Thuyết minh: Đồ án Quy hoạch sử dụng đất Xã Đồng phú trình bày tổng quan nghiên cứu sử dụng đất, nội dung và phương pháp nghiên cứu sử dụng đất xã Đồng Phú, kết quả nghiên cứu quy hoạch đất xã Đồng Phú, kết luận và kiến nghị về công tác quy hoạch đất xã Đồng Phú.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề 4
1.2 Mục đích 6
1.3.Yêu cầu 6
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT 7
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 7
2.1.1.Khái niệm quy hoạch sử dụng đất 7
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất 8
2.1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất 8
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất 9
2.1.5 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với công tác Quản lý Nhà nước, sự phát triển kinh tế -xã hội và với các loại quy hoạch khác 10
2.1.6 Trình tự tiến hành quy hoạch sử dụng đất 11
2.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 12
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 13
2.3.1.Tình hình nghiên cứu sử dụng đất trên thế giới 13
2.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng đất ở Việt Nam 14
2.4 TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ .16
2.4.1 Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 16
2.4.2 Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối 18
2.5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG 19
Trang 2PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 19
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
3.1.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 19
3.1.2 Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và biến động đất đai 20
3.1.3 Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phương hướng sử dụng đất 20
3.1.4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 20
3.1.5 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 21
3.1.6 Đánh giá hiệu quả của phương án 21
3.1.7 Các biện pháp và giải pháp thực hiện 21
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 21
3.2.2 Phương pháp minh hoạ trên bản đồ 22
3.2.3 Phương pháp tính toán theo định mức 22
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA VÙNG 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 Các nguồn tài nguyên trong xã 25
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
4.1.4 Đánh giá chung 37
4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 39
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai của xã Đồng Phú trong thời gian qua 39
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 40
4.2.3 Biến động đất đai của xã 40
4.2.4 Đánh giá hiện trạng, hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất và mức độ thích hợp, tính hợp lý trong sử dụng đất 41
Trang 34.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA KỲ
TRƯỚC 43
4.3.1 Kết quả thực hiện quy hoạch nhóm đất nông nghiệp 43
4.3.2.Kết quả thực hiện quy hoạch nhóm đất phi nông nghiệp 44
4.4 XÂY DỰNG PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2015 44
4.4.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội 44
4.4.2.Phương hướng sử dụng đất 47
4.5 XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 48
4.5.1 Hoạch định ranh giới 48
4.5.2 Quy hoạch đất khu dân cư 48
4.5.3 Quy hoạch đất chuyên dùng 52
4.5.4 Quy hoạch đất nông nghiệp 57
4.5.5 Kế hoạch sử dụng đất 59
4.5.6 Các biện pháp thực hiện 61
4.5.7 Đánh giá hiệu quả 62
Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
5.1 KẾT LUẬN 63
5.2 ĐỀ NGHỊ 64
Trang 4PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề
Trên đà phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng như tất cả các quốc giakhác luôn luôn mong muốn vươn xa tầm ảnh hưởng và khẳng định mình trên trườngquốc tế
Là một nước đang phát triển, có xuất phát điểm thấp, Việt Nam đã và đang
nỗ lực hết mình, tiến từng bước trên con đường phát triển và hội nhập nhằm cảithiện tình trạng tụt hậu trong khu vực và trên thế giới, đưa đất nước tiến nhanh, tiếnmạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa Để đạt được mục tiêu đó chúng ta cầnphải phát triển đất nước một cách toàn diện (về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…)thì phải có một tầm nhìn chiến lược để định hướng phát triển chung cho cả nước
Và một trong những yếu tố góp phần tích cực trong việc đưa ra những tầmnhìn mang tính chiến lược đó chính là công tác quy hoạch, kế hoạch đặc biệt là quyhoạch và kế hoạch sử dụng đất
Tất cả chúng ta đều biết, đất đai là một loại tài nguyên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nôngnghiệp Do vậy mà đất đai phải được sử dụng tiết kiệm,hợp lý để mang lại hiệu quảcao nhất
Hiện nay, do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, một số chính sáchcòn chưa thật sự hợp lý do vậy mà ý thức sử dụng đất chưa cao, gây ra sự lãng phí, ônhiễm đất đai ( xói mòn, rửa trôi ) và đất nông nghiệp giảm trầm trọng Chính vìvậy nên việc sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước là vô cùng cầnthiết
Trang 5Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đãnêu rõ: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảođúng mục đích, có hiệu quả”.
Quy hoạch đất đai có vai trò rất quan trọng, vừa mang tính khoa học, vừamang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội để hìnhthành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo pháp luật Nhà nước, đápứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của tất cả các ngành,các lĩnh vực cũng như sinh hoạt của mọi người có hiệu quả nhất
Như vậy, có thể thấy rằng quy hoạch sử dụng đất không chỉ góp phần đápứng những nhu cầu cần thiết về đất đai của quá trình phát triển tổng thể kinh tế - xãhội, mà nó còn là một công cụ quản lý của Nhà nước, thông qua đó Nhà nước điềuchỉnh các mối quan hệ đất đai, thiết lập chế độ sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý nhất
Việc quy hoạch sử dụng đất- nhất là quy hoạch sử dụng đất cấp xã - khôngchỉ xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm
cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đầu tư phát triển kinh tế mà nó còngóp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững của vùng
Chính vì vậy nên việc quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Phú (huyện ChươngMỹ- Hà Tây) trong giai đoạn tới là vô cùng cần thiết
Trong những năm vừa qua, tình hình sử dụng đất của xã đã tương đối ổn định,nhưng vẫn còn nhiều bất cập do tính hợp lý trong phân bố đất đai chưa cao, do đóchưa phát huy hết thế mạnh của địa phương, thậm chí còn gây khó khăn, hạn chếcho sự phát triển chung của vùng Xuất phát từ quan điểm trên chúng tôi đã tiếnhành thực hiện đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Phú giai đoạn 2007 –2015”
Trang 61.2 Mục đích
Quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Phú nhằm mục đích tạo ra cơ cấu sử dụngđất đai hợp lý nhất có thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bố đất đai cho tất cảcác ngành để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Ngoài ra, nó còn phục vụ cho mục đích khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực
về tài nguyên thiên nhiên, lao động, cơ sở vật chất… để phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn xã, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người dân,tạo môi trường cảnh quan sạch đẹp Từ đó tạo tiền đề và làm bàn đạp cho quá trìnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá, cùng với các địa phương khác thực hiện những mụctiêu chung và chiến lược chung của đất nước
- Phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ với các loại hình quy hoạch khác để tạo ra
sự phát triển tổng hợp cho vùng
- Tránh sự chồng chéo lẫn nhau giữa quy hoạch sử dụng đất cấp xã và cấp tỉnh,huyện
Trang 7PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1.Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Có thể nói quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính khoa học,vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được
xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Nó đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại vàtương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thànhviên của xã hội một cách tiết kiệm khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật vàpháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả thôngqua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tưliệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệuquả của sản xuất xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất
Nói tóm lại, quy hoạch sử dụng đất phải tạo ra những hình thức tổ chức sửdụng đất hợp lý nhằm phát huy đến mức cao nhất giá trị sử dụng và khả năng sinhlợi của đất, gắn việc sử dụng và bảo vệ, nâng cao độ màu mỡ của đất, bảo vệ cácnguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Vì quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, kinh tếvừa mang tính pháp chế, do vậy mà đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụngđất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất chủyếu
Trang 8- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả caokết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
2.1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Ngoài nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn vị sửdụng đất, quy hoạch sử dụng đất còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, cácchủ sử dụng đất Luật đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước tagồm 4 cấp:
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh vàthành phố trực thuộc trung ương)
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm cáchuyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (bao gồm các xã, phường,thị trấn) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chitiết
Bên cạnh đó, luật đất đai quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngành, baogồm:
Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng
Quy hoạch sử dụng đất của Bộ Công an
(Đoàn Công Quỳ, 2006)
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất.
* Chức năng
Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý và có hiệuquả là một vấn đề cần thiết, và một trong những biện pháp tốt nhất đó là thực hiệncông tác quy hoạch sử dụng đất
Trang 9Quy hoạch sử dụng đất có chức năng tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sảnxuất giống như các tư liệu sản xuất khác, để từ đó tìm ra các giải pháp sử dụng đất
có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của xã hội nhằm thúc đẩy sựphát triển chung của xã hội, cùng với đó là nhiệm vụ bảo vệ môi trường và hệ sinhthái Không chỉ vậy, quy hoạch sử dụng đất còn tham gia điều chỉnh các mối quan
hệ về đất đai, giúp cho công tác quản lý tài nguyên đất đai của Nhà nước thực hiện
Trong nhiều trường hợp, khi quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy
mô lớn, có thể là một vùng lãnh thổ của một huyện, một tỉnh hoặc một vùng kinh tếlớn gồm nhiều tỉnh hợp lại thì nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất là phải giảiquyết vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạnglưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất có thểgiải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai hoang xây dựng nền kinh tế mới, bố trí lạicác xã, nông trường, lâm trường, thậm chí phải bố trí lại các huyện, các tỉnh (phânchia lại các tỉnh, huyện, thành lập tỉnh, huyện mới)
Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho cácngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mớihoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại
Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất có một nhiệm vụ rất quan trọng Trên cơ sởkhai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng, quy hoạch sử dụng đất sẽ tổ chức sửdụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cao nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế -
Trang 10xã hội của địa phương, góp phần thực hiện tốt mục tiêu và chiến lược chung của cảnước.
2.1.5 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với công tác Quản lý Nhà nước, sự phát triển kinh tế -xã hội và với các loại quy hoạch khác.
* Với công tác quản lý Nhà nước: quy hoạch sử dụng đất là công cụ để Nhànước điều chỉnh các mối quan hệ đất đai, thiết lập thể chế quản lý sử dụng tàinguyên đất, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa
Quy hoạch sử dụng đất còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cáchành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị sử dụng đất, bởi vì khi quyhoạch sử dụng đất người ta đã lập nên đường ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất,giữa đất sản xuất nông nghiệp với khu dân cư, giữa các chủ sử dụng đất với nhau,tức là đã xác định phạm vi quyền lợi của mỗi chủ sử dụng đất
* Với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội:
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là tài nguyên đất, nhiệm vụ chủ yếu của
nó là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội
mà điều chỉnh phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án sử dụng đất hợp lý.Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoáquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội nhưng nội dung của nó phải điều hoàthống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội
*Với quy hoạch đô thị
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về
vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trongkhu vực quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục
bộ và toàn bộ Quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng trong quyhoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đấttạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị
Trang 11* Với quy hoạch các ngành
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành làquan hệ vừa tương hỗ vừa hạn chế nhau Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phậnhợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế củaquy hoạch sử dụng đất Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạchcác ngành), một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quyhoạch sử dụng đất)
2.1.6 Trình tự tiến hành quy hoạch sử dụng đất
2.1.6.1.Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản.
- Thành lập Hội đồng xét duyệt quy hoạch Chủ tịch Hội đồng quy hoạch là lãnh đạo
cơ quan chính quyền cấp trên trực tiếp Thành viên Hội đồng là các ban ngành chủchốt
Công tác điều tra cơ bản: Thu thập các số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ chocông tác quy hoạch, gồm 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn điều tra nội nghiệp: Giai đoạn này cần tập hợp các tài liệu sau:
+ Tài liệu bản đồ
+ Tài liệu pháp quy
Trang 12+ Tình hình biến động đất đai trong những năm qua (thường là 5- 10 năm).
+ Các tài liệu khái quát về tình hình sử dụng đất đai của địa phương
+ Các tài liệu về tình hình kinh tế xã hội của địa phương
- Giai đoạn điều tra ngoại nghiệp
Thực chất đây là công tác khảo sát ngoài thực địa nhằm bổ sung và chính xáchoá các thông tin thu thập được ở trong phòng
Đối với cấp xã thì công tác ngoại nghiệp gồm:
+ Kiểm tra mức độ phù hợp của các tài liệu
+ Xác định những khu đất có tranh chấp hay sử dụng đất không hợp pháp
+ Bổ sung, chỉnh lý, cập nhật những biến động tự nhiên về hiện trạng sử dụng đất + Điều tra những vị trí dự kiến quy hoạch
+ Xác định các chi phí thiệt hại và chi phí đầu tư chưa sử dụng hết trên các khu vực
dự kiến sử dụng vào mục đích khác
2.1.6.2.Xây dựng các phương án quy hoạch.
Các phương án quy hoạch được xây dựng theo một trình tự và có nội dungnhất định, phụ thuộc vào cấp làm quy hoạch Trong trường hợp có nhiều phương ánthì cần phân tích, đánh giá, so sánh các phương án với nhau để chọn ra phương ántối ưu
2.1.6.3.Xét duyệt và phê chuẩn các phương án.
Phương án quy hoạch sử dụng đất được thông qua ở UBND xã và được duyệt
ở UBND huyện, có ý kiến thẩm định của Sở Địa chính
2.1.6.4.Kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch.
- UBND cấp làm quy hoạch có trách nhiệm tổ chức thực hiện chỉ đạo
- UBND cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quyhoạch
Sau 3 năm, quy hoạch sẽ được điều chỉnh nếu dự án không được thực hiện
Trang 132.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất chính là Hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam năm 1992, Luật đất đai ban hành năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật đất đai năm 2001 và các văn bản dưới luật
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm 1992 là căn cứ pháp lý,quan trọng nhất Điều 18 của Hiến pháp đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàndân do Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quyhoạch và theo pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 đã chính thức có hiệu lực, trong đó tạiđiều 6 đã khẳng định cho thấy: Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong 14nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, và tại điều 21 đến 30 cũng đã quy định chitiết về công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Ngoài các văn bản Hiến pháp và Luật có tính pháp lý cao còn có các văn bảndưới luật, các văn bản của các ban ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đềquy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
- Nghị định số 181//2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ
về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai ( từ điều 12 đến điều 29)
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ TàiNguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
Trang 142.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.3.1.Tình hình nghiên cứu sử dụng đất trên thế giới.
Có thể nói rằng công tác quy hoạch sử dụng đất đóng một vai trò rất quantrọng và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia Chính vì vậy trên thế giới việc quyhoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ khá lâu và ngày càng được hoàn thiện vàphù hợp hơn với từng nước
Ở Angiêri: Việc quy hoạch sử dụng đất được tiến hành dựa trên nguyên tắcnhất thể hoá, liên hợp hoá và kỹ thuật đa phái Chính phủ thừa nhận trong quá trìnhquy hoạch được tiến hành với sự tham gia đầy đủ của các địa phương có liên quan,các tổ chức ở các cấp
- Ở Canada: Chính phủ đưa ra mục tiêu chung ở cấp quốc gia, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động lập quy hoạch đất đai ở cấp bang.Chính phủ liên bang hướng dẫn về mặt khoa học, kỹ thuật để đảm bảo thuận lợi choquy hoạch đất đai ở cấp bang
- Ở Pháp: Quy hoạch đất đai được tiến hành xây dựng theo mô hình hóanhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và lao động Ápdụng các bài toán quy hoạch tuyến tính nhằm tăng hiệu quả của qúa trình sản xuất
xã hội
- Ở Nam Phi: Quy hoạch đất đai được tiến hành ở cấp quốc gia với sự thamgia của chính quyền cấp tỉnh, huyện Đồ án quy hoạch cấp quốc gia làm căn cứ chochính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ án chi tiết phù hợp với các đơn vị chínhquyền thấp hơn
- Ở Thái Lan: Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành ở 3 cấp: Quốc gia,vùng, á vùng Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm cụ thể hoá các chương trình kinh tế,
xã hội của hoàng gia Thái Lan
Trang 15Nhìn chung, công tác quy hoạch đất đai ở mỗi nước là không giống nhau và
nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và trình độ phát triển của mỗi nước Trong quátrình quy hoạch đất đai chúng ta cũng cần phải tìm hiểu thêm về vấn để này ở cácnước trên thế giới và trong khu vực để từ đó có thể học hỏi, rút kinh nghiệm và đưa
ra những phương án tốt nhất, phù hợp nhất trong điều kiện có thể của nước ta hiệnnay và trong tương lai
2.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng đất ở Việt Nam.
Ở miền Bắc, công tác quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành từ năm 1962
và được lồng vào công tác quy hoạch nông -lâm nghiệp nhưng còn thiếu tính đồng
bộ của các ngành liên quan và tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong cácvăn bản hầu như không có
Sau này vấn đề quy hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nướcquan tâm hơn và đã có bước tiến đáng kể
Thời kỳ 1975 – 1980
Đây là thời kỳ đất nước ta vừa mới thống nhất, Chính phủ đã thành lập Banchỉ đạo vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tácnày trên phạm vi cả nước
Tuy nhiên thời kỳ này công tác quy hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế đó
là thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, trình độ còn hạn chế do vậy mà tính khảthi của các phương án còn chưa cao
Thời kỳ 1981 – 1986
Thời kỳ này nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnhthổ đã được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước Quy hoạch sử dụng đất cấp xãchưa được đề cập đến
Thời kỳ 1987 – 1992
Trang 16Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam được ban hành, trong đó cũng đã đề cập đến vấn đề quy hoạch đất đai, tuy vậynội dung của quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa được nêu.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra Thông tư106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất
Thời kỳ 1993 đến nay
Thời kỳ này Luật đất đai 1993 đã được công bố, vấn đề quy hoạch đất đai đãđược cụ thể hơn Luật đất đai năm 1987
Từ đó Tổng cục Địa chính đã triển khai quy hoạch đất đai giai đoạn 1996 –
2010 và đã được Chính phủ thông qua và Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 11khoá IX Đây là một căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ,ngành và các tỉnh
Ngày 01/07/2004 Luật đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, Luật đã quy địnhrất rõ về công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó đã nêu rõ về trình tự, nộidung của công tác quy hoạch sử dụng đất
Trong những năm gần đây công tác quy hoạch sử dụng đất đã ngày càngđược hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quyhoạch đất đai hiện nay Đó là việc quy hoạch chưa hợp lý, chưa xứng với tiềm năngthật sự của vùng và gây ra nhiều lãng phí Nhưng nổi cộm nhất hiện nay vẫn là vấn
đề “ Quy hoạch treo” Đây là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp Nhà nướcthực hiện quy hoạch nhưng qua nhiều năm vẫn không được thực hiện trong khiquyền sử dụng đất của người dân trong khu quy hoạch bị hạn chế,cấm đoán đồngthời gây ra tổn thất vô cùng nặng nề đến ngân sách Nhà nước, đến người dân Dovậy trong khi quy hoạch cần phải lưu ý đến tính khả thi của phương án quy hoạch đểhạn chế đến mức thấp nhất tình trạng “ quy hoạch treo”
Trang 172.4 TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ
2.4.1.4 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước
2.4.1.5 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
2.4.1.6.Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhântại địa phương
- Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sửdụng đất
- Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đấtxác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
2.4.1.7 Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế- xãhội, quốc phòng, an ninh của địa phương, trong mỗi phương án cần xác định diệntích theo các mục đích sử dụng
- Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo từng phương ánphân bổ quỹ đất và các khu vực sử dụng đất đã được khoanh định trong quy hoạch
sử dụng đất của cấp trên
Trang 18Đối với địa phương chưa có bản đồ địa chính thì được thay thế bằng loại bản
đồ phù hợp nhất đang có tại địa phương
2.4.1.8 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch
sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địabàn xã; tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; nguồn lực cho ngân sách xã đốivới mỗi phương án quy hoạch sử dụng đât
Đánh giá quá trình thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang việc sử dụngđất ổn định đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số
- Đánh giá việc giải quyết quỹ nhà ở, khả năng giải quyết đất sản xuất nôngnghiệp, mức độ thu nhập đối với xã vùng nông thôn không thuộc khu vực phát triển
đô thị
Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số laođộng mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất đối với các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
- Đánh giá hiệu quả việc chỉnh trang khu dân cư nông thôn, khu đô thị, giảiquyết ô nhiễm môi trường thuộc khu dân cư
Đánh giá hiệu quả giao rừng, việc bảo vệ và phát triển rừng đối với các xãmiền núi
- Đánh giá việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trênđịa bàn xã; đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân tộc đối với các xã thuộc khu vực thiểusố
2.4.1.9 Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phươngđược thực hiện căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường củatừng phương án quy hoạch sử dụng đất
Trang 192.4.1.10 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
Phân chia các chi tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đấtchuyển mục đích sử dụng, diện tích đất phải thu hồi, diện tích chưa sử dụng đưa vào
sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳcuối
2.4.1.11 Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết của phương án quy hoạchđược lựa chọn trên bản đồ đã khoanh định các khu vực sử dụng đất
- Xây dựng bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp bản
đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
2.4.1.12 Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
- Cụ thể hoá các mục tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳđầu đến từng năm,
- Dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp sử dụng vào mụcđích công ích của xã và các chi phí cho quản lý đất đai tại xã
2.4.1.13 Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
2.4.1.14 Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kếhoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu phù hợp với địa phương,
2.4.2 Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối
2.1.2.1 Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầucủa xã
2.1.2.2 Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính củaxã
2.1.2.3 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối
- Xác định tổng chi tiêu sử dụng đất cần thực hiện cho kế hoạch sử dụng đấtchi tiết
- Xác định các chi tiêu không có khả năng thực hiện trong kế hoạch sử dụngđấtg chi tiết kỳ cuối, các chi tiêu cần điều chỉnh do việc điều chỉnh định hướng phát
Trang 20triển kinh tế- xã hội để đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết và xác địnhcác chi tiêu sử dụng đất cho kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối đến từng năm.
- Dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp sử dụng vào mụcđích công ích của xã và các chi phí cho quản lý đất đai tại xã
2.1.2.4 Xác định các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
2.5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG
Xã Đồng Phú đã tiến hành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm
2000 – 2005 và đến nay đã hết hạn Hiện nay xã đang tiến hành lập phương án quyhoạch sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010, và việc quy hoạch sử dụng đất cũng ngàycàng ổn định hơn, hợp lý hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các lĩnh vựcphát triển
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Việc thực hiện “Đề án đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” cònthực hiện chậm ở một số bước công việc Đầu tư cho công tác lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất còn ít do đó còn hạn chế, ảnh hưởng đến định hướng sử dụng đấtcho thời gian dài chưa được sát làm hạn chế sự phát triển chung của vùng
Trang 21PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và nguồnnước, thuỷ văn, thảm thực vật
- Điều kiện kinh tế, xã hội: Cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các nhóm ngànhkinh tế, các vấn đề văn hoá, giáo dục, y tế…
- Đánh giá được thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội đến sự phát triển của vùng
3.1.2 Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và biến động đất đai.
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã
- Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa
sử dụng
- Tìm hiểu nguyên nhân và xu thế biến động của các loại đất
Tính toán so sánh mức độ biến động của từng loại đất qua các thời kỳ Đồngthời tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến biến động đó (cả nguyên nhânkhách quan và chủ quan)
3.1.3 Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phương hướng sử dụng đất.
- Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thông qua việcphân bố đất đai hợp lý và tiết kiệm Và định hướng phát triển được dựa trên các căn
cứ sau:
+ Kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước và củahuyện Chương Mỹ
+ Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã Đồng Phú
+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường
Trang 22+ Hiện trạng sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất đai.
+ Nhu cầu sử dụng đất của các ngành đóng trên địa bàn
3.1.4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Các phương án phải đảm bảo tính tiết kiệm, hợp lý và đem lại hiệu quả kinh
tế cao, hiệu quả về xã hội và môi trường Khi quy hoạch cần phải dự báo được nhucầu sử dụng các loại đất, xác định tiềm năng và phân bổ các loại đất đó Cụ thể:
Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
- Đất ở:
+ Dự báo nhu cầu đất ở
+ Phân bổ đất khu dân cư
+ Xây dựng sơ đồ phân bổ đất đai
- Đất chuyên dùng:
+ Dự báo nhu cầu đất chuyên dùng
+ Điều kiện sử dụng và phân bổ đất chuyên dùng
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp
- Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp
- Phân bổ đất nông nghiệp
3.1.5 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất theo định
kỳ 5 năm
3.1.6 Đánh giá hiệu quả của phương án
Hiệu quả của phương án được đánh giá trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu cụ thể
3.1.7 Các biện pháp và giải pháp thực hiện
Muốn việc thực hiện quy hoạch có hiệu quả cao chúng ta cần đề ra các biệnpháp, giải pháp hợp lý và phù hợp với điều kiện của địa phương, như: biện pháp
Trang 23quản lý và sử dụng các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sửdụng), giải pháp về vốn, lao động, cơ sở vật chất, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp rất quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất,nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết làm căn cứ cho việc định hướng pháttriển chung của vùng
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổnhưỡng, thủy văn…
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội: dân số, lao động, cơ sở
hạ tầng, trình độ dân trí…
- Thu thập các tài liệu bản đồ, các tài liệu về quy hoạch trước đây của xã và các tàiliệu khác có liên quan
3.2.2 Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất Mọi thôngtin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp tạo thành bản đồ gồm: bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng – nônghoá, bản đồ địa hình…
Phương pháp này có ưu điểm giúp cho mọi người có thể hình dung một cáchtổng quát hơn, dễ dàng hơn (do hầu hết các đối tượng được thể hiện ở trên bản đồ)
và là một phần không thể thiếu trong công tác quy hoạch
Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ thể hiện được một phần của công tácquy hoạch chứ chưa thể hiện được hết các thông tin cần thiết, các số liệu cụ thể, dovậy trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải kết hợp cácphương pháp với nhau để tạo hiệu quả cao nhất
Trang 243.2.3 Phương pháp tính toán theo định mức
Có thể nói đây là phương pháp rất thông dụng trong công tác quy hoạch sửdụng đất Phương pháp này đưa ra các dự đoán và các hình thức tổ chức lãnh thổmới, dựa trên cơ sở nghiên cứu: các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội (những thuậnlợi và khó khăn của các điều kiện đó mang lại), tính toán chi phí vật chất, lao động,dân số…
Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống định mức trên cơ sở khoahọc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, phải xây dựng các phương án quy hoạch
sử dụng đất sơ bộ theo định mức, phải được phân tích, đánh giá, so sánh kỹ lưỡng vàphải tuân theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhất định Ngoài ra cần phải kết hợpphương pháp này với phương pháp tư duy trừu tượng
Tuy nhiên phương án này cũng có những hạn chế nhất định, đó là nó bị giớihạn về số phương án và việc lựa chọn phương án chỉ là kết quả so sánh tương đốigiữa các phương án với nhau, chứ chưa tìm được phương án thực sự tối ưu Mặtkhác phương pháp này mang tính chất dự đoán (trên cơ sở khoa học) nên độ chínhxác chỉ mang tính tương đối nhất định
Trang 25PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA VÙNG
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Đồng Phú là một xã nằm ở khu vực phía Nam của huyện Chương Mỹ,tỉnh Hà Tây cách trung tâm huyện 10 km có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Quảng Bị
+ Phía Nam giáp xã Hoà Chính
+ Phía Đông giáp xã Thượng Vực
+ Phía Tây giáp xã Hồng Phong và huyện Mỹ Đức
Xã có tổng diện tích là 362,34 ha được chia thành 4 thôn là thôn Hạ Dục, Hoà
Xá, Hoàng Xá và thôn Thượng Phúc Xã có tuyến tỉnh lộ 80 đã được rải nhựa chạyqua nên rất thuận tiện cho việc giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Đồng Phú là một xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên có địa hìnhtương đối bằng phẳng, rất thuận tiện cho việc đi và xây dựng các công trình của địaphương
Địa hình đi dọc xã có 4,5 km đường tỉnh lộ 80 chạy qua 3 thôn, có 5 kmsông Bùi chảy qua Do đó rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại cả đường bộ vàđường thuỷ, tạo điều kiện phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, dich vụ, tiểu thủcông nghiệp
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Đồng Phú nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu ở đây mang nétđặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đôngthường lạnh, khô hanh, cuối mùa có mưa phùn, ẩm độ không khí cao
Trang 26Do vậy trong sản xuất chúng ta cần tận dụng các điều kiện thuận lợi và timcác biện pháp hạn chế tới mức tối đa những khó khăn do khí hậu, thời tiết gây ra.
4.1.1.4 Thuỷ văn
Xã Đồng Phú là một xã có hệ thống thuỷ văn chủ yếu là kênh mương, việctưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sông Bùi Trongnhiều năm qua xã thường xuyên quan tâm đến công tác làm thuỷ lợi nội đồng Được
sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phi của huyện, xã đã tiến hành kiên cố hoá một sốkênh mương nên đã đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng ổnđịnh 2 vụ và 3 vụ
Nhìn chung hệ thống thuỷ văn của xã đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nướccho sinh hoạt Hệ thống sông ngòi, ao, hồ đã làm tăng thêm vẻ phong phú về thuỷvăn của xã
Mặt khác, Đồng Phú là một xã nằm trong vùng phân lũ của Trung ương, bảo
vệ thủ đô Hà Nội khi cần thiết, do vậy xã cần phải có biện pháp phòng chống lũ lụt
Trang 27kịp thời vào mùa mưa để hạn chế gây tổn thất đến sản xuất và sinh hoạt của ngườidân
4.1.2 Các nguồn tài nguyên trong xã
4.1.2.1 Tài nguyên đất đai
Là một xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nên đất đai của xãđược hình thành trên nền đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, hàm lượng dinhdưỡng không cao, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thuận lợi cho phát triển cácloại rau màu như : lúa, ngô, khoai, rau màu, đậu đỗ …
4.1.2.2 Tài nguyên nước
Đồng Phú là một xã có nguồn tài nguyên nước tương đối phong phú như:sông Đáy, sông Bùi, các ao, hồ trong và ngoài khu dân cư, đồng thời xã cũng cónguồn nước ngầm khá phong phú
Tài nguyên nước trong xã:
- Nước mặt: Chủ yếu là ao, hồ, đầm và nước từ sông Bùi, sông Đáy, nướcmáng 7 phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tromg xã
- Nước ngầm: Chủ yếu được khai thác, sử dụng qua hình thức giếng khoan,lượng nước giao động theo mùa, thường ở độ sâu từ 8 đến 28 m Đây là nguồn cungcấp nước sinh hoạt cho người dân
Nhìn chung tài nguyên nước trong xã đã cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân
4.1.2.3 Thảm thực vật
Thảm thực vậy trong xã chủ yếu là lúa, các cây vụ đông, cây rau màu, câylưu niên và cây hàng năm khác trồng trong khu dân cư, trong các hộ gia đình giúpđảm bảo nhu cầu lương thực, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân đặc biệt
là các cây vụ đông và các cây ăn quả lâu năm như : bưởi, nhãn, chuối…Tuy nhiên
hệ thống các cây trồng ở đây chưa phong phú và đa dạng và chưa có sản phẩm nôngsản tạo nào thật sự tạo ra thế mạnh của vùng
Trang 284.1.2.4 Tài nguyên nhân văn
Hiện trạng dân số của xã phân bố thành bốn thôn, tất cả đều là dân tộc kinhvới 5602 nhân khẩu và 1169 hộ Số người trong độ tuổi lao động là 2247 người Các phong tục tập quán sinh hoạt và lao động mang đặc trưng của người dân vùngđồng bằng Bắc Bộ, nơi có truyền thống thông minh, cần cù lao động, chịu thươngchịu khó Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chungcủa vùng
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.3.1 Dân số - lao động - việc làm
Theo kết quả điều tra, tính đến tháng 10 năm 2006 trong xã có tổng số dân là
5602 người với 4761 khẩu nông nghiệp, số người trong độ tuổi lao động là 2247người Tổng số hộ trong toàn xã tính đến tháng 10 nưm 2005 là 1169 hộ Trong đó
số hộ nông nghiệp là 1017 hộ
Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm Từ những kếtquả tổ chức thực hiện các đề án, dự án, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹthuật, thong tin giới thiệu việc làm đạt kêt quả đã góp phần đưa tỷ lệ người có việclàm thường xuyên đạt 90%, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, cơ cấu laođộng từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nângcao
Hiện trạng dân số, số hộ của xã được thể hiện qua Bảng 1.
Trang 29Bảng 1: Tình hình phát triển dân số qua một số năm xã Đồng Phú
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Qua bảng 1 ta thấy, trong những năm gần đây xã Đồng Phú có tỷ lệ dân số phát triểntheo hướng giảm, từ 1,13% năm 2004 xuống 0,98% năm 2006 Từ đó cho thấyngười dân trong xã đã thực hiện kế hoạch hoá gia đình một cách chặt chẽ và đạt kếtquả cao
4.1.3.2 Tình hình phát triển của các ngành kinh tế
Trang 30Tiếp tục phát huy nguồn lực hiện có của địa phương, khai thác tiềm năng, tậptrung đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng từ 8 – 9% so với năm2004.
Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt:
Đồng Phú là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đây là vùng đồng bằngnên trồng trọt vẫn đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của xã.Với diện tích gieo cấy là 237,92 ha, năng suất ước đạt 62,07 tạ/ha/năm Tổng sảnlượng đạt 3338 tấn, tăng 11% so với năm 2005 Ngoài ra xã còn trồng các cây vụ
đông có giá trị kinh tế cao Tình hình phát triển trồng trọt thể hiện chi tiết ở bảng 2.
Bảng 2: Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Trang 31Qua bảng ta thấy diện tích diện tích gieo trồng trong những năm gần đây có
sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng
có biến động Năm 2004 năng suất trung bình đạt 51,2 tạ/ha, đến năm 2006 năngsuất lúa bình quân đạt 55.6 tạ/ha Bình quân lương thực trên đầu người đạt 600kg/người/năm Trong thời gian tới nhân xã cần đưa các giống cây trồng mới, có giá
Trang 32trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập chongười dân trong xã.
Ngành chăn nuôi có bước phát triển khá về tổng đàn, cơ cấu đàn, đã có nhiều
mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng công nghiệp và hướng nuôi siêu nạc, hệthống chuồng trại được mở rộng Theo thống kê, năm 2006 toàn xã hiện có 178 contrâu và bò, chủ yếu là để phục vụ cho việc cày, kéo; có 930 con lợn và 11200 congia cầm các loại Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm là 46,5 tấn, sản lượng thịtgia cầm các loại đạt 20,16 tấn Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đượcquan tâm thường xuyên nên trong năm không có dịch bệnh xảy ra Công tác kiểmsoát vệ sinh thực phẩm được duy trì thường xuyên đảm bảo an toàn sức khoẻ chongười tiêu dùng
Diện tích nuôi thả cá là 10,24 ha; sản lượng đạt khoảng 21,2 tấn kể cả đánhbắt tự nhiên
Tổng thu nhập của xã năm 2005 là 22000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch đặt
ra, tăng so với năm 2004 là 21200 triệu đồng Trong đó, cây trồng các loại đạt 8200triệu đồng, chăn nuôi đạt 2800 triệu đồng Bình quân thu nhập đầu người đạt 3,8triệu đồng/người/năm
Bảng 3:Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Trang 33Hạng mục ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số lượng gia cầm cũng giảm từ 12552 năm 2004 xuống còn 11200 năm 2006.Tuy nhiên số lượng lợn biến động không đáng kể : năm 2004 là 902 con, năm 2005
là 890 đến năm 2006 là 930 con Còn ngành nuôi trồng thuỷ sản của xã trong nhữngnăm qua đã có những bước phát triển hơn, so vơi năm 2004, năm 2006 đã có sự tănglên cả về diện tích lẫn sản lượng: diện tích nuôi thả cá đã tăng từ 9,8 ha lên 10,24 ha
và tổng sản lượng tăng từ 18 tấn lên 21,2 tấn Trong tương lai xã cần khuyến khíchcác hộ gia đình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nuôi thêm các giống cá lai mới lớnnhanh, cho năng suất và sản lượng cao góp phần tăng nâng cao đời sống của các hộgia đình
Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản
Năm 2004 giá trị thu nhập của ngành TTCN – XDCB của xã Đồng Phú đạt
8800 triệu đồng bằng 40% tổng thu nhập của toàn xã Thu nhập của ngành so với