Đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 60)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững

Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng bán đảo Sơn Trà

(Nguồn: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Đà Nẵng) Thu vé

Chùa Linh Ứng

Dựa vào kết quả nghiên cứu và bảng phân tích SWOT tôi đã đề xuất những giải pháp sau để phát triển du lịch bền vững tại bán đảo Sơn Trà:

3.5.1. Vé tham quan bán Đảo Sơn Trà

a). Thực trạng: Du khách đến BĐST thường vào tự do không có thu phí, trừ 1 số địa điểm (khu DLDT Trường Mai, hải đăng, cảng Tiên Sa,…)

b). Đề xuất:

- Nên tiến hành thu phí vào tham quan tại 3 đầu vào BĐST: cảng Tiên Sa, Yết Kiêu – đỉnh bàn cờ, Hoàng Sa – chùa Linh Ứng.

- Việc thu phí này sẽ áp dụng với nhiều đối tượng và mục đích khác nhau:

Đối tượng

Mức phí Lợi ích đối tượng nộp nhận được Ý nghĩa việc thu phí

Khách du lịch

- 50.000đ/ người (vào cửa)

- 100.000đ/ người (vào cửa và theo tour)

- Sẽ có nhà vệ sinh công cộng bố trí phù hợp.

- Có điểm, phương tiện thu gom rác thải trên các tuyến đường.

- Hệ thống đường giao thông được bảo đảm an toàn, có đầy đủ bảng/biển hướng dẫn.

- Có trạm/ bến dừng chân nghỉ ngơi.

- Khi đăng ký gói tour sẽ có: hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Sơn Trà và phương tiện chuyên chở tham quan phù hợp.

- Tạo nguồn thu quỹ thực hiện các công tác phục hồi các khu vực môi trường suy thoái, bảo vệ, bảo tồn các sinh cảnh, động, thực vật tại BĐST.

- Nguồn kinh phí này sẽ được chi trả cho các hoạt động dịch vụ môi trường (cấp nước, thu gom xử lý rác thải, nước thải, lương cộng tác viên giám sát, công tác bảo tồn đa dạng sinh học,…) và các hoạt động du lịch (lương hướng dẫn viên, nhân viên, phương tiện di chuyển,….)

- Nâng cao nhận Nghiên

cứu, học tập

- 30.000đ (người) - Tự do, thoải mái tại các địa điểm nghiên cứu.

- Cơ hội tiếp xúc làm việc với các cộng tác viên có kinh nghiệm và ban quản lý.

Kinh doanh du lịch

- Sẽ được cấp thẻ ra vào miễn phí, tuy nhiên hằng năm vẫn đóng phí bảo vệ môi

- Rác thải sẽ được thu gom, xử lý.

- Có nguồn nước sạch.

trường tùy vào tổ chức dịch vụ lưu trú, giải trí,….

thức và làm rõ trách nhiệm của con người với thiên nhiên nói chung và du khách, người dân địa phương ở BĐST nói riêng.

Dựa vào kết quả nghiên cứu “Đánh giá ban đầu về cơ hội tài chính từ phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên trên bán đảo Sơn Tra” của Nguyễn Quốc Dựng, Bùi Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Việt Dũng, Lê Hà Thu (PanNature) với sự hợp tác thực hiện của Trung tâm GreenVIET mà có đề xuất mức phí vào cửa như trên.

3.5.2. Nguồn lực lao động

a). Thực trạng: Hiện nay lao động du lịch tại Sơn Trà chủ yếu tập trung tại khu Intercon và Sơn Trà Spa and Resort. Tổng số lao động tại 2 khu nghỉ dưỡng này hiện nay là khoảng 400 người. Hoạt động của khu du lịch Tiên Sa và Biển Đông, các bãi ven biển còn hạn chế nên số lao động thường xuyên rất nhỏ. Mức độ, tham gia các hoạt động du lịch của người dân địa phương còn phụ thuộc.

b). Đề xuất:

- Dựa vào nguồn lực từ cộng đồng cần phải đào tạo đội ngũ quản lý du lịch có trình độ để hướng dẫn du khách: Đào tạo cho người dân địa phương những kỹ năng chuyên môn để hướng dẫn du khách tham quan du lịch. Đặc biệt, đào tạo thêm những người trẻ có đầy đủ các kỹ năng về nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ vì hiện tại lượng khách du lịch nước ngoài đến tham quan BĐST đang tăng khá nhanh. Hướng dẫn viên có thể dùng ngoại ngữ để lưu loát trình bày về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử tại BĐST cho du khách nước ngoài.

- Thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng: Thiên nhiên Sơn Trà có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Những khu du lịch sinh thái hiện có tại BĐST (đa phần là chòi, lều) có thể nâng cấp thành các dạng nhà dân tộc cho du khách nghỉ lại qua đêm, đồng thời tiếp tục phát huy tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ nói về nghề cá ở xung quanh khu vực Sơn Trà, các lễ hội đặc sắc của ngư dân để du khách có cơ hội tìm hiểu, khám phá rõ hơn những nét văn hóa bản địa độc đáo. Tạo điệu cho cộng đồng thấy rõ lợi ích mình mang lại.

→ Giải quyết tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa phương, góp phần cải thiện đời sống cho người dân ở đây việc làm cho người dân địa phương, nâng cao dịch vụ, sản phẩm du lịch, người dân có trách nhiệm hơn đối với môi trường.

3.5.3. Công tác quản lý

a). Thực trạng: Chưa có kế hoạch hay phương pháp kiếm soát và điều tiết lượng khách du lịch đến tham quan và quản lý khách lưu trú tại bán đảo Sơn Trà. Chưa có công tác quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh các dịch vụ giải trí (thuê lều, chòi, ăn uống, chạy cano, thuyền chuối,….).

b). Đề xuất:

- Bán vé vào cổng cũng là một hình thức kiểm soát và điều tiết lượng khách đến tham quan Sơn Trà.

- Bạn quản lý cần phải xuyên suốt kiếm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp.

- Ngoài ra, ban quản lý nên đề ra các giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng tích cực: Tổ chức thêm nhiều hoạt động như đàn hát cải lương, bài chòi ở các khu du lịch để tăng nét đẹp văn hóa, đồng thời hạn chế việc vui chơi giải trí không lành mạnh như hiện tại.

3.5.4. Công tác quảng bá, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng

a). Thực trạng: Chính quyền địa phương, ban quản lý đều có các wedsite giới thiệu quảng bá về du lịch ở BĐST, có nhiều chương trình giáo dục về môi trường của các trường học, trung tâm giáo dục trải nghiệm,… liên kết thực hiện với các công ty du lịch, các nhóm, gia đình,… để giới thiệu, phổ biến cho các đối tượng quan tâm. Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng ngày một tốt hơn, khi ngừng các hoạt động săn bắt, khai thác lâm sản, động thực vật ảnh hưởng đến đa dạng sinh học hay có nhiều cá nhân, nhóm, tổ chức, câu lạc bộ có các hoạt động chung tay vì môi trường, dọn dẹp sạch rác tại một số điểm trên BĐST.

b). Đề xuất:

- Xây dựng gian hàng lưu niệm: Người dân địa phương có thể kết hợp với chính quyền để tổ chức làm các gian hàng bán quà lưu niệm tại BĐST với các sản phẩm như:

đồ mỹ nghệ trang sức từ vỏ ốc hay ảnh rời, postcard, áo phông, mũ, nón, ô,.. về phong cảnh thiên nhiên Sơn Trà hay Vọoc chà vá chân nâu. Hình thức này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân địa phương, vừa quảng bá du lịch tại Sơn Trà, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tại BĐST cho cả du khách và người dân địa phương.

- Xây dựng chương trình lịch sử về Sơn Trà: Ngoài hướng dẫn tham quan đến các điểm du lịch văn hóa tại Sơn Trà như chùa Linh Ứng, bảo tàng Đồng Đình, cây đã ngàn năm, đỉnh bàn cờ, cảng Tiên Sa,… có teher xây dựng thêm các phim, video thể

hiện những nét đẹp văn hóa đặc trưng, lịch sử hình thành, sự thiêng liêng của mỗi nơi lưu trữ vào thẻ nhớ hoặc đĩa có thể tặng lưu niệm hoặc bán cho du khách. Đây cũng là một hình thức quảng bá du lịch về thiên nhiên, văn hóa ở Sơn Trà, đồng thời mang lại nguồn thu có thể sử dụng để thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khác.

3.5.5. Công tác vệ sinh môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

a). Thực trạng: Đã có các thùng rác tự chế trên các tuyến đường. Tuy nhiên hiện tại lượng khách gia tăng gây sức ép cho việc thiếu nước sạch và không có nhà máy xử lý nước thải.

b). Đề xuất:

- Bố trí thêm các thùng rác trên các tuyến đường, có các quy định phù hợp với việc vứt và thu gom rác thải đối với các doanh nghiệp và du khách. Có đội quản lý giám sát tình hình thu gom, xử lý rác thải.

- Xây dựng đấu nối hệ thống xử lý nước thải phù hợp nhất có thể (tham vấn chuyên gia).

- Các doanh nghiệp kinh doanh có dịch vụ câu cá, lặn ngắm san hô, cắm trại đêm,.. phải có sự theo dõi giám sát của ban quản lý.

3.5.6. Tiếp tục duy trì, phát huy các mặt tích cực

- Chùa Linh Ứng: Hiện tại là điểm thu hút khách du lịch nhất tại BĐST, cần tiếp tục giữ gìn những nét đẹp văn hóa tâm linh ở đây.

- Ban quản lý đã phối hợp với các Câu lạc bộ, Đội, nhóm, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tổ chức các hoạt động tuyên tuyền và thường xuyên ra quân dọn vệ sinh tại các tuyến, điểm tham quan tại bán đảo Sơn Trà như chương trình: Vì một Sơn Trà xanh, Clean for Sơn Trà, Offline Sơn Trà – Mùa Xuân, phát động phong trào dọn rác Challenge for change, đặc biệt là mùa cao điểm du lịch.

- Hệ thống giao thông đường bộ được nâng cấp.

- Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn triển khai nhiều đợt kiểm tra, truy quét trong khu vực bán đảo Sơn Trà nên hạn chế đáng kể tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)