Tổng quan về bán đảo Sơn Trà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 33 - 37)

Bán đảo Sơn Trà có tọa độ địa lí: Kinh độ Đông từ 108012’45” đến 108020’40”;

vĩ Bắc 16005’50” đến 16009’06” và nằm theo hướng Đông- Tây, có chiều dài khối núi 13 km, chiều rộng từ 1,5- 5km; chu vi bán đảo khoảng 60 km. trong đó 3/4 giáp biển, độ cao trung bình của bán đảo là 350m, điểm cao nhất là (đỉnh Ốc) cao 696m, tiếp đến là điểm truyển hình cao 647m, đỉnh quả cầu cao 621m. Bán đảo Sơn Trà nằm trên địa bàn phường Thọ Quang, quận Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.

Khu vực phía Tây của bán đảo Sơn Trà là cảng Tiên Sa, là điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây xuất phát từ Myanmar, chạy qua Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào và các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và kết thúc tại Đà Nẵng.

Ở bán đảo Sơn Trà, phần lớn diện tích là thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Sơn Trà là 2.810,8 ha trong đó có 1.826,5 ha đất rừng đặc dụng. Khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở cốt độ cao 150m trên mực nước biển trở lên (ngoại trừ một số khu vực như các tuyến giao thông hiện trạng và các công trình viễn thông, quốc phòng) [9].

Hình 1.1. Bản đồ giới hạn phạm vi bán đảo Sơn Trà

(Nguồn: Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng) 1.3.2. Điều kiện tự nhiên

Bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km về hướng Đông Bắc. Đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Sơn Trà có độ cao 696m trên mực nước biển, ngoài ra bán đảo còn nhiều đỉnh khác cao trên 500m. Chiều dài từ Đông sang Tây của bán đảo là 15km, chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp nhất là 2km. Phần lớn địa hình bán đảo Sơn Trà có độ dốc tương đối lớn (trên 20%, thậm chí trên 40%) và chân núi chạy sát tới mặt biển. Diện tích tự nhiên của toàn bán đảo là 4.439ha, khu vực trong ranh giới quy hoạch có diện tích

4.298ha. Trên bán đảo còn nhiều rừng tự nhiên với nhiều loài động thực vật đa dạng.

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên bán đảo Sơn Trà là 2.810,8ha, trong đó Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà có diện tích 1.826,5ha. Bán đảo Sơn Trà cũng có nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu khu vực bán đảo Sơn Trà tương đối ôn hòa, thuận lợi. Nhiệt độ trung bình năm là 25,6oC, nhiệt độ cao nhất trung bình là 29,0oC, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 22,7oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ghi nhận được là 40,9oC và thấp nhất tuyệt đối ghi nhận được là 10,2oC. Độ ẩm không khí trung bình ở khu vực là 82% và độ ẩm không khí trung bình cao nhất là 90%. Lượng mưa trung bình năm là 2.066mm, lượng mưa lớn nhất trong 1 ngày là 332mm với số ngày mưa trung bình năm là 144 ngày. Tháng 10 là tháng mưa nhiều nhất với trung bình 22 ngày có mưa.

Số giờ nắng trung bình là 2.158h/năm. Vào mùa Hè (tháng 4 đến tháng 9) hướng gió thịnh hành là gió Đông. Vào mùa Đông (tháng 10 đến tháng 3) hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Tây Bắc. Tốc độ trung bình 3,3-14m/s, tốc độ gió cao nhất là 20-25m/s, trong một số trường hợp khi có bão tốc độ gió lên tới 40m/s. Bão thường xuất hiện vào các tháng 10, 12 và tháng 1 [9].

Bán đảo Sơn Trà được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh vào mùa mưa nhiệt đới. Động vật tại Sơn Trà có 30 loài, 15 họ, 7 bộ; lớp chim có 51 loài, 25 họ, 11 bộ; bò sát có 15 loài; lớp ếch nhái có 15 loài. Bán đảo Sơn Trà cũng có sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài: tổng số loài thực vật bậc cao là 985 loài, thuộc 483 chi và 143 họ.

Tổng số loài quý hiếm là 22 loài, trong đó loài Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của Sơn Trà.

Hệ thực vật ở Sơn Trà có tính đa dạng về họ, chi, loài. Đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 143 họ (trong đó 143 loài này có giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị đan lát, 134 loài có giá trị cung cấp gỗ gia dụng và 57 loài cho củ, quả làm thức ăn cho người và động vật và 22 loài thực vật quý hiếm).

1.3.3. Kinh tế - xã hội – môi trường

Trên bán đảo Sơn Trà, với đặc điểm là rừng tự nhiên thuộc quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà, lại có vị trí quan trọng trong quốc phòng, nên không có nhiều các hoạt động kinh tế xã hội, mật độ dân cư cũng rất thấp. Theo thống kê, dân số toàn bộ phường Thọ Quang là 20.000 người, nhưng hoàn toàn sinh sống ngoài khu vực ranh giới bán đảo Sơn Trà. Trong ranh giới chỉ có các đơn vị an ninh, quốc phòng, đài truyền hình và sư tăng trong chùa Linh Ứng.

Trên Bán đảo Sơn Trà mới cho phép phát triển du lịch và tham quan chưa lâu nên không có dân cư sinh sống ổn định hợp pháp và không có các hoạt động, cơ sở văn hóa - xã hội dân sự.

Ngoài các cơ sở quốc phòng, ở khu vực có cảng Tiên Sa, là cảng biển quan trọng nhất của miền Trung cũng như của hành lang Đông Tây, đây cũng là điểm cuối của hành lang này. Cạnh cảng Tiên Sa là cảng quân sự.

Có thể thấy những hoạt động kinh tế - xã hội có tác động lớn nhất tới Sơn Trà là hoạt động của cảng Tiên Sa, khu bảo tồn tự nhiên, và các hoạt động an ninh, quốc phòng, truyền thông quốc gia trên bán đảo.

Hiện nay môi trường của khu vực bán đảo Sơn Trà được quản lý, bảo vệ tương đối tốt. Trong ranh giới khu bảo tồn tự nhiên hoạt động bảo vệ môi trường được giao cho Hạt kiểm lâm liên quận. Vừa qua, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ rừng, Đà Nẵng đã quyết định thu hồi toàn bộ diện tích rừng 1.077ha được Hạt kiểm lâm liên quận giao khoáng cho các hộ dân để Hạt Kiểm lâm thực hiện quản lý [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)