Ngày nay, tổ chức Giáo hội các cấp của Đạo Công giáo rất quan tâm đến việc tăng cường đối thoại và hợp tác với Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội của nhân dân. Biểu hiện là, nhiều người Công giáo trực tiếp tham gia vào các tổ chức thuộc hệ thống chính trị; tham gia ngày càng nhiều và tích cực vào các hình thức dân chủ đại diện, hoặc trực tiếp.
Thời kỳ trước Thư chung 1980, mối quan hệ này thường thụ động, thậm chí hạn hữu, thì ngày nay sôi động hơn, mang tính phổ biến. Hiện nay, chất lượng phong trào thi đua ở vùng Công giáo khá đồng đều, không có khoảng cách giữa vùng giáo cũng như vùng lương, thậm chí nhiều chỉ tiêu kinh tế, thuế, quỹ, có khi hoàn thành sớm và tốt hơn vùng lương.
Trước đây, Đảng có quy định việc kết nạp đảng viên là người có đạo, nhưng hạn chế họ đi lễ nhà thờ, đến nay tình hình đã khác, người có đạo là đảng viên vẫn tham gia sinh hoạt tôn giáo bình thường. Qua khảo sát cho thấy, đảng viên là người Công giáo hầu hết phát huy được vai trò tích cực, làm tác nhân đoàn kết cộng đồng, do đó mối quan hệ giữa hệ thống chính trị địa phương với Giáo hội tốt hơn.
Trên lĩnh vực này hiện nay cũng đang còn một số hạn chế, như vẫn có mâu thuẫn ở việc xác định đường hướng hoạt động, hành đạo giữa các địa bàn có những điều kiện lịch sử khác nhau; có tình trạng mâu thuẫn, phân hoá giữa các chức sắc trong việc thực hiện phương châm hành đạo theo Thư chung 1980.
70
Hiện nay tổ chức xứ, họ Đạo Công giáo đang được xây dựng, mở rộng theo kiểu thiết chế hệ thống chính trị cơ sở, một số hoạt động có biểu hiện phức tạp, vượt khỏi sự quản lý của chính quyền địa phương nên ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đoàn kết, đồng thuận xã hội. Một số hội đoàn Công giáo hoạt động trái phép; sinh hoạt khá đều đặn, có mục đích tôn giáo và cả kinh tế - xã hội, hoạt động có khi lấn ép, vô hiệu hoá các tổ chức quần chúng của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Giáo hội Công giáo ở một số nơi trong quan hệ với Đảng, chính quyền còn có biểu hiện thiếu thiện chí hợp tác xây dựng. Có nơi, linh mục quản xứ phản ứng quyết liệt việc kết nạp đảng viên là các giáo dân. Hoặc có linh mục tìm cách gây sức ép với tín đồ, không cho họ tham gia các đoàn thể chính trị; cô lập đảng viên vùng giáo, như không được làm bí tích hôn phối, đảng viên từ trần không được chôn chung nghĩa địa Công giáo, không cho giáo dân đi đưa đám, cô lập vợ con của Đảng viên trong các sinh hoạt cộng đồng...
Việc tổ chức hành lễ của Đạo Công giáo ngày nay càng trở nên thường xuyên và có quy mô lớn hơn so với nội dung đăng kí. Một số xứ, họ đạo tổ chức xây dựng mới, sửa chữa nhỏ cơ sở thờ tự nhưng không xin phép hoặc thông báo với chính quyền, tạo ra những sai phạm kiểu „đã rồi“, làm cho công tác quản lý của chính quyền gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức được mối quan hệ giữa Giáo hội với hệ thống chính trị là nội dung quan trọng trong việc vực xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, và trong công tác tôn giáo, những năm qua, tỉnh Quảng Bình luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, coi đây là nội dung quan trọng trong công tác tôn giáo ở địa phương; gắn công tác tôn giáo với nhiệm vụ trọng tâm theo phương châm „Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng“, „Công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị“; từ đó tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị huyện, xã, thôn, bản, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh
71
công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, khoá IX về công tác tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và gần đây nhất là Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo… Từ việc coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến về nhận thức, đề cao trách nhiệm và thống nhất hành động của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn thời gian qua.
Trong lãnh đạo điều hành, các xã đều có 01 phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã phụ trách công tác tôn giáo; lực lượng công an - quân sự; các tổ chức đoàn thể của Mặt trận là những mắt xích quan trọng trong việc nắm tình hình, đảm bảo an ninh, chính trị, tập hợp quần chúng giáo dân vào các tổ chức hội, vận động đồng bào có đạo sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật. Bằng nhiều hình thức tập hợp, tỉnh đã xây dựng được lực lượng cốt cán trong vùng giáo với nhiều người là cán bộ chủ chốt các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị.
Bên cạch đó tỉnh cũng quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chức sắc, chức việc phụ trách hoạt động tôn giáo trên địa bàn thông qua các cuộc thăm hỏi nhân các dịp lễ trọng của người Công giáo; chỉ đạo các đơn vị thôn, bản, các tổ chức hội, đoàn thể tăng cường tiếp xúc, đối thoại với linh mục và Hội đồng mục vụ của các giáo họ trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và Giáo hội; tranh thủ vai trò của các vị chức sắc, chức việc để vận động giáo dân sinh hoạt tôn giáo ổn định, đúng pháp luật.
Công tác quản lý các hoạt động tôn giáo liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự như hướng dẫn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây
72
dựng; đăng ký sinh hoạt tôn giáo… được quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào có đạo; góp phần đưa các sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn tỉnh hoạt động nề nếp, theo quy định của pháp luật.
Với cả hai mặt, tích cực và chưa tích cực của tình hình đoàn kết, đồng thuận xã hội của Đạo Công giáo, mặt tích cực là chủ đạo và trong triển vọng, cùng với những thành tựu to lớn đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì xu hướng tích cực càng được mở rộng, nâng tầm chất lượng mới.
Chính quyền, mặt trận thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng và đời sống của đồng bào dân tộc, tôn giáo. Phối hợp và tham gia cùng với các cơ quan chức năng của chính quyền giải quyết các vấn đề nẩy sinh từ cơ sở; tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, về tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền các cấp.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Ban Thường trực UB Mặt trận các cấp hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu các vị chức sắc, chức việc và giáo dân có đủ điều kiện tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp; tiếp xúc, gặp gỡ các vị chức sắc để vận động các vị hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn; gặp gỡ các linh mục để đề nghị các vị hưởng ứng và vận động bà con giáo dân tham gia tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao, nhiều xã tỷ lệ đạt 100%, kết quả: có 2 vị trúng cử đại biểu HĐND tỉnh, 5 vị trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện, 140 vị trúng cử đại biểu HĐND cấp xã. Sau bầu cử, Ban Thường trực UB Mặt trận các huyện thăm hỏi, động viên, chúc mừng các vị linh mục trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Mặt trận các cơ sở vùng giáo gặp gỡ, động viên chúc mừng các vị chức việc và giáo dân trúng cử đại biểu HĐND cấp xã, nhằm động viên các vị phát huy và thực hiện tốt vai
73
trò của người đại biểu nhân dân, tạo mối quan hệ mật thiết, thực hiện tốt nhiệm vụ chung trên địa bàn.
Bà con cũng đã tích cực hưởng ứng „Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư“ hàng năm. Đặc biệt là sự kiện bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã thành công tốt đẹp, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các linh mục trên địa bàn và bà con giáo dân khi trong ngày bầu cử, các linh mục đã tiến hành làm lễ sớm hơn thường ngày để tạo điều kiện cho giáo dân đi bỏ phiếu. Cũng trong 3 năm qua, 24 thanh niên công giáo đã tình nguyện nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng thanh niên còn lại được đăng ký nguồn để sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi.
Trong những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tỉnh chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận các huyện, thành phố có đồng bào Công giáo tăng cường vai trò phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con có đạo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền ngày càng vững mạnh. Mặt trận các cấp đã phối hợp tổ chức học tập, quán triệt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Kết luận số 57- KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, về công tác tôn giáo; Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh nói chung, về tôn giáo và công tác tôn giáo nói riêng. Kết quả tổ chức 191 buổi, thu hút 23.634 lượt người tham gia. Đặc biệt năm 2011, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Ban Thường trực UB Mặt trận các cấp hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu các vị chức sắc, chức việc và giáo dân có đủ điều kiện tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Kết quả: có 1 vị trúng cử đại biểu HĐND tỉnh, 5 vị
74
trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện, 140 vị trúng cử đại biểu HĐND cấp xã. Sau bầu cử, các vị đã phát huy và thực hiện tốt vai trò của người đại biểu nhân dân, tạo mối quan hệ mật thiết, thực hiện tốt nhiệm vụ chung trên địa bàn.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tỉnh cùng với Mặt trận các huyện có đồng bào theo đạo gặp gỡ, động viên các các vị chức sắc tôn giáo tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và bồi dưỡng kiến thức QP – AN tại Quảng Trạch. Kết quả có 31/39 vị được mời tham gia (trong đó linh mục 18 vị, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh 13 vị), đạt tỷ lệ 79,5 %. Chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố có đồng bào theo đạo tổ chức quán quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp cho chức việc tôn giáo trên địa bàn. Kết quả tổ chức 3 lớp cấp huyện với sự tham gia của 453/504 vị chức việc được mời tham gia, đạt tỷ lệ 90 %. Cụ thể: Thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh: 01 lớp 26/29 vị (Quảng Ninh 3/3 vị, Đồng Hới 23/26 vị trong đó 9 vị chức việc Công giáo, 14 vị Phật giáo); Bố Trạch: 01 lớp 170/175 vị; Quảng Trạch: 01 lớp 257/300 vị. Bên cạnh đầu tư phát triển kinh tế- giáo dục và phát huy nhân đức bác ái trong các hoạt động từ thiện nhân đạo, người Công giáo còn ý thức rõ trách nhiệm công dân qua việc chấp hành pháp luật, tham gia các tổ chức chính trị- xã hội. Mặt trận Tổ quốc đã hiệp thương giới thiệu 92 vị trong Hội đồng Mục vụ xứ, họ giáo tham gia đại biểu HĐND xã, 1 linh mục là đại biểu HĐND huyện, ủy viên Ủy ban MTTQ huyện...
Các hội đồng mục vụ cùng với các thành viên trong Ban công tác Mặt trận, Hội đồng mục vụ thôn đã vận động bà con tham gia đầy đủ các sự kiện chính trị như đi bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, tiếp xúc cử tri và tham gia các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Đặc biệt, để người dân trong thôn thực hiện tốt cuộc vận động „Toàn dân đoàn kết
75
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư“, các hội đồng mục vụ đã quán triệt đầy đủ mọi chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, kêu gọi và phát động phong trào nên được bà con giáo dân tham gia đầy đủ và đạt được kết quả nhất định.
Bên cạch đó, các địa phương cũng quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chức sắc, chức việc phụ trách hoạt động tôn giáo trên địa bàn thông qua các cuộc thăm hỏi nhân các dịp lễ trọng của công giáo; chỉ đạo các đơn vị thôn, bản, các tổ chức hội, đoàn thể tăng cường tiếp xúc, đối thoại với linh mục và Hội đồng mục vụ của các giáo họ trên địa bàn xã nhằm tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và Giáo hội; tranh thủ vai trò của các vị chức sắc, chức việc để vận động giáo dân sinh hoạt tôn giáo ổn định, đúng pháp luật.
Những năm qua các tổ chức cơ sở đảng vùng công giáo đã tích cực vận động, bồi dưỡng phát triển đảng viên gốc công giáo. Đến nay toàn tỉnh có 60 đảng bộ vùng giáo; 376 chi bộ dưới cơ sở, tổng số đảng viên gốc giáo hiện nay là 863 đồng chí, chiếm 8,3% so với tổng số đảng viên vùng đồng bào có đạo; 1.259 chi hội, chi đoàn vùng giáo, tập hợp được 39.131 đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt.
Toàn tỉnh có 88 cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất, trong đó đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 83 cơ sở tôn giáo (Công giáo 81 cơ sở, Phật giáo 2 cơ sở); cấp phép xây dựng cho 13 công trình kiến trúc tôn giáo (trong đó 1 nhà chùa, 12 nhà thờ).
Với những đóng góp và kết quả dạt được, đồng bào Công giáo tỉnh Quảng Bình đã có 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua „Người công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc“ giai đoạn 2007-2012; 5 tập thể và 15 cá nhân được UBND tỉnh, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã tặng bằng khen cho có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện phong trào.
76