Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng khai thác du lịch tại bán đảo Sơn Trà
3.1.2. Đánh giá tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại bán đảo Sơn Trà
Tài nguyên du lịch quan trọng nhất ở khu vực Bán đảo Sơn Trà là các tài nguyên du lịch tự nhiên với núi, có các điểm cao và rừng tự nhiên hỗn loài, có hệ động thực vật phong phú thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Yếu tố cảnh quan được đánh giá là tài nguyên du lịch quan trọng nhất của Sơn Trà. Ngoài ra xung quanh chân bán đảo Sơn Trà là những bãi biển rất đẹp.
Các bãi biển ở bán đảo Sơn Trà gồm: Bãi Trẹm (được coi là bãi đẹp nhất), bãi Bụt, bãi Rạng, bãi U, bãi Nam (bãi Nồm), bãi Tranh, bãi con Sơn Trà, bãi Đa, bãi Lở và Bãi Bắc. Nhìn chung đây là các bãi biển đẹp, chất lượng bãi cát tốt, và đặc biệt, cảnh quan là ưu thế nổi trội của các bãi biển này, do phần lớn các bãi biển đều dựa vào chân núi.
Địa hình độc đáo cũng tạo ra những điểm cảnh quan đặc sắc của Sơn Trà. Một số điểm cảnh quan hấp dẫn là: mũi Súng (có hang Dơi và hang Yến), hang Rồng, mũi
Nghê (điểm cực Đông trên đất liền của thành phố Đà Nẵng), Hục Lở, Hòn Sụp, Ghềnh Bàn...
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có thảm thực vật tương đốt tốt cũng là một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái quan trọng của Sơn Trà. Đặc biệt trong khu bảo tồn còn có quần thể linh trưởng đặc hữu của Đông Dương là loài Voọc Chà vá Chân nâu với trên 300 con, được đánh giá là một trong những quần thể có số lượng thuộc loại này lớn nhất trên thế giới trong tự nhiên. Cây đa đại thụ, cây đa di sản 800 năm tuổi cũng là những điểm tham quan hấp dẫn của Sơn Trà.
Một số điểm tham quan tương đối hấp dẫn của Sơn Trà là đỉnh Bàn Cờ, Nhà Vọng Cảnh, sân bay trực thăng, nơi có góc nhìn rất đẹp về thành phố Đà Nẵng.
Tài nguyên du lịch trên biển của Sơn Trà cũng hấp dẫn với rạn san hô xung quanh bán đảo. Đây là những điểm lặn san hô có giá trị nhất của khu vực Bắc Trung Bộ và phần phía Bắc của duyên hải Nam Trung Bộ. 2 điểm tham quan san hô (Hòn Sụp, Bãi Nam).
b). Hiện trạng tài nguyên du lịch văn hóa
Sơn Trà cũng có một số điểm di tích lịch sử quan trọng, chùa nổi tiếng, bảo tàng và một số điểm tham quan khác như:
- Trạm radar 29, sân bay trực thăng...: những điểm tham quan gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Hang Bà Đính - Căn cứ địa khu Đông là nơi Ban lãnh đạo khu Đông trú đóng và làm việc trong giai đoạn 1947-1954. Ở phía Bắc bán đảo Sơn Trà, gần bãi Đá Đen là khu di tích căn cứ thành ủy Môm Nở là nơi trú đóng và làm việc của Thành ủy thời kỳ 1954-1958.
- Nghĩa địa Y Pha Nho cũng là một điểm lịch sử thu hút nhiều sự quan tâm của khách du lịch, đặc biệt đối tượng khách trẻ khám phá, tìm hiểu lịch sử.
- Chùa Linh Ứng được xây dựng quy mô, kiến trúc hấp dẫn, đặc biệt có tượng Bồ Tát cao 67m là một trong những điểm tham quan dành cho du khách trải nghiệm du lịch văn hóa tâm linh của Sơn Trà cũng như của thành phố Đà Nẵng.
- Những điểm tham quan khác của Sơn Trà là Ngọn Hải đăng Sơn Trà, đài phát sóng Sơn Trà, và một số bảo tàng tư nhân như Bảo tàng Đồng Đình, Sơn Trà tịnh viên (bảo tồn tre trúc)....
c). Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất, công tác vệ sinh môi trường
Giao thông phục vụ du lịch hiện nay của Sơn Trà với 05 tuyến tham quan được UBND thành phố cấp phép (Theo Quyết định số 2253/QĐ-UBND ngày 10/4/2014 của UBND thành phố về Công nhận tuyến du lịch địa phương tại bán đảo Sơn Trà) gồm:
- 03 tuyến trên núi (1. Yết Kiêu → Đỉnh Sơn Trà → Bãi Bắc → Bãi Bụt; 2. Yết Kiêu → Nhà Vọng Cảnh → chân đỉnh 621 → Xuyên rừng → Bãi Ôm → Tiên Sa; 3.
Không Gian Xanh)
Các tuyến đường trên núi Sơn Trà được phát quang cây cỏ, cây gai mọc tràn, xây dựng đổ bê tong giúp cho việc di chuyển lưu thông trên núi thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vì một số tuyến đường có mặt cắt nhỏ nên việc lưu thông nhiều xe lớn (xe khách, xe tải vận chuyển,..) còn hạn chế.
- 02 tuyến dưới nước (1. Sông Hàn → Đông Bãi Bắc; 2. Bãi Bụt → Mũi Đà Nẵng).
Là một bán đảo, lại nằm gần sông Hàn, việc hình thành các tuyến giao thông và tuyến du lịch kết nối với trung tâm thành phố Đà Nẵng cũng như các tuyến tham quan ven biển của Sơn Trà là hết sức thuận lợi. Cảng Tiên Sa nằm ngay cạnh bán đảo Sơn Trà là một cửa ngõ đón tiếp khách du lịch đường biển đặc biệt quan trọng của miền Trung nói chung và của Đà Nẵng, Sơn Trà nói riêng. Đây là một công trình hạ tầng hết sức có ý nghĩa đối với phát triển du lịch đường biển của Sơn Trà và Đà Nẵng trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, hiện nay Tiên Sa chưa có cảng hành khách riêng nên việc tiếp nhận các tàu du lịch lớn vẫn chưa được thuận tiện.
Hiện nay hệ thống hạ tầng viễn thông hữu tuyến của Sơn Trà chưa được đầu tư xây dựng. Viễn thông vô tuyến cũng còn những hạn chế do yếu tố địa hình.
Tại bán đảo Sơn Trà hiện có Nhà máy nước Sơn Trà với công suất 5000m3/ngày đêm. Trạm xử lý nước thải Sơn Trà được quy hoạch ven vịnh Mân Quang với công suất đến năm 2030 là 60.000m3/ngày đêm.
Nước cấp cho các cơ sở du lịch và an ninh, quốc phòng tại Sơn Trà là nguồn nước của thành phố. Trên bán đảo Sơn Trà có khoảng 20 con suối và lạch nước nhỏ, trong đó lớn nhất là suối Đá và suối Heo. Hai con suối này là nguồn nước cho một số hộ dân sinh sống dưới chân núi Sơn Trà.
Hiện nay, hệ thống hạ tầng môi trường của Sơn Trà còn hết sức đơn sơ. Nước thải từ các khu du lịch hiện nay được xử lý cục bộ. Rác thải được thu gom và ký hợp đồng vận chuyển xử lý với công ty môi trường đô thị của thành phố. Ở ngoài các khu du lịch hiện có một số nhà vệ sinh công cộng được xây dựng và do Ban Quản lý vận hành.
Trên cơ sở các tuyến du lịch đã được công nhận (theo Quyết định số 2253/QĐ-UBND ngày 10/4/2014 của UBND thành phố về công nhận tuyến du lịch địa phương), ban quản lý đã bố trí 08 thùng rác bê tông giả gỗ, 20 thùng rác tự chế để du khách bỏ rác trên các tuyến, điểm tham quan, dừng chân (gồm các tuyến: Yết Kiêu – Bãi Bắc, Tiên Sa, Bãi Bắc – Cây Đa di sản; điểm: Nhà Vọng Cảnh; Sân bay trực thăng; Đỉnh Bàn Cờ; Điểm Dù lượn, Cây đa di sản) 15 thùng rác 120l và 05 thùng rác 240l để tập kết, thu gom rác. Tuy nhiên hiện nay trên Sơn Trà chưa có hệ thống thu gom vận chuyển
nước thải. Chất thải rắn được tập kết tại các điểm có nhà vệ sinh công cộng và được công ty môi trường đô thị vận chuyển và xử lý theo hợp đồng với BQL Sơn Trà.
d). Thống kê khách tham quan Sơn Trà
Có thể thấy lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng tương đối đều qua các năm, và đặc biệt tăng trưởng mạnh trong thời gian từ 2010 trở lại đây. Lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng tương đối cao, chiếm trên 25% tổng lượng khách vào năm 2015.
Hiện nay khách du lịch đến bán đảo Sơn Trà tương đối nhiều, nhưng tổng thu còn thấp do chưa có các sản phẩm du lịch cụ thể, chưa được đầu tư bài bản. Khách du lịch đến Sơn Trà hiện nay chủ yếu là khách tham quan. Các điểm tham quan chính là cảnh quan tự nhiên, đỉnh Bàn Cờ, sân bay trực thăng cũ, trạm radar, cây đa cổ thụ, hải đăng.
Một số nhóm khách quốc tế tổ chức hoạt động đi xe đạp dã ngoại tại Sơn Trà. Gần đỉnh Bàn Cờ, trên khu đất trống vào mùa Hè có một nhóm sinh hoạt nhảy dù mạo hiểm.
Lượng khách đến tham quan và lễ chùa tại chùa Linh Ứng chiếm tỷ trọng khoảng 94% trong tổng số khách tham quan Sơn Trà. Lượng khách lên tham quan trạm radar, đỉnh Bàn Cờ chỉ chiếm khoảng 4,5%. Khách đến tắm biển tại Sơn Trà chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 1,4%.
Khách quốc tế chiếm gần 14% tổng lượng khách tham quan Sơn Trà nhưng chiếm tới 25% khách đến Sơn Trà tắm biển.
Bảng 3.2. Thống kê khách tham quan Sơn Trà
Đơn vị tính: lượt khách
Tuyến tham quan Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Yết Kiêu
QT 6.345 6.600
NĐ 41.385 45.700
Tổng 47.730 52.300 84.200 99.900 132.500 Chùa Linh
Ứng
QT 56.820 148.700
NĐ 398.740 957.000
Tổng 455.560 1.105.700 1.775.100 2.018.500 2.354.800
Biển
QT 2.520 3.900
NĐ 6.790 12.100
Tổng 9.310 16.000 7.500 - -
Tổng lượt khách tham quan
QT 65.685 159.200
NĐ 446.915 1.014.800
Tổng số 512.600 1.174.000 1.866.800 2.118.400 2.487.300 Nguồn: Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng
Nhận xét: Lượng khách đến với bán đảo Sơn Trà tăng đều qua các năm, trong đó lượng khách đến tham quan Chùa Linh Ứng chiếm tỷ trọng cao nhất. Sau sự cố chìm tàu Thảo Vân, từ ngày 06/6/2016 hoạt động du lịch đường biển dừng hoạt động.
Mặc dù không có số liệu thống kê lượng khách có lưu trú trên bán đảo Sơn Trà tuy nhiên thống kê lượng khách tham quan bán đảo cho thấy kể từ thời điểm được phép tham quan, số lượng khách đến Sơn Trà liên tục tăng mạnh, chứng tỏ khả năng thu hút khách rất cao của bán đảo Sơn Trà.
Trên bán đảo Sơn Trà hiện có 4 cơ sở dịch vụ lưu trú: khách sạn Intercontinental (197 buồng), Sơn Trà resort and Spa (48 buồng), khu du lịch Biển Đông (32 buồng nhưng đã tạm dừng khai thác dịch vụ lưu trú), khu du lịch Tiên Sa (8 bungalow và 30 buồng khách sạn).
Tại Sơn Trà hiện nay hầu như chưa có các cơ sở dịch vụ, kinh doanh ăn uống ổn định do được kiểm soát tương đối chặt chẽ. Các dịch vụ ăn uống chủ yếu có tại 4 khu du lịch hiện đang hoạt động. Các dịch vụ vận chuyển hiện nay cũng chưa có tại Sơn Trà, ngoại trừ một số dịch vụ do Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cung cấp, hoặc khách hợp đồng của các đơn vị vận chuyển của Đà Nẵng.