1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh: Đồ án Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên

65 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 590 KB

Nội dung

Thuyết minh: Đồ án Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên trình bày tổng quan về quy hoạch sử dụng đất, nội dung và phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên, kết quả nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên, các kết luận và kiến nghị về vấn đề quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên.

Trang 1

Phần I

Đặt Vấn Đề

1.1 Tính cấp thiết của phải lập quy hoạch

Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước là thành phần quan trọng hàngđầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế,văn hóa, an ninh và quốc phòng Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội, sâu sắctrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Điều khác biệt khiến đất đai khônggiống bất kì một tư liệu sản xuất nào, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu laođộng Đất đai là nền tảng, là nơi tàng trữ và cung cấp nguồn nước, nguyên vật liệu,khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống, do vậy đất đai đóng vai tròrất quan trọng trong mọi ngành sản xuất

Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã khaithác và sử dụng đất đai từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và conngười Cùng với sự bùng nổ về dân số, sự phát triển mọi mặt của xã hội làm cho nhucầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên mà đất đai lại bị giới hạn về diện tích, có vị trí

cố định Vì vậy để đảm bảo được sự phát triển của xã hội chúng ta cần phải có cácbiện pháp hoạch định, định hướng, chiến lược nhằm khai thác và sử dụng đất đai hợp

lý, hiệu quả, bền vững

Luật đất đai đã quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở cả 4 cấp: Cảnước, tỉnh, huyện, xã theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại bổ sung hoàn chỉnh từdưới lên do vậy quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhquy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất có vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng đối với việc

sử dụng đất hiện tại và tương lai Dựa vào quy hoạch sử dụng đất để nhà nước phân

bố hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hình thành cơ cấu sử dụngđất đai hợp lý với cơ cấu của nền kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụngđúng mục đích, hình thành và phân bố tổ chức không gian sử dụng đất nhằm tổng hòa

Trang 2

giữa ba mục đích kinh tế, xã hội và môi trường Trong những năm qua Đảng và nhànước có nhiều chính sách về đất đai và các hành lang pháp lý về khai thác, bảo vệ đất,

sử dụng đất, nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng hoạt động về quản lý và sử dụng đấtcòn thiếu đồng bộ, thiếu hợp lý

Xã Thanh Nguyên là một xã nằm ở phía nam của huyện Thanh Liêm XãThanh Nguyên có sông Nguyệt Đức chảy qua với chiều dài 2,3km và quốc lộ 1A điqua phía tây của xã với 2,5km xã Thanh Nguyên là xã vùng đồng bằng, không có đồinúi rừng cây Trong xã nghề nông vẫn là chủ yếu, qua nhiều năm đổi mới song đờisống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn Các ngành nghề trong xã còn chưa pháttriển mạnh Vì vậy vấn đề sử dụng đất đai sao cho hiệu quả, hợp lý đang là mối quantâm lớn của địa phương Để thực hiện vấn đề trên cần phải nhanh chóng tìm ra mộtphương án hợp lý Quy hoạch sử dụng đất tối ưu đáp ứng được nhu cầu của xã tronggiai đoạn phát triển tới và trong tương lai

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên thời kỳ 2007-2015 lànhằm tăng cường công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch và kế hoạch, sử dụnghợp lý vốn tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn

Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật của nhànước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối vàtái phân phối quỹ đất đai của nhà nước, tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sảnxuất khác có liên quan đến đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điềukiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

Quy hoạch sử dụng đất nhằm tính toán chuyển dịch cơ cấu các loại đất qua cácnăm trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý từ đó đáp ứng nhu cầu ăn, ở, sinhhoạt, sản xuất của nhân dân trong xã nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, nângcao đời sống của nhân dân

Trang 3

Quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở để hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình cánhân sử dụng đất một cách có hiệu quả, cũng như việc thực hiện các quyền lợi vànghĩa vụ về đất đai theo đúng Hiến pháp và pháp luật Quy hoạch sử dụng dất giúpNhà nước quản lý quỹ đất đai một cách chặt chẽ và có hướng phát triển kinh tế xã hội

ở địa phương, đồng thời đi đôi với việc bảo vệ môi trường Ngoài ra quy hoạch sửdụng đất còn giúp cho việc tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tiềmnăng của địa phương

1.2.2 Yêu cầu

Yêu cầu quy hoạch sử dụng đất phải có tính khoa học, có cơ sở thực hiện vàđảm bảo tính khả thi cao Đáp ứng được sự phát triển lâu dài và toàn diện của nềnkinh tế - xã hội, đảm bảo tính chủ động cho sử dụng đất theo pháp luật trong nền kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Còn đối với quy đất đai giữa các ngành: việc phân bổ, sử dụng đất cho cácngành nghề phù hợp với đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội củatừng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển của ngành trên địa bàn trong tươnglai Ưu tiên sử dụng đất đai vào mục đích nông nghiệp, hạn chế tới mức thấp nhất vềviệc sử dụng đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác

Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo nơi ăn chốn ở cho nhân dân, khai tháctriệt để tiềm năng sẵn có trên địa bàn, không ngừng bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêucho đất, đảm bảo môi trường sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 4

PHần 2

Tổng quan tài liệu

2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất

2.1.1 Khái niệm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù.Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tinh pháp lý của một hệthống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phântích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Theoquan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đấtđai theo pháp luật của nhà nước Bản thân nó được coi là một hệ thống của giải phápđịnh vị củ thể của việc tổ chúc phát triển kinh tế, xã hội trên một vùng lãnh thổ nhấtđịnh Đáp ứng nhu cầu mặt bằng, chất lượng đất sử dụng hiện tại và trong tương laicủa các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong xãhội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao

Có rất nhiều quan điểm về quy hoạch đất đai tồn tại từ trước đến nay Có quanđiểm cho rằng: quy hoạch đất đai chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thôngqua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ :

+ Đo đạc bản đồ đất

+ Phân chua việc sử dụng đất giữa các chủ sử đụng đất

+ Giao đất cho các ngành ,các đơn vị sử dụng đất

+ Thiết kế quy hoạch đồng ruộng

Đó là quan điểm của một số người lãnh đạo Ở các cơ sở có quan điểm chorằng :

Bản chất quy hoạch đất đai được xác định dựa vào quyền phân bố lại của nhànước, chỉ đi sâu vào tính hợp pháp của quy hoạch đất đai

Trang 5

Như vậy hiệu quả quy hoạch đất đai như hai quan điểm trên là chưa đúng vàchưa đầy đủ, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất, là đối tượng của các mối quan hệ xã hộitrong sản xuất Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là các biện pháp kỹthuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không có tính khả thi, có khi

nó lại kìm hãm sự phát triển của xã hội Bản chất nó nằm ở bên trong việc tổ chức sửdụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các mốiquan hệ xã hội trong sản xuất Nó coi trọng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất

Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổng hợp của ba biện pháp :

+ Biện pháp pháp chế nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo đúngpháp luật, nó giao quyền hạn và nghĩa vụ cho các chủ sử dụng đất

+ Biện pháp kỹ thuật áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sởkhoa học kỹ thuật

+ Biện pháp kinh tế, đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để

và có hiệu quả cao tiềm năng của đất Quy hoạch phân bổ sử dụng đất sao cho hợp lýnhất có được sự hài hòa hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển của các ngành để đạt đượchiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích Song có thực hiện được điều đó phải thựchiện đồng bộ cả ba biện pháp vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau

Như vậy quy hoạch sử dụng đất được định nghĩa đầy đủ như sau :

“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp chếcủa nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao vào thông quaviệc phân phổi đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các

tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạođiều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường “

Quy hoạch đất đai nhằm sử dụng tài nguyên này một cách đầy đủ, hợp lí và cóhiệu quả cao Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích đạt được tổng hợp các nội dungtrên sao cho sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lí và sử dụng khai thác đi đôi với bảo vệtài nguyên đất, bồi dưỡng đất và bảo vệ môi trường chống ô nhiễm đất và xói mòn đấtlàm cho sự phát triển được ổn định và bền vững

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất.

Trang 6

Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phứctạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, xã hội Do tác động của nhiềuyếu tố nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lí, có hiệu quả cao.

Kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những nguyên tắc chung, riêng

về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từngđiều kiện củ thể và từng mục đích cần đạt được Như vậy đối tượng nghiên cứu củaquy hoạch sử dụng đất là :

- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất chủyếu

- Đề xuất các biện pháp sử dụng đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao, kết hợp vớibảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội củ thể của từng vùng lãnh thổ Tìm ra phương án sử dụng đất tối

ưu cho tương lai

2.1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất

Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp lý lựclượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước Trong nhiều trường hợp quyhoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn có thế là vùng lãnh thổ của mộthuyện, có thể là một tỉnh hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn gồm nhiều tỉnh hợp lại,

có thế trên phạm vi cả nước để giải quyết các vấn đề phân chia lại lãnh thổ tổ chứcsản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụngđất Bên cạnh đó quy hoạch còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sửdụng đất Quy hoạch sử dụng đất thực hiện việc phân phối và tái phân phối quỹ đấtnhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sửdụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại

Luật đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta theo lãnh thổhành chính bao gồm 4 cấp :

- Quy hoạch sử đụng đất đai cả nước

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và các thành phố trực

Trang 7

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện,quận ,thị xã,thànhphố thuộc tỉnh)

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã ( bao gồm các xã, phường, thị trấn) Quyhoạch sử dụng đất cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết

Ngoài ra, Luật đất đai quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngành baogồm :

- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng

- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù, là 1 bộ phậnhợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốcdân.Quy hoạch sử dụng đất có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Quy hoạch sử dụng đất nhận trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụngđất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, các lĩnh vực Xác định và điềuphối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độtăng trưởng cao

- Quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng đất để phát triểnkinh tế xã hội lâu dài

- Quy hoạch sủ dụng đất mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạchmang tính chỉ đạo

2.1.5 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với các loại hình quy hoạch khác

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tàiliệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội Trong đó đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng vớimột số nhiệm vụ chủ yếu còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên

Trang 8

đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điềukiện tự nhiên, kinh tế xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xâydựng phương án sử dụng đất thống nhất và hợp lý.

Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạchtổng thể kinh tế xã hội

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn

sử dụng đất đai.Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên dự báo chiến lược dài hạn sửdụng đất đai có như vậy thì quy hoạch mới khai thác triệt để được tài nguyên thiênnhiên và đi theo quỹ đạo của nó Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi

để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai

Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế

xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và các mốiquan hệ sản xuất Các loại hình này đều hướng tới mục tiêu là sao cho sử dụng đấtđược tiết kiệm hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời phải bảo vệ đất ,bảo

2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất đai.

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – nôngnghiệp – dịch vụ Điều đó đã có tác động lớn đến đất đai và đòi hỏi quá trình lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật

Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất :

- Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là Hiến pháp của

Trang 9

khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo hiến pháp và phápluật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổchức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.

- Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003

- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chínhphủ về thi hành luật đất đai

- Căn cứ thông tư 30/2004/TTT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việchướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Căn cứ phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010của huyện Thanh Liêm đã được phê duyệt

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của các ngànhtrong xã như: xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, giáo dục…

- Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ môi trường, tu bổ và bảo tồn di tích lịch sử vănhóa

2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử đụng đất trong và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch của cả nước trên thế giới.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành nhiều nămtrước đây vì thế họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu Hiện nay, công tácnày đang được chú trọng trong quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt là trong quátrình sản xuất nông nghiệp

Trên thế giới có rất nhiều loại hình, phương pháp quy hoạch đất đai tùy thuộcvào đặc điểm cụ thể của mỗi nước Nhìn chung có 2 trường phái chính sau :

- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo sự hài hòa phát triển đamục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu chotrường phái này là Đức và Úc

- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch tổng thể.Lập hồ sơ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạchhóa tập trung Lao động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.Tiêu biểu cho trường phái này là Liên Xô và các nước XHCN

Trang 10

Theo FAO quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công tác đánh giá đất.

Từ kết quả đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất thích hợp đối với cácđơn vị đất đái trong vùng

Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như: Ngân hành thế giới (WB), Ngân hàngphát triển Châu Á (ADP), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình phát triển (UNDP)

… đã tài trợ cho nhiều chương trình quy hoạch và đã đem lại thành công ở nhiềuquốc gia như: Kenya, Angieri, Etiopia, Colombia, Philippin, Thailand…

Tại Nam phi : đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do chínhphủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh (cấp trung gian ), một dự án chỉdẫn cấp quốc gia cho thấy sự phân bố hợp lý các khu vực sử dụng đất đai

Tại Thái Lan việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốcgia, cấp vùng và cấp địa phương Quy hoạch đất đai nhằm thực hiện cụ thể hóa cácchương trình phát triển kinh tế xã hội của Hoàng gia, gắn liền với tổ chức hành chính

và quản lý Nhà nước, phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương Dự án pháttriển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng vềkinh tế, xã hội và chính trị ở Thái Lan Các dự án đều tập trung vào các vấn đề quantrọng của đất nước như: đất đai,thị trường, lao động, nguồn nước…

Tại Trung Quốc, Lào, Campuachia công trác quy hoạch đất đai đã bắt đầu pháttriển, nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành không tiến hành làm quy hoạch ở cáccấp nhỏ như Việt Nam

Để có một phương án chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đấtđai ở phạm vi toàn thế giới Năm 1992, tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đãđưa ra quan điểm phát triển quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệuquả, bền vững đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của hiện tại và đảm bảo an toàn chotương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường

2.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước.

Nước ta là nước đang phát triển, vì vậy lịch sử của công tác quy hoạch sử dụngđất ở nước ta còn mới mẻ, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác quy hoạch còn

Trang 11

của đất nước hiện nay, đòi hỏi những nhà làm quy hoạch, nhà quản lý sử dụng đấtphải từng bước khắc phục khó khăn, đồng thời phải biết kế thừa, vận dùng kinhnghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn nước ta.

Hiện nay, công tác quy hoạch sử đụng đất các cấp đã và đang được triển khaithực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước

Tổng cục Địa chính đã tiến hành triển khai xây dựng công tác quy hoạch sửdụng đất trên toàn quốc giai đoạn 1996-2010 nhằm thực hiện công tác quy hoạch sửdụng đất và được Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 11 thông qua và nhất trí, Quốc hội

đã có Nghị định số 01/1997, Nghị định này thông qua kế hoạch sử dụng đất cả nướcgiai đoạn 1996-2000

Nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụngđất phục vụ cho việc chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước,Tổng cục Địa chính đã từng bước tiến hành xây dựng các dự án quy hoạch sử dụngđất theo trình tự cấp lãnh thổ hành chính Dự án này đã thu được kết quả khá khảquan, một số vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng ven Sông Hồng, vùng TâyNguyên, duyên hải miền trung do việc Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiệntrong hai năm 1994-1996

Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Cục đo đạc bản

đồ tiến hành lập quy hoạch chi tiết các cấp trong cả nước nhằm đưa quỹ đất đai vàoquản lý và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả cao hơn

2.3.2.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Nội dung của công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất rất phức tạp song cóvai trò và vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh HàNam

Hòa theo sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, thu hút đầu tư từ bênngoài, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hà Nam đã có những chính sách ưu tiên thuhút đầu tư thông thoáng Từ thực tế của điạ phương là tỉnh phát triển kinh tế nôngnghiệp là chính, trong những năm gần đây Hà Nam đã xây dựng quy hoạch tổng thể

Trang 12

phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệphóa với cơ cấu nông - lâm, công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng dất cấp huyện, đếnnăm 2000 đã hoàn thành tất cả quy hoạch các huyện trong tỉnh Hà Nam

Hiện nay UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo điềuchỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2006-2010 và lập quy hoạch sử dụngđất cấp xã theo tinh thần Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và thông tư 30/2004/TT-BTNMT

về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phê duyệt kế hoạch sử dụngđất hàng năm từ năm 2001 đến năm 2010

2.3.2.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Từ năm 1994, thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện ThanhLiêm đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cho các xã và thị trấn, đến năm 1996 tất

cả các xã đã lập xong quy hoạch và được UBND huyện tổ chức thẩm định và phêduyệt

Thực hiện Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thihành Luật đất đai và thông tư 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điềuchỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện Thanh Liêm đang chỉ đạođiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện thời kì 2006-2010 và định hướng tớinăm 2020 Đồng thời huyện đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã thời

kì 2006-2015, đến nay đã có 11 xã đã hoàn thành phương án quy hoạch được UBNDhuyện thẩm định và phê duyệt, các xã còn lại đang tiếp tục triển khai lập quy hoạch

Từ năm 2001 đên nay, huyện Thanh Liêm đã chỉ đạo và phê duyệt xây dựng kếhoạch sử dụng đất cấp xã cho tất cả các xã và thị trấn

2.3.2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh

Trang 13

Bằng nguồn kinh phí do địa phương tự túc ,UBND huyện và phòng Địa chính

đã chỉ đạo xã Tân Liễu lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996-2010 ,được UBNDhuyện phê duyệt

Thực hiện công văn của Sở Tài nguyên và phòng Địa chính huyện Thanh Liêm,UBND xã Thanh Nguyên đã triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn2006-2015

Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Xã Thanh Nguyên còn mới mẻ song Đảng

ủy, HĐND, UBND xã đã thống nhất lập quy hoạch sử dụng đất và tiến hành triển khaiđạt hiệu quả cao

2.4 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn Luật đất đai

đã quy định quy hoạch sử dụng đất cấp xã có thời hạn 10 năm Trong quy hoạch sửdụng đất cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết rất cụ thể, gắn chặt với cácmục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyhoạch sử dụng đất Luật đất đai quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp:

Cả nước, tỉnh, huyện, xã Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau

đó bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên Đây là quá trình có mối liên hệ ngược, trực tiếp

và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và điạphương trong hệ thống chính thể

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại về ranh giới hànhchính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bổ đất đaicho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ Mặt khác quy hoạch sử dụngđất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của cấp cao hơn

Trang 14

Phần 3

Nội Dung và Phương Pháp Nghiên cứu

3.1 Nội dung nghiên cứu

Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì việc xây dựng nội dung vàtrình tự quy hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Trình tự và nội dung của quy hoạch sử dụng đât cấp xã là không giống nhauqua từng giai đoạn, nó có thể được chỉnh lý, thay đổi để hoàn thiện cùng với sự thayđổi của điều kiện từ nhiên kinh tế xã hội, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên song vẫnđảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất

3.1.1 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

3.1.1.1 Điều tra về điều kiện tự nhiên

Mỗi địa phương có những điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy quá trình làmquy hoạch sử dụng đất cần điều tra vị trí địa lý, địa hình, thời tiết khí hậu, thủy văn,thổ nhưỡng, thảm thực vật và các yếu tố sinh thái khác Từ đó đánh giá chung về điềukiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường tạo những thuận lợi và khó khăntrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã

3.1.2.2 Điều tra về điều kiện kinh tế - xã hội

Theo xu thế phát triển chung của đất nước, điều kiện về kinh tế xã hội của địaphương cũng thay đổi theo từng giai đoạn quy hoạch sử dụng đất, do đó cần điều tra

cụ thể thực trạng cơ cấu kinh tế của xã về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâmnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Ngoài ra cần điều tra nắm rõ về :

- Tình hình dân số,lao động và việc làm

- Hiện trạng phát triển khu dân cư

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, các công trình xây dựng cơbản, văn hóa – xã hội, mạng lưới điện, hệ thống bưu chính viễn thông, tình hình giáodục, y tế

Trang 15

- Nhận xét về thực trạng nền kinh tế của xã, từ đó đánh giá mặt thuận lợi vàkhó khăn để làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển cho tương lai.

3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai

Mỗi một giai đoạn quy hoạch đã vạch ra những kế hoạch sử dụng đât đai phùhợp với tình hình phát triển kinh tế Do quá trình quản lý và sử dụng đất có nhữngphát sinh, vì vậy quy hoạch sử dụng đất cần :

- Điều tra, đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, đất nuôi trồng thủy san và đất nông nghiệp khác

- Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáotín ngưỡng, đất nghĩa trang – nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng, đất phinông nghiệp khác

- Hiện trạng tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng

- Tình hình biến động đất đai của xã qua một số năm

Từ đó nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã

3.1.3 Xây dựng phương án quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên đến năm 2015

- Việc điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tìnhhình quản lý – sử dụng đất đai giúp ta vạch ra được phương án quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất xã Thanh Nguyên giai đoạn 2007-2015

- Việc sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội củađịa phương giai đoạn 2007-2015 như: Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xãhội, các mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015

- Lập phương án quy hoạch sử dụng đất: Cần xác định hoàn chỉnh ranh giớihành chính xã, ranh giới giữa các loại hình sử dụng đất Từ đó xây dựng phương ánquy hoạch sử dụng đất cho các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, quản lýđất chưa sử dụng và đưa vào sử dụng

Trang 16

- Kế hoạch sử dụng đất: Kế hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên huyện ThanhLiêm được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn năm 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015.

- Đánh giá hiệu quả của đồ án và giải pháp thực hiện: Đánh giá về hiệu quả sửdụng đất, hiệu quả kinh tế xã hội gắn liền với hiệu quả vè môi trường sinh thái Từ đóđưa ra các giải pháp thực hiện sao cho quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất có tính khảthi cao nhất

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát

Phương pháp này được áp dụng nhằm :

- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng,thủy văn

- Thu thập tài liệu thông tin về kinh tế -xã hội như: Cơ cấu kinh tế, giá trị sảnxuất của các ngành, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng các công trình xây dựng cơ bản,giáo dục, y tế Thu thập tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai: hiện trạng sửdụng các loại đất, biến động đất đai qua một số năm, điều tra các loại bản đồ, báo cáotổng kết hàng năm, phương hướng phát triển kinh tế -xã hội những năm tới của địaphương

3.2.2 Phương pháp thống kê

Phương pháp này được áp dụng để xây dựng phương pháp quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất của xã Thanh Nguyên đến năm 2015 Từ các số liệu thu thập đượcqua điều tra khảo sát nhằm thâu tóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉtiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố

về đối tượng nghiên cứu

Thống kê các chỉ tiêu kinh tế, tình hình quản lý sử dụng đất về cơ cấu đất, cácđặc tính về lượng và chất Từ đó đánh giá các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa các chỉ tiêu kinh tế

3.2.3 Phương pháp minh họa trên bản đồ

Trang 17

Tất cả các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạothành tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

3.2.4 Phương pháp tính toán theo định mức

Phương pháp này nhằm dự đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mớidựa vào các định mức tính toán về thời gian chi phí vật chất, lao động, thức ăn, nhiênliệu Thu thập các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về việc sử dụng đất, thu thập cácchỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành có liên quan đến phẩn bổ sử dụng đất

3.2.5 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được áp dụng trong suốt báo cáo nhằm tham khảo các loại tàiliệu có giá trị pháp lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinhnghiệm

PhẦn 4

KẾt quẢ nghiên cỨu 4.1 Nghiên cứu kết quả tự nhiên

Trang 18

4.1.1 ĐIều Kiện tự nhiên –Tài Nguyên MôI Trường

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thanh Nguyên là một xã nằm ở phía nam của huyện Thanh Liêm, tỉnh HàNam

Xã Thanh Nguyên có đường ranh giới hành chính như sau:

-Phía bắc giáp xã Thanh Hương và xã Thanh Tâm

-Phía đông giáp xã Thanh Tâm và xã Yên Thanh ,huyện Ý Yên

-Phía nam giáp xã Thanh Hải và Xã Yên Thọ huyện Ý Yên

-Phía tây giáp xã Thanh Nghị

Xã Thanh Nguyên có sông Nguyệt Đức chảy qua với chiều dài 2,3km và quốc

lộ 1A đi qua phía tây của xã với 2,5km Trên địa bàn xã có thị trấn, thị tứ (Phố Cà), làtrung tâm giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân trong xã và vùng lân cận Vớinhững lợi thế và thuận lợi trên nên trong những năm qua kinh tế của xã phát triển vớitốc độ cao, tuy nhiên do nền sản xuất vẫn mang tính thuần nông, ngành nghề cónhưng chưa phát triển mạnh nên chưa phát huy được hết những lợi thế do vị trí đemlại

4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Xã Thanh Nguyên là xã vùng đồng bằng của huyện Thanh Liêm, địa hìnhtương đối bằng phẳng và thấp dần từ bắc xuống đông nam, có diện tích đất trũng ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp nhưng lại rất thuận lợi trong sản xuất đa canh lúa, cácây kết hợp Nhìn chung địa hình của xã là phù hợp với sản xuất nông nghiệp lúa màu

và các mô hình cây con kết hợp

4.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu xã Thanh Nguyên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió màu, khíhậu phân thành hai mùa chính mùa mưa và mùa khô

- Mùa mưa:Nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10

- Mùa khô :Khô lạnh, lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Trang 19

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 độ C vào các tháng 6, 7 Nhiệt độ thấpkhoảng 9 độ C vào các tháng 1, 2.

- Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84%

- Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1700mm, lượng mưa phẩn bổkhông đều, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 chiếm 70% lượng mưa cả năm Đây cũng

là nguyên nhân gây ra các trận lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất, mùa màng Các thángcòn lại lượng mưa không đáng kể, thậm chí có tháng không có mưa gây ra hạn hánảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như môi trường của nhân dân Tổng số giờnắng trong năm khoảng 1.780 giờ

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc, gió mùađông nam mang theo không khí nóng bốc hơi thường gây ra mưa vào và giông Giómùa đông bắc mang theo không khí lạnh và mưa phùn Độ ẩm trung bình trong nămkhoảng 84%

Tính chất khí hậu của xã diễn biến theo hai mùa rõ rệt, lượng mưa phân bốkhông đều, khi gây lũ lụt, khi gây hạn hán gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất câytrồng cũng như đời sống của nhân dân trong xã

4.1.1.4 Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của xã Thanh Nguyên nhìn chung khá phong phú, xã cósông Nguyệt Đức chảy qua với chiều dài 2,3km Ngoài ra còn có sông Hợp Nhất vàKênh cấp 1 KNT chảy qua với chiều đến hàng chục km Đồng thời xã cũng đã xâydựng được hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh để phục vụtưới tiêu cho cây trồng

Nhìn chung nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của xã là dồi dào đủ cungcấp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như chăn nuôi và sinh hoạt của người dântrong xã

4.1.1.5 Tài nguyên đất

Thanh Nguyên có các loại đất chính sau :

Trang 20

-Đất phù sa không được bồi phân bổ trong đê không glây hoặc glây yếu, đất từtrung tính, ít chua đến chua, sử dụng trồng lùa màu.

-Đất phù sa không được bồi, chua, glây, úng nước do địa hình thấp yếm khí.Các loại đất trên muốn sử dụng có hiệu quả cần bón thêm nhiều phân lân, vôi, kali Trên đất này chủ yếu là trồng lúa

4.1.1.6 Tài Nguyên nhân văn

Thanh Nguyên chỉ có một dân tộc Kinh, xã chỉ có 1 tôn giáo chính đó là ĐạoPhật, xã có 8 thôn Hiện nay đã có 7/8 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, xã cũng đãxây dựng quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ tình thương vì một mục tiêu hỗtrợ tương thân tương ai cho nhau lúc khó khăn hoạn nạn Nhân dân trong xã cần cùchịu khó, thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn mình lành mạnh, xóa bỏ nhữngtục lệ cổ hủ, tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè bị đẩy lùi Người dân trong xã phấnkhởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước

4.1.1.7 Cảnh quan môi trường

Cùng với sự phát triển chung của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, bộ mặt của

xã Thanh Nguyên không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, kinh

tế phát triển, đời sống tinh thần cũng được quan tâm đúng mức 7/8 thôn đạt tiêuchuẩn làng văn hóa, đình làng miếu mạo cổ được khôi phục, kết hợp luôn thành nhàvăn hóa thôn vừa là nơi tâm linh của người dân đồng thời cũng là nơi tập trung khilàng hội họp Ngoài ra các công trình văn hóa phúc lợi công cộng cũng được xã đặcbiệt quan tâm và đầu từ đúng mức Tất cả các yếu tố trên tạo cho xã Thanh Nguyên cómột cảnh quan sạch đẹp, hương ước các thôn cũng như đài phát thanh của xã luônvận động để mỗi người dân có trách nhiệm bảo vệ môi trường

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên trong điều kiện nền kinh tế pháttriển bằng nhiều cách cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường Đó là sử dụngđất chưa bền vững, lượng phân bón ,thuốc trừ sâu còn sử dụng tràn lan tùy tiện, tiếng

ồn, bụi từ các cơ sở sản xuất Đặc biệt là rác thải từ khu dân cư cũng như tại khu vực

Trang 21

chưa được xử lý triệt để đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng đến sứckhỏe của nhân dân lao động.

4.1.1.8.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên :

* Thuận lợi :

Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh

tế-xã hội, vị trí địa lý của tế-xã là một lợi thế không nhỏ vì tế-xã nằm trên quốc lộ 1A, lại cóthị tứ phố Cà là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa cho cả khu vực vì vậy dịch vụ thươngmại của xã phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu người dân trong xã Khí hậu nhiệtđới gió mùa, tài nguyên đất, tài nguyên nước phong phú thuận lợi cho sản xuất nuôitrồng đa canh phù hợp với nhịp độ phát triển chung của cơ chế thị trường

Cảnh quan môi trường thông thoáng, nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ.Tôn giáo chỉ có một đạo phật, người dân trong xã cần cù, thông minh, thích nghinhanh với cơ chế thị trường.Tất cả các thế mạnh trên đã tạo cho xã Thanh Nguyênphát triển nhanh về kinh tế, văn mình về xã hội

*Khó khăn :

Trong xã nghề nông vẫn là chủ yếu, diện tích đất bình quân đầu người thấp,còn chậm trong đổi mới cây trồng, vật nuôi Ngành nghề cũng có nhưng phát triểnchưa mạnh

4.1.2.ĐIềU Kiện KINH Tế Xã Hội

4.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế của xã :

Trong những năm qua, hòa chung với sự phát triển của tỉnh, huyện, xã ThanhNguyên đã có những bước phát triển không ngừng, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ởmức 9-10% Trên cơ sở đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, đại hội huyện Đảng bộ lầnthứ 27 và độ hội đảng bộ xã khóa 2006 - 2010 Ban chấp hành Đảng bộ , HĐND,UBND xã quyết tâm đoàn kết cùng nhau khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc cácmục tiêu mà đại hội Đảng các cấp đề ra Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế củatỉnh, huyện, xã Thanh Nguyên đã đề ra định hướng phát triển kinh tế theo hướng

Trang 22

nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại Tốc độ tăng trưởng kinh tếnăm 2006 toàn xã cụ thể như sau :

- Ngành nông nghiệp đạt 17175 triệu đồng chiếm 45% tổng giá trị sản xuất

- Ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 8505 triệu đồng chiếm 27% tổng giá trị sảnxuất

- Ngành thương mại dịch vụ đạt 8820 triệu đồng chiếm 28% tổng giá trị sảnxuất

Tổng thu nhập năm 2006 toàn xã là 31500 triệu đồng, bình quân thu nhập đầungười đạt 5 triệu đồng /năm Theo số liệu thống kê của xã thu nhập đầu người dântrông xã số hộ giầu, khá, nghèo được phân ra như sau :

+ Số hộ giàu + khá chiếm 48% tổng số hộ trong toàn xã

+ Số hộ trung bình chiếm 40% tổng số hộ trong toàn xã

+ Số hộ nghèo theo tiêu chí mới chiếm 12% tổng số hộ trong toàn xã

a.Giá trị sản xuất của ngành sản xuất nông nghiệp :

* Nghề trồng trọt :

Thanh Nguyên là một xã đời sống của nông dân phần đông vẫn dựa vào sảnxuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, kết hợp với trồng cây vụ đông như :ngô,khoai, đậu tương, đây là một trong những thế mạnh của xã Trong những năm quamặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt, hạn hán sảy ra thường xuyên ảnh hưởngkhông nhỏ đến sản xuất nông nghiệp Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyềnđịa phương đã tích cực chỉ đạo làm tốt các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệpnhư :Dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng phân bón, lúa giống, thuốc trừ sâu, làm tốtcông tác dự thính dự báo sâu bệnh, tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹthuật đưa các loại giống mới có tiềm năng, năng suất cao vào đồng ruộng nên năngsuất lúa không ngừng nâng cao Năm 2006 toàn xã đã đạt ngưỡng năng suất 120tạ/ha/năm

Ngoài ra xã còn đặc biệt quan tâm để đưa vụ đông vào thành chính vụ nhữngcây có giá trị cao như :Khoai tây, ngô đông, đậu tương đang từng bước khẳng địnhgiá trị trên đồng ruộng, từng bước đưa thu nhập của người dân trong xã ngày một

Trang 23

Thực hiện chỉ thị 15 của Tỉnh ủy Hà Nam về dồn điền đổi thửa, nghị quyết số

03 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã Thanh Nguyên đãnhanh chóng nắm bắt và vận dụng vào đồng ruộng Toàn bộ diện tích trũng trước đâycấy lúa không hiệu quả nay được người dân tự nguyện dồn điền đổi thửa và biếnchúng thành những trang trại và mô hình lúa + cá + cây kết hợp, vì vậy giá trị thunhập đã đạt tới 50 triệu đồng /ha/năm Các công thức luân canh cây trồng chủ yếu củanhân dân trong xã những năm gần đây là :

Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây+ đậu tương

Ngô xuân – lúa mùa – ngô đông

Trang 24

Bảng 1 : Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Các loại cây Đơn vị

Đàn lợn duy trì và phát triển mạnh, đặc biệt mô hình trang trại nuôi côngnghiệp và bán công nghiệp đang mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhiều gia đình đã làmgiàu và đi lên từ chăn nuôi lợn và gia cầm Tổng đàn lợn trong xã hiện nay có khoảng10.000 con được nuôi trong các hộ gia đình, chúng cung cấp thịt, giống cho thị trường

Trang 25

Ngoài đàn trâu bò, lợn nhân dân trong xã còn nuôi thả cá nước ngọt ở các trangtrại, tận dụng hồ ao nuôi ngỏ lẻ Do nắm bắt được kỹ thuật nên cho năng suất khá cao,chăn nuôi gia cầm cũng không ngừng phát triển Đây cũng là nguồn thu không nhỏ vàrất ổn định đồng thời nó cũng mạng lại nhiều việc làm cho người lao động.

Bảng 2 : Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

b.Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ :

Thanh Nguyên là một xã có vị trí địa lý thuận lợi, có đầu mối Phố Cà là trungtâm buôn bán thương mại của cả khu vực, đặc biệt có quốc lộ số 1 chạy qua vì vậydịch vụ thương mại phát triển mạnh mẽ và liên tục Đồng thời trong xã cũng có 2nghề truyền thống đó là thêu gien xuất khẩu và nghề làm bún Ngoài ra toàn xã cóhàng chục cơ sở sản xuất, sửa chữa như : Mộc, may, vận chuyển, chế biến thức ăn giasúc mang lại nguồn thu không nhỏ và nó còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn laođộng

4.1.2.2.Tình hình dân số, lao động và việc làm :

Xã Thanh Nguyên là một trong những xã mang nét đặc trưng của đồng bằngbắc bộ, dân cư phân bố không đều và tập trung 8 thôn đó lác các thôn Mai Cầu, PhúGia, Mộc Tông, Kim Lũ, Thôn Hạ, Thôn Trung, Thôn thượng 1, Thôn thượng 2 Bìnhquân đất ở 1 hộ là 201 m2, bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 800 m2/người.Theo số liệu điều tra dân số xã Thanh Nguyên năm 2007 là 6.300 người tăng 400người so với năm 2003 (Số dân là 5900 người ,trung bình mỗi năm tăng 80 người )

Trang 26

Tổng số hộ hiện tại là 1.500 hộ tăng so với năm 2003 là 100 hộ (Năm 2003 là 1.400hộ) Tổng số lao động trong toàn xã năm 2007 là 3465 lao động chiếm 55% dân sốtoàn xã, tăng 200 lao động so với năm 2003 Trong đó lao động nông nghiệp chiếm70% dân số toàn xã, lao động phi nông nghiệp chiếm 30% Tỷ lệ phát triển dân sốtrong những năm qua nhìn chung ổn định và cân bằng do làm tốt công tác kế hoạchhóa gia đình bằng nhiều hình thức như tuyên truyền rộng rãi đến người dân bằng cácbiện pháp tránh thai có hiệu quả nên dân số tăng trưởng đều ở mức độ cho phép, song

do nhu cầu cuộc sống nên số lao động ra các thành phố làm ăn vẫn còn nhiều Tìnhtrạng công ăn việc làm ở xã có tới 80% số hộ và lao động vẫn chủ yếu sống bằngnông nghiệp mà thực chất số hộ tham gia làm nông nghiệp nhưng không đủ việc làmnên nhu cầu việc làm cho người lao động là bức xúc và cần thiết, vẫn cần có một giảipháp hợp lý Nên chăng trong những năm tới xã vẫn còn có được hoạt động chiếnlược tạo thêm những cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng và phát triển hơncác làng nghề truyền thống để thu hút thêm lao động lúc nông nhàn, vừa tăng thêmthu nhập cho người dân và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác

Bảng 3 : Tình hình biến động dân số của xã :

Trang 27

-Lao động phi nông nghiệp Cặp 525 530 434 536 540

4.1.2.3.Thực trạng phát triển các khu dân cư của xã :

Các khu dân của xã Thanh Nguyên phát triển tập trung ở các trục quốc lộ nhưđường 1A, đường 9713 và đường liên xã khác với 1500 hộ trong toàn xã được phân

bố tương đối đồng đều ở 8 thôn theo lũy tre xanh đã có từ lâu đời theo cụm dân cư do

đó có những thuận lợi nhất định về tập quán dòng tộc mang nặng tình nàng nghĩaxóm …

Tổng diện tích khu dân cư là 301.5ha chiếm 30% tổng diện tích đất tự nhiên.Nhìn chung các khu dân cư của xã phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như tập quánsinh hoạt từ bao đời nay của nhân dân Tuy nhiên trong một vài năm gần đây đã phátsinh thêm một số cụm dân cư nhỏ le ở rải rác theo các tuyến đường giao thông do đógặp nhiều khó khăn trong việc xây dụng các công trình văn hóa, cơ sở hạ tầng, phúclợi, công cộng cũng như các dịch vụ phúc lợi khác

Bảng 4: Tình hình phân bố dân cư và đất ở của xã

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Toànxã

Chia ra các thôn

Mai Cầu

Phú Gia

Trung Mục

Tòng

Kim Lũ

Thôn Hạ

Thượng 1

Thượng 2

Trang 28

4.1.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

a Giao thông:

Xã Thanh Nguyên có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh và phủ kíntoàn xã Ngoài 2.3 km quốc lộ 1A chạy qua còn có tuyến đường liên tỉnh 9713 vớichiều dài 6km chạy từ đầu xã đến cuối xã, đường rộng 5m, mặt đường trải nhựa, có3km đường liên xã trải bê tông bề mặt rộng 3,5m Ngoài ra còn các tuyến đường liênthôn được trải đá cấp phối với chiều dài hàng chục km Bên cạnh đó toàn bộ hệ thốnggiao thông giữa các thôn xóm đã được bê tông hóa 100%, đồng thời xã đang có chủtrương bê tông hóa đường nội đồng Nhìn chung hệ thống giao thông xã ThanhNguyên khá phong phú và tương đối hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việcgiao lưu hàng hóa, đi lại cũng như thuận tiện trong sinh hoạt đời sống và sản xuấtnông nghiệp góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, Thanh Nguyên còn một số tuyếnđường chất lượng còn kém ảnh hưởng đến giao, lưu vận chuyển cũng như đi lại củanhân dân trong xã đặc biệt là những ngày thời tiết xấu, mưa nhiều vì vậy trongphương hướng tới cần có kế hoạch cải tạo, tu sửa và nâng cấp bê tông hóa các tuyếnđường liên xã còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tếcũng như nhu cầu đi lại của nhân dân

b Thủy lợi:

Trong những năm qua với phương châm nông nghiệp là mặt trận hàng đầu vìvậy Nhà nước đã cùng với nhân dân Thanh Nguyên xây dựng được các trạm bơm đầumối, kiên cố hóa bê tông hàng chục Km mương máng phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp, vì thế hệ thống thủy lợi của xã đã tưới tiêu đầy đủ cho diện tích cây trồng củanhân dân do vậy năng suất cây trồng không ngừng phát triển và ngày một nâng cao

c Các công trình xây dựng cơ bản, văn hóa, xã hội:

Các công trình xây dựng chính của xã như: Trụ sở UBND xã, hội trường 2HTX, trường học, chợ… được bố trí hợp lý trên các tuyến đường giao thông thuận lợi

Trang 29

Trụ sở UBND xã được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn mới gồm 2 tầng,với 8 phòng làm việc và hội trường làm nơi hội họp được bố trí ở trung tâm xã trêntrục đường 9713, khuôn viên có diện tích 2000m2 đây là nơi làm việc giúp choUBND xã quản lý tốt mọi vấn đề dân sinh kinh tế, xã hội ở địa phương.

Một trường trung học cơ sở được công nhận là trường chuẩn quốc gia với 16phòng học, được xây dựng kiên cố khuôn viên trường được xây dựng sạch đẹp vớitổng diện tích sử dụng là 11340m2, có 630 học sinh, trung bình mỗi học sinh 18m2,trường có 24 giáo viên tham gia giảng dạy Đây là tập thể thầy cô đoàn kết, kỷ luật,nhà trường 5 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến Một trường tiểu học với 914 phòng họcđược thiết kế và xây dựng trên khuôn viên với diện tích sử dụng là 1200m2, phònghọc được kiên cố hóa, đã cho học sinh học 1 ca mỗi ngày Bình quân mỗi học sinh là20m2, có thầy cô tham gia giảng dạy Nhà trường cũng đang đề nghị cấp trên phêduyệt để trường trở thành trường chuẩn quốc gia

-Y tế:

Trạm y tế của xã hiện nay đã được tu sửa nâng cấp với trang thiết bị tương đốiđầy đủ nằm ngay tại trung tâm xã nên thuận tiện trong việc khám chữa bệnh cho nhândân

-Văn hóa thể thao :

Xã có điểm bưu điện văn hóa nằm ở trung tâm cùng với ba địa điểm trung tâmhọc tập cộng đồng được xây dựng tại những khu đông dân cư và năm nhà văn hóathôn Đây là nơi giao lưu học hỏi, hội họp cũng như chuyển giao mọi tiến bộ khoahọc kỹ thuật cho người dân Ngoài ra xã còn có 2 sân cầu lông, 3 sân bóng chuyền, 5sân bóng đá ở dưới các thôn phục vụ tốt nhu cầu vui chơi giải trí đưa đời sống tinhthần của nhân dân ngày một đi lên

-Thương mại dịch vụ:

Xã đã xây dựng được 2 chợ đó là chợ Phố Cà và Chợ Huyện, cả hai chợ đềuđược xây dựng có mái che kiên cố với tổng diện tích hai chợ là 2000m2 phục vụ tốtcho việc giao lưu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã và các khu lân cận, ngoàihàng chục cửa hàng dịch vụ đầy đủ nhu cầu sinh hoạt đời sống của mọi tầng lớp trongxã

Trang 30

d Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông:

Xã Thanh Nguyên có mạng lưới điện quốc gia phục vụ đến tất cả 8 thôn, có

1500 hộ dùng điện đạt 100%, cả xã có 5 trạm biến thế, mạng lưới điện nhìn chungchất lượng đảm bảo phục vụ đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất nôngnghiệp và các ngành nghề khác

Bưu chính viễn thông: Hiện nay toàn xã có 97% phương tiện nghe nhìn Ngoài ra xãcòn có 350 máy điện thoại

e Tình hình giáo dục- y tế:

Trong những năm qua Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Nguyên đã đặc biệtquan tâm chăm lo đến y tế và giáo dục Riêng trong lĩnh vực giáo dục cơ sở vật chấtcủa hai trường tiểu học và trung học đã được xây dựng hoàn chỉnh, được quy hoạchthuận tiện cho việc đi lại học tập Đời sống của đa số giáo viên cũng đã được cải thiện

do đó dạy và học đã được nâng lên 100% số học sinh đến tuổi đi học đều được tớitrường, số học sinh trong xã thi đỗ đại học, cao đẳng, trung học ngày càng tăng cao.Trạm y tế xã với chức năng, nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vìvậy đã được UBND xã quan tâm đặc biệt, trong đó đội ngũ thầy thuốc được bổ sung

cả số lượng và chất lượng Hiện tại trạm có 8 thầy thuốc gồm 1 bác sĩ làm trạmtrưởng còn lại là y sĩ và 1 y tá Do được quan tâm và đầu tư đúng mức nên chất lượngphục vụ của trạm không ngừng được nâng lên Hàng năm trạm y tế đã tổ chức khámchữa bệnh cho hàng ngàn lượt người, làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tổ chứccho các cháu uống vitamin A đạt 100% kế hoạch, tham gia tốt cho chính quyền địaphương về công tác kế hoạch hóa gia đình, kế hoạch vệ sinh môi trường, đặc biệt gópphần cùng với xã tuyên truyền phòng chống tốt dịch cúm gia cầm H5N1 không đểdịch bệnh xảy ra trên diện rộng

4.1.2.5 Nhận xét chung về thực trạng kinh tế - xã hội:

Xã Thanh Nguyên có cơ cấu kinh tế nông nghiệp 45%, tiểu thủ công nghiệp27%, dịch vụ thương mại 28%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu

Trang 31

hàng năm đạt 9% Đặc biệt trong những năm gần đây khi các cơ chế chính sách củaĐảng đi vào cuộc sống, đặc biệt là các chỉ thị, nghị quyết khi phù hợp với lòng dânnhư dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì nền kinh tế của xãphát triển mạnh cả về tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ chuyển dịch cơ cấu đặcbiệt là dịch vụ thương mại phát triển một cách nhanh chóng nhất, nó vừa giải quyếttốt lao động nông nhàn đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướnggiảm dần nông nghiệp.

Là một xã đồng bằng, trước đây đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu sốngbằng nghề trồng lúa, đến nay đời sống nhân dân đã được nâng lên Do vậy trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần phải xem xét để đáp ứng cơ bản quy luậtphát triển và nhu cầu của người dân trong xã

4.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỦ DỤNG ĐẤT ĐAI:

4.2 1 Tình hình quản lý đất đai:

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thịtrường, đời sống của nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên, bộ mặt nôngthôn đang từng bước được thay da đổi thịt Vì vậy nhu cầu sử dụng đất đai theo lĩnhvực kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở, khu dân cư tăng lên rất nhanh,đất đai trở thành hàng hóa chiến lược, là vấn đề sôi động trên địa bàn xã Do vậy việcquản lý sử dụng đất đai theo quy hoạch và theo Pháp luật đã trở thành cấp bách trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Nguyên đãchỉ đạo chặt chẽ về quản lý đất đai, kiện toàn hệ thống trị liệu, số liệu trong hồ sơ địachính xã, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ địa chính xã, phối hợp các banngành đoàn thể, làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức đầy đủ về luậtđất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho UBND xã làm tốt các nội dung quản lý Nhà nước

về đất đai trên địa bàn toàn xã

Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Thanh Liêm, sự giúp

đỡ của Phòng tài nguyên môi trường xã Thanh Nguyên cùng các xã giáp biên đã tiếnhành hoạch định ranh giới theo chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ

Trang 32

Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện thường xuyên hàng năm và 5 năm, thựchiện chỉ thị 245/CP về công tác giao đất, cấp GCN QSDĐ nông nghiệp cho các hộ giađình cá nhân đã hoàn chỉnh Việc cấp GCN QSD đất thổ cư cũng đã được thực hiệnđến nay cơ bản đã hoàn thành.

Đã thực hiện xong công tác cấp GCN QSD đất cho các cơ quan hành chính sựnghiệp đóng trên địa bàn xã như xí nghiệp gạch ngói Thanh Liêm, trường cấp III BThanh Liêm, bệnh viện đa khoa …

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu kiện về đất đai cũng được giảiquyết kịp thời, không còn khiếu kiện vượt cấp

Nhìn chung công tác quản lý đất đai của xã trong những năm gần đây có nhiềutiến bộ rõ rệt, tuy nghiên so với yêu cầu thực tế vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần sớmđược hoàn thiện Việc cập nhật số liệu qua từng năm của các đối tượng sử dụng đấtphải được hệ thống hóa theo các biểu mẫu quy định thống nhất của các ngành địachính để theo dõi biến động đất đai, phải có biện pháp kịp thời, việc thanh tra, kiểmtra qua trình sử dụng đất phải được tiến hành thường xuyên đảm bao cho đất đai được

sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao

Trong những năm qua Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Nguyên đã thực hiệntốt chủ trương về việc đồn điền đổi thửa theo đúng pháp luật của Nhà Nước ban hành

và thu được kết quả đáng phấn khởi

4.2 2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp :

Đất nông nghiệp toàn xã là 504,22 ha, chiếm 71,95% tổng diện tích tự nhiên toàn xã Cụ thể :

- Đất sản xuất nông nghiệp diện tích là 442,56ha, chiếm 87,77% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất này chủ yếu trồng lúa

- Đất cây hàng năm khác còn lại là 18,38 ha chiếm 2,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Đất này chủ yếu trồng rau màu, ngô, khoai dùng cho chăn nuôi

- Đất trồng cây lâu năm diện tích là 7,64 ha chủ yếu là trồng cây ăn quả gồm đất vườn nằm trong khu dân cư

Ngày đăng: 26/04/2021, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w