Đạo Công giáo trên thế giới

Một phần của tài liệu Đạo công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở quảng bình hiện nay (Trang 43 - 47)

Đạo Công giáo xuất hiện thờ kỳ dầu Công nguyên tại đế quốc La Mã. Cho đến thế kỷ XI, Đạo Công giáo mới chính thức có tên; còn trước đó, Đạo Công giáo được gọi là Kitô giáo.

Từ „Kitô“ xuất phát từ chữ Khristos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là „Đấng được xức dầu“ hay „được Thiên chúa sai đi“, dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew. Từ „Kitô hữu“ (Christian) có nghĩa là „người có Chúa Kitô hiện hữu (ở trong)“, hay „người thuộc về Chúa Kitô“.

Trong tiếng Việt, bên cạnh „Kitô“ (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như trên, và thường được sử dụng bởi tín đồ Công giáo, còn có „Cơ Đốc“ (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ tiếng Hán và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi người Công giáo dùng chữ „Kitô“ để chỉ Jesus, người Tin Lành thường dùng chữ „Christ“. Ngoài ra, Thiên chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Đạo Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.

Từ thế kỷ XI, do sự tranh chấp và kèn cựa giữa hai trung tâm của đế chế La Mã là thành Roma và thành Constantine (Istabul ngày nay), sự rạn nứt ngày càng lớn dần không thể điều hòa được, dãn tới việc chia thành hai Giáo hội: Giáo hội Chính thống (Eglise Oxthodexe) ở Constantine và Giáo hội Công giáo (Eglise Catholique) ở Roma. Hai Giáo hội này bất đồng quan điểm về cách tổ chức, nghi thức và những học thuyết mà đặc biệt là địa vị của Giáo hoàng. Công đồng Lyon II (1274) và Công đồng Firenze (1439) thử tìm cách hiệp thông lại hai Giáo hội nhưng tất cả đều bị Chính Thống giáo khước từ. Vài Giáo hội Chính thống giáo sau này hiệp thông trở lại với Giáo hội Công giáo Roma, tuyên bố không bao giờ thoát ly khỏi Giáo hoàng. Tuy nhiên, hai nhánh Giáo hội chủ chốt vẫn phân ly cho đến ngày nay mặc dù đã hóa giải việc rút phép thông công lẫn nhau giữa Roma và Constantine vào năm 1965.

42

Năm 1517, Martin Luther đưa ra những bài luận văn mang nội dung bài trừ những học thuyết của Công giáo đương thời. Những bài tương tự được phát ra với những chi tiết căn bản thậm chí vượt bậc hơn cả những gì Công giáo thuyết giảng. Họ chĩa mũi nhọn vào Công đồng Trent, bản chất của Kháng cách - như tên gọi của nó - là kháng cự đòi hỏi khôi phục những học thuyết và cách thực hành Công giáo truyền thống. Công đồng Trent sàng lọc và định nghĩa lại các học thuyết, ban bố các giáo điều.

Năm 1534, Nghị viện Anh thông qua quyền tối cao của Vua nước Anh đối với Giáo hội tại Anh được hiểu là lời tuyên bố ly khai khỏi Giáo hội Roma. Từ năm 1536, nhiều nhà dòng Công giáo ở Vương quốc Anh bị giải thể. Giáo hoàng Paul III rút phép thông công vua Henry VIII vào năm 1538, như vậy Anh giáo chính thức phân ly khỏi Công giáo. Sự lan rộng khắp thế giới của Công giáo song hành cùng chủ nghĩa thực dân châu Âu vươn đến châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.

Chủ nghĩa Khai sáng ra đời là một thách thức mới của Giáo hội Công giáo. Không giống như cuộc Cải cách Kháng cách, những vấn đề về giáo lý Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng đã được đưa ra bàn thảo dựa trên quan điểm khoa học. Cuối thế kỷ XVII, Giáo hoàng Innocent XI lo ngại những đợt tấn công gia tăng của quân Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu là mối đe dọa lớn đối với Giáo hội. Ông đã thiết lập nên liên minh Ba Lan - Áo và đã đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ tại Wien năm 1683.

Thế kỷ XVII và XIX, Giáo hội phải đối mặt với làn sóng truyền giáo mạnh mẽ của Tin lành, Chủ nghĩa Khai sáng và Chủ nghĩa Canh tân. Chủ nghĩa Vô thần và phong trào bài trừ tôn giáo được đẩy mạnh lan rộng khiến Giáo hội phải tự vận động để thích nghi với hoàn cảnh và chức năng. Nhiều thành phần của Giáo hội trên thế giới bị đàn áp, công tác mục vụ bị gây cản trở, giáo dục, y tế vốn có của Giáo hội bị chính phủ kiểm soát.

43

Thời Công đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng John XXIII triệu tập, Giáo hội Công giáo trải qua một quá trình cải cách toàn diện nhất kể từ Công đồng Trent diễn ra bốn thế kỷ trước. Công đồng này nhấn mạnh phải nhìn thấy rõ vai trò của Giáo hội Công giáo trong cộng đồng Kitô hữu tin Chúa Jesus và trong các tôn giáo khác. Công đồng được coi là mở ra thời kỳ lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại. Công đồng phát hành nhiều tài liệu về tình trạng Giáo hội, sứ mạng các hội đoàn và tự do tôn giáo. Ngoài ra còn ban hành những phương hướng thích nghi dành cho các nghi lễ, trong đó cho phép sử dụng tiếng bản xứ thay vì phải dùng tiếng Latinh trong phụng vụ. Trong số 21 công đồng đã diễn ra trong lịch sử của Giáo hội Công giáo thì Công đồng Vatican II được đánh giá là đồ sộ nhất cả về quy mô, thời gian, số nghị phụ tham dự và nội dung làm việc. Có 16 văn kiện đã được thông qua gồm 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh và 3 Tuyên ngôn. Ban tổ chức đã phải in tới 46 triệu trang tài liệu (150 tấn giấy in) cho các đại biểu. Các buổi họp của Công đồng được ghi lại trong 712 cuốn băng dài tới 724.000 mét. Dù vậy, Công đồng Vatican II vẫn vấp phải sự tranh cãi, chỉ trích gay gắt từ những người bảo thủ, đặc biệt là tổng Giám mục Marcel Lefebvre, người lãnh đạo Huynh đoàn Thánh Pius X hiện không thần phục thẩm quyền Tòa thánh.

Sau khi được bầu vào chứ vụ Giáo hoàng, Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo Benedict XVI, đã tiếp nối các chính sách của người tiền nhiệm là John Paul II. Giáo hoàng Benedict XVI đã ban hành Tông hiến thiết lập các giáo hạt tòng nhân để đón nhận các tín hữu Anh giáo trở về Công giáo. Hiện tại, Giáo hội Công giáo vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ đại kết với các Giáo hội Kitô giáo khác như Chính Thống giáo Phương Đông, Tin Lành và mở các cuộc đối thoại lớn với Do thái giáo và các tôn giáo khác trên tinh thần của Công đồng Vatican II.

Đạo Công giáo là tôn giáo lớn nhất gắn rất chặt với nhiều biến động của lịch sử nhân loại và là rường cột của chế độ phong kiến Châu Âu. Một mặt,

44

Đạo Công giáo đem lại nhiều giá trị văn hóa cho Châu Âu, nhưng cũng là tôn giáo đã kìm hãm Châu Âu trong „đêm trường Trung cổ“. Công giáo cũng đã tổ chức nhiều cuộc Thập tự chinh đẫm máu trong lịch sử. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển thì Công giáo thỏa hiệp, gắn bó với chủ nghĩa tư bản trong phong trào thực dân hóa, đồng thời cố gắng giữ vị thế thần quyền và tục quyền rất đặc biệt của mình.

Là một tôn giáo nhưng Đạo Công giáo hiện diện như một nhà nước. Về cơ cấu tổ chức, Đạo Công giáo là tôn giáo duy nhất quản lý nước Chúa theo các đơn vị hành chính, tương ứng với các đơn vị hành chính ở các quốc gia trên thế giới gồm ba cấp. Cao nhất là Giáo hội - Nhà nước La Mã (Giáo triều Vatican), đơn vị hạt nhân là giáo phận hay Giáo hội địa phương và giáo xứ hay Giáo hội cơ sở; ngoài ra còn có các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp như giáo tỉnh, giáo miền, giáo hạt. Giáo hội Công giáo được điều hành bởi hàng giáo phẩm, thực hiện theo giáo luật. Giáo hoàng cai quản Giáo hội toàn cầu và là Quốc trưởng của Nhà nước Vatican. Các giám mục cai quản các giáo phận ở các địa phương. Giám mục phải tuyệt đối phục tùng Giáo hoàng. Các linh mục cai quản các giáo xứ là đơn vị cơ sở của Giáo hội, phải tuyệt đối phục tùng Giám mục.

Đạo Công giáo là một tôn giáo có hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi rất phức tạp và chặt chẽ. Nội dung giáo lý gồm nhiều quan điểm triết học và thần học siêu hình, được xây dựng có hệ thống, từ đơn giản để dành cho tín đồ, đến những học thuyết kinh viện. Giáo lý Công giáo căn cứ vào Kinh thánh, nhưng phải dựa vào lời giải thích theo truyền thống và thẩm quyền của Giáo hội. Luật lệ, lễ nghi của Công giáo phức tạp với những tín điều buộc các giáo hữu phải tin và tuân theo. Ngoài 10 điều răn của Chúa, 6 điều răn của Hội thánh, còn có 7 phép bí tích và tín đồ phải tham gia trong các ngày lễ trọng, lễ buộc theo mùa trong năm. Giáo luật gồm 1.752 điều, đề ra các quy phạm đối

45

với mọi thành phần trong Giáo hội, trong việc thực hành các chức năng thánh hóa, giáo huấn và cai quản của Giáo hội. Đặc biệt Công giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối (mọi việc đều do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung; (Giáo hoàng là đại diện của Thiên chúa ở trần gian).

Hiện nay, Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của thế giới về mặt tổ chức. Đặc biệt, Công giáo có phạm vi hoạt động rất rộng ở hầu hết các nước của tất cả các châu lục. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay Giáo hội Công giáo có 1.045.057.000 tín đồ, chiếm khoảng 16,7% dân số trên thế giới; có 3.475 giám mục, 405.187 linh mục, 218.196 giáo xứ ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đạo Công giáo có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách của nhiều quốc gia.

Một phần của tài liệu Đạo công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở quảng bình hiện nay (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)