Trong cộng đồng giáo dân Công giáo

Một phần của tài liệu Đạo công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở quảng bình hiện nay (Trang 56 - 61)

Giáo dân công giáo thường sống theo làng, họ, xứ đạo, được cố kết bởi sợi dây tâm linh cửa người đồng đạo; có chung một thánh quan thầy; sinh hoạt chung ở một nhà thờ... trở thành nhân tố khách quan để họ dễ dàng gắn

55

bó, đoàn kết với nhau. Đoàn kết của người Công giáo còn trên cơ sở kết hợp giữa luật đời với phép đạo.

Trong gia đình người Công giáo, việc giữ đạo cho con cái được chú trọng ngay từ lúc trẻ sơ sinh. Lớn lên, đến tuổi kết hôn, nam nữ thanh niên được học giáo lý hôn nhân. Lễ cưới xin của người Công giáo vừa theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vừa theo quy định của giáo luật, với nguyên tắc một vợ một chồng và không có những thủ tục phiến toái, tốn kém. Người Công giáo đề cao phong hóa, quy định việc con cháu có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ; nh chị em có trách nhiệm với nhau, trò có trách nhiệm với thầy... Như Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chỉ ra:

Nhưng trước tiên gia đình của anh chị em được xây dựng theo phép đạo. Chúng tôi tha thiết kêu gọi anh chị em thanh niên quan tâm vun trồng tình yêu trong sạch, và khi lập gia đình, liệu cho hôn nhân của mình chan chứa phúc lành của Thiên chúa. Các nỗ lực để xây dựng gia đình Công giáo theo tinh thần Phúc âm phải đồng thời làm phát triển nơi anh chị em và con cái những đức tính của người công dân tốt, nhất là về ý thức chân lý và công bình, và tinh thần sẵn sàng phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Nhờ hiện diện và sinh hoạt tích cực giữa đời như vậy, anh chị em sẽ làm sáng danh Chúa và góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng đất nước.“ (Thư chung 1980, 12)

Việc học tập của người Công giáo trước đây thường không được chú trọng, hầu hết chỉ học xong tiểu học. Đủ để đọc kinh bổn, nên tình trạng thất học, bỏ học trầm trọng, nhưng hiện nay, việc đầu tư cho học tập được nhiều gia đình quan tâm và Giáo hội hỗ trợ, khuyến học cho con em giáo dân. Kinh tế ổn định và từng bước phát triển, các gia đình có điều kiện chăm lo cho con cái học hành. Nhiều xứ đạo thành lập Quỹ khuyến học- khuyến tài, hàng năm tổ chức lễ tuyên dương và thưởng cho những em học giỏi, giúp đỡ các em có gia cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập, đồng thời khích lệ những em thi đỗ đại học, cao đẳng.

56

Bà con giáo dân ở các xứ, họ giáo đã tích cực chăm lo cho con em học hành chu đáo, không có học sinh bỏ học giữa chừng, thực hiện tốt chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học và THCS của Nhà nước. Mô hình gia đình hiếu học đã được nhân rộng nhiều nơi trong vùng giáo, nhiều khu dân cư, dòng họ vùng giáo đã thành lập Quỹ khuyến học với hàng trăm triệu đồng để khen thưởng kịp thời cho các em có thành tích học tập tốt, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập, tặng thưởng các em thi đỗ đại học, cao đẳng. Từ sự quan tâm của gia đình, linh mục cũng như Quỹ khuyến học giáo xứ, sự nghiệp giáo dục ở các họ đạo đã đạt được nhiều tiến bộ. Số lượng học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng mỗi năm một tăng. Một số vị Linh mục đã có nhiều suất học bổng để khuyến khích động viên các em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng. Riêng năm học 2011, giáo xứ Hòa Ninh có 60 em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; giáo xứ Hướng Phương có 45 em, giáo xứ Liên Hòa có 20 em; giáo xứ Đan Sa, giáo xứ Tân Mỹ có 17 em, các giáo xứ, giáo họ ở Bố Trạch có 139 em... Mặt trận Tổ quốc huyện cũng kịp thời hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho những học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học nên đến nay chưa có trường hợp nào là con em gia đình Công giáo bỏ học ở các cấp phổ thông cơ sở.

Ngày nay, nhiều xứ, họ đạo có đời sống kinh tế phát triển tương đối nhanh. Trong giáo dân xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến về làm kinh tế giỏi. Nhờ đó, đông đảo tín đồ Công giáo đã sử dụng và được hưởng thụ văn hóa tinh thần qua các phương tiện thông tin địa chúng hiện đại, theo đó, trình độ dân trí nâng lên đáng kể. Lễ hội hằng năm của các xứ Đạo Công giáo diễn ra sối nổi và cũng là cơ sở rất quan trọng của tình đoàn kết trong nội bộ cộng đồng.

Từ khi đất nước đổi mới đến nay, nhà thờ xứ, họ đạo được xây sửa rất khang trang. Các thiết bị phụ vụ tôn giáo ở cơ sở đều đầy đủ; hệ thống âm

57

thanh, nhạc cụ cơ bản được sắm mới, hiện đại, sinh hoạt biểu diễn văn nghệ của các xứ, họ đạo thu hút đông đủ người xem, kể cả thanh niên là người ngoài công giáo. Công tác xây dựng đời sống văn hóa rất được các chức sắc quan tâm tổ chức trên địa bàn, với các mô hình sáng tạo, như „ba không“, „sáu tự quản“, „xóm đạo bình yên“, hoặc thi đua xây dựng „giáo xứ họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu, người giáo dân tiêu biểu“...

Còn tác tu sỹ, ngoài việc chăm lo phụng vụ, họ còn tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện; các dòng tu đều nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, góp phần ổn định xã hội. họ có quan hệ với chính quyền, có trách nhiệm với các hoạt động xã hội ở địa phương. Họ đã phấn đấu để thực hiện tinh thần của Thư chung 1980: „Chính anh chị em sẽ tự thấy được rằng đường hướng mà chúng tôi vạch ra cho cả Hội thánh ở Việt Nam: sống phúc âm giữa lòng dân tộc với tnh thần sẵn sàng phục vụ, phù hợp cách riêng với ơn gọi của anh chị em. Do đó, anh chị em hãy nêu gương cho giáo dân bằng việc tích cực đi vào con đường ấy“.

Trong những năm qua , Ban Caritas Giáo phâ ̣n Vinh đã có nhiều hoạt động biểu hiện tình liên đới, đoàn kết với giáo dân tỉnh Quảng Bình. Hằng năm, Ban Caritas luôn tổ chức các đợt thăm hỏi, phát thuốc, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con giáo dân. Ngoài các hoạt động ý tế, chăm sóc sức khỏe, Ban cón có các hoạt động ủng hộ bằng tiền mặt, lương thực, thực phẩm cho đồng bào bị ảnh hưởng xấu của các đợt lũ lụt hằng năm. Ngoài những việc làm cấp thiết đó, Ban Caritas còn đưa ra các giải pháp dài hạn hơn, như: hỗ trợ hệ thống máy lọc nước để đào giếng, khoan giếng cho bà con giáo dân. Giải quyết được tình trạng giáo dân không có nước sạch để dùng, phải đi mua rất tốn kém và vất vả. Phương án dưa, di dời và con giáo dân lên cá vùng cao hơn để tránh tác hại của lũ lụt cũng đã được Ban đề ra.

Ngoài hoạt động của Ban Caritas Giáo phân Vinh, các linh mục, tòa giám mục trong giáo hạt nói riêng và giáo phận nói Vinh nói chung cũng như cả

58

nước vẫn không ngừng thường xuyên quyên góp, ủng hộ giáo dân vũng lũ để khắc phục khó khăn của lũ lụt, thiên tai. Nhân đức bác ái trong đạo Công giáo được phát huy và trở thành nét đẹp trong việc „sống đạo giữa đời” của các tu sỹ và tín hữu Công giáo. Nghĩa cử của các linh mục Hoàng Thái Lân, Nguyễn Văn Phú, Hồ Thái Bạch đã tô đậm cho nét đẹp đó. Tháng 10-2010, linh mục Hoàng Thái Lân đã hỗ trợ 40 triệu đồng cho 2 gia đình ở thôn Hướng Phương (Quảng Phương) và thôn Phù Ninh (Quảng Thanh) để làm lại nhà bị sập do lũ lụt; linh mục Nguyễn Văn Phú hỗ trợ 15 triệu đồng cho 3 hộ dân có nhà bị hư hỏng nặng do lũ lụt; linh mục Hồ Thái Bạch, Quản xứ Liên Hòa (Quảng Trung) vận động được gần 800 triệu đồng cùng với ngày công của giáo dân để làm con đường nối các vùng: Cồn Quan, Cồn Niệt (Quảng Trung) và Cồn Cưỡi (Quảng Tiên), giúp giao thông đi lại thuận tiện. Đồng bào Công giáo trên địa bàn huyện còn nhường cơm sẻ áo cùng nhau góp gạo, mỳ tôm, các nhu yếu phẩm cần thiết giúp đỡ các vùng bị ngập lụt nặng. Nhưng con số thống kê trên đây chỉ là một góc nhỏ trong số các hoạt động của các tín đồ thể hiện tình đoàn kết. Liên đới của mình đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Những phần quà mà bà con giáo dân nhận được có thể là không nhiều so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Nhưng chất chứa trong đó là hơi ấm tình người, là sự cảm thông, tình liên đới, tiếp thêm một chút nghị lực để các giáo dân sớm khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.

Nét nổi bật ở các vùng Công giáo là công tác phòng chống tệ nạn xã hội rất tốt, ít có tình trạng xô xát nhau. Tổ chức xứ, họ Đạo Công giáo có vai trò to lớn trong đời sống giáo dân, là „cánh tay nối dài“ của chức sắc đạo, không chỉ có chức năng tôn giáo, mà còn có chức năng thế tục, trở thành một tổ chức tự quản của cộng đồng giáo dân. Các tổ chức này tham gia vào công việc hòa giải cộng đồng, giải quyết những vấn đề mâu thuẩn nảy sinh trong nộ bộ giáo dân. Tất nhiên, ở đây, linh mục quản xứ có quyền quyết định tối cao, và vì thế, người dân Công giáo càng thêm quý trọng linh mục.

59

Như vậy, dưới thời kỳ đổi mới, „sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào“ đã và đang trở thành hiện thực từ các hoạt động

Một phần của tài liệu Đạo công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở quảng bình hiện nay (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)