Bài học kinh nghiệm cho du lịch bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 22 - 26)

1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho du lịch bền vững ở Việt Nam

Bảng1.1. Đánh giá các mô hình của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm Tên mô

hình

Nguyên lý Ưu điểm Hạn chế Bài học kinh nghiệm Mô hình

“Hợp tác quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái”

Các hội viên ủy ban thông qua các diễn đàn để đánh giá hiện trạng bảo vệ bãi đá ngầm san hô, đề xuất các kiến nghị bảo vệ với Cục Quản lý và

- Có một hội ủy ban cụ thể chịu trách nhiệm quản lý.

- Đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau → có cái nhìn tổng thể nhiều lĩnh

- Cần có sự kết hợp, theo dõi giữa cục quản lý và các công ty du lịch, hướng dẫn viên khác trong các hoạt động du lịch của du khách và chất lượng nước ở

- Thành lập cục quản lý, có cơ quan chịu trách nhiệm cho các hoạt động cũng như công tác quản lý.

- Phân khu vực nghiên cứu thành 4 cấp bảo hộ, nhằm hạn chế các hoạt động của con người từ

“lỏng” tới “chặt chẽ”.

→ Ở Đảo lớn Lý Sơn

Chính phủ.

“Hợp tác quản lý” ở đây không chỉ là hiến kế sách mà còn chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chính sách

vực. các điểm du

lịch.

cũng đã thực hiện phân khu vực bảo vệ thành 4 khu: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái, khu phát triển và vùng bảo vệ.

Mô hình bảo vệ môi trường cộng đồng

Bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng nhưng ở mức cao hơn. Ở đây, cộng đồng không chỉ tham gia mà là tham dự, không chỉ bàn bạc mà cả đi đến thống nhất và thực hiện.

Phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Cần có sự đồng nhất ý kiến từ cộng đồng về các vấn đề ưu tiên và lập dự án, chương trình, kế hoạch cụ thể.

- Cần có sự hỗ trợ, liên kết để thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch.

- Các mô hình cố gắng tìm ra được giải pháp làm cân bằng giữa việc làm thế nào để bảo vệ, giữ gìn môi trường và thúc đẩy du lịch phát triển. Tư duy “phiến diện” từ lâu đã không còn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới (hoặc cố gắng bảo vệ, giữ gìn môi trường, hoặc cố gắng tập trung phát triển du lịch), mà đã chuyển sang tư duy biện chứng giữa

“bảo tồn và phát triển”, nghĩa là “bảo vệ, giữ gìn môi trường để phát triển du lịch” và ngược lại

“phát triển du lịch để giữ gìn, bảo vệ môi trường”.

- Mô hình BVMT trong lĩnh vực du lịch được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau, gồm: mô hình cơ quan quản lý BVMT, mô hình nghiên

cứu các yếu tố tác động lên môi trường, …, nhưng đều nhằm mục đích đi tìm giải pháp làm cân bằng giữa bảo tồn, gìn giữ các giá trị của môi trường với phát triển du lịch.

- Sử dụng phương pháp mô hình hóa thông qua số hóa các yếu tố tác động lên môi trường, lượng hóa các biến, sử dụng toán học để tính toán các chỉ số làm cơ sở so sánh, đánh giá

Mô hình

“Thuế sinh thái”

hướng đến du lịch bền vững

Nguyên tắc người sử dụng trả tiền (Use-pays principle) và ngyên tắc trả tiền gây ô nhiễm

(Polluter-pays principle)

- Thuế này được chuyển đến nguồn quỹ phục hồi các khu du lịch và tự nhiên, sử dụng cho các dự án cơ bản về môi trường để nâng cao chất lượng sống của người dân sống xung quanh.

- Tạo ra doanh thu để thúc đẩy các hoạt động nhằm cải thiện môi

- Chỉ thu thuế đối với các khách du lịch lưu trú lại quần đảo (tính thuế theo nơi lưu trú tại khách sạn hoặc khu lưu

trú tự phục vụ).

- Khôi phục các khu vực suy thoái nhằm thúc đẩy đa dạng du lịch, khuyến khích tiết kiệm nước và năng lượng.

- Bảo vệ các khu vực tự nhiên khỏi các tác động xấu của môi trường, nâng cao ý thức của cư dân vàng khách tham quan.

- Khôi phục di sản văn hóa và thúc đẩy sự tiếp cận của cộng đồng để cung cấp sự đa dạng hóa về hoạt động du lịch.

- Thúc dẩy nông nghiệp bản địa để bảo tồn miền quê và truyền thống văn hóa.

→ Có thể áp dụng để

trường xung quanh.

kiểm soát sử dụng tài nguyên ở KBTTN BĐST

Bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam:

Thực tế trên thế giới có nhiều mô hình được xây dựng nhằm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Ở trên là một số mô hình được lựa chọn nghiên cứu, làm cơ sở để tổng quát hóa, từ đề xuất những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Một số bài học được đúc rút có thể đưa vào áp dụng tại Việt Nam gồm:

- Thứ nhất: Về mục tiêu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch: Qua nghiên cứu, phân tích các mô hình trên thế giới, hầu hết đều đặt mục tiêu giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, tiếp cận có tính hệ thống và theo hướng phát triển bền vững. Nghĩa là, giữ gìn và bảo vệ môi trường được đảm bảo “cân bằng” với phát triển du lịch, kinh tế, xã hội và ngược lại. Trên thực tế đây là mục tiêu rất khó để đạt được, đặc biệt là đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Việt Nam), bởi vì Chính phủ các quốc gia này thường có xu hướng ưu tiên phát triển kinh tế, chưa thực sự coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường.

- Thứ hai: Về đối tượng vận dụng thực hiện mô hình bảo vệ môi trường: Mỗi mô hình bảo vệ môi trường được xây dựng để áp dụng cho đối tượng nhất định, căn cứ vào đặc điểm của khu du lịch cụ thể tiến hành xây dựng mô hình bảo vệ môi trường phù hợp.

- Thứ ba: Về không gian, quá trình xây dựng mô hình bảo vệ môi trường cho từng khu du lịch cụ thể cũng nên xác định rõ khu vực ưu tiên bảo tồn, khu vực ưu tiên phát triển du lịch hoặc khu vực có thể được kết hợp cả bảo tồn và phát triển du lịch.

Việc xác định được “đối tượng” và mục tiêu chính của đối tượng là cơ sở để thực hiện chính sách, biện pháp và quyết định đầu tư đúng đắn, hợp lý. Bài học này được rút ra từ mô hình ETM áp dụng cho STZ Munnar.

- Thứ tư: Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường được nghiên cứu trong điều kiện

“động”, tức là các yếu tố trong một tổng thể luôn luôn vận động và biến đổi theo thời gian, vì thế xem xét, nghiên cứu bảo vệ môi trường đồng thời phải tính tới sự biến đổi của các yếu tố khác (du lịch, kinh tế, dân số, chính phủ,…).

- Thứ năm: Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường đảm bảo được sự hợp tác quản lý và nhà nước là chủ thể thực hiện quản lý. Qua nghiên cứu các mô hình đều thấy, vai trò của nhà nước trong việc quản lý bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, Tuy nhiên, chỉ nhà nước thực hiện công tác bảo vệ môi trường sẽ rất khó khăn và không hiệu quả, bởi nguồn lực để thực hiện luôn là giới hạn, vì thế “Hợp tác quản lý” sẽ là mô hình giúp nhà nước giảm bớt trọng trách, trách nhiệm bảo vệ môi trường được giao thêm cho nhiều đối tượng khác nhau như: Doanh nghiệp du lịch; người dân địa phương,

…và cả khách du lịch, là những người được hưởng lợi từ môi trường tự nhiên, đồng

thời cũng phải có trách nhiệm với môi trường. Khi đó, nhà nước sẽ là chủ thể thực hiện quản lý, thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt và quản lý chung.

- Thứ sáu: Tiếp cận phương pháp mô hình hóa dựa trên việc xây dựng mô hình số trong nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường. Mô hình số giúp đưa ra những số liệu cụ thể, các biến nghiên cứu được lượng hóa, quy đổi ra một đơn vị thống nhất là cơ sở để so sánh, đưa ra quyết định về phương án phát triển hoặc khu vực giành cho phát triển du lịch hay bảo tồn.Tuy nhiên, tiếp cận mô hình số trong nghiên cứu sẽ khó khăn hơn so với nghiên cứu định tính, bởi nghiên cứu mô hình số ngoài những kiến thức chuyên ngành ra, còn đòi hỏi những kiến thức về mô hình toán học, phương thức lựa chọn các biến đưa vào mô hình, công cụ sử dụng để chạy mô hình,…Hạn chế của cách tiếp cận này đó là nếu đối tượng nghiên cứu có quá nhiều biến liên quan cần phải xem xét, khi đó việc nghiên cứu trở nên phức tạp.

Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia đang phát triển, trong đó du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá cao và ngày càng có đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đồng thời với kết quả đáng khích lệ đó, ngành du lịch cũng đang gián tiếp và trực tiếp tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và xã hội ở nhiều khu, điểm du lịch trong cả nước. Nghiên cứu, xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở thời điểm hiện tại là cần thiết và kịp thời nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của Ngành tới môi trường, đồng thời từng bước góp phần phục hồi những giá trị môi trường đã mất. Tuy nhiên, xây dựng mô hình như thế nào để vừa đảm bảo được sự phát triển du lịch mà không làm mất đi những giá trị môi trường sẵn có? từ những kinh nghiệm thực tế ở các nước trên thế giới, các khu du lịch ở Việt Nam có thể học hỏi, lựa chọn và xây dựng cho riêng mình mô hình phù hợp đáp ứng được sự cân bằng trong phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch và đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững tại bán đảo sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)