Chuyên đề: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất (Báo cáo thuyết minh định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội do sinh viên Khóa DH5QD thực hiện. Đây được đánh giá là bài báo cáo sát với chuyên đề với nội dung tài liệu đầy đủ nhất.
Trang 1TR ƯỜ NG Đ I H C TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TR Ạ Ọ ƯỜ NG HÀ N I Ộ
Đ a đi m th c t p: Phòng TNMT Thành ph Ph Lý ị ể ự ậ ổ ủ
Trang 2Hà Nam, tháng 12 năm 2018
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
I SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5
III CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5
1 Cơ sở pháp lý 5
2 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ 6
IV BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO 6
V SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 6
Phần I 7
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 7
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 7
1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên 7
1.1 Vị trí địa lý 7
1.2 Địa hình, địa mạo 7
1.3 Khí hậu, thời tiết 7
1.4 Thuỷ văn, nguồn nước 8
2 Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên 8
2.1 Tài nguyên đất 8
2.2 Tài nguyên nước 9
2.3 Tài nguyên nhân văn 9
2.4 Tài nguyên khoáng sản 10
2.5 Tài nguyên du lịch 10
3 Phân tích thực trạng môi trường 10
4 Đánh giá chung 11
4.1 Thuận lợi 11
4.2 Hạn chế: 11
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 11
1 Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội : 11
2 Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực 12
2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp 12
2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 12
2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ 13
3 Phân tích dân số, lao động, việc làm và thu nhập 13
3.1 Dân số và phân bố dân cư 13
3.2 Lao động và việc làm 14
3.3 Thu nhập và mức sống 14
4 Thực trạng phát triển đô thị và nông thôn 15
4.1 Thực trạng phát triển đô thị 15
4.2 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 15
5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 16
5.1 Giao thông 16
5.2 Thuỷ lợi 17
Trang 35.3 Năng lượng, bưu chính - viễn thông 17
5.4 Giáo dục - đào tạo 18
5.5 Y tế 18
5.6 Văn hoá thông tin, thể dục – thể thao 19
5.7 Hệ thống cấp thoát nước 19
6 Đánh giá chung 19
6.1 Thuận lợi 19
6.2 Hạn chế và thách thức 20
Phần II 21
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 21
I.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI : 21
1 Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện 21
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính 21
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 21
4 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 22
5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 22
6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 23
7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 23
8 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 23
II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT.24 1 Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất : 24
1.1 Đất nông nghiệp 25
1.2 Đất phi nông nghiệp 26
1.3 Đất chưa sử dụng 28
1.4 Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất 28
2 Biến động sử dụng đất 29
2.1 Biến động tổng quỹ đất 29
2.2 Biến động sử dụng các loại đất 29
3 Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất 32
III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 33
1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 33
2 Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 34
IV TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 35
Phần III 38
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 38
I ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT 38
1 Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 38
2 Quan điểm sử dụng đất 38
Trang 43 Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng 39
II PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 40
1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 40
1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40
1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 41
2 Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng 41
2.1 Chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ 41
2.2 Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực 42
2.3 Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất 44
3 Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng 61
III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 63
1 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 63
2 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia 64
3 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất 64
4 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng 64
5 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc 65
6 Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên 65
Phần IV 67
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .67
I GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 67
1 Những giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp 67
2.Những giải pháp nhằm tiết kiệm sử dụng đất 67
3.Giải pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù 67
4.Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và duy trì cải thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai 67
II GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016 68
1 Giải pháp về chính sách 68
2 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 68
3 Giải pháp về khoa học - công nghệ 69
4 Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 69
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
I SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng
và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh Vai trò của đấtđối với con người và các hoạt động sống là rất quan trọng, nhưng lại giới hạn
về diện tích và cố định về vị trí Do vậy việc sử dụng đất cần phải hết sức tiếtkiệm và hợp lý
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quantrọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Luật đất đai năm 2013 quyđịnh: “quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là 1 trong 15 nội dung quản lý Nhànước về đất đai; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định từĐiều 31 đến Điều 51 của Luật đất đai và được cụ thể tại Nghị định số43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ (từ Điều 7 đến Điều 12),Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường
Xác định được tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất, trước đây Uỷ ban Nhân dân thành phố Phủ Lý đã tiếnhành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Tuy nhiên, thực hiện nghịquyết số 89/NQ-CP ngày 23/07/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địagiới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để
mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thành lập các xã, phườngthuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Thành phố Phủ Lý từ 12 đơn vị xã,phường với diện tích 3.426,77 ha đến nay đã mở rộng với diện tích tăng lênhơn 2,5 lần, thống kê năm 2015 thành phố có diện tích 8.763,92 ha với 21 đơn
vị hành chính gồm 11 phường (Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Thanh Châu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ, Thanh Tuyền) và 10 xã (Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình), cùng với sự phát triển phức tạp của các vấn đề kinh tế - xã hội dẫn đến
nhiều chỉ tiêu sử dụng đất không còn phù hợp với thực tế cũng như địnhhướng phát triển của địa phương Từ đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiến
hành lập “Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Phủ Lý”
Trang 6II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Phân bố quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướngphát triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất củacác ngành, các địa phương cấp dưới cụ thể năm 2020 và trong tương lai xa;
- Khoanh định, phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấpphải được cân đối trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất đã được điều chỉnh, bổsung; đảm bảo không bị chồng chéo, khắc phục những bất hợp lý trong việc
sử dụng đất;
- Đảm bảo cho các mục đích sử dụng đất ổn định, lâu dài;
- Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành cácthủ tục thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, cóhiệu quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất;
- Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công
trình (vị trí, diện tích, diện tích tăng thêm, số tờ-số thửa,…) phù hợp với các
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như định hướng pháttriển của cấp trên;
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để pháttriển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái
III CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Trang 72 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 của Thành phố Phủ Lý;
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5năm kỳ đầu 2011 - 2015 của thành phố Phủ Lý;
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2020 của thành phố Phủ Lý;
- Các loại bản đồ chuyên ngành
- Thực trạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tình hình quản
lý và sử dụng đất đai, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
- Các tài liệu khác có liên quan
IV BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO
Báo cáo lập “Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”, ngoài phần Đặt vấn đề, phần kết luận và kiến nghị,
được bố cục thành 4 phần như sau:
Phần I : Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Phần II : Tình hình quản lý sử dụng đất
Phần III : Phương án định hướng sử dụng đất đến năm 2020
Phần IV: Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
V SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp định hướng sử dụng đất đến năm 2020
và hệ thống bảng biểu số liệu kèm theo;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm
2015, tỷ lệ 1/5.000;
- Bản đồ định hướng sử dụng đất tthành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đếnnăm 2020, tỷ lệ 1/5.000
Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
Trang 81.1 Vị trí địa lý
Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của tỉnh
Hà Nam Địa giới hành chính của thành phố tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Duy Tiên
- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm
- Phía Đông giáp huyện Bình Lục
- Phía Tây giáp huyện Kim Bảng
Thành phố Phủ Lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, có hệthống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi; cơ sở hạ tầngđược đầu tư nâng cấp, mở rộng Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho thànhphố phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2 Địa hình, địa mạo
Thành phố Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông và ven núi nên địa hình
bị chia cắt mạnh bởi các sông và các khu vực trũng thấp, cụ thể:
Khu vực dọc theo Quốc lộ 1A do được tôn nền trong quá trình xây dựng cócao độ lớn nhất, trung bình từ 3,0 - 5,0 m so với mực nước biển
Khu vực ven sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang có cao độ trung bình2,5 - 3 m so với mực nước biển
Khu vực ruộng canh tác thường có cao độ từ 1,5 ÷ 3 m và có xu hướng caodần về phía Tây giáp với khu vực Bút Sơn
Khu vực có địa hình thấp nhất gồm hệ thống các đầm hồ trũng ở phía Bắcthành phố với cao độ 1,5m và thường xuyên bị ngập nước
1.3 Khí hậu, thời tiết
Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt:mùa khô và mùa mưa
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này lượng mưa ít chiếm15% lượng mưa cả năm, gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này mưa nhiều chiếm gần 70%lượng mưa cả năm, có năm lên đến 80%, gió chủ yếu là gió mùa Đông Nam.Các yếu tố khí hậu như: gió, nhiệt độ, độ ẩm… cũng thay đổi theo mùa
- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23oC - 24oC
- Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm từ 1.300 - 1.500 giờ với tổngnhiệt độ trung bình năm là 8.300 - 8.600oC Số giờ nắng cũng phụ thuộc vàomùa
- Độ ẩm trung bình các tháng trong năm chênh lệch không lớn, giữa tháng
Trang 9ẩm nhất và tháng khô nhất chỉ chênh nhau 12% Độ ẩm trung bình tối đa là90%; độ ẩm trung bình tối thiểu 84%.
- Hướng gió thay đổi theo mùa Tốc độ gió trung bình từ 2 - 2,5 m/s
1.4 Thuỷ văn, nguồn nước
Thành phố Phủ Lý có hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích lưu vựckhoảng 386,0 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 3 con sônglớn:
- Sông Đáy chạy qua địa phận thành phố dài 7,8 km, tuy nguồn nước kémdồi dào hơn và ít phù sa nhưng cũng là nguồn nước quan trọng cả về cấp thoátnước và lẫn giao thông thủy của thành phố Dòng chảy của sông Đáy chịu ảnhhưởng rõ rệt của chế độ mưa
- Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Thụy Phương với sông Đáy tạiPhủ Lý, chạy qua địa phận thành phố dài khoảng 3 km Mùa mưa nước sôngĐáy lên cao ảnh hưởng đến lũ sông Nhuệ Hiện nay nước sông Nhuệ bị ônhiễm nặng nề, đã ảnh hưởng đến công tác tưới tiêu cho cây trồng và gây ônhiễm nguồn nước sông Đáy và sông Châu Giang
- Sông Châu Giang nối sông Hồng tại Yên Lệnh với sông Đáy tại Phủ Lý,chạy qua địa phận thành phố dài khoảng 4 km, bề rộng trung bình 30m, bềrộng lớn nhất 40 m, sâu trung bình ≈ 2m
Đây là mạng lưới sông quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thành phố
2 Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên
2.1 Tài nguyên đất
Đất đai của thành phố Phủ Lý được hình thành do phù sa cổ của hệ thốngsông Hồng bồi đắp và đất hình thành tại chỗ Theo nghiên cứu của Viện thổnhưỡng nông hóa Việt Nam, diện tích dùng để điều tra thổ nhưỡng là 1871,51
ha cho kết quả như sau:
- Đất phù sa glây, chua, cơ giới nhẹ, nghèo bazơ chiếm 15,48% diện tíchđiều tra, phần diện tích này phân bố tập trung ở phường Lam Hạ một số ít ởThanh Châu và Liêm Chính, đất tốt thích hợp cho việc trồng màu và cây côngnghiệp ngắn ngày
- Đất phù sa chua, cơ giới nhẹ, glây sâu chiếm 10,32% diện tích điều tra,phân bố tập trung ở xã Liêm Chung….nơi địa hình cao do trồng trồng lúa nên
đã suất hiện glây Loại đất này thích hợp cho trồng lúa, lúa màu
- Đất phù sa chua, cơ giới trung bình, glây sâu, đọng nước chiếm 23,66 %diện tích điều tra, phân bố tập trung ở các phường Châu Sơn và phường Lê
Trang 10Hồng Phong, thích hợp cho trồng lúa và cây hoa màu.
- Đất phù sa chua nghèo bazơ chiếm 20,80% diện tích điều tra, phân bố chủyếu ở các phường Châu Sơn, Thanh Châu, Liêm Chính, xã Liêm Chung…phùhợp cho trồng lúa 2 vụ
- Đất phù sa, ít chua, cơ giới trung bình, điển hình chiếm 2,87% diện tíchđiều tra, phân bố chủ yếu ở phường Châu Sơn, thích hợp cho trồng lúa, lúamàu
- Đất phù sa, ít chua, cơ giới trung bình chiếm 22,20% diện tích điều tra,phân bố chủ yếu ở xã Phù Vân, phường Lam Hạ Loại đất này thích hợp chotrồng 2 vụ lúa
- Đất cát điển hình, chua, glây sâu chiếm 4,67% diện tích điều tra, phân bốtập trung ở phường Liêm Chính, xã Liêm Chung và một phần nhỏ ở phườngThanh Châu
2.2 Tài nguyên nước
Nhìn chung nguồn nước của thành phố Phủ Lý khá dồi dào nằm ở ngã basông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu Giang, đồng thời có nhiều ao hồ nênthành phố Phủ Lý có nguồn nước mặt tương đối dồi dào
- Nước mặt: Nguồn nước sông Đáy có lưu lượng trung bình trên 400 m3/s(cao nhất là 798 m3/s và thấp nhất là 2,6 m3/s ) với chất lượng nước khá tốt.Đây là điều kiện khá thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còncho phát triển công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt Tuy nhiên, do Phủ Lý nằm ởvùng hạ lưu nên việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt cũng có những hạnchế nhất định
- Nước ngầm: phụ thuộc vào mực nước các sông và thay đổi theo mùa.Hiện nay nước ngầm trên địa bàn thành phố đang bị nhiễm Asen nặng Số liệuphân tích mẫu nước ngầm tại Phủ Lý cho thấy 20% mẫu nước có hàm lươngAsen vượt quá tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT) từ1,2 – 10 lần
2.3 Tài nguyên nhân văn
Thành phố Phủ Lý được hình thành vào năm 1832, trải qua 180 năm xâydựng và phát triển đã gặp không ít những thăng trầm
Với lịch sử kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945 - 1954),dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Phủ Lý đã kiên cường bám trụ, đánhđịch trên tất cả các mặt trận, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệtnhiều quân địch
Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Phủ Lý với sự cần cù thông minhsáng tạo đã không ngừng đấu tranh xây dựng để có được thành phố Phủ Lý
Trang 11như ngày nay.
2.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của thành phố Phủ Lý rất hạn chế, chỉ có một số mỏ
đá xây dựng ở Châu Sơn với trữ lượng nhỏ Hiện tại có 2 công ty khai thác đálàm vật liệu xây dựng và đá vôi tại Núi Bùi - Châu Sơn
Nhưng với vị trí nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như
đá vôi, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đáxây dựng Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét để sản xuất xi măng và đất sét đểsản xuất gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xâydựng khác nên Phủ Lý có nhiều cơ hội sử dụng nguyên liệu về vật liệu xâydựng này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp ở địa phương
2.5 Tài nguyên du lịch
Du lịch thành phố đang ngày càng phát triển, một số dự án phục vụ du lịchđược triển khai xây dựng như: Khu Đền thờ các anh hùng liệt sỹ Tỉnh HàNam và Đài tưởng niệm liệt sỹ 10 cô gái Lam Hạ, quy hoạch khu du lịch sinhthái, làng hoa xã Phù Vân… Đã hình thành và phát triển các doanh nghiệpkinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành bước đầu đáp ứng được nhu
cầu du lịch của nhân dân.
3 Phân tích thực trạng môi trường
- Thành phố Phủ Lý đang ở giai đoạn đầu đổi mới trong sự nghiệp côngnghiệp hóa - hiện đại hóa; hiện tại các ngành kinh tế - xã hội chưa thực sựphát triển, một số trung tâm kinh tế - xã hội đang được hình thành và pháttriển do vậy môi trường nước, không khí, đất đai có chiều hướng bị ô nhiễm
- Nguồn nước sông Nhuệ phải hứng chịu nhiều chất thải từ các khu côngnghiệp, bệnh viện và nước thải sinh hoạt chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để
từ Hà Nội chảy về nên thường xuyên bị ô nhiễm nghiêm trọng, có màu đen,mùi hôi và đặc biệt những đợt ô nhiễm nặng thường kéo dài
- Mật độ ô nhiễm không khí ngày một tăng do Phủ Lý có mạng giao thôngtương đối phát triển Hầu hết các tuyến đường trọng điểm ở Phủ Lý đều bị ônhiễm bụi nặng như khu vực đầu cầu Phủ Lý, ngã 3 Quốc lộ 1A và Quốc lộ21A
- Môi trường tiếng ồn ở một số khu vực tại thành phố Phủ Lý như ở cáckhu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng gây ra tiếng ồn lớn do hoạt động củacác phương tiện giao thông
- Chất thải trong sinh hoạt và chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp (cơ khí, mộc dân dụng, xay xát…) cũng làm tăng thêm ô nhiễm
Trang 12môi trường Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các chế phẩm hóa học
để trừ sâu diệt cỏ dại và phân hóa học… đã tác động đến môi trường sinh thái
4 Đánh giá chung
4.1 Thuận lợi
- Thành phố Phủ Lý có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều đầu mối giaothông quan trọng (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) toả đi khắp tỉnh HàNam Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khácnên thành phố Phủ Lý thu hút được rất nhiều đầu tư trong việc xây dựng cáckhu đô thị, khu công nghiệp Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sửdụng đất ở địa phương Một diện tích lớn đất nông nghiệp đã được chuyển đổi
để xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng xã hội
4.2 Hạn chế:
Tuy nhiên, do Phủ Lý nằm ở vùng hạ lưu nên việc khai thác sử dụng nguồnnước mặt cũng có những hạn chế nhất định Do đó khống chế được lượngnước chảy qua nên về mùa mưa thường gây ngập lụt và chịu ảnh hưởng bởi
sự điều tiết phân lũ sông Đáy của Trung ương, ngược lại về mùa khô, mựcnước sông thấp nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn
Nguồn tài nguyên khoáng sản của thành phố hạn chế, nên không thuận lợicho phát triển các ngành nghề về khai khoáng, chỉ có một số mỏ đá xây dựng
ở Châu Sơn với trữ lượng nhỏ;
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
1 Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội :
Hiện nay thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 10
xã Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (tính theo GDP) năm 2015 đạt15,90% ; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó:Thương mại – Dịch vụ 37,21 %; Công nghiệp – TTCN và xây dựng 59,65%;Nông nghiệp – Thủy sản 3,14% Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm
2015 đạt 67,13 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng Kinh tế của thành phốtừng bước có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tếcông nghiệp, giảm dần tỷ trọng các ngành ngư nghiệp, nông nghiệp, đó là xuhướng phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh Hà Nam
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực: kinh tếNhà nước có tốc độ tăng trưởng chậm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo Kinh tếngoài quốc doanh từng bước khai thác được vốn và trí tuệ của nhân dân đã xuấthiện nhiều mô hình kinh tế giỏi, nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, huy động
Trang 13được mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển góp phần phát triển kinh
2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tập trung chỉ đạo kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong năm 2015 đạt vàvượt các chỉ tiêu cả về diện tích, năng suất, sản lượng Tổng diện tích gieotrồng 8.551,03 ha đạt 107% kế hoạch; Năng suất lúa cả năm đạt 122,2 tạ/hađạt 103% kế hoạch Tổng sản lượng lương thực có hạt 40.279,2 tấn bằng105,3% kế hoạch, trong đó sản lượng thóc đạt 37.894 tấn bằng 104,6% kếhoạch
Tổ chức được gần 90 hội nghị tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹthuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y (xây dựng 35 mô hình sản xuất nấm ăn cácloại, 10 mô hình đệm lót sinh học, 02 mô hình cây trồng hàng hóa) Triển khaithực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước thải làng nghềchế biến nông sản thực phẩm bằng chế phẩm vi sinh tại làng nghề xã Đinh
Xá, xã Liêm Tuyền - thành phố Phủ Lý- tỉnh Hà Nam”
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt,tập trung đánh giá 04 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Rà
soát đánh giá các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới tại các xã
2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN theo giá cố định năm 2015 ước đạt11.686,10 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch năm 2015
Thành phố hiện có 1.541 doanh nghiệp, trong đó: 1.053 DN đang hoạtđộng, 64 DN tạm nghỉ kinh doanh, 424 DN ngừng hoạt động Thành phố hiện
có 5 làng nghề và 14 làng có nghề Giá trị sản xuất của các làng nghề ước đạt
Trang 14khoảng 82 tỷ đồng
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh
và đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế của thành phố
và giải quyết việc làm cho người lao động như: Khu công nghiệp Châu Sơn
và cụm công nghiệp Bắc Thanh Châu
2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Năm 2015, Thành phố tập trung quyết liệt thực hiện đồng đều các giải phápnhằm tăng thu ngân sách Tổng thu ngân sách năm 2015 ước đạt: 745,012 tỷđồng (bao gồm cả thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu chuyển nguồn),đạt 119,4% so với KH tỉnh giao, đạt 113,2% so với Nghị quyết HĐND thànhphố Trong đó, thu từ kinh tế trên địa bàn ước đạt: 351,359 tỷ đồng, đạt112,52% so với kế hoạch tỉnh giao, đạt 101,4% so với Nghị quyết HĐNDthành phố Các chỉ tiêu thu thuế, thu lệ phí đạt cao, vượt tiến độ so với dựtoán năm và tăng cao so với cùng kỳ như thuế công thương nghiệp ngoài quốcdoanh Tuy nhiên còn một số chỉ tiêu thu đạt thấp, trong đó có chỉ tiêu thutiền quyền sử dụng đất chỉ đạt 57,2% so với kế hoạch
Tổng chi ngân sách năm 2015 ước đạt 421,860 tỷ đồng, đạt 113,46% so với
kế hoạch Đảm bảo các khoản chi theo dự toán đầu năm, đặc biệt ưu tiênnguồn chi lương và các chế độ chính sách
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt5.991,8 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch
3 Phân tích dân số, lao động, việc làm và thu nhập
3.1 Dân số và phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2015 dân số của thành phố Phủ Lý có khoảng139.786 người, chiếm khoảng 17,2% dân số tỉnh Hà Nam; mật độ dân số bìnhquân 1.595 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các phường, xã
Dân số năm 2015 của thành phố Phủ Lý
Đơn vị tính: Người
(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Phủ Lý)
Năm 2015 có tổng dân số đô thị là 83.154 người, tỷ lệ đô thị hóa 59% Tỷ
lệ tăng tự nhiên luôn duy trì ở mức thấp chứng tỏ công tác dân số kế hoạch
Trang 15hóa gia đình ở Phủ Lý thực hiện tốt Đời sống dân cư từng bước được cảithiện, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 67,13 triệu đồng/người/năm,nhiều hộ có nhà xây kiên cố, trang bị đồ dùng có giá trị (xe máy, ti vi, tủ lạnh,
…) Giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 xuống còn 2,97%, thực hiện Chương trình
hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố có 310 hộ Tiếp tục triểnkhai Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công cho 132 hộ đã xây dựngxong, tổng kinh phí hỗ trợ 5,28 tỷ đồng; tổng số lao động được giải quyết việclàm mới đạt 2.990 người
3.2 Lao động và việc làm
Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội Thành phố đã phối hợp với các
sở, ngành của tỉnh có liên quan tổ chức gặp mặt, thăm, hỏi, tặng quà cho cácđối tượng chính sách, người có công, gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anhhùng, lão thành Cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, gia đình chính sách, đốitượng bị nhiễm chất độc da cam, đối tượng người nghèo, có hoàn cảnh khókhăn… trên địa bàn thành phố trong các dịp lễ, tết với tổng kinh phí trên 5,3
tỷ đồng
Kiểm tra thực tế các đối tượng hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội tại 09 đơn
vị phường, xã mới sát nhập về thành phố; Kiểm tra đối tượng bảo trợ xã hộiđược nuôi dưỡng tại cộng đồng; Tổ chức cho các đối tượng người có công điđiều dưỡng dã ngoại tại Hòa Bình (140 người) và Thái Nguyên (52 người)
Quản lý quỹ “Quốc gia hỗ trợ việc làm” 7.234 triệu đồng; Giải quyếtcho vay vốn từ quỹ "Quốc gia hỗ trợ việc làm" 62 dự án kinh phí 1.240 triệuđồng, giải quyết việc làm mới cho 62 lao động, giải quyết việc làm thêm cho
124 lao động Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới năm 2015 ướcđạt 2.980/2.980 người = 100% so với kế hoạch; Giải quyết việc làm thêm ướcđạt 3.115/3.115 người = 100% so với kế hoạch
3.3 Thu nhập và mức sống
Trong năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 67,13 triệuđồng/người/năm Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếđời sống nhiều hộ gia đình được cải thiện, tỷ lệ có xe hơi, xe máy, tivi… tănglên rõ rệt Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế thành phốtrong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và không còn
hộ đói, các tiện nghi sinh hoạt của một bộ phận dân cư được cải thiện đáng
kể Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa các địa phương cũngnhư khu vực thành thị và nông thôn trong thành phố còn khá lớn
4 Thực trạng phát triển đô thị và nông thôn
4.1 Thực trạng phát triển đô thị
Trang 16Thực hiện tốt công tác quy hoạch đô thị xác định mục tiêu xây dựngthành phố Phủ Lý sẽ trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh năm 2020 Triểnkhai công bố công khai quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đếnnăm 2030 – tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác trên địa bàn Quản
lý công tác thực hiện quy hoạch của các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố
Thành phố đã tiến hành lập nhiều đồ án quy hoạch chi tiết và triển khainhiều dự án các khu đô thị, các trung tâm thương mại gắn liền với phát triểndân cư và chỉnh trang đô thị, các khu tái định cư Hiện nay trên địa bànthành phố có tổng số 1.476 số cơ sở sản xuất công nghiệp độc lập (đang hoạtđộng) với tổng số vốn đầu tư trên 5.682,785 tỷ đồng Đẩy mạnh tiến độ thựchiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Nam
Lê Chân (diện tích 68,7ha, quy mô dân số 8000 người); Khu đô thị Nam TrầnHưng Đạo (diện tích 21,3 ha, quy mô dân số 5.000 người); Khu đô thị Đôngsông Đáy (từ cầu Hồng Phú đến cầu Đọ Xá, diện tích 75 ha); Khu đô thị LiêmChung dọc hai bên đường 21A diện tích 100 ha; Khu đô thị Bắc Thanh Châu(diện tích 19,8ha, quy mô dân số 3.500 người); Khu đô thị Liêm Chính (diệntích 89,7 ha); Khu đô thị Bắc Châu Giang Lam Hạ, diện tích 652 ha; Khu đôthị Quang Trung - Lam Hạ diện tích 252 ha
Kết cấu hạ tầng đô thị xây dựng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầuđẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển đô thị hiện đại Khu đô thị tương đốitập trung của thành phố là phường Minh Khai, đây là trung tâm hành chính -kinh tế - chính trị - văn hóa của thành phố
Hạ tầng giao thông nội thị: các tuyến đường chính giai đoạn gần đâyđược nâng cấp tương đối tốt nhưng nhìn chung hệ thống đường nội thị củathành phố đang bắt đầu tình trạng quá tải
Hạ tầng cấp, thoát nước đô thị: đến nay đã đáp ứng được khoảng 95%nhu cầu nước máy sinh hoạt ở các đô thị Hệ thống thoát nước ở các đô thịcòn nhiều hạn chế
Hạ tầng cấp điện và viễn thông đô thị: đến nay được xây dựng khá tốt,bảo đảm cung cấp điện ổn định và các dịch vụ viễn thông cho sản xuất và sinhhoạt
4.2 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Tập trung chỉ đạo kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong năm 2015 đạt
và vượt các chỉ tiêu cả về diện tích, năng suất, sản lượng Tổng diện tích gieotrồng 8.551,03 ha đạt 107% kế hoạch; Năng suất lúa cả năm đạt 122,2 tạ/hađạt 103% kế hoạch Tổng sản lượng lương thực có hạt 40.279,2 tấn bằng105,3% kế hoạch, trong đó sản lượng thóc đạt 37.894 tấn bằng 104,6% kế
Trang 17Xây dựng điểm mô hình nông thôn mới tại các xã, bước đầu đã hìnhthành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa công nghệ cao… đạt hiệu quảkinh tế cao Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, chuyển giao công nghệ được chú trọng, đưa giá trị sản xuất trên
1 ha canh tác hàng năm đều tăng
Đất phát triển hạ tầng trong khu dân cư nông thôn lớn hơn đất ở là tiền
đề để quy hoạch khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa nông thôn Hệthống ao hồ trong khu dân cư nông thôn cần được bảo vệ cải tạo để tạo thành
lá phổi xanh, không gian thoáng trong khu dân cư
Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng làm chodiện mạo nông thôn ngày càng đổi thay, đời sống của nông dân từng bướcđược cải thiện và nâng cao
5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
5.1 Giao thông
Thành phố Phủ Lý hội tụ cả 3 loại hình giao thông đó là giao thông đường
bộ, đường sắt và đường thủy, phân bố khá hợp lý nên đã tạo được mạng lướigiao thông tương đối đồng bộ
Toàn thành phố có 226,5 km đường bộ và đường sắt Trong đó:
- Quốc lộ 1A: chạy qua địa bàn thành phố có chiều dài 12,18 km Đây làtuyến đường đối ngoại quan trọng nhất của thành phố, tạo điều kiện cho việcgiao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội của thành phố
- Quốc lộ 21A: được chia thành 2 đoạn: Đoạn từ Đồng Sơn (Huyện KimBảng) - Thành phố Phủ Lý và Đoạn từ cầu Phủ Lý - cầu Đọ Xá (Thành phốPhủ Lý) Đây là tuyến giao thông huyết mạch của thành phố nối liền các xã ởvùng hữu sông Đáy và tỉnh Hòa Bình
- Quốc lộ 21B: kết nối với trung tâm thành phố Nam Định nằm trên địa bàncác xã Liêm Tuyền, Đinh Xá, Liêm Tiết
- Hệ thống đường tỉnh trên thành phố gồm: Đường tỉnh ĐT 491; Đườngtỉnh ĐT 494; Đường tỉnh ĐT 494B
- Trên địa bàn thành phố có bến xe trung tâm tỉnh đang hoạt động với diệntích là 15.437 m2, lưu lượng giao thông 165 xe/ngày
- Đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn thành phố thuộc tuyến đường sắtThống Nhất với lý trình Km54+954, khổ đường 1.000 mm
Ngoài ra, thành phố còn có 177,5 km đường giao thông xã, phường Trong
đó, đường liên xã dài 35,5 km đã được rải nhựa và bê tông hóa; đường thôn
Trang 18xóm, tổ dân phố dài 103,5 km; đường nội đồng dài 38 km, rộng từ 1- 2 m,trong đó có 25 km được rải đá, còn lại là đường đất.
Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, các hoạt động về giao thôngđường thủy trên sông Đáy và sông Nhuệ, sông Châu Giang và 2 tuyến đườngsắt chạy qua đã tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển và lưu thông hànghóa trong và ngoài vùng
5.2 Thuỷ lợi
Tổng diện tích đất thủy lợi của thành phố có 133 ha Các công trình kè,cống, đê hàng năm được tu bổ nâng cấp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.Công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi ngày càng có hiệu quả, đápứng nhu cầu tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác
Trên địa bàn thành phố có 3 con sông lớn chảy qua (sông Đáy, sông Nhuệ
và sông Châu Giang) Đây là 3 con sông có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sảnxuất nông nghiệp của thành phố
Hệ thống đê điều được chia thành 2 nhóm chính là đê Trung ương và đê địaphương
- Các tuyến đê Trung ương: Tuyến đê tả sông Đáy thuộc địa phận thành phốPhủ Lý có chiều dài là 7.750m, gồm: Đoạn từ K107 + 793 đến K109 + 715;đoạn từ K109 + 715 từ cống Phủ Lý đến cầu Hồng Phú; đoạn từ K111 + 059đến K111+ 997; đoạn từ K111 + 997 đến K113 +675
- Các tuyến đê địa phương: Tổng chiều dài đê Bối và đê sông con là32,43km, gồm: Đê Bối Phù Vân, Tuyến đê Bối Châu Sơn, Đê 21B, Đê 21A,
Đê Bối Lạc Tràng, Đê bắc Châu Giang, Tuyến đê Phú Đông, Đê bối Đọ Xá.Ngoài hệ thống đê kè trên, thành phố còn có 20 cửa và 32 cống Trong đó,tuyến đê sông Đáy có 19 cửa, 7 cống, tuyến sông Con và đê Bối có 25 cống,tuyến đê Mễ có 1 cửa Một số cống xây dựng qua nhiều năm sử dụng đãxuống cấp cần được tu sửa Đặc biệt là cống Phủ Lý lớn bị hư hỏng nặng, dovậy phải có sự đề phòng khi có lũ cao
5.3 Năng lượng, bưu chính - viễn thông
Nguồn cấp điện cho thành phố được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia vànguồn điện diezenl tại chỗ nhằm hỗ trợ đường dây 110kV vào giờ cao điểm bịgiảm tải Nguồn điện và lưới điện trên địa bàn thành phố đã được củng cốphát triển cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất sinh hoạt cho ngườidân Hệ thống lưới điện phủ khắp toàn thành phố, 100% số trung tâm xã,phường có điện lưới, đường dây 110kV Lý Nhân - Phủ Lý phục vụ cho KCNChâu Sơn, trạm biến áp 110kV trên địa bàn xã Thanh Châu phục vụ cho đời
Trang 19sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân
Những năm qua bưu chính viễn thông thành phố đã có những bước pháttriển đột phá, từ chỗ một số cơ quan ở thành phố có điện thoại, đến nay 100%các cơ quan xí nghiệp, công sở, trường học, trạm, trại, tư nhân lắp điện thoại.Hầu hết các xã, phường đã xây dựng mô hình bưu điện văn hóa Nhờ vậy,việc thông tin liên lạc luôn đảm bảo nhanh thông suốt, kịp thời chính xác đãgóp phần tích cực trong điều hành sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu traođổi thông tin của nhân dân
5.4 Giáo dục - đào tạo
100% các phường, xã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đề án “Xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”; đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” vàcác cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành Các nhà trường bậc Tiểuhọc triển khai dạy học đại trà theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” TrườngTiểu học Trần Hưng Đạo và Tiểu học Châu Sơn triển khai thí điểm mô hìnhtrường Tiểu học mới (VNEN)
100% các trường trang trí lớp học theo mô hình trường Tiểu học mới;Tập trung chỉ đạo, đầu tư kinh phí cho các trường, làm tốt công tác kiểm địnhchất lượng giáo dục Năm học 2014-2015, có 09 trường được Sở GD&ĐT Hà
Nam đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở cấp độ 3 (02 trường THCS: Trần Phú, Thanh Châu; 02 trường Tiểu học: B Thanh Sơn, Phù Vân; 05 trường Mầm non: Châu Sơn, Thanh Châu, Liêm Chính, Trần Hưng Đạo, Tiên Tân) Năm học 2015-2016, tiếp tục đề nghị Sở GD&ĐT kiểm
tra khảo sát và công nhận kiểm định chất lượng cho 11 trường, trong đó: 02THCS: Lam Hạ, Tiên Tân, 05 trường Tiểu học: Đinh Xá, Trần Hưng Đạo,Thanh Châu, Thanh Tuyền, Liêm Tiết, 04 trường Mầm non: Hoa Sen, LiêmChung, Kim Bình, Lam Hạ
5.5 Y tế
Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịchbệnh, các vụ ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn Tăng cường, giám sát côngtác vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh hành nghề y, dược, y học
cổ truyền tư nhân trên địa bàn (Năm 2015, Thành phố phối hợp thanh tra,kiểm tra 609/1116 cơ sở về thực hiện công tác Vệ sinh ATTP; Kiểm tra162/240 cơ sở và lấy mẫu được 53 mẫu thuốc, mỹ phẩm, kiểm tra 12 cơ sởkinh doanh mỹ phẩm) Phối hợp với Viện răng hàm mặt và Bệnh viện Đại học
y Hà Nội tổ chức khám bệnh miễn phí cho 870 đối tượng thuộc xã Kim Bìnhvới giá trị thuốc khoảng 300 triệu đồng Qua thẩm định của Sở Y tế, trạm y tế
xã Liêm Tuyền đạt 92/100 điểm thực hiện theo tiêu chí của "Bộ tiêu chí Quốc
Trang 20gia về Y tế xã" giai đoạn 2011-2020.
Ngày 13/12/2014 tại xã Liêm Tuyền Bộ y tế và UBND tỉnh Hà Nam đãkhởi công xây dựng bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 với diện tích 20,07 ha quy
mô 1000 giường bệnh và bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 với diện tích 21 ha quy
mô 1000 giường bệnh dự kiến đưa vào hoạt động tháng 12/2017, phục vụ tốtnhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận
5.6 Văn hoá thông tin, thể dục – thể thao
Thiết chế văn hóa tiếp tục được quan tâm đầu tư, toàn thành phố đạt91% gia đình đạt Gia đình văn hóa, xây dựng xong 1 nhà văn hóa xã, 06 nhàvăn hóa làng, tổ, liên tổ Xây dựng mới 04 cụm cổng trào, 06 cụm pano lớn.Làm tốt công tác tiếp nhận các cơ sở văn hóa của 9 phường, xã mới sát nhập vềthành phố Tổng số nhà văn hóa của thành phố hiện có 9/21 nhà văn hóaphường, xã
Hiện nay trên địa bàn thành phố có: 01 sân vận động của tỉnh, 01 sân vậnđộng của thành phố, 4 nhà văn hoá cấp xã, 55 nhà văn hoá thôn, làng, tổ, phố,cụm dân cư, 4 trung tâm thể thao, nhiều sân tennis ở các cơ quan, đơn vị, 4 sânthể thao gia đình… dần đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần và luyệntập thể thao ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân
Khu liên hợp thể thao rộng 25,52 ha và nhà thi đấu đa năng rộng 21,63
ha nằm trên địa bàn phường Lam Hạ, xã Tiên Hiệp đạt chuẩn quốc gia, HàNam có đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ các sự kiện thể dục thể thao lớntrong nước cũng như quốc tế
5.7 Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn thành phố theo chế độ tiêu thủylợi nhờ hệ thống sông chính và kênh mương thủy lợi với mật độ cao trong khuvực Hệ thống thoát nước mưa của thành phố thuộc lưu vực tả Đáy Nam ChâuGiang, trục tiêu chính là sông Đáy, chế độ thoát nước tự chảy, chủng loại cốngtròn, hộp, mương xây có nắp đan Tổng chiều dài cống chính =64,5 km Khảnăng tiêu thoát nước khá nhưng vẫn bị ngập úng khi mưa lớn kéo dài
- Hệ thống cấp nước: hiện tại thành phố có các nhà máy cấp nước, chấtlượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị
Hiện nay 80% dân số nội thị được cấp nước sạch, chủ yếu là khu bờĐông sông Đáy Lượng nước rò rỉ, thất thoát là 42% Toàn thành phố có21.870m đường ống
6 Đánh giá chung
6.1 Thuận lợi
- Kết cấu hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế, lao động có sự chuyển
Trang 21dịch tích cực, phát huy thế mạnh, tiềm lực của địa phương, chất lượng tăngtrưởng kinh tế được cải thiện là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố những năm tiếp theo
- Trên địa bàn đã hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông,công nghiệp và hệ thống đô thị khá phát triển, làm hạt nhân thúc đẩy pháttriển kinh tế của thành phố;
- Thành phố có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt làgiáo dục phổ thông Đây là cơ sở nền tảng để thành phố nhanh chóng cải thiệnchất lượng nguồn nhân lực;
- Yếu tố nhân văn là một yếu tố cơ bản nhất, quyết định khả năng biếnnhững tiềm năng và lợi thế của thành phố trở thành động lực phát triển kinh tế
- xã hội Đảng bộ và nhân dân thành phố Phủ Lý vốn có truyền thống cáchmạng yêu nước, đoàn kết, cần cù sáng tạo được tiếp tục phát huy mạnh mẽtrong thời kỳ đổi mới, trở thành một trong những nguồn động lực quan trọngcho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
6.2 Hạn chế và thách thức
Những hạn chế và thách thức hiện nay là:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn thấp thểhiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn yếu;
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết
bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Có rất ít doanh nghiệp lớn vàhầu hết đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh;
- Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, song chất lượng thấpkém, đang xuống cấp và quá tải;
- Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít, hạn chế khả năngchuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phậnnông dân;
- Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của thành phố, đặc biệt lợithế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm và thời gian làm việc thực tếchưa cao, cùng với lực lượng lao động tăng hàng năm là những vấn đề cầnđược quan tâm trong việc bố trí sản xuất, phát triển các ngành nghề trong khuvực nông thôn
Trang 22Phần II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI :
1 Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
Thực hiện luật đất đai năm 2013, Thành phố Phủ Lý đã thực hiện tốt trongcông tác quản lý sử dụng đất Nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý
sử dụng đất đai đã được thành phố đưa vào thực tế, thực hiện tốt các văn bảnquy phạm pháp luật, chỉ thị, Quyết định về đất đai nhằm đưa Luật đất đai năm
2013, nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 182/ NĐ-CP, Nghị định số69/NND-CP,… và các văn bản của UBND tỉnh ban hành; góp phần nâng caonhân thức về pháp luật đất đai cho cán bộ thành phố cũng như người dân ở địaphương
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1994 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định 53/2000/NĐ-CP ngày 25tháng 9 năm 2000 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mởrộng Phủ Lý Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, UBND thành phốPhủ Lý cùng với huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Bình Lục, Duy Tiên, LýNhân đã tiến hành hoạch định lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc 299-TTg
và đo đạc chỉnh lý bổ sung Địa giới hành chính của các xã, phường được đođạc, cắm mốc giới và bàn giao cho UBND các cấp quản lý hồ sơ, kết quảđược nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật
Thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23/07/2013 của Chính phủ vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, ThanhLiêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thànhlập các phường thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, hiện nay thành phốPhủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường (Trần Hưng Đạo, Lê HồngPhong, Minh Khai, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, ThanhChâu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ, Thanh Tuyền) và 10 xã (Liêm Chung,Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền,Liêm Tiết, Kim Bình)
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Từ năm 1997 thành phố đã tiến hành thành lập, chỉnh lý tài liệu địa chính
và bản đồ cho 06 xã và 06 phường, tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000 Độ chính xác
Trang 23của bản đồ được nâng cao, làm cơ sở cho công tác đăng ký thống kê, lập hồ
sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ giađình và cá nhân sử dụng đất Đến nay, đã thiết lập hệ thống lưới địa chính hệtoạ độ Quốc gia VN-2000 và xây dựng bản đồ Địa chính cho các xã, phườngtrong toàn thành phố Với 9 xã phường sát nhập về thành phố Phủ Lý theonghị quyết 89/NQ-CP được kế thừa tài liệu địa chính và bản đồ đã có từ trước
đó và đang được tiếp tục đo đạc chỉnh lý bổ sung để đồng bộ số liệu và cơ sở
dữ liệu
4 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất nên Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý đã tiến hành lập quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ 2011 - 2015 và
đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt theo Quyết định số42/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013.Đây thực sự là hành langpháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho người sửdụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch vàpháp luật
Thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013, công tác lập kế hoạch
sử dụng đất hàng năm của thành phố được thực hiện tốt và đúng thời gian quyđịnh Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để đề nghị thành phố bổ sung vào
kế hoạch sử dụng đất Lập kế hoạch sử dụng đất của thành phố luôn theohướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý góp phần đẩy nhanh sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủchương nông thôn mới; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của mọi loại hình và tạođiều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế
5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc cho thuê đất và giao đất ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng
là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng sử dụng kém hiệu quả,đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư để phát triển sảnxuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn
- Đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng là3753,95 ha chiếm 81,25% đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng973,60 ha chiếm 23,78% đất phi nông nghiệp
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được giao cho các tổ chứckinh tế 465,96 ha chiếm 99,80% diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông
Trang 24- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp được giao cho các tổ chức sựnghiệp công lập 329,90 ha chiếm 98,21% diện tích đất trụ sở cơ quan côngtrình sự nghiệp
Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung thựchiện khá tốt, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúngtheo quy định của pháp luật Thống kê theo định kỳ hàng năm, kiểm kê theođịnh kỳ 5 năm Chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai được nângcao, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm,các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế
Hệ thống sổ sách thống kê, đăng ký đất đai và theo dõi biến động đấtđai của thành phố và các xã, phường được lập đầy đủ theo quy định của Luậtđất đai 2013 Đã vào sổ đăng ký phần đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân sử dụng
Thực hiện theo thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/08/2014 của Thủtướng Chính phủ, kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/09/2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường, kế hoạch số 1858/KH-UBND ngày 20/10/2014 củaUBND tỉnh Hà Nam , năm 2014 ứng dụng phần mềm vào việc kiểm kê đấtđai được tiến hành động bộ ở các cấp, bộ số liệu của các xã, phường được lập
cả dạng giấy và số tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của UBNDthành phố cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn
7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm phápluật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật
về đất đai mà qua đó còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức củangười dân về pháp luật đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sựphức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp vàsát thực hơn
8 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Thường trực thành
Trang 25uỷ, Thường trực Uỷ ban nhân dân về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp
đã thành lập ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp đất đai họp thường xuyên hàngtuần, nên những vấn đề bức xúc của người dân được giải quyết kịp thời,không để khiếu nại tập thể, tạo điểm nóng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế -chính trị - xã hội của địa phương Ngoài ra, công tác giải quyết từng hồ sơ cónhiều phức tạp khó khăn riêng, nhưng bằng kinh nghiệm và nắm rõ các quyđịnh của Luật, từng vụ được giải quyết nhanh, hiệu quả cao, các quyết địnhgiải quyết của thành phố đều được tỉnh công nhận để thực hiện Nhìn chungcông tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, xử
lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đấtkhông đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của kinh tế - xã hội, khi mà giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạngtranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích sẽ có chiều hướng tăng lên
Do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp trong công tác quản lýđất đai nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai
II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
1 Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất :
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 468,0 5,3
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 544,1 6,2
Trang 262.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 27,3 0,3
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 13,2 0,2
2.2.3 Đất an ninh CAN 14,9 0,2
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 338,1 3,9
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 529,7 6,0
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1606,9 18,3
2,3 Đất cơ sở tôn giáo TON 14,5 0,2
2,4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 12,8 0,1
2,5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 123,0 1,4
2,6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 393,8 4,5
2,7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 85,7 1,0
2,8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 25,7 0,3
3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 48,6 0,6
(Nguồn: phòng tài nguyên thành phố Phủ Lý)
Tổng diện tích hành chính toàn thành phố Phủ Lý đến ngày 31/12/2017 là: 8763.9
ha Cơ cấu diện tích các loại đất như sau:
Theo số liệu thống kê kiểm kê năn 2017 thì tổng diện tích đất tự nhiêntoàn thành phố Phủ Lý tính đến ngày 31/12/2017 là: 8763.9ha, trong đó :
+ Đất nông nghiệp: 4517.8 ha chiếm 51.5% diện tích tự nhiên.+ Đất phi nông nghiệp: 4197.6 ha chiếm 47.9% diện tích tự nhiên.
Trong đó, đất ở chiếm 1012.1 ha chiếm 11.5% tổng diện tích tự nhiên
Đất đã giao, cho thuê phân theo các đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý trên địa bàn thành phố như sau:
* Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng:
- Hộ gia đình và cá nhân sử dụng: 4641.3 ha chiếm 53.0% tổng diện tích đất.
- Các tổ chức kinh tế sử dụng: 636.5 ha chiếm 7.3% tổng diện tích đất.
- Cơ quan đơn vị của Nhà nước: 838.2 ha chiếm 9.6% tổng diện tích đất.
- Các tổ chức sự nghiệp công lập: 334.8 ha chiếm 3.8% tổng diện tích đất.
- Các tổ chức khác: 1.9 ha chiếm 0.004% tổng diện tích đất.
- Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng : 74.2 ha chiếm 0.8% tổng diện tích đất.
* Cơ cấu diện tích theo đối tượng quản lý:
- UBND xã quản lý: 1414.8 ha chiếm 16.1% tổng diện tích đất.
- Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác: 822.4 ha chiếm 9.4% tổng diện tích đất.
1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 02: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Trang 27(Nguồn: phòng tài nguyên thành phố Phủ Lý)
Diện tích đất nông nghiệp: 4517.8 ha chiếm 51.5% tổng diện tích đất hành chính Trong đó:
* Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 4025.2 ha chiếm 45.9% tổng diện tích đất.
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm: 3643.5 ha chiếm 41.6% tổng diện tích đất + Diện tích đất trồng cây lâu năm 381.7 ha chiếm 4.4% tổng diện tích đất.
* Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản: 478.7 ha chiếm 5.5% tổng diện tích đất.
* Diện tích đất nông nghiệp khác: 13.9 ha chiếm 0.2% tổng diện tích đất.
1.2 Đất phi nông nghiệp
Bảng: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2017
Diện tích: ha
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 468,0 5,3
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 544,1 6,2
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 27,3 0,3
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 13,2 0,2
2.2.3 Đất an ninh CAN 14,9 0,2
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 338,1 3,9
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 529,7 6,0
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1606,9 18,3
2,3 Đất cơ sở tôn giáo TON 14,5 0,2
2,4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 12,8 0,1
2,5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 123,0 1,4
2,6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 393,8 4,5
Trang 28Diện tích đất phi nông nghiệp: 4197.6 ha chiếm 47.9% tổng diện tích đất hành chính Trong đó:
- Diện tích đất ở: 1012.1 ha chiếm 11.5% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất chuyên dùng: 2530.0 ha chiếm 28.9% tổng diện tích đất hành chính Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 27.3 ha chiếm 0.3% tổng diện tích đất hành chính.
+ Đất quốc phòng: 13.2 ha chiếm 0.2% tổng diện tích đất hành chính.
+ Đất an ninh: 14.9 ha chiếm 0.2% tổng diện tích đất hành chính.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 338.1 ha chiếm 3.9% tổng diện tích đất hành chính.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 529.7 ha chiếm 6.0% tổng diện tích đất hành chính.
+ Đất có mục đích công cộng: 1606.9 ha chiếm 18.3% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất tôn giáo: 14.5 ha chiếm 0.2% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất tín ngưỡng: 12.8 ha chiếm 0.1% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa: 123.0 ha chiếm 1.4% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 393.8 ha chiếm 4.5% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất mặt nước chuyên dùng: 85.7 ha chiếm 1.0% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất phi nông nghiệp khác: 25.7 ha chiếm 0.3% tổng diện tích đất hành chính.
1.3 Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng: 48.6 ha chiếm 0.6% tổng diện tích đất hành chính.
- Diện tích đất bằng chưa sử dụng: 48.6 ha chiếm 0.6% tổng diện tích đất hành chính.
1.4 Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai những năm qua của thành phố đã
ổn định và dần đi vào nề nếp, nhất là từ khi có luật đất đai ra đời Tình hìnhbiến động đất đai diễn ra theo chiều hướng tích cực Đất trồng cây ăn quả, câynguyên liệu có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng dần, thay thế những diện tích
sử dụng đất kém hiệu quả Đất ở và đất chuyên dùng tăng chậm phù hợp với
xu hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việc sử dụng quỹ đất triệt
Trang 29để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao Hiện tại quỹ đất chưa sử dụng củathành phố không còn nữa.
Biến động
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 855,47 1868,48 1013,01
Trang 30STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích
đầu kỳ,
Diện tích cuối kỳ,
Biến động
2.9.4 Đất công trình bưu chính, viễn thông 1,89 2,29 0,40
2.9.7 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 86,26 158,61 72,35 2.9.8 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 10,86 75,62 64,76 2.9.9 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội 8,47 1,34 -7,13 2.9.1
0 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
Trang 31* Đất trồng cây hàng năm khác: Trong cả giai đoạn 2010 - 2015 diệntích đất trồng cây hàng năm khác tăng 208,36 ha;
* Đất trồng cây lâu năm: Trong cả giai đoạn 2010 - 2015 diện tích đấttrồng cây lâu năm tăng 116,77 ha;
* Đất nuôi trồng thủy sản: Trong cả giai đoạn 2010 - 2015 diện tích đấtnuôi trồng thủy sản tăng thêm 287,91 ha;
* Đất nông nghiệp khác: Trong cả giai đoạn 2010 - 2015 diện tích đấtnông nghiệp khác tăng 11,46 ha;
2.2.2 Đất phi nông nghiệp
Trong giai đoạn 2010 - 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 2.055,4
ha, trong đó:
* Đất quốc phòng: giảm 2,35 ha, do chuyển 1 phần đất kho K9 để mởrộng trường cao đẳng nghề Giao thông vận tải ở phường Quang Trung;
* Đất an ninh: tăng 5,1 ha;
* Đất khu công nghiệp: được mở rộng tại phường Châu Sơn và LêHồng Phong tăng 31,4 ha;
* Đất cụm công nghiệp: tăng 13,66 ha với cụm công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp Nam Châu Sơn;
* Đất thương mại dịch vụ: tăng 15,65 ha;
* Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: tăng 90,72;
* Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp xã tăng 1013,01 ha;
* Đất có di tích lịch sử - văn hóa: giảm 3,86 ha,(do tách riêng đất nuôitrồng thủy sản trong khu đền thờ liệt sỹ và di tích lịch sử văn hóa ở phườngLam Hạ);
* Đất bãi thải, xử lý chất thải: tăng 5,48 ha;
* Đất ở tại nông thôn: tăng 95,72 ha, do các xã sát nhập về Phủ Lý, tuynhiên có một số xã chuyển thành phường nên đất ở nông thôn tăng khôngnhiều so với các xã chuyển về;
* Đất ở tại đô thị: tăng 397,79 ha; thực hiện nghị quyết 89/NQ-CPchuyển các xã thành lập phường gồm có các phường Châu Sơn, Lam Hạ,Liêm Chính, Thanh Châu, Thanh Tuyền;
* Đất xây dựng trụ sở cơ quan: giảm 7,93 ha;
* Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: tăng 1,8 ha;
* Đất cơ sở tôn giáo: tăng 8,29 ha;
* Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: tăng 84,41
Trang 32* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, là đồ gốm: tăng 2,16 ha, lò gạch xãLiêm Tuyền chuyển về Phủ Lý, mở rộng sản xuất khai thác đá ở phường ChâuSơn;
* Đất sinh hoạt cộng đồng: tăng 7,72 ha;
* Đất cơ sở tín ngưỡng: tăng 6,49 ha;
* Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: tăng 182,02 ha;
* Đất có mặt nước chuyên dùng: tăng 42,53 ha;
* Đất phi nông nghiệp khác: tăng 25,31 ha;
2.2.3 Đất chưa sử dụng
Trong giai đoạn 2010 - 2015 diện tích đất chưa sử dụng tăng 19,43 ha;trên địa bàn thành phố cũ diện tích loại đất này đã giảm nhưng các xã, phườngsát nhập về cũng vẫn còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng nằm rải rác;
3 Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất.
* Một số tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
- Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không theo quy hoạchvẫn xảy ra, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó đểđạt hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai
- Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có nơi còn mang tính tựphát, không theo quy hoạch
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyểnmột số diện tích đất chuyên trồng lúa sang sử dụng vào mục đích đầu tư pháttriển, dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu đô thị mới
* Nguyên nhân của những tồn tại trong sử dụng đất:
- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất còn chậm
- Công tác quản lý quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất, quản lý việcchuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế, để xảy ra tình trạngchuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật
- Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý; thiếu đồng bộ; thựchiện thiếu thống nhất nên gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặcbiệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội
Trang 33III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
Bảng: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
Thứ
Diện tích quy hoạch được duyệt
Kết quả thực hiện đến năm 2015
Diện tích (ha)
So sánh Tăng (+), giảm (-) (ha)
Tỷ lệ (%)
I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 8787,31 8763,9 2 -23,39 99,73
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
Trang 34Diện tích quy hoạch được duyệt
Kết quả thực hiện đến năm 2015
Diện tích (ha)
So sánh Tăng (+), giảm (-) (ha)
Tỷ lệ (%)
2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, NTL, nhà hỏa táng 98,61 122,95 24,34 124,68 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 18,13 15,94 -2,19 87,95
(Nguồn: phòng tài nguyên thành phố Phủ Lý)
Tổng diện tích của đơn vị hành chính giữa kế hoạch sử dụng đất năm 2015
và hiện trạng sử dụng đất đến ngày 31/12/2015 lệch 23,39 ha Năm 2014 tổngkiểm kê đất đai toàn thành phố áp dụng phần mềm kiểm kê do bộ cung cấpthống kê đến từng thửa đất địa chính nhỏ nhất, đã chỉ rõ sai số với công tácthống kê, kiểm kê trước đây;
2 Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Đối với việc thực hiện các chỉ tiêu đất nông nghiệp: đã thực hiện cácchỉ tiêu đúng theo tiến độ đề ra Tuy nhiên đối với các chỉ tiêu cụ thể chưathực hiện theo quy hoạch được duyệt
- Đối với việc thực hiện các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp: thực hiệnđược 119,16 %
- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá; giáo dục; cây xanh; chưađược bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sửdụng vào các mục đích khác
Những tồn tại chính trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất là tỷ lệ cáccông trình thực hiện còn thấp so với chỉ tiêu quy hoạch đề ra, đồng thời cónhiều công trình được thực hiện nhưng lại không có trong quy hoạch Donhững nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do sự đóng băng của thị trường bất động sản trong những năm gầnđây nên các dự án đô thị và chung cư đã được duyệt trên địa bàn gặp nhiều