2.2.2. Trong mối quan hệ giữa người Công giáo với những người ngoài Công giáo Công giáo
Trước kia, giáo dân Công giáo sống co cụm khép kín, dường như tách biệt với các cộng đồng dân cư khác. Nhưng ngày nay đã khác, họ đã thể hiện tình đoàn kết, tưng thân tưng ái với đồng bào ngoài đạo. Để công giáo đồng hành cùng dân tộc, vấn đề mang tính quyết định phải hòa nhập vào nền văn hóa dân tộc; văn hóa Công giáo phải trở thành một bộ phận của văn háo dân tộc Việt Nam. Về điều này, Thư chung 1980 có nêu như một nhiệm vụ là: „xây dựng trong Hội thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc“.
Một trong những biểu hiện của sự đoàn kết tôn giáo đó là sự giao lưu văn hóa. Qua các hoạt động tôn giáo, văn háo Công giáo đã từng bước hội nhập vào nền văn hóa dân tộc. Ngày nay, tục thờ Đức mẹ Maria theo quan niệm Thánh mẫu của người Việt Nam; thời thánh quan thầy xứ, họ đạo; thờ người có công với lang; tục cúng hậu, thờ tiền nhân diễn ra ở nhiều xứ, họ đạo. Lễ thánh quan thầy xứ, họ đạo trở thành ngày hội làng của xứ, họ đạo, mang đậm truyền thống dân tộc. Có thể nói, lễ hội Công giáo đã góp phần làm phong phú thêm lễ hội truyền thống Việt Nam.
Xu thế trở về, hoà nhập với dân tộc thể hiện như một quy luật, nhưng phải đến ngày nay sự hoà nhập này mới rõ nét. Thư chung đã viết: „Là Hội thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu
60
mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa“.
Trong những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của Chính quyền, công tác vận động của Mặt trận các cấp, tinh thần đoàn kết giữa người Công giáo với người ngoài Công giáo ở tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cùng nhau thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Có thể nhận thấy biểu hiện của mối quan hệ đó trong các lĩnh vực sau:
a. Trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo
Những năm vừa qua, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai bão, lũ gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đồng bào Công giáo Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu khắc phục hậu quả, từng bước ổn định cuộc sống; tiếp tục mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế; đặc biệt bà con giáo dân đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh, vùng thâm canh tăng năng suất lúa, phát triển nuôi trồng thủy sản, cá lồng...v.v.
Qua phong trào đã có nhiều điển hình tiêu biểu như: Nhiều khu dân cư vùng giáo, bà con đã tập trung thâm canh lúa, năng suất lúa đạt từ 55 – 60 tạ/ha; tiêu biểu như: Khu dân cư Phù Ninh xã Quảng Thanh, khu dân cư Tân Phong xã Quảng Phong, khu dân cư Hợp Hòa xã Quảng Hòa, khu dân cư Hướng Phương xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch)... Nhiều hộ gia đình giáo dân ở xã Quảng Trường, Quảng Liên (huyện Quảng Trạch) đầu tư vườn ươm cây giống để phục vụ cho trồng rừng có thu nhập từ 45 – đến 50 triệu đồng/năm... Mô hình chăn nuôi bò sinh sản giúp hộ nghèo của Linh mục Hồ Thái Bạch khi Linh mục đang mục vụ ở xứ Khe Gát, xã Xuân Trạch (huyện
61
Bố Trạch) từ 12 con bò giống cho 12 hộ nghèo chăn nuôi, đến nay đàn bò đã phát triển lên 250 con, giúp 60 hộ thoát nghèo. Phong trào nuôi cá lồng trên sông của bà con giáo dân được duy trì và phát triển. Điển hình như gia đình ông Đức ở Cập Sơn, ông Sỹ, ông Pháp ở Kinh nhuận, xã Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch) cho thu nhập trên 40 triệu đồng/năm. Các giáo họ ở các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Liên Trạch (huyện Bố Trạch) phát triển nuôi cá lồng hiện có 989 lồng, thu nhập bình quân mỗi lồng 15 – 20 triệu đồng/năm… Nhiều khu dân cư vùng giáo ở các thôn Na, Hà Lời, Phong Nha, Xuân Tiến xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch), bà con giáo dân đã đẩy mạnh khai thác tiềm năng, dịch vụ, du lịch như: Chạy thuyền đưa đón du khách, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống... tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập cao, cải thiện đời sống; tiêu biểu như Đội thuyền du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng có hơn 310 phương tiện, đưa đón du khách an toàn, trật tự, văn minh được du khách hài lòng, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên trên 600 lao động ở địa phương.
Các hộ Công giáo đã chủ động khai thác những lợi thế sẵn có, kết hợp các nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, mua sắm tàu thuyền lớn đánh bắt xa bờ như ở Cồn Sẻ (Quảng Lộc), Tân Mỹ (Quảng Phúc), Liên Hòa (Quảng Trung), Xuân Hòa (Quảng Xuân)... Hợp tác xã đánh bắt xa bờ của giáo dân giáo xứ Liên Hòa với trên 120 hộ dân tham gia. Ban quản trị hợp tác xã đứng ra vay vốn ngân hàng, kết hợp với nguồn vốn của các hộ dân để đầu tư mua sắm 15 tàu đánh cá, mỗi tàu tương đương 1 tỷ đồng. Qua một năm hoạt động, các đội tàu đã đạt được sản lượng cao với giá trị hàng hóa gia tăng hơn nhiều so với tàu thuyền nhỏ. Một số đội tàu đã trả hết nợ vay ngân hàng.
Bà con giáo dân vùng ven biển còn đẩy mạnh công nghiệp chế biến thủy- hải sản, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo thành quy trình khép kín từ đánh bắt đến chế biến sản phẩm cung cấp ra thị trường. Nhiều hộ có thu nhập 100 triệu trở lên/năm nhờ chế biến thủy, hải sản như hộ bà Thủy (thôn
62
Nhân Thọ, xã Quảng Thọ), bà Thiết, bà Hoa, bà Xinh (thôn Xuân Hoà xã Quảng Xuân)...
Ngoài mở rộng đánh bắt và chế biến hải sản, những hộ làm nông nghiệp còn áp dụng tốt tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, gắn sản xuất với yêu cầu thị trường nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn những những năm trước.
b. Trong các hoạt động văn hóa – xã hội
Song song với việc phát triển kinh tế, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các xứ, họ giáo diễn ra sôi nổi, nhiều bà con giáo dân là hạt nhân của các đội đua thuyền truyền thống do huyện tổ chức hàng năm. Những ngày lễ trọng các xứ đều tổ chức liên hoan văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Chúa và Giáo hội làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Với truyền thống „uống nước nhớ nguồn“, nhân đạo từ thiện, thời gian qua, bà con giáo dân đã hảo tâm đóng góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ người nghèo, các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn với số tiền hàng trăm triệu đồng. Riêng năm 2010, Linh mục xứ Đá Nện đã hỗ trợ cho bà con ở vùng lũ lụt xã Thanh Thạch (Tuyên Hóa) 28 tấn gạo và các mặt hàng khác với trị giá trên 130 triệu đồng. Cùng với đó, các vị Linh mục, giáo xứ cũng luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tăng số lượng học sinh tốt nghiệp THPT, học sinh thi đậu các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đóng góp vào nguồn quỹ khuyến học. Tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài 2 năm qua, giáo xứ Đá Nện, xã Thanh Thạch đã hỗ trợ quỹ khuyến học và tặng thưởng cho học sinh khá, giỏi, học sinh nghèo vượt khó với số tiền trên 228 triệu đồng.
Việc thực hiện hương ước, quy ước thôn, xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, rèn luyện thể dục, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết tương trợ
63
lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong khó khăn hoạn nạn, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội… được đông đảo đồng bào Công giáo nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều mô hình, điển hình tốt như: Huyện Bố Trạch, toàn huyện có 42 khu dân cư vùng giáo, có 10 khu dân cư đạt danh hiệu „làng văn hóa“, 65% gia đình đạt danh hiệu „gia đình văn hóa“. Khu dân cư thôn 3 Khe Gát xã Xuân Trạch 7 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên; khu dân cư thôn Thanh Hải, xã Thanh Trạch là điểm sáng thực hiện mô hình „Khu dân cư đoàn kết xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện dân số - kế hoạch hoá gia đình“ 3- 4 năm liên tục không có các tệ nạn xã hội, bình quân thu nhập 75 đến 80 triệu đồng/hộ/năm (30 triệu đồng/khẩu/năm)... (toàn thôn có 110 hộ giàu, 90 hộ khá, 3 hộ trung bình, không có hộ đói nghèo); Ở huyện Quảng Trạch qua nhiều năm phát động phong trào, đến nay đã có 15/66 khu dân cư cùng giáo đạt danh hiệu „Làng văn hóa“, nhiều khu dân cư đạt danh hiệu „Làng văn hóa“ nhiều năm liền như khu dân cư Tân Mỹ, khu dân cư Hòa Ninh..., cã 50/66 khu dân cư vùng giáo đạt khu dân cư vùng giáo tiên tiến, có 4.325 hộ/11.553 hộ gia đình công giáo dạt danh hiệu „Gia đình văn hóa“ nhiều năm liền. Huyện Quảng Trạch qua nhiều năm phát động phong trào, đến nay đã có 15/66 khu dân cư vùng giáo đạt danh hiệu „Làng văn hóa“, một số khu dân cư đạt danh hiệu „Làng văn hóa“ nhiều năm liền như khu dân cư Tân Mỹ xã Quảng Phúc, khu dân cư Hòa Ninh xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch)…
Bên cạnh đó, đồng bào công giáo huyện Tuyên Hóa còn phát huy truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc Việt Nam, thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử gắn với lời dạy của Chúa về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Thực hiện tốt 10 điều răn của Chúa với 7 điều yêu thương, 3 điều kính Chúa, lấy điều thiện làm gốc, lấy tâm mình làm lẽ sống, chăm lo giúp đỡ mọi người như người thân của mình, chính vì vậy, đoàn kết dân tộc ở Tuyên Hóa đã được giữ gìn và phát huy.
64
Kinh tế phát triển, đời sống mọi mặt từng bước được nâng cao, nên đồng bào Công giáo ở Quảng Bình cũng làm tốt các nghĩa vụ với cộng đồng và xã hội. Ở nhiều giáo xứ, giáo họ đã rất gương mẫu thực hiện các khoản đóng góp xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dân sinh do địa phương phát động, kêu gọi, như đóng góp tiền của xây dựng đường giao thông nông thôn, bê tông hoá kênh mương, xây dựng nhà văn hoá…Trong đó từ năm 2002 đến nay bà con giáo dân trên địa bàn huyện đã quyên góp cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, của các cấp, các ngành xoá được 300 nhà tranh tre, nứa lá và xây dựng các Nhà đại đoàn kết do Mặt trận các cấp phát động với số tiền hàng tỷ đồng.
d. Trong các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, và an sinh xã hội
Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, sống đạo tình thương, đồng bào Công giáo Quảng Bình đã tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Đồng bào Công giáo ở Quảng Bình đã phát huy rất tốt chủ trương này, bằng các hình thức đa dạng và hiệu quả. Như: Chăm sóc các bệnh nhân phong, AIDS, trẻ em mồ côi, tật nguyền bị bỏ rơi; nạn nhân thiên tai; mở các trung tâm y tế khám chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ nơi ở và các điều kiện khác cho thí sinh dự thi tuyển vào các trường cao đẳng, đại học... là những việc làm có ý nghĩa tích cực trên nhiều phương diện.
Nhiều điển hình trong các hoạt động từ thiện nhân đạo trong vùng giáo, nhiều tấm gương đùm bọc nhau trong thiên tai, hoạn nạn, như anh Ngô Tam ở giáo họ Hội Nghĩa, xã Sơn Trạch cứu trên 300 nguời thoát lũ an toàn trong trận lũ lịch sử năm 2010; anh Nguyễn Văn Minh giáo dân thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch (Bố Trạch) cùng chiếc thuyền của mình cứu hàng trăm người thoát nạn, khi trở về thì nhà cửa, tài sản của mình đã bị cuốn trôi... Một số linh mục và Hội đồng mục vụ các xứ, họ đạo đã chống thuyền, bè đi mua từng thùng mỳ tôm, gói bánh cho các gia đình.v.v... Đó là những nghĩa cử cao đẹp trong lúc khó khăn, hoạn nạn, là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đặc biệt, Tu
65
viện Mến thánh giá Hướng Phương (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) ngoài việc chăm lo phần đạo, các nữ tu đã tích cực phát triển chăn nuôi, sản xuất và làm nghề truyền thống và không ngại khó khăn, vất vã, hàng ngày chăm sóc, nuôi dạy thường xuyên hơn 80 trẻ khuyết tật, có hoàn cảnh cô đơn, bất hạnh được sống trong tình yêu thương của cộng đồng…
Nhờ đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên nên mà trong những năm qua các phong trào quyên góp, ủng hộ do các cấp, các ngành phát động như đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, xoá mái tranh cho hộ nghèo… luôn được nhân dân tích cực hưởng ứng. Một trong những việc làm rất có ý nghĩa của người dân Hướng Phương được cả nước biết đến, đó chính là phong trào thành lập „Hũ gạo tình thương“ do chị Nguyễn Thị Định, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn khởi xướng từ tháng 10/ 2010, thu hút gần 100 hộ gia đình tham gia. Với tâm niệm „Lá lành đùm lá rách“ từ khi phát động phong trào đến nay, ở Hướng Phương, các điểm xay xát gạo đều đặt các hũ gạo tình thương, mỗi người dân sau khi xay xát gạo đều tự nguyện bỏ vào hũ một vài nắm gạo đề làm việc thiện. Số gạo này được chi hội phụ nữ bảo quản, sau đó phân phát đến tận tay những người nghèo. Từ khi phong trào được phát động đến nay, thôn Hướng Phương đã quyên góp được gần 500kg gạo để chia sẻ cho những thân phận cơ nhỡ, không có khả năng lao động…
Mặt trận Tổ quốc huyện và cộng đoàn giáo dân đã tập trung xóa nhà tạm cho hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn như các giáo xứ: Thủy Vực (Quảng Hợp), Hòa Ninh (Quảng Hòa), Diên Trường (Quảng Sơn), Phù Kinh (Phù Hóa), các họ trong xứ Kinh Nhuận (Cảnh Hóa). Nhân đức bác ái trong Đạo Công giáo được phát huy và trở thành nét đẹp trong việc „sống đạo giữa đời“ của các tu sỹ và tín hữu Công giáo. Nghĩa cử của các linh mục Hoàng Thái Lân, Nguyễn Văn Phú, Hồ Thái Bạch đã tô đậm cho nét đẹp đó. Tháng 10 năm 2010, linh mục Hoàng Thái Lân đã hỗ trợ 40 triệu đồng cho 2 gia
66
đình ở thôn Hướng Phương (Quảng Phương) và thôn Phù Ninh (Quảng Thanh) để làm lại nhà bị sập do lũ lụt; linh mục Nguyễn Văn Phú hỗ trợ 15 triệu đồng cho 3 hộ dân có nhà bị hư hỏng nặng do lũ lụt; linh mục Hồ Thái Bạch, Quản xứ Liên Hòa (Quảng Trung) vận động được gần 800 triệu đồng cùng với ngày công của giáo dân để làm con đường nối các vùng: Cồn Quan, Cồn Niệt (Quảng Trung) và Cồn Cưỡi (Quảng Tiên), giúp giao thông đi lại