịch không được tự ý vứt rác, thu thập san hô, bắt cá nhiệt đới làm kỷ niệm, ; ngoài ra, hướng dẫn viên của các công ty du lịch đồng thời còn là giám sát viên môi trường, nếu phát hiện chất lượng nước ở khu vực nào đó kém

đi, phát hiện được sinh vật mới dưới đáy biển, hoặc nhìn thấy khu vực nào đó quá đông khách du lịch, có trách nhiệm báo cáo với Cục quản lý để có biện pháp phù hợp [7]

b) Mô hình bảo vệ môi trường cộng đồng (Tổng cục du lịch viện nghiên cứu và

- Cộng đồng xác lập các vấn đề ưu tiên cho phát triển của cộng đồng;

- Cộng đồng tìm ra cách giải quyết các vấn đề ưu tiên, lập dự án, chương trình và

kế hoạch thực hiện;

- Cộng đồng tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ cho mình để thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch đã lập ra;

- Tổ chức thực hiện;

Trang 21

- Đánh giá từng công đoạn, hiệu chỉnh trong quá trình thực hiện nếu thấy cần thiết;

- Kết thúc đánh giá tổng thể;

- Xác lập ưu tiên mới

Trong thực tế, xã hội hóa BVMT đã phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên Mô hình đã được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng thực hiện từ thế kỷ trước ở nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực khác nhau Ở đây giới thiệu mô hình bảo vệ môi trường cộng động trong lĩnh vực

du lịch tại khu bảo tồn Annapurna (Nepal) và Vườn quốc gia Sabah (Malaysia):

- Tại khu bảo tồn Annapurna ở Tây Bắc của Nepal, có khoảng 50% cư dân sinh sống có những đóng góp vào dự án phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (cả về vật chất, kinh phí lẫn nhân lực), nhân viên của dự án cũng là cư dân sinh sống tại khu vực

Ở đây, chính quyền xây dựng chương trình đặc biệt ưu tiên phụ nữ, khích lệ họ tham gia vào việc ra quyết định bảo tồn Với hướng tiếp cận đã tạo nên một mô hình có tính thuyết phục cao trong việc quản lý tài nguyên hợp lý với truyền thống địa phương Kết quả là, người dân địa phương được duy trì cuộc sống bình thường, không ảnh hưởng đến các giá trị bảo tồn; góp phần đưa Annapurna trở thành một vùng đa dạng, có giá trị

- Với mục tiêu bảo vệ Vườn quốc gia Sabah ở Malaysia, chính quyền ở đây đã giúp cộng đồng địa phương xây dựng và thực hiện một nghị định thư về việc tiếp cận

và phát triển tài nguyên thiên nhiên và tri thức bản địa gồm các bước:

(i) Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân địa phương về tiếp cận trái phép tài nguyên và những việc có thể làm được thông qua các hội thảo, qua đó cộng đồng cùng nhất trí xây dựng một nghị định thư bằng văn bản về việc quản lý tiếp cận tài nguyên tại đây;

(ii) Dự thảo nghị định thư được soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác;

(iii) Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp, bản nghị định thư được hoàn chỉnh và đem

áp dụng thử ở một vài cộng đồng trong vùng để rút kinh nghiệm trước khi ban hành Tuy không có tính ràng buộc pháp lý nhưng nghị định thư giúp cộng đồng địa phương nâng cao nhận thức, hiểu hơn về tiếp cận và khai thác tài nguyên, khiến họ tích cực hơn trong việc bảo vệ tài nguyên [7]

c) Mô hình “Thuế sinh thái” ở Balearic – Tây Ban Nha hướng đến du lịch bền

vững (Miki Yoshizumi, 2018)

Chính quyền quần đảo Balearic Islands đã lập nên chương trình “Thuế sinh thái” vào năm 2016 để kiểm soát các tác động tiêu cực lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như tìm kiếm nguồn quỹ cho các chi phí phát sinh từ áp lực của du lịch đại

Trang 22

chúng, bao gồm sự phát sinh của chất thải rắn đô thị, khí thải CO2 và nguồn tiêu thụ nước

Quần đảo Balearic, đặc biệt là đảo Mallorca – khu nghỉ mát chính của Balearic, là một địa điểm rất nổi tiếng ở Châu Âu Theo số liệu thống kê hằng năm lượng du khách đến quần đảo Balearic tăng lên nhanh chóng Với việc gia tăng số lượng khách du lịch

đã có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và quản lý bền vững nguồn nước trở thành một thách thức chính đối với sự bền vững kinh tế và sinh thái của ngành du lịch – ngành kinh tế chính ở quần đảo Balearic

Mục đích chính của khoản thuế này là nhằm nội hóa chi phí bên ngoài được tạo ra bởi du lịch, từ đó sẽ tối ưu hóa các lợi ích xã hội và có đủ nguồn lực tài chính để có thể tài trợ cho các khoản chi tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại môi trường do ngành

du lịch gây ra

Đầu tiên, chính phủ cộng đồng tự trị của quần đảo Balearic giới thiệu thuế sinh thái 1 EUR/người vào năm 2001, thuế này chỉ duy nhất áp dụng cho khách sạn đến năm 2003 Nguồn vốn được huy động trong năm 2001 lên đến 45 triệu euro Tuy nhiên, theo OECD, thuế sinh thái không mang lại kết quả tốt vì nó chỉ áp dụng duy nhất cho khách sạn và không áp dụng cho các chủ sở hữu tài sản Sau đó, chính phủ cộng đồng tự trị của quần đảo Balearic đã giới thiệu thuế sinh thái cho khách tham quan như một loại thuế môi trường mới vào tháng 7 năm 2016, áp dụng không chỉ cho khách du lịch lưu trú tại khách sạn mà còn cả khách lưu trú tại khu vực lưu trú tự phục

vụ Thuế du lịch mới này dự kiến sẽ mang lại từ 60-70 triệu euro một năm [11]

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho du lịch bền vững ở Việt Nam

Bảng1.1 Đánh giá các mô hình của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

đề xuất các kiến nghị bảo

vệ với Cục Quản lý và

- Có một hội

ủy ban cụ thể chịu trách nhiệm quản

- Đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau → có cái nhìn tổng thể nhiều lĩnh

- Cần có sự kết hợp, theo dõi giữa cục quản

lý và các công

ty du lịch, hướng dẫn viên khác trong các hoạt động du lịch của du khách và chất lượng nước ở

- Thành lập cục quản lý,

có cơ quan chịu trách nhiệm cho các hoạt động cũng như công tác quản

- Phân khu vực nghiên cứu thành 4 cấp bảo hộ, nhằm hạn chế các hoạt động của con người từ

“lỏng” tới “chặt chẽ”

→ Ở Đảo lớn Lý Sơn

Trang 23

Chính phủ

“Hợp tác quản lý” ở đây không chỉ

là hiến kế sách mà còn chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chính sách

lịch

cũng đã thực hiện phân khu vực bảo vệ thành 4 khu: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái, khu phát triển và vùng bảo vệ

mà là tham

dự, không chỉ bàn bạc mà cả

đi đến thống nhất và thực hiện

Phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Cần có sự đồng nhất ý kiến từ cộng đồng về các vấn đề ưu tiên

và lập dự án, chương trình,

kế hoạch cụ thể

- Cần có sự hỗ trợ, liên kết để thực hiện dự

án, chương trình, kế hoạch

- Các mô hình cố gắng tìm ra được giải pháp làm cân bằng giữa việc làm thế nào để bảo vệ, giữ gìn môi trường và thúc đẩy du lịch phát triển Tư duy “phiến diện” từ lâu đã không còn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới (hoặc cố gắng bảo vệ, giữ gìn môi trường, hoặc cố gắng tập trung phát triển du lịch),

mà đã chuyển sang tư duy biện chứng giữa

“bảo tồn và phát triển”, nghĩa là “bảo vệ, giữ gìn môi trường để phát triển

du lịch” và ngược lại

“phát triển du lịch để giữ gìn, bảo vệ môi trường”

- Mô hình BVMT trong lĩnh vực du lịch được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau, gồm: mô hình cơ quan quản lý BVMT, mô hình nghiên

Trang 24

cứu các yếu tố tác động lên môi trường, …, nhưng đều nhằm mục đích đi tìm giải pháp làm cân bằng giữa bảo tồn, gìn giữ các giá trị của môi trường với phát triển du lịch

- Sử dụng phương pháp

mô hình hóa thông qua

số hóa các yếu tố tác động lên môi trường, lượng hóa các biến, sử dụng toán học để tính toán các chỉ số làm cơ sở

(Polluter-pays principle)

- Thuế này được chuyển đến nguồn quỹ phục hồi các khu du lịch và tự nhiên, sử dụng cho các

dự án cơ bản

về môi trường

để nâng cao chất lượng sống của người dân sống xung quanh

- Tạo ra doanh thu để thúc đẩy các hoạt động nhằm cải thiện môi

- Chỉ thu thuế đối với các khách du lịch lưu trú lại quần đảo (tính thuế theo nơi lưu trú tại khách sạn hoặc khu lưu trú tự phục vụ)

- Khôi phục các khu vực suy thoái nhằm thúc đẩy đa dạng du lịch, khuyến khích tiết kiệm nước và năng lượng

- Bảo vệ các khu vực tự nhiên khỏi các tác động xấu của môi trường, nâng cao ý thức của cư dân vàng khách tham quan

- Khôi phục di sản văn hóa và thúc đẩy sự tiếp cận của cộng đồng để cung cấp sự đa dạng hóa

về hoạt động du lịch

- Thúc dẩy nông nghiệp bản địa để bảo tồn miền quê và truyền thống văn hóa

→ Có thể áp dụng để

Trang 25

trường xung quanh

kiểm soát sử dụng tài nguyên ở KBTTN BĐST

Bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam:

Thực tế trên thế giới có nhiều mô hình được xây dựng nhằm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Ở trên là một số mô hình được lựa chọn nghiên cứu, làm cơ sở

để tổng quát hóa, từ đề xuất những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Một số bài học được đúc rút có thể đưa vào áp dụng tại Việt Nam gồm:

- Thứ nhất: Về mục tiêu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch: Qua nghiên cứu, phân tích các mô hình trên thế giới, hầu hết đều đặt mục tiêu giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, tiếp cận có tính

hệ thống và theo hướng phát triển bền vững Nghĩa là, giữ gìn và bảo vệ môi trường được đảm bảo “cân bằng” với phát triển du lịch, kinh tế, xã hội và ngược lại Trên thực

tế đây là mục tiêu rất khó để đạt được, đặc biệt là đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Việt Nam), bởi vì Chính phủ các quốc gia này thường có

xu hướng ưu tiên phát triển kinh tế, chưa thực sự coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường

- Thứ hai: Về đối tượng vận dụng thực hiện mô hình bảo vệ môi trường: Mỗi mô hình bảo vệ môi trường được xây dựng để áp dụng cho đối tượng nhất định, căn cứ vào đặc điểm của khu du lịch cụ thể tiến hành xây dựng mô hình bảo vệ môi trường phù hợp

- Thứ ba: Về không gian, quá trình xây dựng mô hình bảo vệ môi trường cho từng khu du lịch cụ thể cũng nên xác định rõ khu vực ưu tiên bảo tồn, khu vực ưu tiên phát triển du lịch hoặc khu vực có thể được kết hợp cả bảo tồn và phát triển du lịch Việc xác định được “đối tượng” và mục tiêu chính của đối tượng là cơ sở để thực hiện chính sách, biện pháp và quyết định đầu tư đúng đắn, hợp lý Bài học này được rút ra

từ mô hình ETM áp dụng cho STZ Munnar

- Thứ tư: Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường được nghiên cứu trong điều kiện

“động”, tức là các yếu tố trong một tổng thể luôn luôn vận động và biến đổi theo thời gian, vì thế xem xét, nghiên cứu bảo vệ môi trường đồng thời phải tính tới sự biến đổi của các yếu tố khác (du lịch, kinh tế, dân số, chính phủ,…)

- Thứ năm: Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường đảm bảo được sự hợp tác quản

lý và nhà nước là chủ thể thực hiện quản lý Qua nghiên cứu các mô hình đều thấy, vai trò của nhà nước trong việc quản lý bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, Tuy nhiên, chỉ nhà nước thực hiện công tác bảo vệ môi trường sẽ rất khó khăn và không hiệu quả, bởi nguồn lực để thực hiện luôn là giới hạn, vì thế “Hợp tác quản lý” sẽ là mô hình giúp nhà nước giảm bớt trọng trách, trách nhiệm bảo vệ môi trường được giao thêm cho nhiều đối tượng khác nhau như: Doanh nghiệp du lịch; người dân địa phương,

…và cả khách du lịch, là những người được hưởng lợi từ môi trường tự nhiên, đồng

Trang 26

thời cũng phải có trách nhiệm với môi trường Khi đó, nhà nước sẽ là chủ thể thực hiện quản lý, thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt và quản lý chung

- Thứ sáu: Tiếp cận phương pháp mô hình hóa dựa trên việc xây dựng mô hình

số trong nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường Mô hình số giúp đưa ra những số liệu cụ thể, các biến nghiên cứu được lượng hóa, quy đổi ra một đơn vị thống nhất là cơ sở để so sánh, đưa ra quyết định về phương án phát triển hoặc khu vực giành cho phát triển du lịch hay bảo tồn.Tuy nhiên, tiếp cận mô hình số trong nghiên cứu sẽ khó khăn hơn so với nghiên cứu định tính, bởi nghiên cứu mô hình số ngoài những kiến thức chuyên ngành ra, còn đòi hỏi những kiến thức về mô hình toán học, phương thức lựa chọn các biến đưa vào mô hình, công cụ sử dụng để chạy mô hình,…Hạn chế của cách tiếp cận này đó là nếu đối tượng nghiên cứu có quá nhiều biến liên quan cần phải xem xét, khi đó việc nghiên cứu trở nên phức tạp

Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia đang phát triển, trong đó du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá cao và ngày càng có đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, đồng thời với kết quả đáng khích lệ đó, ngành du lịch cũng đang gián tiếp và trực tiếp tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và xã hội ở nhiều khu, điểm du lịch trong cả nước Nghiên cứu, xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở thời điểm hiện tại là cần thiết và kịp thời nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của Ngành tới môi trường, đồng thời từng bước góp phần phục hồi những giá trị môi trường đã mất Tuy nhiên, xây dựng mô hình như thế nào để vừa đảm bảo được sự phát triển du lịch mà không làm mất đi những giá trị môi trường sẵn có? từ những kinh nghiệm thực tế ở các nước trên thế giới, các khu du lịch

ở Việt Nam có thể học hỏi, lựa chọn và xây dựng cho riêng mình mô hình phù hợp đáp

ứng được sự cân bằng trong phát triển

1.2.3 Tại Việt Nam

a) Mô hình bảo tồn gắn kết với cải thiện sinh kế địa phương và hài hòa với

phát triển kinh tế xã hội được đúc kết, xây dựng thực thi (Chu Mạnh Trinh,

2011-2014)

Cù Lao Chàm và Hội An sau 15 năm xây dựng hiện nay đã và đang trở thành điểm học tập về bảo tồn gắn kết với cải thiện sinh kế địa phương và hài hòa với phát triển kinh tế xã hội cho các nơi bắt đầu làm bảo tồn Đồng thời, chính người dân tham gia bảo tồn đã và đang có cơ hội truyền đạt giới thiệu lại kiến thức và kinh nghiệm cũng như những thành quả của họ cho người dân, khách du lịch Thực tiễn Cù Lao Chàm và Hội An về bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng như homestay, thuyền thúng, đêm Hội An, quản lý rác thải, nhãn sinh thái cua Đá, lá rừng, bãi biển, rạn san hô… được giới thiệu trực tiếp đến người dân Đồng thời những bức tranh sinh động này được người dân trao đổi, thảo luận và tư vẫn các cách làm phù hợp đã và đang chuyển đổi nhận thức của du khách Các phân tích lý thuyết được tổng kết từ thực tiễn tại Cù Lao

Trang 27

Chàm và Hội An đã khẳng định bảo tồn là động lực để phát triển, người dân và vai trò của người dân địa phương là chủ thể của du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn Bên cạnh

đó, hoạt động doanh nghiệp được giới thiệu và các giá trị kết nối được bổ sung để người du khách nhận định được bảo tồn và phát triển là 2 mặt của một vấn đề thống

nhất với nhau

b) Tài chính bền vững hỗ trợ cho du lịch cộng đồng phát triển (Chu Mạnh

Trinh, Bùi Đức Hùng, Trịnh Thị Thu, 2018)

Quá trình đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được bắt đầu từ 10/2003 đến 10/201 với nguồn vốn đầu tư 2,5 triệu đô (tương đương khoảng 50 tỷ

đồng) (Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2008,2014) từ chính phủ Đan

Mạch và sự hỗ trợ từ các cơ quan liên quan của Việt Nam Từ năm 2011, hoạt động du lịch đã bắt đầu có sự đóng góp trở lại cho bảo tồn Cù Lao Chàm thông quan vé tham quan Khu bảo tồn biển Trong những năm gần đây, KBTB Cù Lao Chàm đã được chấp thuận ở mức 70.000 đồng/người Số lượng du khách trung bình khoảng 500.000

người/năm (Chu Mạnh Trinh, 2016), đã thu được một nguồn kinh phí đáng kể cho việc

tái đầu tư trở lại các hệ sinh thái của khu vực

Nhìn chung, phân tích chi phí và lợi ích từ các KBTB cho thấy việc đầu tư ban đầu

để đạt được sự đồng thuận cao trong cộng đồng thường kéo dài từ 8 đến 10 năm, đối với CLC cũng vậy, thời gian đầu tư được tính từ những ngày đầu cho đến khi được đồng thuận cao và nguồn thu từ du lịch một cách đáng kể được tính tổng cộng đến hơn

11 năm (Chu Mạnh Trinh, 2011) Việc xây dựng và hoàn thiện các kỹ năng điều phối

tại KBTB CLC từ việc tiếp nhận kiến thức đến thành thạo srw dụng và thể hiện được hành động được tính toán tổng từ 8 đến 10 năm, tuy nhiên các KBT khác ngày nay, có thể rút ngắn được quãng thời gian này theo tiếp cận kinh nghiệm điều phối của Cù Lao Chàm Dự báo thời gian đạt được sự đồng thuận bảo tồn, nếu bắt đầu từ kinh nghiệm

Cù Lao Chàm sẽ được rút ngắn lại còn 3 đến 5 năm Câu hỏi đặt ra là tại sao, nếu học tập từ kinh nghiệm Cù Lao Chàm thì thời gian đồng thuận cho bảo tồn được rút ngắn còn lại từ 3 đến 5 năm? Thực ra trong quá trình xây dựng và phát triền bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thời gian tìm kiếm, nghiên cứu cho các phương pháp tiếp cận, giáo dục, truyền thông cộng đồng rất dài, chiếm hơn 1/3 đến ½ tổng số thời gian đạt được đồng thuận cao tại đây Vì vậy, học tập Cù Lao Chàm là học tập các phương pháp tiếp cận, các kỹ năng từ thực tiễn trong công tác cộng đồng Đồng thời Cù Lao Chàm đã và đang là hiện trường lớn cho việc đào tạo các nguồn lực này đến các KBT mới tại địa phương và khu vực Một vài KBT mới như KBT hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh, KBT Đảo Bé – Lý Sơn – Quảng Ngãi cũng đang trong quá trình tiếp cận theo hướng Cù Lao Chàm

c) Đối với du lịch cộng đồng, người du lịch như người học, còn hướng dẫn du

lịch như là người thầy, môi trường du lịch là trường học (Bùi Đức Hùng, Chu

Mạnh Trinh, Trịnh Thị Thu, 2018)

Trang 28

Người du lịch phải được tham gia, trao đổi, trải nghiệm, học tập và nếu được chính

họ cần phải được tham gia khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chất lượng du lịch, cũng như toàn bộ môi trường tạo nên hoạt động du lịch tại nơi đó Trong khi đó người hướng dẫn du lịch cần phải có phương pháp… Người hướng dẫn du lịch cũng giống như người thầy giảng bài trên lớp, tuy nhiên thường tại các địa điểm du lịch hướng dẫn viên làm một nhiệm vụ chung là cung cấp thông tin, “thuyết giảng” là phương pháp chính và người du lịch thường chỉ nghe để biết và hiểu các vấn đề Tại các KBT ngày nay, người hướng dẫn du lịch thường phải làm nhiều nhiệm vụ, tại đó phần lớn công việc là phải tổ chức cho người du lịch tìm hiểu, trải nghiệm, học tập và sáng tạo được cái mới mang về từ chuyến du lịch mình tham gia, bởi lẽ ở đó, tại các khu bảo tồn, một hiện thực khách quan đã và đang tạo cơ hội cho người hướng dẫn làm được công việc

tổ chức ấy Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, không ai có thể tổ chức tốt các hoạt động du lịch trong KBT bằng người dân địa phương ở đó, bởi lẽ chính họ

“diễn thuyết”, hướng dẫn bằng chính con tim, đôi bàn tay, kinh nghiệm mà cả cuộc đời

họ gắn bó quê hương mình tạo nên,…

Đó chính là cuộc sống của người dân địa phương tại các khu bảo tồn, đó chính là văn hóa, đó chính là thiên nhiên và đó chính là cộng đồng được gắn kết Tất cả đã và đang tạo nên phần hồn của du lịch

d) Công ty Oxalis với phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Phong

Nha – Kẻ Bàng (Phạm Hồng Long, Đinh Khánh Tùng, 2018)

- Về nguồn nhân lực:

Với chiến lược kinh doanh phát triển gắn với trách nhiệm cộng đồng thì Oxalis đã

và đang chú trọng sử dụng nguồn nhân lực địa phương Hiện tại có khoảng hơn 400 nhân viên và phần lớn đều là người dân địa phương Để có được đội ngũ nhân viên người địa phương, Oxalis liên kết với các trung tâm đào tạo nhằm nâng cao trình độ lao động, trình độ chuyên môn

- Về an toàn - bảo tồn:

Bên cạnh phát triển kinh doanh, Oxalis đặt vấn đề an toàn và bảo tồn là yếu tố hàng đầu với việc thuê các chuyên gia về hang động đến từ Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) để tư vấn và đào tạo về công tác an toàn và bảo tồn Hiện nay

có khoảng 7 chuyên gia hang động đang hợp tác với công ty Oxalis Đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn về các trang thiết bị an toàn, tập huấn các kỹ năng thám hiểm hang động, các kiến thức về hang động từ đó đưa ra các giải pháp an toàn và bảo tồn

Hằng năm thuê đơn vị tư vấn thứ 3 độc lập nhằm tiến hành đánh giá, phân tích tác động môi trường ở những địa điểm Oxalis đang hoạt động tour để có các giải pháp phù hợp Thường xuyên tập huấn nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên cho đội ngủ nhân viên và cộng đồng địa phương Mỗi hoạt động kinh doanh của Oxalis đều có sự tham gia của cộng đồng địa phương, đây chính là giải pháp hiệu quả nhất để giúp người

Trang 29

cộng đồng địa phương nhận ra được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Về truyền thông:

Oxalis đã hợp tác với rất nhiều hãng truyền thông lớn của thế gới như BBC, CNN, New York Times, Tripadvisor, Google và truyền thông trong nước như báo Tuổi Trẻ, Vn Express, đài truyền hình Việt Nam để giới thiệu hình ảnh của Quảng Bình ra thế giới

Tổ chức cho những nhân vật nổi tiếng được đi và trải nghiệm cùng với Oxalis Đặc biệt tổ chức thành công tour thám hiểm Sơn Đoòng cho đoàn đại sứ các nước Anh, Ý, Úc và đại sứ Mỹ Ted Osius và bạn bè của đại sứ

Tất cả các hoạt động truyền thông đã mang lại hiệu quả tích cực, đã giới thiệu Phong Nha, Quảng Bình Việt nam ra thế giới không chỉ dành riêng cho nghành du lịch

mà còn giúp công tác bảo tồn thiên nhiên được tốt hơn, giúp cộng đồng địa phương nhận ra rằng họ đang sở hữu những thứ mà không có bất cứ nơi nào trên thế giới có được, từ đó họ có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tốt hơn

- Về trách nhiệm cộng đồng:

Oxalis luôn xác định phát triển bền vững phải gắn với trách nhiệm cộng đồng do vậy Oxalis tạo ra việc làm cho gần 400 người địa phương bao gồm lao động phổ thông cho tới quản lý cao cấp

Hỗ trợ cộng đồng làm du lịch thông qua việc đào tạo trình độ và tay nghề cho người dân địa phương, hỗ trợ người dân địa phương làm các sản phẩm du lịch như homestay, dịch vụ du lịch tư vấn cho các công ty địa phương làm các sản phẩm du lịch mới Hiện nay có một số anh em porter sau một thời gian làm việc cho Oxalis thì

đã mở được các homestay rất có chất lượng để phục vụ cho khách du lịch ( ở khu vực Phong Nha), mở được lò bánh mì phục vụ cho khách du lịch ( Tú Làn)

Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương thông qua quỹ Oxalis Foundation và các chương trình lớn như Tú Làn Advanture Race: xây dựng trường học, các công trình công cộng cho địa phương, trao học bổng cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nhà nổi chống lũ cho người dân địa phương ở những nơi lũ lụt

Đóng góp và nộp các loại phí, lệ phí và các loại thuế đúng quy định pháp luật Hằng năm công ty thuê đơn vị kiểm toán độc lập là Công ty TNHH PricewaterhouseCoppers Việt Nam để kiểm toán nhằm đảm bảo tính minh bạch

Mỗi hoạt động kinh doanh của Oxalis đều có sự tham gia của cộng đồng địa phương [19]

e) Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Trang 30

Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong tất cả các hoạt động là cách làm tốt nhất để phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của người dân Bởi vì:

- Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế hệ Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động du lịch sinh tháu thì có thể họ sẽ cam kết mạn mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này

- Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST

Bảng 1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch [15]

Mức độ Phương thức tham gia Quan hệ

tham gia

Tác động đến môi trường

(3) Tham gia tư vấn: Được hỏi ý kiến và được tiếp thu các ý kiến về những khó khăn, cơ hội phát triển của địa phương

(4) Tham gia thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng: Chủ động thành lập theo các nhóm tại cộng đồng đẻ tổ chức các hoạt động phát triển tại địa phương

(5) Tham gia trong quá trình ra quyết định: Người dân chủ động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch và lựa chọn các phương án, hoạt động phát triển tại cộng đồng

(6) Tham gia tự nguyện: Người dân tự khởi xướng hoạt động phát triển cộng đồng bao gồm việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát

Trang 31

triển mà không lệ thuộc vào bên ngoài Tham gia tự nguyện là hình thức tham gia cao nhất trong phát triển cộng đồng

1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho du lịch bền vững ở BĐST

Bản 1.3 Đánh giá các phương pháp phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam và bài

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như du khách về bảo tồn và phát triển tại địa phương

- Cần có quy hoạch cụ thể

rõ rang, để xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch

- Cần có sự

hỗ trợ và hợp tác của người dân địa phương

- Bảo tồn gắn kết với cải thiện sinh kế địa phương

và hài hòa với phát triển kinh tế xã hội

- Tài chính bền vững hỗ trợ cho bảo tồn và làm nền cho du lịch cộng đồng phát triển

- Du lịch sinh thái và du lịch cộng phát triển

- Quy hoạch phân vùng bảo tồn và phát triển du lịch bền vững

kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường với sự tham gia thực hiện hoạt động của chuyên gia

và người dân

- Nguồn vốn đầu tư ổn định

- Oxalis có 1 đội ngũ chuyên nghiệp là chuyên gia trong việc nghiên cứu hang động, khai thác du lịch theo hướng bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị

- Còn chú trọng đến lợi ích kinh tế, có thể gây tổn thương cho môi trường

- VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đang trở thành một điểm dến rất hấp dẫn với khách du lịch quốc tế và nội địa → Áp lực đối với môi trường tự nhiên và xã hội là rất lớn

- Thông qua việc khai thác các sản phẩm du lịch, công ty Oxalis đã có những biện pháp thiết thực để góp phần bảo vệ sinh thái, nâng cao kinh

tế, bảo tồn và phát triển

Trang 32

bản địa tự nhiên

- Cung cấp việc làm ổn định cho người dân địa

lý, đầu tư về du lịch và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng

- Xác lập quyền sở hữu

và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hóa địa

phương

- Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ rang minh bạch nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia đầu

tư phát triển DLST

- Thiếu sự giám sát của

cơ quan chức năng đối với

sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch ảnh hưởng đến sự hấp dẫn du lịch và nguồn tài nguyên đa dạng sinh học

ở các VQG

và KBTTN

- Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng

và có kinh nghiệm quản

lý các ngồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế

hệ

- Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch thì

họ sẽ được nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn đối với các sản phẩm du lịch từ đó mang lại kết quả tốt hơn

- Nên có sự quan tâm và quản lý liên tục của ban quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương khi có sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển

du lịch ở các VQG và KBTTN

Trang 33

Bài học kinh nghiệm cho KBTTN Sơn Trà

- Tiếp cận phân tích nguồn lực cộng đồng để xây dựng và phát triển bảo tồn du lịch bền vững Nguồn lực cộng đồng cần được phân tích một cách chi tiết và đẩy đủ bao gồm các nguồn tài sản cá nhân, nhóm và công cộng cả hữu hình và vô hình, đồng thời kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và tâm hồn, tình yêu của con người, của cộng đồng, của quê hương, đất nước cũng là một nguồn tài sản lớn bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội

- Lấy BĐST để học tập, đào tạo, vè bảo tồn và phát triển bền vững, xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng cho các địa phương về bảo tồn và du lịch bền vững

- Cần được xây dựng và triển khai chương trình thu phí tham quan, trải nghiệm, học tập để hỗ trợ tài chính cho bảo tồn và xây dựng năng lực phát triển bền vững Cần

có một kế hoạch quản lý với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan cần thiết được xây dựng nhằm xác định được tầm nhìn, mục đích, mục tiêu, chiến lược, hoạt động, phương pháp cũng như tổ chức thực hiện, giám sát và tài chính bền vững

Để phát triển du lịch bền vững cần có sự tham gia và phối hợp của nhiều bên khác nhau như các nhà quản lý, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, các nhà cung cấp các dịch vụ giải trí, các điểm tham quan du lịch… Trong đó, các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò quan trọng, với vai trò làm cầu nối giữa các điểm đến và du khách Hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành góp phần thông tin về điểm đến cho du khách, có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn điểm đến của du khách và phối hợp với nhiều bên khác như nhà hành, khách sạn, điểm tham quan, giải trí,… để tạo thành gói sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách Hoạt đọng của các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ảnh hưởng đến truyền thông để thu hút khách, góp phần đáp ứng cao nhu cầu của

du khách mà còn liên quan đến các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn văn hóa, giữ gìn môi trường… để thực hiện phát triển du lịch bền vững Nhận thức và hành động của các doanh nghiệp lữ hành có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng phát triển du lịch bền vững Nhận thức và hành động của các doanh nghiệp lữ hành có ý

nghia quan trọng đối với khả năng phát triển

1.3 Tổng quan về bán đảo Sơn Trà

1.3.1 Vị trí địa lý

Bán đảo Sơn Trà có tọa độ địa lí: Kinh độ Đông từ 108012’45” đến 108020’40”;

vĩ Bắc 16005’50” đến 16009’06” và nằm theo hướng Đông- Tây, có chiều dài khối núi

13 km, chiều rộng từ 1,5- 5km; chu vi bán đảo khoảng 60 km trong đó 3/4 giáp biển,

độ cao trung bình của bán đảo là 350m, điểm cao nhất là (đỉnh Ốc) cao 696m, tiếp đến

là điểm truyển hình cao 647m, đỉnh quả cầu cao 621m Bán đảo Sơn Trà nằm trên địa bàn phường Thọ Quang, quận Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng

Trang 34

Khu vực phía Tây của bán đảo Sơn Trà là cảng Tiên Sa, là điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây xuất phát từ Myanmar, chạy qua Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào

và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và kết thúc tại Đà Nẵng

Ở bán đảo Sơn Trà, phần lớn diện tích là thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Sơn Trà là 2.810,8 ha trong đó có 1.826,5 ha đất rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở cốt độ cao 150m trên mực nước biển trở lên (ngoại trừ một số khu vực như các tuyến giao thông hiện trạng và các công trình viễn thông, quốc phòng) [9]

Hình 1.1 Bản đồ giới hạn phạm vi bán đảo Sơn Trà

(Nguồn: Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng)

1.3.2 Điều kiện tự nhiên

Bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km về hướng Đông Bắc Đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Sơn Trà có độ cao 696m trên mực nước biển, ngoài ra bán đảo còn nhiều đỉnh khác cao trên 500m Chiều dài từ Đông sang Tây của bán đảo là 15km, chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp nhất là 2km Phần lớn địa hình bán đảo Sơn Trà có độ dốc tương đối lớn (trên 20%, thậm chí trên 40%) và chân núi chạy sát tới mặt biển Diện tích tự nhiên của toàn bán đảo là 4.439ha, khu vực trong ranh giới quy hoạch có diện tích

Trang 35

4.298ha Trên bán đảo còn nhiều rừng tự nhiên với nhiều loài động thực vật đa dạng Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên bán đảo Sơn Trà là 2.810,8ha, trong đó Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà có diện tích 1.826,5ha Bán đảo Sơn Trà cũng có nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn

Nhìn chung, điều kiện khí hậu khu vực bán đảo Sơn Trà tương đối ôn hòa, thuận lợi Nhiệt độ trung bình năm là 25,6oC, nhiệt độ cao nhất trung bình là 29,0oC, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 22,7oC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ghi nhận được là 40,9oC và thấp nhất tuyệt đối ghi nhận được là 10,2oC Độ ẩm không khí trung bình ở khu vực là 82% và độ ẩm không khí trung bình cao nhất là 90% Lượng mưa trung bình năm là 2.066mm, lượng mưa lớn nhất trong 1 ngày là 332mm với số ngày mưa trung bình năm là 144 ngày Tháng 10 là tháng mưa nhiều nhất với trung bình 22 ngày có mưa

Số giờ nắng trung bình là 2.158h/năm Vào mùa Hè (tháng 4 đến tháng 9) hướng gió thịnh hành là gió Đông Vào mùa Đông (tháng 10 đến tháng 3) hướng gió thịnh hành

là gió Bắc và Tây Bắc Tốc độ trung bình 3,3-14m/s, tốc độ gió cao nhất là 20-25m/s, trong một số trường hợp khi có bão tốc độ gió lên tới 40m/s Bão thường xuất hiện vào các tháng 10, 12 và tháng 1 [9]

Bán đảo Sơn Trà được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh vào mùa mưa nhiệt đới Động vật tại Sơn Trà có 30 loài, 15 họ, 7 bộ; lớp chim có 51 loài, 25 họ, 11 bộ; bò sát có 15 loài; lớp ếch nhái có 15 loài Bán đảo Sơn Trà cũng có sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài: tổng số loài thực vật bậc cao là 985 loài, thuộc 483 chi và 143 họ Tổng số loài quý hiếm là 22 loài, trong đó loài Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của Sơn Trà

Hệ thực vật ở Sơn Trà có tính đa dạng về họ, chi, loài Đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 143 họ (trong đó 143 loài này có giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị đan lát, 134 loài có giá trị cung cấp gỗ gia dụng và 57 loài cho củ, quả làm thức ăn cho người và động vật và 22 loài thực vật quý hiếm)

1.3.3 Kinh tế - xã hội – môi trường

Trên bán đảo Sơn Trà, với đặc điểm là rừng tự nhiên thuộc quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà, lại có vị trí quan trọng trong quốc phòng, nên không

có nhiều các hoạt động kinh tế xã hội, mật độ dân cư cũng rất thấp Theo thống kê, dân

số toàn bộ phường Thọ Quang là 20.000 người, nhưng hoàn toàn sinh sống ngoài khu vực ranh giới bán đảo Sơn Trà Trong ranh giới chỉ có các đơn vị an ninh, quốc phòng, đài truyền hình và sư tăng trong chùa Linh Ứng

Trên Bán đảo Sơn Trà mới cho phép phát triển du lịch và tham quan chưa lâu nên không có dân cư sinh sống ổn định hợp pháp và không có các hoạt động, cơ sở văn hóa - xã hội dân sự

Trang 36

Ngoài các cơ sở quốc phòng, ở khu vực có cảng Tiên Sa, là cảng biển quan trọng nhất của miền Trung cũng như của hành lang Đông Tây, đây cũng là điểm cuối của hành lang này Cạnh cảng Tiên Sa là cảng quân sự

Có thể thấy những hoạt động kinh tế - xã hội có tác động lớn nhất tới Sơn Trà là hoạt động của cảng Tiên Sa, khu bảo tồn tự nhiên, và các hoạt động an ninh, quốc phòng, truyền thông quốc gia trên bán đảo

Hiện nay môi trường của khu vực bán đảo Sơn Trà được quản lý, bảo vệ tương đối tốt Trong ranh giới khu bảo tồn tự nhiên hoạt động bảo vệ môi trường được giao cho Hạt kiểm lâm liên quận Vừa qua, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ rừng, Đà Nẵng đã quyết định thu hồi toàn bộ diện tích rừng 1.077ha được Hạt kiểm lâm liên quận giao khoáng cho các hộ dân để Hạt Kiểm lâm thực hiện quản lý [9]

Trang 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Không gian

Bán đảo Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng

2.1.2 Thời gian

Từ tháng 10/2018 đến tháng 04/2019

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát, đánh giá các loại hình du lịch hiện có tại bán đảo Sơn Trà

- Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên, các tác động đến kinh tế – xã hội – môi trường tại bán đảo Sơn Trà

- Đánh giá mức độ quan tâm hoạt động du lịch của cộng đồng tại bán đảo Sơn Trà

- Định hướng phát triển du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà

- Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững: những điểm mạnh tiếp tục phát huy, đề xuất giải pháp khắc phục điểm yếu

- Phân tích tính bền vững của mô hình

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông qua các nguồn tài liệu của các cấp, ban ngành có liên quan đến hoạt động du lịch tại bán đảo Sơn Trà, tài liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Ngoài ra, còn thu thập các tài liệu từ sách báo, báo khoa học, internet, các nghiên cứu trước về du lịch,… tại bán đảo Sơn Trà sau đó xử lý các thông tin để lựa chọn những tư liệu phù hợp và cần thiết cho đề tài

Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho các công việc: Giới thiệu tổng quan

về bán đảo Sơn Trà, tình hình khai thác tài nguyên trong những năm gần đây

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Trực tiếp đến bán đảo Sơn Trà quan sát thực tế, phỏng vấn về các vấn đề loại hình

du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, tình hình an ninh trật tự, thực trạng khai thác và phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà

Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho công việc: Kháo sát các loại hình

du lịch hiện có và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại bán đảo Sơn Trà

2.3.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp này được thực hiện với các bước như sau:

- Thiết kế bảng hỏi: Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi phù hợp về

cả cấu trúc, thời gian, với các đối tượng là ban quản lý, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và người dân địa phương

Trang 38

- Điều tra thử: Nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc

và nội dung bảng hỏi Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp, thu được thông tin hiệu quả

- Lựa chọn địa bàn điều tra và mẫu điều tra:

Nghiên cứu xác định số lượng người phỏng vấn dựa trên công thức của Nanct J Helen F Clair E, 2004 [21]:

1 + 𝑁𝑒 2

Với: n: Số mẫu điều tra

N: Tổng số mẫu

e: Độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc

Phương pháp này dùng để cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá các lợi ích mà du lịch mang lại cho cuộc sống của người dân địa phương trong những năm qua, mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương

2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến mục đích đặt ra Đối tượng thực hiện phỏng vấn: ban quản lý; công ty, tổ chức hoạt động du lịch; người dân địa phương Lấy ý kiến thông qua các câu hỏi liên quan Từ

đó tổng hợp thông tin và đưa vào quá trình phân tích và đánh giá

Ngoài ra, còn phỏng vấn sâu đối với:

- Hướng dẫn viên du lịch, các công ty du lịch dẫn tour tại BĐST

- Du khách tham quan BĐST

- Các chủ cơ sở dịch vụ kinh doanh giải trí, nghỉ dưỡng tại BĐST

2.3.5 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Tất cả được nhập dữ liệu vào phần mềm excel và xử lý bằng phần mềm R Nhằm

mô tả thực trạng các hoạt động khai thác du lịch tại BĐST, xác định lợi ích mà du lịch mang lại cho người dân khi tham gia vào các hoạt động, đưa ra mức độ quan tâm về hiện trạng du lịch và sự hiểu biết về công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hóa địa phương

2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp này để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch tại BĐST để đề xuất ra mô hình phát triển du lịch bền vững

Trang 39

2.4 Khung nghiên cứu của đề tài

Bảng 2.1 Khung nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên, các tác động đến kinh tế –

xã hội – môi trường tại bán đảo Sơn Trà

- Đánh giá mức độ quan tâm hoạt động du lịch của cộng đồng tại bán đảo Sơn Trà

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp xử

lý, phân tích số liệu

- Xác định các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch hiện có tại khu vực nghiên cứu

- Mô tả tình hình hoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu

- Xác định các lợi ích

du lịch mang lại cho công đồng

- Xác định mức độ quan tâm của cộng đồng đối với hoạt động khai thác du lịch, bảo tồn tại bán đảo Sơn Trà

- Đề xuất các giải pháp giúp phát triển, duy trì những điểm mạnh và hạn chế, khắc phục những điểm yếu

- Lập luận, chứng minh

mô hình đã đề ra là đúng đắn, thích hợp để phát triển bền vững du lịch tại

bán đảo Sơn Trà

- Phương pháp phân tích SWOT

- Định hướng phát triển

du lịch bền vững tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất mô hình phát triển bền vững tại khu vực nghiên cứu dựa vào cộng đồng

- Phân tích tính bền vững của mô hình

Ngày đăng: 28/04/2021, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w