Luật lệ, lễ nghi

Một phần của tài liệu Đạo công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở quảng bình hiện nay (Trang 39 - 43)

Luật lệ, lễ nghi của Công giáo chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ phong kiến La Mã và hầu như rất ít thay đổi theo thời gian.

a. Mười điều răn của Chúa

Giáo luật của Đạo Công giáo quy định „Thập giới“ – Mười điều răn mà Thiên chúa đòi hỏi nhằm giúp con người được cứu rỗi. Mười điều răn này hợp thành một thể thống nhất, quy thành hai tôn chỉ: kính Chúa và yêu con người (Mt 22,37-40).

Mười điều răn của Thiên chúa đã cho khắc vào đá ban cho Maisen, tổ

phụ của người Do thái, chung quy lại hai điều được coi là tôn chỉ của Công giáo là kính Chúa và yêu người:

38

2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục tầm thường.

3) Giành ngày chủ nhật để phụng thờ Thiên chúa. 4) Thảo kính Cha Mẹ.

5) Không được giết người. 6) Không được dâm dục.

7) Không được gian tham lấy của của người khác. 8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối.

9) Không được ham muốn vợ hoặc chồng của người khác. 10) Không được ham muốn của cải trái lẽ.

b. Ngoài Mười điều răn của Chúa, luật lệ Công giáo còn được qua định

bởi Sáu điều răn của Giáo hội, đó là:

1) Xem lễ các ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc. 2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật.

3) Xưng tội mỗi năm một lần. 4) Chịu lễ mùa phục sinh.

5) Giữ chay những ngày quy định.

6) Kiêng ăn thịt vào những ngày quy định.

Ngoài ra Giáo hội còn quy định nghĩa vụ trong các quan hệ đối với linh hồn, đối với đồng loại và với chính bản thân mình như:

- Lấy điều thiện mà khuyên người; - Hướng dẫn cho kẻ mê muội; - Tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình; - Nhịn kẻ xúc phạm đến mình;

- Răn bảo kẻ tội lỗi; An ủi người lo âu; - Cầu nguyện cho người sống và người chết;

- Cho kẻ đói ăn; Cho kẻ khát uống; Cho kẻ rách mặc; Cho khách ở nhờ; Cho người làm thuê;

39

- Thăm viếng người hoạn nạn; - Chôn táng người chết;

- Khiêm nhường; Không hà tiện; Đoan chính; Không tị hiềm; - Siêng năng; Ăn uống điều độ.

c. Bảy phép bí tích

Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Jesus thiết lập và uỷ thác cho Hội thánh để trao ban sự sống thần linh cho con người. Các bí tích diễn tả và cụ thể hoá biến cố cứu độ của Chúa Jesus trong Giáo hội, nguồn mạch ân sủng. Các bí tích luôn phát sinh ân sủng ngay khi được cử hành, hiện tại hoá màu nhiệm Chúa Jesus. Ân sủng này không tuỳ thuộc vào sự thánh thiện của thừa tác viên hay người lãnh nhậm. Tuy nhiên, thái độ nội tâm của người lãnh nhậm là điều kiện cần thiết để ân sủng có hiệu quả nơi tâm hồn họ. Bí tích có hai chiều kích: thờ phụng Thiên chúa và thánh hoá con người. Bảy phép bí tích mà Jesus Kitô lập ra là:

i. Phép rửa tội để rửa sạch tội tông truyền trở thành tín đồ Công giáo. Bí

tích này thực hiện một cách dễ dàng đối với trẻ sơ sinh của những gia đình Công giáo, nhưng với người lớn tòng đạo thì phải qua thời gian chuẩn bị về tâm lý và phải sám hối về những tội lỗi đã mắc phải. Rửa tội thường do các linh mục thực hiện, linh mục dùng nước lã dội lên đầu người chịu phép và đọc lời kinh nguyện theo quy định của Giáo hội.

ii. Phép thêm sức giúp cho tín đồ được ơn Chúa mà liên hệ chặt chẽ với

Giáo hội, vững tin đi vào đời sống tín ngưỡng. Thêm sức chỉ thực hiện với những người đã chịu phép rửa tội. Thêm sức do giám mục thực hiện trong nhà thờ trong dịp cử hành lễ Misa. Giám mục sẽ bôi dầu thánh lên trán người chịu bí tích này và đọc lời kinh nguyện theo quy định của Giáo hội. Linh mục có thể làm phép thêm sức nếu được sự ủy quyền của Giám mục.

iii. Phép giải tội là nhằm tha thứ những tội lỗi mà bản thân mỗi con người mắc phải. Người được giải tội phải xưng tội trung thành với linh mục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

Linh mục với tư cách thay mặt Thiên chúa ngồi trong tòa giải tội luận xét tha tội hoặc định những hình thức sửa chữa đền tội bằng những việc làm nhân đức. Mỗi nam tín đồ phải xưng tội ít nhất một lần.

iv. Phép chịu Mình thánh Chúa (Thánh thể) là sự tái diễn việc Chúa

Jesus đã hiến đâng cho sự nghiệp cứu chuộc. Theo Công giáo, công cuộc cứu chuộc của Chúa sẽ được tiếp tục trong màu nhiệm của bí tích Thánh thể. Bí tích này là đỉnh cao, là nguồn mạch trong đời sống tín ngưỡng của những tín đồ Công giáo. Phép bí tích này được cử hành trọng thể tại nhà thờ gọoi là Thánh lễ Misa. Sau khi xưng tội và được giải tội thì được chịu phép Mình Thánh. Người chủ lễ đọc lời truyền phép Mình Thánh theo quy định của Giáo hội để bánh (mì) và rượu (nho) trở thành thịt và máu của Chúa, sau đó ban cho người chịu phép một ít hay một phần chiếc bánh và rượu đã làm phép để Thiên chúa ngự trong lòng họ. Người chịu phép Mình Thánh lần đầu, sau đó phải chịu phép Mình Thánh mỗi năm ít nhất một lần.

v. Phép xức dầu Thánh được thực hiện đối với bệnh nhân trong cơn nguy

ngập, để được Thiên chúa nâng đỡ và cứu vớt. Các giám mục là người thực hiện phép chuyển dầu thảo mộc thành dầu Thánh để xoa lên trán hoặc lên người cho bệnh nhân và đọc lời nguyện cầu Thiên chúa theo quy định của Giáo hội.

vi. Phép Truyền chức thánh chỉ thực hiện với các tín đồ chịu ơn riêng của

Chúa trở thành những tác viên thay mặt Chúa chăn dắt tín đồ. Có bảy chức thánh, từ chức một đến chức năm là những chức giúp việc trong nhà thờ, chức sáu gọi là phó tế hay thầy sáu có quyền thực hiện một số bí tích. Người có đủ bảy bí tích thì trở thành linh mục.

vii. Bí tích hôn phối là sự nhìn nhận của Thiên chúa đối với việc chung sống trọn đời của đôi nam nữ đã chịu phép rửa tội. Bí tích này nhằm tăng cường tính duy nhất và bền vững trong hôn nhân gia đình của tín đồ Công giáo.

41

Một phần của tài liệu Đạo công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở quảng bình hiện nay (Trang 39 - 43)