quy hoạch sử dụng đất xã thanh nguyên - huyện thanh liêm

65 375 2
quy hoạch sử dụng đất xã thanh nguyên - huyện thanh liêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quy hoạch sử dụng đất xã thanh nguyên - huyện thanh liêm

Phần I Đặt Vấn Đề 1.1. Tính cấp thiết của phải lập quy hoạch Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội, sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều khác biệt khiến đất đai không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là nền tảng, là nơi tàng trữ và cung cấp nguồn nước, nguyên vật liệu, khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống, do vậy đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành sản xuất. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã khai thác và sử dụng đất đai từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và con người. Cùng với sự bùng nổ về dân số, sự phát triển mọi mặt của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên mà đất đai lại bị giới hạn về diện tích, có vị trí cố định. Vì vậy để đảm bảo được sự phát triển của xã hội chúng ta cần phải có các biện pháp hoạch định, định hướng, chiến lược nhằm khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững. Luật đất đai đã quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở cả 4 cấp: Cả nước, tỉnh, huyện, xã theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên do vậy quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất có vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng đối với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất để nhà nước phân bố hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý với cơ cấu của nền kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích, hình thành và phân bố tổ chức không gian sử dụng đất nhằm tổng hòa 1 giữa ba mục đích kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chính sách về đất đai và các hành lang pháp lý về khai thác, bảo vệ đất, sử dụng đất, nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng hoạt động về quản lý và sử dụng đất còn thiếu đồng bộ, thiếu hợp lý. Xã Thanh Nguyên là một xã nằm ở phía nam của huyện Thanh Liêm. Xã Thanh Nguyên có sông Nguyệt Đức chảy qua với chiều dài 2,3km và quốc lộ 1A đi qua phía tây của xã với 2,5km xã Thanh Nguyên là xã vùng đồng bằng, không có đồi núi rừng cây. Trong xã nghề nông vẫn là chủ yếu, qua nhiều năm đổi mới song đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các ngành nghề trong xã còn chưa phát triển mạnh. Vì vậy vấn đề sử dụng đất đai sao cho hiệu quả, hợp lý đang là mối quan tâm lớn của địa phương. Để thực hiện vấn đề trên cần phải nhanh chóng tìm ra một phương án hợp lý. Quy hoạch sử dụng đất tối ưu đáp ứng được nhu cầu của xã trong giai đoạn phát triển tới và trong tương lai. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên thời kỳ 2007-2015 là nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch và kế hoạch, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật của nhà nước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất đai của nhà nước, tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất nhằm tính toán chuyển dịch cơ cấu các loại đất qua các năm trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý từ đó đáp ứng nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. 2 Quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở để hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất một cách có hiệu quả, cũng như việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ về đất đai theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Quy hoạch sử dụng dất giúp Nhà nước quản lý quỹ đất đai một cách chặt chẽ và có hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đồng thời đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất còn giúp cho việc tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tiềm năng của địa phương. 1.2.2. Yêu cầu Yêu cầu quy hoạch sử dụng đất phải có tính khoa học, có cơ sở thực hiện và đảm bảo tính khả thi cao. Đáp ứng được sự phát triển lâu dài và toàn diện của nền kinh tế - xã hội, đảm bảo tính chủ động cho sử dụng đất theo pháp luật trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn đối với quy đất đai giữa các ngành: việc phân bổ, sử dụng đất cho các ngành nghề phù hợp với đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển của ngành trên địa bàn trong tương lai. Ưu tiên sử dụng đất đai vào mục đích nông nghiệp, hạn chế tới mức thấp nhất về việc sử dụng đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác. Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo nơi ăn chốn ở cho nhân dân, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có trên địa bàn, không ngừng bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu cho đất, đảm bảo môi trường sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 3 PHần 2 Tổng quan tài liệu 2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 2.1.1 Khái niệm của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tinh pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo pháp luật của nhà nước. Bản thân nó được coi là một hệ thống của giải pháp định vị củ thể của việc tổ chúc phát triển kinh tế, xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đáp ứng nhu cầu mặt bằng, chất lượng đất sử dụng hiện tại và trong tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao. Có rất nhiều quan điểm về quy hoạch đất đai tồn tại từ trước đến nay. Có quan điểm cho rằng: quy hoạch đất đai chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ : + Đo đạc bản đồ đất + Phân chua việc sử dụng đất giữa các chủ sử đụng đất + Giao đất cho các ngành ,các đơn vị sử dụng đất + Thiết kế quy hoạch đồng ruộng Đó là quan điểm của một số người lãnh đạo. Ở các cơ sở có quan điểm cho rằng : Bản chất quy hoạch đất đai được xác định dựa vào quyền phân bố lại của nhà nước, chỉ đi sâu vào tính hợp pháp của quy hoạch đất đai. 4 Như vậy hiệu quả quy hoạch đất đai như hai quan điểm trên là chưa đúng và chưa đầy đủ, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất, là đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là các biện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không có tính khả thi, có khi nó lại kìm hãm sự phát triển của xã hội. Bản chất nó nằm ở bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nó coi trọng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất. Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổng hợp của ba biện pháp : + Biện pháp pháp chế nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo đúng pháp luật, nó giao quyền hạn và nghĩa vụ cho các chủ sử dụng đất. + Biện pháp kỹ thuật áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở khoa học kỹ thuật. + Biện pháp kinh tế, đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất sao cho hợp lý nhất có được sự hài hòa hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển của các ngành để đạt được hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích. Song có thực hiện được điều đó phải thực hiện đồng bộ cả ba biện pháp vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Như vậy quy hoạch sử dụng đất được định nghĩa đầy đủ như sau : “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao vào thông qua việc phân phổi đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường “. Quy hoạch đất đai nhằm sử dụng tài nguyên này một cách đầy đủ, hợp lí và có hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích đạt được tổng hợp các nội dung trên sao cho sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lí và sử dụng khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên đất, bồi dưỡng đất và bảo vệ môi trường chống ô nhiễm đất và xói mòn đất làm cho sự phát triển được ổn định và bền vững. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất. 5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, xã hội. Do tác động của nhiều yếu tố nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lí, có hiệu quả cao. Kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những nguyên tắc chung, riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từng điều kiện củ thể và từng mục đích cần đạt được. Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là : - Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp sử dụng đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao, kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội củ thể của từng vùng lãnh thổ. Tìm ra phương án sử dụng đất tối ưu cho tương lai. 2.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước. Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn có thế là vùng lãnh thổ của một huyện, có thể là một tỉnh hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn gồm nhiều tỉnh hợp lại, có thế trên phạm vi cả nước để giải quyết các vấn đề phân chia lại lãnh thổ tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất. Bên cạnh đó quy hoạch còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất thực hiện việc phân phối và tái phân phối quỹ đất nhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại. Luật đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta theo lãnh thổ hành chính bao gồm 4 cấp : - Quy hoạch sử đụng đất đai cả nước - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương) 6 - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện,quận ,thị xã,thành phố thuộc tỉnh) - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã ( bao gồm các xã, phường, thị trấn). Quy hoạch sử dụng đất cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Ngoài ra, Luật đất đai quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm : - Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng - Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù, là 1 bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.Quy hoạch sử dụng đất có các chức năng nhiệm vụ sau: - Quy hoạch sử dụng đất nhận trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, các lĩnh vực. Xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế -xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng cao. - Quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội lâu dài - Quy hoạch sủ dụng đất mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo 2.1.5. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với các loại hình quy hoạch khác Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong đó đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên 7 đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án sử dụng đất thống nhất và hợp lý. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội . Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai.Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên dự báo chiến lược dài hạn sử dụng đất đai có như vậy thì quy hoạch mới khai thác triệt để được tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai. Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất. Các loại hình này đều hướng tới mục tiêu là sao cho sử dụng đất được tiết kiệm hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời phải bảo vệ đất ,bảo vệ môi trường. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch phát triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch phát triển nông nghiệp cùng với quy hoạch công nghiệp giúp cho quy hoạch sử dụng đất đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. Hai loại quy hoạch này có mối quan hẹ mật thiết và không thể thay thế được. 2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất đai. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Điều đó đã có tác động lớn đến đất đai và đòi hỏi quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất : - Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là Hiến pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992. Tại điều 18 đã 8 khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. - Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 - Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai. - Căn cứ thông tư 30/2004/TTT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Căn cứ phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010 của huyện Thanh Liêm đã được phê duyệt. - Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong xã như: xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, giáo dục… - Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ môi trường, tu bổ và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. 2.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử đụng đất trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch của cả nước trên thế giới. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành nhiều năm trước đây vì thế họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện nay, công tác này đang được chú trọng trong quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều loại hình, phương pháp quy hoạch đất đai tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi nước. Nhìn chung có 2 trường phái chính sau : - Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo sự hài hòa phát triển đa mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức và Úc. - Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạch tổng thể. Lập hồ sơ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Lao động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. Tiêu biểu cho trường phái này là Liên Xô và các nước XHCN. 9 Theo FAO quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công tác đánh giá đất. Từ kết quả đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất thích hợp đối với các đơn vị đất đái trong vùng. Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như: Ngân hành thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADP), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình phát triển (UNDP) … đã tài trợ cho nhiều chương trình quy hoạch và đã đem lại thành công ở nhiều quốc gia như: Kenya, Angieri, Etiopia, Colombia, Philippin, Thailand… Tại Nam phi : đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do chính phủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh (cấp trung gian ), một dự án chỉ dẫn cấp quốc gia cho thấy sự phân bố hợp lý các khu vực sử dụng đất đai. Tại Thái Lan việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân theo ba cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương. Quy hoạch đất đai nhằm thực hiện cụ thể hóa các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Hoàng gia, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào các vấn đề quan trọng của đất nước như: đất đai,thị trường, lao động, nguồn nước… Tại Trung Quốc, Lào, Campuachia công trác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển, nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành không tiến hành làm quy hoạch ở các cấp nhỏ như Việt Nam. Để có một phương án chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đất đai ở phạm vi toàn thế giới. Năm 1992, tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra quan điểm phát triển quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước. Nước ta là nước đang phát triển, vì vậy lịch sử của công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta còn mới mẻ, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác quy hoạch còn thiếu và lạc hậu, kinh nghiệm thực tế ít. Đứng trước tình hình phát triển kinh tế xã hội 10 của đất nước hiện nay, đòi hỏi những nhà làm quy hoạch, nhà quản lý sử dụng đất phải từng bước khắc phục khó khăn, đồng thời phải biết kế thừa, vận dùng kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn nước ta. Hiện nay, công tác quy hoạch sử đụng đất các cấp đã và đang được triển khai thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tổng cục Địa chính đã tiến hành triển khai xây dựng công tác quy hoạch sử dụng đất trên toàn quốc giai đoạn 1996-2010 nhằm thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất và được Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 11 thông qua và nhất trí, Quốc hội đã có Nghị định số 01/1997, Nghị định này thông qua kế hoạch sử dụng đất cả nước giai đoạn 1996-2000. Nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho việc chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước, Tổng cục Địa chính đã từng bước tiến hành xây dựng các dự án quy hoạch sử dụng đất theo trình tự cấp lãnh thổ hành chính. Dự án này đã thu được kết quả khá khả quan, một số vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng ven Sông Hồng, vùng Tây Nguyên, duyên hải miền trung do việc Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện trong hai năm 1994-1996. Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Cục đo đạc bản đồ tiến hành lập quy hoạch chi tiết các cấp trong cả nước nhằm đưa quỹ đất đai vào quản lý và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả cao hơn. 2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam Nội dung của công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất rất phức tạp song có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Hà Nam Hòa theo sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, thu hút đầu tư từ bên ngoài, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hà Nam đã có những chính sách ưu tiên thu hút đầu tư thông thoáng. Từ thực tế của điạ phương là tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp là chính, trong những năm gần đây Hà Nam đã xây dựng quy hoạch tổng thể 11 phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa với cơ cấu nông - lâm, công nghiệp và dịch vụ thương mại. Thực hiện các văn bản chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng dất cấp huyện, đến năm 2000 đã hoàn thành tất cả quy hoạch các huyện trong tỉnh Hà Nam. Hiện nay UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2006-2010 và lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo tinh thần Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và thông tư 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ năm 2001 đến năm 2010. 2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Liêm Từ năm 1994, thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Thanh Liêm đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cho các xã và thị trấn, đến năm 1996 tất cả các xã đã lập xong quy hoạch và được UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt. Thực hiện Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và thông tư 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện Thanh Liêm đang chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện thời kì 2006-2010 và định hướng tới năm 2020. Đồng thời huyện đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã thời kì 2006-2015, đến nay đã có 11 xã đã hoàn thành phương án quy hoạch được UBND huyện thẩm định và phê duyệt, các xã còn lại đang tiếp tục triển khai lập quy hoạch. Từ năm 2001 đên nay, huyện Thanh Liêm đã chỉ đạo và phê duyệt xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp xã cho tất cả các xã và thị trấn. 2.3.2.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Nguyên 12 Bằng nguồn kinh phí do địa phương tự túc ,UBND huyện và phòng Địa chính đã chỉ đạo xã Tân Liễu lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996-2010 ,được UBND huyện phê duyệt. Thực hiện công văn của Sở Tài nguyên và phòng Địa chính huyện Thanh Liêm, UBND xã Thanh Nguyên đã triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Xã Thanh Nguyên còn mới mẻ song Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã thống nhất lập quy hoạch sử dụng đất và tiến hành triển khai đạt hiệu quả cao. 2.4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn. Luật đất đai đã quy định quy hoạch sử dụng đất cấp xã có thời hạn 10 năm. Trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết rất cụ thể, gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch sử dụng đất. Luật đất đai quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp: Cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là quá trình có mối liên hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và điạ phương trong hệ thống chính thể. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của cấp cao hơn. 13 Phần 3 Nội Dung và Phương Pháp Nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì việc xây dựng nội dung và trình tự quy hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trình tự và nội dung của quy hoạch sử dụng đât cấp xã là không giống nhau qua từng giai đoạn, nó có thể được chỉnh lý, thay đổi để hoàn thiện cùng với sự thay đổi của điều kiện từ nhiên kinh tế xã hội, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên song vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. 3.1.1. Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 3.1.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên Mỗi địa phương có những điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy quá trình làm quy hoạch sử dụng đất cần điều tra vị trí địa lý, địa hình, thời tiết khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật và các yếu tố sinh thái khác. Từ đó đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường tạo những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. 3.1.2.2. Điều tra về điều kiện kinh tế - xã hội Theo xu thế phát triển chung của đất nước, điều kiện về kinh tế xã hội của địa phương cũng thay đổi theo từng giai đoạn quy hoạch sử dụng đất, do đó cần điều tra cụ thể thực trạng cơ cấu kinh tế của xã về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra cần điều tra nắm rõ về : - Tình hình dân số,lao động và việc làm - Hiện trạng phát triển khu dân cư - Hiện trạng cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, các công trình xây dựng cơ bản, văn hóa – xã hội, mạng lưới điện, hệ thống bưu chính viễn thông, tình hình giáo dục, y tế . 14 - Nhận xét về thực trạng nền kinh tế của xã, từ đó đánh giá mặt thuận lợi và khó khăn để làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển cho tương lai. 3.1.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai Mỗi một giai đoạn quy hoạch đã vạch ra những kế hoạch sử dụng đât đai phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Do quá trình quản lý và sử dụng đất có những phát sinh, vì vậy quy hoạch sử dụng đất cần : - Điều tra, đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã. - Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy san và đất nông nghiệp khác. - Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang – nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác. - Hiện trạng tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng. - Tình hình biến động đất đai của xã qua một số năm. Từ đó nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã. 3.1.3. Xây dựng phương án quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên đến năm 2015 - Việc điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tình hình quản lý – sử dụng đất đai giúp ta vạch ra được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên giai đoạn 2007-2015. - Việc sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2007-2015 như: Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội, các mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015. - Lập phương án quy hoạch sử dụng đất: Cần xác định hoàn chỉnh ranh giới hành chính xã, ranh giới giữa các loại hình sử dụng đất. Từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, quản lý đất chưa sử dụng và đưa vào sử dụng. 15 - Kế hoạch sử dụng đất: Kế hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên huyện Thanh Liêm được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn năm 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015. - Đánh giá hiệu quả của đồ án và giải pháp thực hiện: Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế xã hội gắn liền với hiệu quả vè môi trường sinh thái. Từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện sao cho quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao nhất. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp này được áp dụng nhằm : - Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn. - Thu thập tài liệu thông tin về kinh tế -xã hội như: Cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất của các ngành, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng các công trình xây dựng cơ bản, giáo dục, y tế. Thu thập tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai: hiện trạng sử dụng các loại đất, biến động đất đai qua một số năm, điều tra các loại bản đồ, báo cáo tổng kết hàng năm, phương hướng phát triển kinh tế -xã hội những năm tới của địa phương. 3.2.2. Phương pháp thống kê Phương pháp này được áp dụng để xây dựng phương pháp quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của xã Thanh Nguyên đến năm 2015. Từ các số liệu thu thập được qua điều tra khảo sát nhằm thâu tóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố về đối tượng nghiên cứu. Thống kê các chỉ tiêu kinh tế, tình hình quản lý sử dụng đất về cơ cấu đất, các đặc tính về lượng và chất. Từ đó đánh giá các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế. 3.2.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ 16 Tất cả các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 3.2.4. Phương pháp tính toán theo định mức Phương pháp này nhằm dự đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian chi phí vật chất, lao động, thức ăn, nhiên liệu. Thu thập các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về việc sử dụng đất, thu thập các chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành có liên quan đến phẩn bổ sử dụng đất. 3.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được áp dụng trong suốt báo cáo nhằm tham khảo các loại tài liệu có giá trị pháp lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinh nghiệm. PhẦn 4 KẾt quẢ nghiên cỨu 4.1. Nghiên cứu kết quả tự nhiên 4.1.1. ĐIều Kiện tự nhiên –Tài Nguyên MôI Trường 4.1.1.1. Vị trí địa lý 17 Xã Thanh Nguyên là một xã nằm ở phía nam của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Xã Thanh Nguyên có đường ranh giới hành chính như sau: -Phía bắc giáp xã Thanh Hương và xã Thanh Tâm -Phía đông giáp xã Thanh Tâm và xã Yên Thanh ,huyện Ý Yên -Phía nam giáp xã Thanh Hải và Xã Yên Thọ huyện Ý Yên -Phía tây giáp xã Thanh Nghị. Xã Thanh Nguyên có sông Nguyệt Đức chảy qua với chiều dài 2,3km và quốc lộ 1A đi qua phía tây của xã với 2,5km. Trên địa bàn xã có thị trấn, thị tứ (Phố Cà), là trung tâm giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân trong xã và vùng lân cận. Với những lợi thế và thuận lợi trên nên trong những năm qua kinh tế của xã phát triển với tốc độ cao, tuy nhiên do nền sản xuất vẫn mang tính thuần nông, ngành nghề có nhưng chưa phát triển mạnh nên chưa phát huy được hết những lợi thế do vị trí đem lại. 4.1.1.2. Địa hình địa mạo Xã Thanh Nguyên là xã vùng đồng bằng của huyện Thanh Liêm, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp dần từ bắc xuống đông nam, có diện tích đất trũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhưng lại rất thuận lợi trong sản xuất đa canh lúa, cá cây kết hợp. Nhìn chung địa hình của xã là phù hợp với sản xuất nông nghiệp lúa màu và các mô hình cây con kết hợp. 4.1.1.3. Khí hậu Khí hậu xã Thanh Nguyên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió màu, khí hậu phân thành hai mùa chính mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa:Nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô :Khô lạnh, lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 độ C vào các tháng 6, 7. Nhiệt độ thấp khoảng 9 độ C vào các tháng 1, 2. - Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84%. 18 - Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1700mm, lượng mưa phẩn bổ không đều, tập trung vào các tháng 5,6,7,8 chiếm 70% lượng mưa cả năm. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các trận lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất, mùa màng. Các tháng còn lại lượng mưa không đáng kể, thậm chí có tháng không có mưa gây ra hạn hán ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như môi trường của nhân dân. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.780 giờ . - Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc, gió mùa đông nam mang theo không khí nóng bốc hơi thường gây ra mưa vào và giông. Gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh và mưa phùn. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84%. Tính chất khí hậu của xã diễn biến theo hai mùa rõ rệt, lượng mưa phân bố không đều, khi gây lũ lụt, khi gây hạn hán gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cây trồng cũng như đời sống của nhân dân trong xã. 4.1.1.4. Thủy văn Mạng lưới thủy văn của xã Thanh Nguyên nhìn chung khá phong phú, xã có sông Nguyệt Đức chảy qua với chiều dài 2,3km. Ngoài ra còn có sông Hợp Nhất và Kênh cấp 1 KNT chảy qua với chiều đến hàng chục km. Đồng thời xã cũng đã xây dựng được hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng. Nhìn chung nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của xã là dồi dào đủ cung cấp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như chăn nuôi và sinh hoạt của người dân trong xã. 4.1.1.5. Tài nguyên đất Thanh Nguyên có các loại đất chính sau : -Đất phù sa không được bồi phân bổ trong đê không glây hoặc glây yếu, đất từ trung tính, ít chua đến chua, sử dụng trồng lùa màu. 19 -Đất phù sa không được bồi, chua, glây, úng nước do địa hình thấp yếm khí. Các loại đất trên muốn sử dụng có hiệu quả cần bón thêm nhiều phân lân, vôi, kali . Trên đất này chủ yếu là trồng lúa. 4.1.1.6. Tài Nguyên nhân văn Thanh Nguyên chỉ có một dân tộc Kinh, xã chỉ có 1 tôn giáo chính đó là Đạo Phật, xã có 8 thôn. Hiện nay đã có 7/8 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, xã cũng đã xây dựng quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ tình thương vì một mục tiêu hỗ trợ tương thân tương ai cho nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Nhân dân trong xã cần cù chịu khó, thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn mình lành mạnh, xóa bỏ những tục lệ cổ hủ, tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè bị đẩy lùi. Người dân trong xã phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. 4.1.1.7. Cảnh quan môi trường Cùng với sự phát triển chung của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, bộ mặt của xã Thanh Nguyên không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, kinh tế phát triển, đời sống tinh thần cũng được quan tâm đúng mức. 7/8 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, đình làng miếu mạo cổ được khôi phục, kết hợp luôn thành nhà văn hóa thôn vừa là nơi tâm linh của người dân đồng thời cũng là nơi tập trung khi làng hội họp. Ngoài ra các công trình văn hóa phúc lợi công cộng cũng được xã đặc biệt quan tâm và đầu từ đúng mức. Tất cả các yếu tố trên tạo cho xã Thanh Nguyên có một cảnh quan sạch đẹp, hương ước các thôn cũng như đài phát thanh của xã luôn vận động để mỗi người dân có trách nhiệm bảo vệ môi trường Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên trong điều kiện nền kinh tế phát triển bằng nhiều cách cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Đó là sử dụng đất chưa bền vững, lượng phân bón ,thuốc trừ sâu còn sử dụng tràn lan tùy tiện, tiếng ồn, bụi từ các cơ sở sản xuất. Đặc biệt là rác thải từ khu dân cư cũng như tại khu vực chưa được xử lý triệt để đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân lao động. 20 4.1.1.8.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên : * Thuận lợi : Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tếxã hội, vị trí địa lý của xã là một lợi thế không nhỏ vì xã nằm trên quốc lộ 1A, lại có thị tứ phố Cà là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa cho cả khu vực vì vậy dịch vụ thương mại của xã phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu người dân trong xã. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên đất, tài nguyên nước phong phú thuận lợi cho sản xuất nuôi trồng đa canh phù hợp với nhịp độ phát triển chung của cơ chế thị trường. Cảnh quan môi trường thông thoáng, nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ. Tôn giáo chỉ có một đạo phật, người dân trong xã cần cù, thông minh, thích nghi nhanh với cơ chế thị trường.Tất cả các thế mạnh trên đã tạo cho xã Thanh Nguyên phát triển nhanh về kinh tế, văn mình về xã hội. *Khó khăn : Trong xã nghề nông vẫn là chủ yếu, diện tích đất bình quân đầu người thấp, còn chậm trong đổi mới cây trồng, vật nuôi. Ngành nghề cũng có nhưng phát triển chưa mạnh. 4.1.2.ĐIềU Kiện KINH Tế Xã Hội 4.1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế của xã : Trong những năm qua, hòa chung với sự phát triển của tỉnh, huyện, xã Thanh Nguyên đã có những bước phát triển không ngừng, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức 9-10%. Trên cơ sở đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 27 và độ hội đảng bộ xã khóa 2006 - 2010. Ban chấp hành Đảng bộ , HĐND, UBND xã quyết tâm đoàn kết cùng nhau khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu mà đại hội Đảng các cấp đề ra. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, huyện, xã Thanh Nguyên đã đề ra định hướng phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 toàn xã cụ thể như sau : - Ngành nông nghiệp đạt 17175 triệu đồng chiếm 45% tổng giá trị sản xuất. 21 - Ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 8505 triệu đồng chiếm 27% tổng giá trị sản xuất. - Ngành thương mại dịch vụ đạt 8820 triệu đồng chiếm 28% tổng giá trị sản xuất . Tổng thu nhập năm 2006 toàn xã là 31500 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 5 triệu đồng /năm. Theo số liệu thống kê của xã thu nhập đầu người dân trông xã số hộ giầu, khá, nghèo được phân ra như sau : + Số hộ giàu + khá chiếm 48% tổng số hộ trong toàn xã. + Số hộ trung bình chiếm 40% tổng số hộ trong toàn xã. + Số hộ nghèo theo tiêu chí mới chiếm 12% tổng số hộ trong toàn xã. a.Giá trị sản xuất của ngành sản xuất nông nghiệp : * Nghề trồng trọt : Thanh Nguyên là một xã đời sống của nông dân phần đông vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, kết hợp với trồng cây vụ đông như :ngô, khoai, đậu tương, đây là một trong những thế mạnh của xã. Trong những năm qua mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt, hạn hán sảy ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo làm tốt các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như :Dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng phân bón, lúa giống, thuốc trừ sâu, làm tốt công tác dự thính dự báo sâu bệnh, tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đưa các loại giống mới có tiềm năng, năng suất cao vào đồng ruộng nên năng suất lúa không ngừng nâng cao. Năm 2006 toàn xã đã đạt ngưỡng năng suất 120 tạ/ha/năm . Ngoài ra xã còn đặc biệt quan tâm để đưa vụ đông vào thành chính vụ những cây có giá trị cao như :Khoai tây, ngô đông, đậu tương đang từng bước khẳng định giá trị trên đồng ruộng, từng bước đưa thu nhập của người dân trong xã ngày một không ngừng phát triển. Thực hiện chỉ thị 15 của Tỉnh ủy Hà Nam về dồn điền đổi thửa, nghị quyết số 03 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã Thanh Nguyên đã nhanh chóng nắm bắt và vận dụng vào đồng ruộng. Toàn bộ diện tích trũng trước 22 đây cấy lúa không hiệu quả nay được người dân tự nguyện dồn điền đổi thửa và biến chúng thành những trang trại và mô hình lúa + cá + cây kết hợp, vì vậy giá trị thu nhập đã đạt tới 50 triệu đồng /ha/năm. Các công thức luân canh cây trồng chủ yếu của nhân dân trong xã những năm gần đây là : Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây+ đậu tương. Ngô xuân – lúa mùa – ngô đông. Mô hình : Cá – nuôi lợn - trồng cây . Lúa – Cá – Vịt Tổng sản lượng lúa và cây vụ đông quy thóc ước đạt 56 tấn, bình quân lương thực đạt 900kg/người /năm . Bảng 1 : Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Các loại cây Đơn vị Năm 23 1.Lúa xuân -Diện tích -Năng suất -Sản lượng 2.Lúa mùa -Diện tích -Năng suất -Sản lượng 3.Ngô -Diện tích -Năng suất -Sản lượng 4.Đậu tương đông -Diện tích -Năng suất -Sản lượng 5.Khoai lang -Diện tích -Năng suất -Sản lượng tính 2004 2005 2006 2007 ha Tạ/ha Tấn 332 59.5 19754 332 59.5 19754 332.5 60 19950 333 62 20460 ha Tạ/ha Tấn 332 59.5 19754 332 59.5 19754 332.5 60 19750 333 62 20460 ha Tạ/ha Tấn 70 41 287 75 41 287 75 41 287 75 41 287 ha Tạ/ha Tấn 35 15 52.5 35 15 52.5 40 16 64 50 16 64 ha Tạ/ha Tấn 80 83 664 85 84 714 85 84 714 85 84 715 *Ngành chăn nuôi : Trong những năm gần đây mặc dù dịch bệnh xảy ra liên tục. Tuy vậy ngành chăn nuôi xã vẫn duy trì và phát triển ổn định. Đây là nguồn thu không nhỏ trong nền kinh tế của xã, đồng thời duy trì sức cày kéo phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện nay tăng đàn trâu là 170 con, đàn bò là 850 con chủ yếu làm sức kéo và cung cấp thịt cho thị trường. Đàn lợn duy trì và phát triển mạnh, đặc biệt mô hình trang trại nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình đã làm giàu và đi lên từ chăn nuôi lợn và gia cầm. Tổng đàn lợn trong xã hiện nay có khoảng 10.000 con được nuôi trong các hộ gia đình, chúng cung cấp thịt, giống cho thị trường cà phân bón cho sản xuất, trồng trọt. Ngoài đàn trâu bò, lợn nhân dân trong xã còn nuôi thả cá nước ngọt ở các trang trại, tận dụng hồ ao nuôi ngỏ lẻ. Do nắm bắt được kỹ thuật nên cho năng suất khá cao, 24 chăn nuôi gia cầm cũng không ngừng phát triển. Đây cũng là nguồn thu không nhỏ và rất ổn định đồng thời nó cũng mạng lại nhiều việc làm cho người lao động. Bảng 2 : Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Hạng mục 1.Trâu 2.Bò 3.Lợn - Lợn thịt - Lợn nái 4.Gia cầm 5.Thủy sản Đơn vị tính Con Con Con Con Con Con Tấn Năm 2002 145 600 8.600 800 7.800 47.500 70.000 2003 155 680 9.000 1.000 8.000 48.000 90.000 2004 160 750 9.400 1.200 8.200 48.500 130.000 2005 170 850 10.000 1.500 8.500 50.000 150.000 b.Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ : Thanh Nguyên là một xã có vị trí địa lý thuận lợi, có đầu mối Phố Cà là trung tâm buôn bán thương mại của cả khu vực, đặc biệt có quốc lộ số 1 chạy qua vì vậy dịch vụ thương mại phát triển mạnh mẽ và liên tục. Đồng thời trong xã cũng có 2 nghề truyền thống đó là thêu gien xuất khẩu và nghề làm bún. Ngoài ra toàn xã có hàng chục cơ sở sản xuất, sửa chữa như : Mộc, may, vận chuyển, chế biến thức ăn gia súc mang lại nguồn thu không nhỏ và nó còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. 4.1.2.2.Tình hình dân số, lao động và việc làm : Xã Thanh Nguyên là một trong những xã mang nét đặc trưng của đồng bằng bắc bộ, dân cư phân bố không đều và tập trung 8 thôn đó lác các thôn Mai Cầu, Phú Gia, Mộc Tông, Kim Lũ, Thôn Hạ, Thôn Trung, Thôn thượng 1, Thôn thượng 2. Bình quân đất ở 1 hộ là 201 m2, bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 800 m2/người. Theo số liệu điều tra dân số xã Thanh Nguyên năm 2007 là 6.300 người tăng 400 người so với năm 2003 (Số dân là 5900 người ,trung bình mỗi năm tăng 80 người ). Tổng số hộ hiện tại là 1.500 hộ tăng so với năm 2003 là 100 hộ (Năm 2003 là 1.400 hộ). Tổng số lao động trong toàn xã năm 2007 là 3465 lao động chiếm 55% dân số 25 toàn xã, tăng 200 lao động so với năm 2003. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 70% dân số toàn xã, lao động phi nông nghiệp chiếm 30% . Tỷ lệ phát triển dân số trong những năm qua nhìn chung ổn định và cân bằng do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều hình thức như tuyên truyền rộng rãi đến người dân bằng các biện pháp tránh thai có hiệu quả nên dân số tăng trưởng đều ở mức độ cho phép, song do nhu cầu cuộc sống nên số lao động ra các thành phố làm ăn vẫn còn nhiều. Tình trạng công ăn việc làm ở xã có tới 80% số hộ và lao động vẫn chủ yếu sống bằng nông nghiệp mà thực chất số hộ tham gia làm nông nghiệp nhưng không đủ việc làm nên nhu cầu việc làm cho người lao động là bức xúc và cần thiết, vẫn cần có một giải pháp hợp lý. Nên chăng trong những năm tới xã vẫn còn có được hoạt động chiến lược tạo thêm những cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng và phát triển hơn các làng nghề truyền thống để thu hút thêm lao động lúc nông nhàn, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác. Bảng 3 : Tình hình biến động dân số của xã : Chỉ tiêu Đơn vị 1.Tổng số khẩu -Số sinh trong năm -Số chết trong năm -Số di chuyển đi -Số chuyển đến 2-Tỷ lệ phát triển dân số 3-Tổng số hộ 4-Tổng số cặp kết hôn 5-Tổng số lao động -Lao động nông nghiệp -Lao động phi nông nghiệp tính Khẩu Người Người Người Người % Hộ Cặp Cặp Cặp Cặp 2003 2004 5974 150 60 6056 145 65 2 4 1.36 1477 42 1765 1235 530 5 1.30 1470 40 1750 1225 525 26 Năm 2005 6137 150 67 3 1.35 1485 45 1780 1246 434 2006 2007 6219 155 70 1 2 1.31 1492 47 1785 1249 536 7 157 72 1 1.30 1500 50 1800 1260 540 4.1.2.3.Thực trạng phát triển các khu dân cư của xã : Các khu dân của xã Thanh Nguyên phát triển tập trung ở các trục quốc lộ như đường 1A, đường 9713 và đường liên xã khác với 1500 hộ trong toàn xã được phân bố tương đối đồng đều ở 8 thôn theo lũy tre xanh đã có từ lâu đời theo cụm dân cư do đó có những thuận lợi nhất định về tập quán dòng tộc mang nặng tình nàng nghĩa xóm … Tổng diện tích khu dân cư là 301.5ha chiếm 30% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung các khu dân cư của xã phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như tập quán sinh hoạt từ bao đời nay của nhân dân. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây đã phát sinh thêm một số cụm dân cư nhỏ le ở rải rác theo các tuyến đường giao thông do đó gặp nhiều khó khăn trong việc xây dụng các công trình văn hóa, cơ sở hạ tầng, phúc lợi, công cộng cũng như các dịch vụ phúc lợi khác. Bảng 4: Tình hình phân bố dân cư và đất ở của xã Chỉ tiêu Đơn vị Toàn tính xã Chia ra các thôn Mai Phú Cầu Gia Trung Mục Kim Thôn Thượng Thượng Tòng Lũ Hạ 1 2 Tổng số Người 6300 800 787 810 790 795 792 780 746 nhân khẩu Tổng số lao Người 4410 560 550 567 553 556 554 546 522 động Tổng số hộ Có đất dưới Hộ Hộ 150 620 188 76 190 79 190 77 191 78 185 77 195 78 180 77 181 78 300 m Có đất trên Hộ 880 109 111 107 112 110 110 111 109 300m Số nhà có Hộ 250 31 32 30 31 30 33 34 29 >= 2 hộ 4.1.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: a. Giao thông: 27 Xã Thanh Nguyên có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh và phủ kín toàn xã. Ngoài 2.3 km quốc lộ 1A chạy qua còn có tuyến đường liên tỉnh 9713 với chiều dài 6km chạy từ đầu xã đến cuối xã, đường rộng 5m, mặt đường trải nhựa, có 3km đường liên xã trải bê tông bề mặt rộng 3,5m. Ngoài ra còn các tuyến đường liên thôn được trải đá cấp phối với chiều dài hàng chục km. Bên cạnh đó toàn bộ hệ thống giao thông giữa các thôn xóm đã được bê tông hóa 100%, đồng thời xã đang có chủ trương bê tông hóa đường nội đồng. Nhìn chung hệ thống giao thông xã Thanh Nguyên khá phong phú và tương đối hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, đi lại cũng như thuận tiện trong sinh hoạt đời sống và sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, Thanh Nguyên còn một số tuyến đường chất lượng còn kém ảnh hưởng đến giao, lưu vận chuyển cũng như đi lại của nhân dân trong xã đặc biệt là những ngày thời tiết xấu, mưa nhiều vì vậy trong phương hướng tới cần có kế hoạch cải tạo, tu sửa và nâng cấp bê tông hóa các tuyến đường liên xã còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tế cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân. b. Thủy lợi: Trong những năm qua với phương châm nông nghiệp là mặt trận hàng đầu vì vậy Nhà nước đã cùng với nhân dân Thanh Nguyên xây dựng được các trạm bơm đầu mối, kiên cố hóa bê tông hàng chục Km mương máng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vì thế hệ thống thủy lợi của xã đã tưới tiêu đầy đủ cho diện tích cây trồng của nhân dân do vậy năng suất cây trồng không ngừng phát triển và ngày một nâng cao. c. Các công trình xây dựng cơ bản, văn hóa, xã hội: Các công trình xây dựng chính của xã như: Trụ sở UBND xã, hội trường 2 HTX, trường học, chợ… được bố trí hợp lý trên các tuyến đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hóa của nhân dân. Trụ sở UBND xã được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn mới gồm 2 tầng, với 8 phòng làm việc và hội trường làm nơi hội họp được bố trí ở trung tâm xã trên 28 trục đường 9713, khuôn viên có diện tích 2000m 2 đây là nơi làm việc giúp cho UBND xã quản lý tốt mọi vấn đề dân sinh kinh tế, xã hội ở địa phương. Một trường trung học cơ sở được công nhận là trường chuẩn quốc gia với 16 phòng học, được xây dựng kiên cố khuôn viên trường được xây dựng sạch đẹp với tổng diện tích sử dụng là 11340m 2, có 630 học sinh, trung bình mỗi học sinh 18m 2, trường có 24 giáo viên tham gia giảng dạy. Đây là tập thể thầy cô đoàn kết, kỷ luật, nhà trường 5 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến. Một trường tiểu học với 914 phòng học được thiết kế và xây dựng trên khuôn viên với diện tích sử dụng là 1200m 2, phòng học được kiên cố hóa, đã cho học sinh học 1 ca mỗi ngày. Bình quân mỗi học sinh là 20m2, có thầy cô tham gia giảng dạy. Nhà trường cũng đang đề nghị cấp trên phê duyệt để trường trở thành trường chuẩn quốc gia. -Y tế: Trạm y tế của xã hiện nay đã được tu sửa nâng cấp với trang thiết bị tương đối đầy đủ nằm ngay tại trung tâm xã nên thuận tiện trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân. -Văn hóa thể thao : Xã có điểm bưu điện văn hóa nằm ở trung tâm cùng với ba địa điểm trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng tại những khu đông dân cư và năm nhà văn hóa thôn. Đây là nơi giao lưu học hỏi, hội họp cũng như chuyển giao mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Ngoài ra xã còn có 2 sân cầu lông, 3 sân bóng chuyền, 5 sân bóng đá ở dưới các thôn phục vụ tốt nhu cầu vui chơi giải trí đưa đời sống tinh thần của nhân dân ngày một đi lên. -Thương mại dịch vụ: Xã đã xây dựng được 2 chợ đó là chợ Phố Cà và Chợ Huyện, cả hai chợ đều được xây dựng có mái che kiên cố với tổng diện tích hai chợ là 2000m 2 phục vụ tốt cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã và các khu lân cận, ngoài hàng chục cửa hàng dịch vụ đầy đủ nhu cầu sinh hoạt đời sống của mọi tầng lớp trong xã. d. Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông: 29 Xã Thanh Nguyên có mạng lưới điện quốc gia phục vụ đến tất cả 8 thôn, có 1500 hộ dùng điện đạt 100%, cả xã có 5 trạm biến thế, mạng lưới điện nhìn chung chất lượng đảm bảo phục vụ đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác. Bưu chính viễn thông: Hiện nay toàn xã có 97% phương tiện nghe nhìn. Ngoài ra xã còn có 350 máy điện thoại. e. Tình hình giáo dục- y tế: Trong những năm qua Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Nguyên đã đặc biệt quan tâm chăm lo đến y tế và giáo dục. Riêng trong lĩnh vực giáo dục cơ sở vật chất của hai trường tiểu học và trung học đã được xây dựng hoàn chỉnh, được quy hoạch thuận tiện cho việc đi lại học tập. Đời sống của đa số giáo viên cũng đã được cải thiện do đó dạy và học đã được nâng lên. 100% số học sinh đến tuổi đi học đều được tới trường, số học sinh trong xã thi đỗ đại học, cao đẳng, trung học ngày càng tăng cao. Trạm y tế xã với chức năng, nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vì vậy đã được UBND xã quan tâm đặc biệt, trong đó đội ngũ thầy thuốc được bổ sung cả số lượng và chất lượng. Hiện tại trạm có 8 thầy thuốc gồm 1 bác sĩ làm trạm trưởng còn lại là y sĩ và 1 y tá. Do được quan tâm và đầu tư đúng mức nên chất lượng phục vụ của trạm không ngừng được nâng lên. Hàng năm trạm y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho hàng ngàn lượt người, làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tổ chức cho các cháu uống vitamin A đạt 100% kế hoạch, tham gia tốt cho chính quyền địa phương về công tác kế hoạch hóa gia đình, kế hoạch vệ sinh môi trường, đặc biệt góp phần cùng với xã tuyên truyền phòng chống tốt dịch cúm gia cầm H5N1 không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. 4.1.2.5. Nhận xét chung về thực trạng kinh tế - xã hội: Xã Thanh Nguyên có cơ cấu kinh tế nông nghiệp 45%, tiểu thủ công nghiệp 27%, dịch vụ thương mại 28%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/người/năm. Thuộc loại xã có thu nhập cao trong huyện, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 9%. Đặc biệt trong những năm gần đây khi các cơ chế chính sách của Đảng đi vào cuộc sống, đặc biệt là các chỉ thị, nghị quyết khi phù hợp với lòng dân 30 như dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì nền kinh tế của xã phát triển mạnh cả về tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ chuyển dịch cơ cấu đặc biệt là dịch vụ thương mại phát triển một cách nhanh chóng nhất, nó vừa giải quyết tốt lao động nông nhàn đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần nông nghiệp. Là một xã đồng bằng, trước đây đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, đến nay đời sống nhân dân đã được nâng lên. Do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần phải xem xét để đáp ứng cơ bản quy luật phát triển và nhu cầu của người dân trong xã. 4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỦ DỤNG ĐẤT ĐAI: 4.2..1. Tình hình quản lý đất đai: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, đời sống của nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên, bộ mặt nông thôn đang từng bước được thay da đổi thịt. Vì vậy nhu cầu sử dụng đất đai theo lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở, khu dân cư tăng lên rất nhanh, đất đai trở thành hàng hóa chiến lược, là vấn đề sôi động trên địa bàn xã. Do vậy việc quản lý sử dụng đất đai theo quy hoạch và theo Pháp luật đã trở thành cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Nguyên đã chỉ đạo chặt chẽ về quản lý đất đai, kiện toàn hệ thống trị liệu, số liệu trong hồ sơ địa chính xã, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ địa chính xã, phối hợp các ban ngành đoàn thể, làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức đầy đủ về luật đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho UBND xã làm tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn toàn xã. Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Thanh Liêm, sự giúp đỡ của Phòng tài nguyên môi trường xã Thanh Nguyên cùng các xã giáp biên đã tiến hành hoạch định ranh giới theo chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ. Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện thường xuyên hàng năm và 5 năm, thực hiện chỉ thị 245/CP về công tác giao đất, cấp GCN QSDĐ nông nghiệp cho các hộ gia 31 đình cá nhân đã hoàn chỉnh. Việc cấp GCN QSD đất thổ cư cũng đã được thực hiện đến nay cơ bản đã hoàn thành. Đã thực hiện xong công tác cấp GCN QSD đất cho các cơ quan hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn xã như xí nghiệp gạch ngói Thanh Liêm, trường cấp III B Thanh Liêm, bệnh viện đa khoa … Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu kiện về đất đai cũng được giải quyết kịp thời, không còn khiếu kiện vượt cấp. Nhìn chung công tác quản lý đất đai của xã trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ rõ rệt, tuy nghiên so với yêu cầu thực tế vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần sớm được hoàn thiện. Việc cập nhật số liệu qua từng năm của các đối tượng sử dụng đất phải được hệ thống hóa theo các biểu mẫu quy định thống nhất của các ngành địa chính để theo dõi biến động đất đai, phải có biện pháp kịp thời, việc thanh tra, kiểm tra qua trình sử dụng đất phải được tiến hành thường xuyên đảm bao cho đất đai được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Trong những năm qua Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Nguyên đã thực hiện tốt chủ trương về việc đồn điền đổi thửa theo đúng pháp luật của Nhà Nước ban hành và thu được kết quả đáng phấn khởi. 4.2..2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp : Đất nông nghiệp toàn xã là 504,22 ha, chiếm 71,95% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Cụ thể : - Đất sản xuất nông nghiệp diện tích là 442,56ha, chiếm 87,77% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất này chủ yếu trồng lúa . - Đất cây hàng năm khác còn lại là 18,38 ha chiếm 2,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất này chủ yếu trồng rau màu, ngô, khoai dùng cho chăn nuôi . - Đất trồng cây lâu năm diện tích là 7,64 ha chủ yếu là trồng cây ăn quả gồm đất vườn nằm trong khu dân cư. 4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp : 32 Diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp toàn xã là 196,03ha . Chiếm 27,97% so với tổng diện tích đất tự nhiên, được chia làm hai loại đất : - Đất ở diện tích là 89,12ha chiếm 45,46% so với diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng của xã là 69,22ha Trong đó : + Đất trụ sở cơ quan , công trình sự nghiệp là 1,05 ha + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 2,2ha + Đất có mục đích công trình công cộng là 66,02ha Nói chung đất chuyên dùng của xã sử dụng tương đối hợp lý, việc xây dựng, bố trí các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản theo quy hoạch. Riêng khu trung tâm của xã cần được quy hoạch tăng lên đáp ứng việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của xã . 4.2.4.Tình hình quản lý và sử dụng đất và đánh giá tiềm năng đất đai của xã 4.2.4.1.Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, NĐND, UBND xã, cùng cán bộ địa chính –xây dựng, công tác quản lý về đất đai của xã trong những năm gần đây đã có kết quả đáng kể . Xã thường xuyên tuyên truyền các chính sách đất đai của Nhà Nước do vậy công tác chuẩn bị đất đai đã có những chuyển biến tích cực tạo cơ sở cho người dân yên tâm sản xuất trên diện tích đất được giao. Họ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi và đâu tư thâm canh tăng năng xuất . Các nội dung quản lý Nhà Nước về đất đai đã được triển khai tuyên truyền mạnh mẽ trên địa bàn xã nên hiện tượng tranh chấp, khiếu nại tố cáo đã giảm mạnh, công tác giao đất được triển khai thực hiện thường xuyên tạo điều kiện cho người dân sản xuất làm kinh tế V.A.C. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội , nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng : điện, đường, trường học, trạm xá, trụ sở, các công trình văn hóa phúc lợi công cộng và nhà ở của nhân dân ngày càng tăng. Biến động 33 đất đai của xã trong những năm qua theo quy luật đất chuyên dùng, đất ở tăng – đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm là hợp lý. 4.2.5.2. Đánh giá tiềm năng đất Quỹ đất nông nghiệp của xã hiện có 504,22 ha , bao gồm : - Đất canh tác hàng năm - Đất trồng cây lâu năm - Đất nuôi trồng thủy sản - Đất nông nghiệp khác Các loại đất nông nghiệp của xã đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, trên đất trồng cây hàng năm, tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác có thể thực hiện theo hướng : -Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất thì giá trị thu nhập bình quân tính trên một ha sẽ tăng lên, xây dựng những cánh đồng 50 triệu/ha. -Chuyển một số diện tích sang trồng cây ăn quả lâu năm 4.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc sử dụng đất giai đoạn 2007-2015 : 4.3.1 Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội: Xét trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, môi trường thì nông thôn là vùng hết sức quan trọng để phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức một cách đầy đủ về sự phát triển nhưng không chỉ đơn thuần về phát triển kinh tế mà là sự phát triển về con người và những nhu cầu cơ bản của xã hội Phát huy những thành tựu trong những năm qua mà Đảng bộ và nhân dân xã Tân Liễu đã đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới của đất nước, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ xã là : - Tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Tăng trưởng ổn định nền nông nghiệp theo 34 hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo vững chắc về lương thực, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Cân đối cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - Phát triển mạnh kinh tế hộ - Phát huy cơ sở kỹ thuật hiện có đồng thời tập trung đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục đóng vai trò là xã trọng tâm về phát triển kinh tế của khu vực cũng như của huyện. - Nâng cao chất lượng giáo dục coi đây là trọng tâm cho phát triển xã hội, có nhưng chính sách khuyến khích học sinh tới trường, nâng cao chất lượng giảng dạy. chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh công tác thể dục thể thao nâng cao sức khỏe toàn dân, thực hiện : - Nâng cao dân trí, đời sống tinh thần và mức sống cho nhân dân, xây dựng làng xã văn hóa. - Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo vùng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, ổn định diện tích gieo trồng, sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, phấn đấu gieo trồng 2 vụ lúa và một phần trồng cây hàng hóa ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Cùng với việc chỉ đạo nhịp độ phát triển kinh tế với hiệu quả cao, bền vững xã hội cũng cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về mặt xã hội, thực hiện các mục tiêu về xã hội trong các lĩnh vực ổn định dân cư và đất ở trong các thôn xóm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo, sức khỏe cộng đồng đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội. Chú trọng kết hợp giảm tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về phát triển cơ sở hạ tầng : chú trọng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới, nước sạch và cơ sở vật chất kỹ thuật khác. 4.3.2. Mục tiêu cụ thể : Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế của xã đến năm 2015 được tính toán trong bảng sau : 35 Bảng 5: Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2015 Các chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp TTCN - XDCB Thương mại dịch vụ Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ Đơn vị Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Năm 2007 10,04 7,6 1,2 1,6 100 73,10 11,50 15,40 % % % Năm 2015 30,12 18,42 3,50 8,20 100 61,16 11,62 27,22 Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2015 : - Tăng tổng giá trị sản xuất toàn xã lên 30,12 tỷ đồng. - Tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình là 11%. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là 61,16%, tiểu thủ công nghiệp 11,62%, thương mại, dịch vụ 27,22%. - Đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực góp phần giữ vững an ninh chính trị và nâng cao mức sống cho nhân dân. - Giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1% năm 2010 và 0,9% năm 2015. - Giải quyết nhu cầu đất ở cho nhân dân theo phương án quy hoạch. - Các điều kiện xã hội như an ninh thôn xóm được đảm bảo, tệ nạn xã hội phải được chấm dứt. Quy hoạch sử dụng đất phải quán triệt các quan điểm chủ đạo sau đây : 36 - Phải khai thác triệt để quỹ đất đai hiện có. - Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách hợp lý. - Phải sử dụng tiết kiệm, nâng cao độ màu mỡ của đất, duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. - Cần điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất. - Phải bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định và bền vững. 4.3.3. Lập phương án quy hoạch sử dụng đất Định hướng sử dụng đất của xã được xây dựng trên cơ sở : - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Liêm. - Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Liêm và định hướng đến 2015. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ủy, HĐND và UBND xã. - Hiện trạng sử dụng đất đai của xã. - Quỹ đất đai hiện có của xã. - Định hướng phát triển của các ngành trên địa bàn xã. - Chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế cho các xã huyện và tỉnh. 4.3.3.1. Đất nông nghiệp Trong thời gian quy hoạch từ nay đến năm 2015 xã cần thực hiện chuyển đổi một phần diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm có giá trị kinh tế cao. Dành một tỷ lệ hợp lý quỹ đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ thương mại và các điểm dân cư. Phần còn lại cần ổn định diện tích, nhất là đối với đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác và sử dụng phần chưa sử dụng vào trồng cây lâu năm và trồng cây ăn quả. Tăng cường đầu tư phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai. 37 4.3.2.2. Đất khu dân cư Xây dựng phương hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Vì dân số ngày càng tăng, nhu cầu về tách hộ và xu thế giảm quy mô hộ đã gây áp lực lớn cho nhu cầu đất ở. Đảm bảo tiết kiệm đến mức tối đa không lấy đất nông nghiệp sử dụng có hiệu quả kinh tế cao vào cấp đất ở. Trên đáp ứng những yêu cầu đó chúng ta cần sử dụng đất sao cho tiết kiệm nhất, tận dụng mọi khả năng tự giãn trên đất vườn. Mở rộng diện tích khu dân cư, cấp đất ở mới cho nhân dân theo quy hoạch và kế hoạch, ưu tiên phát triển khu dân cư tập trung của xã để đẩy mạnh tốc độ hình thành khu dịch vụ, tiểu thương, khuyến khích phát triển kinh tế hộ. Dựa trên tỷ lệ tăng dân số các năm qua, dựa trên kết quả công tác kế hoạch hóa gia đình trong những năm gần đây, chúng tôi dự kiến đếm năm 2010 dân số của xã là người 6640 , tỷ lệ tăng dân số là 1,1%, tổng số hộ là 1581 hộ.Năm 2015 dân số là 7230 người, tỷ lệ tăng dân số là 1,0%, tổng số hộ là 1724 hộ. 4.3.2.3. Đất chuyên dùng Đầu tư phát triên công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân bằng cách đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị y tế giáo dục. Đầu tư nâng cấp, mở rộng, mở mới và hoàn thiện hệ thống giao thông. Chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương và có kế hoạch đào nắp, nạo vét các tuyến kênh mương nhằm phục vụ cho việc đi lại và sản xuất, bố trí các mục đích chuyên dùng khác như thể thao, nhà văn hóa, thư viện xã, chợ, nghĩa địa, bãi rác thải … 4.4. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Xà THANH NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015: 4.4.1. Hoạch định ranh giới đất đai : Ranh giới hành chính của xã vẫn giữ nguyên theo ranh giới hành chính mà UBND Huyện, các cơ quan chuyên môn, UBND xã Thanh Nguyên và các giáp ranh đã hoạch định theo chỉ thị 364/CP. 38 Ranh giới sử dụng đất là đường phân định phạm vi sử dụng đất giữa các chủ sử dụng đất do UBND xã quản lý trong quá trình sử dụng đất có một số thửa có xẩy ra tranh chấp đã được UBND xã phối hợp cùng các ngành chức năng giải quyết xử lý, tiến hành hòa giải nhằm đem lại sự công bằng cho nhân dân đảm bảo ổn định ranh giới giữa các chủ sử dụng đất. 4.4.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 4.4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất khu dân cư Năm 2007 diện tích đất ở của xã là 89,12ha, quy hoạch đất của xã dựa trên những cơ sở sau : - Số hộ tăng thêm ở từng thôn trong giai đoạn 2007 - 2015. - Thực trạng đất khu dân cư của từng thôn. - Định mức cấp đất ở cho các hộ. - Dự kiến mở rộng các khu dân cư mới trong xã. Dựa trên cơ sở những phương án quy hoạch sử dụng đất ở địa bàn xã như sau : *Dự báo dân số, số hộ : Dân số luôn được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội bởi nó có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế quốc dân. Dân số ổn định thì việc định hướng các mô hình phát triển kinh tế mới được đảm bảo. Vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua được cấp chính quyền xã rất quan tâm dưới nhiều hình thức. Trong những năm tới cần tiếp tục thực hiện tốt việc tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình và hôn nhân. Năm 2007, tỷ lệ phát triển dân số của xã là 1,30%, phấn đấu trong thời gian qua hoạch hạ tỷ lệ gia tăng dân số mỗi năm xuống 0,035% tới năm 2015 tỷ lệ phát triển dân số của xã còn 1,0% với số khẩu là 7230 người. Số hộ là 1727 hộ, tăng 930 người và 227 hộ so với năm 2007. Cơ sở của việc dự báo dân số được tính theo công thức : 39 N2015 = N2007 * ( 1 – Ptb + Vtb t ) 100 Ptb = P 2007 + P2015 2 Vtb = V 2007 + V2015 2 Trong đó : - N2015 : Dân số năm 2015 - N2007 : Dân số năm 2007 - Ptb :Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%) - Vtb : Tỷ lệ tăng dân số cơ học trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%) - t : Số năm dự báo Căn cứ vào số cặp kết hôn trung bình hàng năm, tỷ lệ phát triển dân số. Dự báo năm quy hoạch có xu hướng giảm dần và xu hướng tách hộ ngày càng tăng. Dự báo về số hộ trong những năm quy hoạch theo công thức : Ht = H0 + Nt N0 Trong đó : - Ht : Số hộ năm quy hoạch - H0 : Số hộ năm hiện trạng - Nt : Dân số năm quy hoạch - N0 : Dân số năm hiện trạng Kết quả dự báo dân số được trình bầy trong bảng : 40 Bảng 6 : Dự báo dân số của xã đến năm 2015 Các Chỉ tiêu Đơn Toàn vị xã Chia ra các thôn Mai Phú Cầu Gia 1,3 1,4 1,2 tính Trung Mục Kim Thôn Thượng Thượng Tòng Lũ Hạ 1 2 1,2 1,3 1,4 1,3 1,4 1,2 Năm 2007 Tỷ lệ tăng dân số % Tổng số nhân khẩu Người 6300 764 742 678 854 742 712 946 862 Số hộ Hộ 1500 191 175 162 201 174 173 228 196 Tỷ lệ tăng dân số % 1,1 1,2 1,0 1,0 1,1 1,2 1,0 1,1 1,2 Tổng số nhân khẩu Người 6640 806 775 732 874 798 764 978 913 Số hộ Hộ 1591 199 183 172 211 188 182 239 217 Tỷ lệ tăng dân số % 1,0 1,1 0,9 0,9 1,0 1,1 0,9 1,0 1,1 Tổng số nhân khẩu Người 7230 846 824 808 904 914 852 1094 988 Số hộ Hộ 1727 208 198 179 215 225 210 258 234 Năm 2010 Năm 2015 Việc lựa chọn vị trí quy hoạch đất ở phải đáp ứng được các yêu cầu sau : 41 - Khu vực đó phải thuận lợi cho việc phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống của người dân. - Các khu vực cấp đất mới trên cơ sở hình thành các khu dân cư lớn, không hình thành các khu nhỏ khó quản lý. - Phải hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại đất có hiệu quả cao vào mục đích ở, tận dụng các loại đất kém hiệu quả để xây dựng. *Dự báo nhu cầu đất ở mới tăng thêm trong giai đoạn quy hoạch Nhu cầu đất ở mới trong khu dân cư phụ thuộc vào các yếu tố sau : - Số hộ phát sinh trong thời kỳ quy hoạch - Số hộ tồn đọng trong thời kỳ trước khi quy hoạch - Số hộ có khả năng thừa kế và tự giãn trên đất ở của các gia đình hiện tại Để đảm bảo công bằng xã hội, mọi người đều có đất và nhà ở, hạn chế việc mất đất ở cần tận dụng triệt để các loại đất trong khu dân cư theo quy tắc : - Những hộ gia đình chỉ có một con trai khi phát sinh hộ sẽ không cấp đât ở mới mà chỉ sử dụng thừa kế. - Căn cứ cấp đất ở : + Căn cứ Luật đất đai năm 2003 về tiêu chuẩn cấp đất ở cho mỗi hộ ở nông thôn; + Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị của UBND tỉnh Hà Nam, của UBND Huyện Thanh Liêm; + Căn cứ vào điều kiện thực tế của xã Thanh Nguyên quy định mức cấp đất cho mỗi hộ tại các vị trí khác nhau là từ 150 - 200 m2 / hộ. Công thức tính nhu cầu cấp đất ở mới : Pcm = Hcm + D Trong đó : - Pcm : Diện tích cấp mới - Hcm : Nhu cầu cấp mới - D : Hộ tồn đọng 42 Số hộ phát sinh trong quá trình quy hoạch : Hps = Ht – H0 Trong đó : - Hps : Số hộ phát sinh - Ht : Số hộ năm quy hoạch - H0 : Số hộ năm hiện trạng Bảng 7 : Dự báo nhu cầu đất ở đến năm 2015 Các Chỉ tiêu Đơn Toàn vị xã tính Tổng số hộ hiện Chia ra các thôn Mai Phú Cầu Gia Trung Mục Kim Thôn Thượng Thượng Tòng Lũ Hạ 1 2 Hộ 1500 191 175 162 201 174 173 228 196 Tông số nóc nhà Nhà 1387 176 164 151 189 163 159 204 181 Số hộ năm 2015 Hộ 1727 208 198 179 215 225 210 258 234 Số hộ phát sinh Hộ 227 17 23 27 14 51 37 30 38 Số hộ tồn đọng Hộ 187 26 18 13 15 29 28 24 24 Tổng số hộ có nhu Hộ 414 43 41 40 29 80 65 54 62 Số hộ thừa kế Hộ 125 12 12 13 9 25 20 15 19 Số hộ tự giãn Hộ 94 11 13 9 6 19 13 10 13 Số hộ cấp mới Hộ 195 20 16 18 14 36 32 29 30 trạng cầu đất ở 43 Qua bàng Bảng Dự báo nhu cầu đất ở đến năm 2015 cho thấy : Đến năm 2015 số hộ có nhu cầu đất ở toàn xã là 414 hộ, trong đó số hộ thừa kế là 125 hộ, số hộ tự giãn là 94 hộ, số hộ cần cấp mới là 195 hộ. * Dự kiến khu vực cấp đất ở mới : Việc lựa chọn phân bố dân cư giao thông không chỉ là vấn đề nghiệp vụ đơn thuần mà còn là vấn đề nghệ thuật nó phục vụ cho phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng. Phát triển khu dân cư phải có vị trí thuận lợi cho việc quản lý, điều hành sản xuất và tổ chức các điểm dân cư lớn, gần các trục đường giao thông, các khu sản xuất và dịch vụ đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thẩm mỹ. Nhằm tạo ra khu định cư ổn định và bền vững. Lựa chọn khu vực cấp đất ở mới cần đảm bảo các nguyên tắc sau : - Hạn chế lấy đất nông nghiệp, đặc biệt là những diện tích trồng cây có hiệu quả kinh tế cao - Tận dụng các loại đất chuyên dùng đã hết ỹ nghĩa sử dụng. - Chọn những diện tích đất chưa sử dụng hoặc những khu đất đang sử dụng nhưng hiệu quả kinh tế thấp. - Chọn những địa điểm nằm trong khu dân cư hoặc kề sát khu dân cư để tận dụng cơ sở hạ tầng và thuận tiện cho việc đi lại. - Vị trí đất phù hợp với người dân. - Không ảnh hưởng đến an nình quốc phòng của địa phương, cũng như của quốc gia, không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. - Đảm bảo hành lang an toàn giao thông, thủy lợi và các công trình khác. Trên cơ sở những nguyên tắc trên, chúng tôi dự kiến quy hoạch đất khu dân cư đến năm 2015 của xã Thanh Nguyên thể hiện trong bảng 44 : 45 Bảng 8 : Dự kiến vị trí và kế hoạch cấp đất ở mới giai đoạn 2007 - 2015 Vị trí cấp đất Thuộc tờ Loại đất Cấp cho thôn bản đồ Định Diện Số hộ mức cấp tích cấp được (m2) (m2) cấp Kế hoạch cấp đẩt 2007 2007- 20102015 8 Số 1 5 LUC,MNC Mai Cầu 180 4200 20 3 2010 9 Số 2 1 LUC Phú Gia 180 3600 16 2 8 6 Số 3 3 LUC Trung 180 3900 18 2 8 8 Số 4 4 LUC,NTD Mục Tòng 180 3100 14 3 6 5 Số 5 6 LUC Kim Lũ 180 7700 36 6 14 16 Số 6 10 LUC,NTD Thôn Hạ 180 6500 32 5 12 15 Số 7 8 LUK Thôn Thượng 1 180 6100 29 7 10 12 Số 8 8 LUC Thôn Thượng 2 180 6400 30 6 10 14 46 4.4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng *Các công trình xây dựng cơ bản Từ nghiên cứu thực tế ở địa phương để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hội đảm bảo an ninh quốc phòng chúng tôi dự kiến trong thời gian quy hoạch sẽ nâng cấp và xây dựng các công trình sau : Nâng cấp và mở rộng nhà của hợp tác xã nông nghiệp thành nhà kiên cố trong giai đoạn 2008-2009. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trong tương lai cần mở rộng trung tâm học nghề cũa xã, đáp ứng mỗi năm đào tạo và dạy nghề cho 200 học viên nghề may, thêu, cơ khí, sửa chữa xe máy và đầu nổ … Phấn đấu đến năm 2010 sẽ cải tạo và nâng cấp trang thiết bị các nhà trẻ để các hộ gia đình có con nhỏ được chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có thời gian sản xuất. Hiện tại tất cả các thôn trong xã đều đã có nhà trẻ. Trong thời gian quy hoạch sẽ nâng cấp mở rộng diện tích các nhà trẻ - mẫu giáo với tổng diện tích 1000m2 và nâng cấp, mở rộng các trường học trên địa bàn xã với diện tích 1,2ha để đảm bảo cho công tác giáo dục và thuận tiện cho việc đi lại của các em học sinh. Các công trình trên dự kiến hoàn thành vào năm 2010 với kinh phí do nhân dân và UBND xã cùng đóng góp. Nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần cho người dân và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong xã, chúng tôi dự kiến xây dựng nhà văn hóa của xã với diện tích 2000m2/ nhà lấy từ đất LUC ở khu vực trung tâm gần với UBND xã. Xây dựng ở tất cả các thôn, mỗi thôn 1 nhà văn hóa thôn với diện tích 250m 2 lấy từ đất lúa (LUC) và đất bằng chưa sử dụng (BCS). *Quy hoạch đất giao thông Nhìn chung hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, xòm, và tuyến đường giao thông nội đồng đã có đầy đủ, trong thời gian quy hoạch chỉ cần cải tạo mở rộng và bê tông hóa các tuyến đường liên thôn, xóm. Các tuyến đường giao thông nội đồng cần tu sửa và dải sỏi để đảm bảo việc vận chuyển, đi lại cho bà con nông dân. 47 Trong kỳ quy hoạch xã cần mở rộng một số tuyến đường nội đồng cho các thôn với tổng diện tích là 2,65ha lấy từ đất lúa (LUC). Tại các điểm quy hoạch đất ở, diện tích cần mở rộng và làm mới đường là 0,40ha trong đó lấy từ đất lúa (LUC) là 0,3ha và lấy từ 0,1ha từ đất mặt nước (MNC). Do đó tổng diện tích đất giao thông theo quy hoạch sẽ tăng so với hiện trạng là 3,05 ha. *Quy hoạch đất thủy lợi Với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân. Luôn coi vấn đề thủy lợi là mặt trận hàng đầu nên hệ thống thủy lợi của xã tương đối hoàn thiện nên trong phương án quy hoạch không đề cập đến xây dựng thêm các kênh mương nội đồng mà chỉ cần nâng cấp và cải tạo cho ổn định và kiên cố hóa đông thời có kế hoạch đào nắp, nạo vét những kênh tiêu cụ thể như sau : - Cứng hóa hệ thống kênh tưới với chiều dài 2421m, chiều rộng 1,5m, cao 1m. Có thể cung cấp nước cho 312ha đất canh tác ở các thôn : Mai Cầu, Kim Lũ, Trung, Hạ. - Hàng năm khơi thông dòng chảy, đào đắp khoảng 60000 m 2 đất cho các kênh tiêu quan trọng, thủy lợi nội đồng giải quyết tốt khâu chủ động tưới tiêu. - Có biện pháp bảo dưỡng, bảo vệ các trạm bơm, các cầu cống, các canh phai. Sẵn sàng hoạt động khi có úng ngập cục bộ cũng như trên diện rộng. *Quy hoạch sử dụng đất giáo dục Hiện nay các thôn đều có các nhà trẻ - mẫu giáo. Trong thời gian quy hoạch sẽ cải tạo và nâng cấp mở rộng diện tích các nhà trẻ - mẫu giáo với tổng diện tích 1000m2 lấy từ đất lúa LUC vị trí gần các nhà trẻ cũ. Mở rộng và nâng cấp các trường tiểu học và trung học trong xã *Quy hoạch sử dụng đất thể thao Trong thời gian quy hoạch cần làm mới các sân chơi thể dục thể thao nhằm phục vụ việc vui chơi giải trí, sinh hoạt cho thanh thiếu niên các thôn. 48 Chúng tôi dự định quy hoạch sân chơi thể thao tại thôn Mai Cầu, gần với UBND xã với diện tích 3,5 ha lấy từ đất LUC. *Quy hoạch sử dụng đất chợ Hiện nay toàn xã chưa có chợ chính, người dân trong xã chủ yếu đi chợ Huyện và chợ thị xã. Chúng tôi dự tính quy hoạch 2 chợ của xã với diện tích mỗi chợ 0,30 ha lấy từ đất lúa (LUC) là 0,40ha, đất nuôi trồng thủy sản (NTS) là 0,20ha vị trí thuộc khu vực phía tây và phía đông của xã. Chợ số 1 dự kiến xây dựng ở thôn Phú Gia, chợ thứ 2 dự kiến xây dựng ở thôn Trung. Với vị trí thuận lợi ở trung tâm khu dân cư sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong toàn xã, thuận lợi cho việc đi lại và tạo điều kiện giao lưu buôn bán với các xã khác. *Quy hoạch bãi rác : Chúng tôi dự kiên quy hoạch đất để làm bãi rác thải cho xã với diện tích 0,30 ha được lấy từ đất lua (LUC) là 0,12ha và từ đất mặt nước chuyên dùng (MNC) là 0,18 ha ở thôn Kim Lũ. *Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa Đất nghĩa trang nghĩa địa được quy hoạch cho các thôn là 0,40 ha được lấy từ đất lúa (LUC). *Quy hoạch xây mới và mở rộng trạm bơm : Hiện nay hệ thống trạm bơm của xã chưa đảm bảo được yêu cầu, hàng năm diện tích lúa của xã còn bị lụt úng do nước sông Nguyệt Đức dâng lên. Trong thời gian quy hoạch chúng tôi dự kiến mở rộng trạm bơm tại thôn Đại Vượng Trung và thôn Mộc Tòng với diện tích 0,03ha lấy từ đất NTS và mở rộng một trạm bơm giáp xã Thanh Hải với diện tích 0,02ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng (BCS). * Quy hoạch đất làm vật liệu xây dựng 49 Toàn xã có 0,62ha đất làm nguyên vật liệu xây dựng tập trung ở thôn Đại Vượng Trung, chiếm 0,09% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong giai đoạn quy hoạch này chúng tôi dự kiến không mở rộng diện tích làm nguyên vật liệu xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu gạch, ngói cho xây dựng chúng tôi chỉ dự kiến cho lấy đất để cải tạo mặt bằng ở những mảnh có địa hình cao. Chủ yếu phát triển ở những hộ gia đình. Xong chỉ làm vào mùa khô và chống gây ô nhiễm môi trường, tránh thiệt hại cho sản xuất và tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân. *Quy hoạch hệ thống điện Hiện nay khả năng đáp ứng nhu cầu dùng điện của nhân dân và phục vụ sản xuất là khá tốt và có thể đáp ứng nhu cầu này đến năm 2015. Trong thời gian quy hoạch cần có kế hoạch thay thế những đường dây không còn an toàn và có kế hoạch phát quang để giảm tổn thất điện năng hạ giá thành cho hộ tiêu dùng điện. Bảng 9 : Quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên công trình DT tăng Lấy từ đất Vị trí Ghi chú thêm (ha) Mẫu giáo 0,1 Trường học 1,2 Sân thể thao 3,5 Nhà văn hóa 0,4 Chợ 0,6 Trạm bơm 0,03 Bãi rác 0,3 Đường giao thông 3,05 Nghĩa trang 0,4 LUC LUC LUC LUC, BCS LUC, NTS NTS, BCS LUC, MNC LUC, MNC LUC Mai Cầu Các thôn Phú Gia + Trung Trung + Mộc Tòng Kim Lũ Kim Lũ Mở rộng Mở rộng Làm mới Làm mới Làm mới Mở rộng Làm mới Mở rộng Làm mới 4.4.3. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 4.4.3.1. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp 50 Xác định tiềm năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm là việc làm cần thiết trong quy hoạch sử dụng đất. Xác định tiềm năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp là vấn đề rất quan trọng, đây là hướng làm tăng diện tích đất gieo trồng, tăng sức sản xuất của đất đai, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nhân dân trong xã. Hiện trạng xã có 504,22 ha đất nông nghiệp chiếm 71,95% tổng diện tích đất tự nhiên. Không có diện tích đất 3 vụ mặc dù có một phần diện tích đất có điều kiện tương đối thuận lợi. Dự báo trong giai đoạn tới đưa 79,2ha đất hai vụ lên ba vụ để tăng sản lượng cây trồng, diện tích đất một vụ còn nhiều với 124,46ha chiếm 16,15% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong thời gian tới chúng tôi dự tính đưa một số diện tích đất này lên thành hai vụ và đưa một số diện tích lên một vụ lúa ăn chắc và một vụ cá với dự kiến đưa 42,21ha đất có địa hình trũng thành mô hình lúa – cá và đưa 32ha đất một vụ lúa thành hai vụ lúa. Diện tích đất chuyên mạ của xã 42,54ha chiếm tỷ lệ khá lớn, dự kiến đưa đất chuyên mạ thành đất hai vụ lúa và đưa 4ha lên thành đất cây ăn quả. Đât có mặt nước chưa sử dụng là 22,14ha có thể cải tạo và đưa 10ha đất mặt nước chưa sử dụng vào nuôi thả cá. Đưa 2,1ha đất hoang vào trồng cây ăn quả. Trong tương lai cần chủ động đầu tư vốn, lao động, giống cây trồng để đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao như: Đỗ tương, đỗ xanh, các loại cây gia vị, khoai tây, dưa chuột … Ngoài ra cũng cần khuyến khích người dân trồng thêm các loại cây ăn quả như: Hồng xiêm, táo, ổi, khế ngọt, vải, nhãn, đu đủ… Nhằm khai thác tốt nhất nguồn lợi từ đất, cho nên diện tích các loại đất này đan xen lẫn nhau nên không đưa ra số liệu cụ thể. 4.4.3.2. Phân bố đất nông nghiệp Đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp có một số biến động như sau : Đất nông nghiệp năm 2015 sẽ giảm đi 18,56 ha do thực hiện chu chuyển: - Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở : 4,16ha - Đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng : 9,56ha 51 Trong đó : Chuyển sang đất giao thông: 4,15ha Chuyển sang đất thủy lợi : 0,56ha Chuyển sang các công trình thể thao: 3,5ha Chuyển sang đất chợ: 0,6ha Chuyển sang đất bãi rác: 0,3ha Chuyển sang đất nghĩa địa: 0,4ha Chuyển sang đất văn hóa : 0,45ha - Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khác : 3,94ha Để thực hiện việc thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đến năm 2015, chuyển 16ha đất hai lúa (LUC) sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lâu năm và rau mầu có giá trị kinh tế cao. Qua điều tra khảo sát đặc điểm đất đai chúng tôi dự kiến: - Đưa 79,2ha đất 2 vụ lên 3 vụ - Đưa 36ha đất 1 vụ lên 2 vụ - Đưa 42,21ha đất có địa hình trũng thành mô hình lúa – cá - Đưa 12,46ha đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong đó có 10ha đất nuôi trồng thủy sản và 2,46ha đất trồng cây lâu năm. Quy hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp được thể hiện trong bảng Bảng 10 : Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 52 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Tổng diện tích đất NN 1 Đất sản xuất NN 1.1 Đất trồng cây HN 1.1.1 Đất trồng lúa nước 1.1.2 Đất trồng cây HNK 1.2 Đất trồng cây lâu NNP SXN CHN LUC HNK CLN Năm 2007 DT (ha) CC(%) 504,22 100 442,56 87,77 434,92 86,25 416,54 82,61 18,38 3,64 7,64 1,51 Năm 2015 DT (ha) CC(%) 485,66 100 415,35 85,52 407,85 83,97 389,83 80,26 18,02 3,71 7,5 1,54 SS -18,56 -27,21 -27,07 -26,71 -0,36 -0,14 2 năm Đất 43,24 8,57 54,19 11,15 +10,95 3 thủy sản Đất nông nghiệp NKH 18,42 3,65 16,12 3,32 -2,3 nuôi trồng NTS khác 4.4.4. Diện tích các loại đất phải chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch Diện tích các loại đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch được thể hiện ở bảng Bảng 11 : Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch 53 Thứ Chỉ tiêu tự 1 1.1 1.1.1 Cả Giai Giai thời đoạn đoạn kỳ 2007- 2011- 18,56 16,21 16,07 15,71 0,36 0,05 11,00 2010 7,20 7,15 7,1 6,9 0,2 0,05 4,0 2015 11,36 9,06 8,97 8.81 0,16 1.2 2 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng cây hàng năm khác Đất nuôi trồng thủy sản Chuyển đồi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông 2.1 nghiệp Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng 11,00 4,0 2.2 thủy sản Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất nông nghiệp 3 khác Chuyển đổi cơ cấu đất trong nội bộ đất phi nông 0,32 0,2 0,12 3.1 4 4.1 4.2 nghiệp Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng sang bãi rác Đất chưa sử dụng Đất đồi chưa sử dụng sang đất cây lâu năm Đất bằng chưa sử dụng sang đất nông nghiệp khác 0,2 4,36 1,16 3,2 0,12 9,0 1,3 6,8 0,32 12,46 2,46 10 7,0 7,0 Theo bảng 11: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có diện tích đất là 18,56ha Đất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu nội bộ có tổng diện tích là 11ha chủ yếu là chuyển đổi từ đất lúa sang mô mình nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp chuyển đổi trong nội bộ đất phi nông nghiệp là 0,32 ha. Đất chưa sử dụng chuyển sang đất nông nghiệp là 12,46ha. 4.4.5. Chu chuyển và cân đối quỹ đất 4.4.5.1. Chu chuyển đất đai Từ phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã Thanh Nguyên tronh giai đoạn 2007 – 2015 ta có bảng chu chuyển đất đai và sơ đồ chu chuyển đất đai : 54 Sơ đồ chu chuyển đất đai theo quy hoạch Năm hiện trạng 2007 Tổng diện tích Năm quy hoạch 2015 700,75ha 55 Tổng diện tích 700,75ha Đất nông nghiệp 504,22ha 700,75ha 485,66 ha Đất nông nghiệp 485,66ha 6,1 ha Đất phi nông nghiệp 196,03ha Đất chưa sử dụng 0,5ha 196,03ha Đất phi nông nghiệp 214,59ha 0,5ha Đất chưa sử dụng 0,5ha 4.4.5.2. Tổng hợp diện tích đất đai sau quy hoạch Sau kì quy hoạch 2007 – 2015, diện tích và cơ cấu đất đai của xã được thể hiện theo bảng sau: Bảng 12 :Diện tích và cơ cấu đất đai sau kì quy hoạch Thứ tự Chỉ tiêu Mã 56 Năm 2005 Năm 2015 Tăng Tổng diện tích đất tự nhiên 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1.2 1.3 2 2.1 2.2 đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm còn lại Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác đất phi nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự 2.2.1 nghiệp Đất sản xuất, kinh doanh phi nông 2.2.2 nghiệp 2.2.2.1 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 2.2.2.2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng 2.2.3 Đất có mục đích công cộng 2.2.3.1 Đất giao thông 2.2.3.2 Đất thuỷ lợi 2.2.3.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng 2.2.3.4 Đất cơ sở văn hóa 2.2.3.5 Đất cơ sở y tế 2.2.3.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 2.2.3.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao 2.2.3.8 Đất chợ 2.2.3.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.5 Đất sông suối và MNCD 2.6 Đất phi nông nghiệp khác đất chưa sử dụng 3 Thứ tự Chỉ tiêu NNP SXN CHN LUA HNC CLN NTS NKH PNN OTC CDG CTS CSK SKC SKX CCC DGT DTL DNT DVH DYT DGD DTT DCH RAC TTN NTD SMN PNK CSD Mã Tổng diện tích đất tự nhiên 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm còn lại NNP SXN CHN LUA HNC 57 (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 700,75 504,22 442,56 434,92 416,54 18,38 7,64 43,24 18,42 196,03 89,12 69,22 100 71,95 63,15 62,06 59,44 2,62 1,09 6,17 2,63 27,97 12,72 9,88 700,75 485,66 415,35 407,85 389,83 18,02 7,50 54,19 16,12 214,59 93,78 79,08 100 69,31 59,27 58,20 55,63 2,57 1,07 7,73 2,30 30,62 13,38 11,29 (+), giảm (-) (ha) 0,00 -18,56 -27,21 -27,07 -26,71 -0,36 -0,14 10,95 -2,30 18,56 4,66 9,86 1,00 0,14 1,00 0,14 0,00 Diện tích (ha) Cơ cấu 2,20 0,31 0,40 0,06 1,80 0,25 66,02 9,42 25,37 3,62 35,28 5,03 0,00 0,00 0,17 0,02 0,40 0,06 3,60 0,51 1,20 0,17 0,00 0,00 0,00 0,00 0,46 0,07 3,20 0,46 29,83 4,26 4,20 1,03 0,50 0,07 Năm 2005 2,20 0,31 0,40 0,06 1,80 0,25 75,88 10,83 29,52 4,21 35,84 5,11 0,00 0,00 0,62 0,09 0,40 0,06 3,60 0,51 4,70 0,67 0,60 0,09 0,60 0,09 0,46 0,07 3,60 0,51 29,53 4,21 8,14 1,16 0,50 0,07 Năm 2015 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 700,75 504,22 442,56 434,92 416,54 18,38 100 71,95 63,15 62,06 59,44 2,62 700,75 485,66 415,35 407,85 389,83 18,02 100 69,31 59,27 58,20 55,63 2,57 0,00 0,00 0,00 9,86 4,15 0,56 0,00 0,45 0,00 0,00 3,50 0,60 0,60 0,00 0,40 -0,30 3,94 0,00 Tăng (+), giảm (-) (ha) 0,00 -18,56 -27,21 -27,07 -26,71 -0,36 1.1.2 1.2 1.3 2 2.1 2.2 Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác đất phi nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự 2.2.1 nghiệp Đất sản xuất, kinh doanh phi nông 2.2.2 nghiệp 2.2.2.1 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 2.2.2.2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng 2.2.3 Đất có mục đích công cộng 2.2.3.1 Đất giao thông 2.2.3.2 Đất thuỷ lợi 2.2.3.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng 2.2.3.4 Đất cơ sở văn hóa 2.2.3.5 Đất cơ sở y tế 2.2.3.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 2.2.3.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao 2.2.3.8 Đất chợ 2.2.3.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.5 Đất sông suối và MNCD 2.6 Đất phi nông nghiệp khác đất chưa sử dụng 3 Thø tù ChØ tiªu CLN NTS NKH PNN OTC CDG CTS CSK SKC SKX CCC DGT DTL DNT DVH DYT DGD DTT DCH RAC TTN NTD SMN PNK CSD M· Tæng diÖn tÝch ®Êt tù nhiªn 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1.2 1.3 2 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.2.1 ®Êt n«ng nghiÖp §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp §Êt trång c©y hµng n¨m §Êt trång lóa §Êt trång c©y hµng n¨m cßn l¹i §Êt trång c©y l©u n¨m §Êt nu«i trång thuû s¶n §Êt n«ng nghiÖp kh¸c ®Êt phi n«ng nghiÖp §Êt ë §Êt chuyªn dïng §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp §Êt c¬ së s¶n xuÊt, kinh doanh NNP SXN CHN LUA HNC CLN NTS NKH PNN OTC CDG 7,64 43,24 18,42 196,03 89,12 69,22 1,09 6,17 2,63 27,97 12,72 9,88 7,50 54,19 16,12 214,59 93,78 79,08 1,07 7,73 2,30 30,62 13,38 11,29 -0,14 10,95 -2,30 18,56 4,66 9,86 1,00 0,14 1,00 0,14 0,00 2,20 0,31 0,40 0,06 1,80 0,25 66,02 9,42 25,37 3,62 35,28 5,03 0,00 0,00 0,17 0,02 0,40 0,06 3,60 0,51 1,20 0,17 0,00 0,00 0,00 0,00 0,46 0,07 3,20 0,46 29,83 4,26 4,20 1,03 0,50 0,07 N¨m 2005 DiÖn C¬ cÊu tÝch (ha) (%) 700,75 100 504,22 71,95 442,56 63,15 434,92 62,06 416,54 59,44 18,38 2,62 7,64 1,09 43,24 6,17 18,42 2,63 196,03 27,97 89,12 12,72 69,22 9,88 2,20 0,31 0,40 0,06 1,80 0,25 75,88 10,83 29,52 4,21 35,84 5,11 0,00 0,00 0,62 0,09 0,40 0,06 3,60 0,51 4,70 0,67 0,60 0,09 0,60 0,09 0,46 0,07 3,60 0,51 29,53 4,21 8,14 1,16 0,50 0,07 N¨m 2015 DiÖn C¬ cÊu tÝch (%) (ha) 700,75 485,66 415,35 407,85 389,83 18,02 7,50 54,19 16,12 214,59 93,78 79,08 100 69,31 59,27 58,20 55,63 2,57 1,07 7,73 2,30 30,62 13,38 11,29 0,00 0,00 0,00 9,86 4,15 0,56 0,00 0,45 0,00 0,00 3,50 0,60 0,60 0,00 0,40 -0,30 3,94 0,00 T¨ng (+), gi¶m (-) (ha) 0,00 -18,56 -27,21 -27,07 -26,71 -0,36 -0,14 10,95 -2,30 18,56 4,66 9,86 CTS 1,00 0,14 1,00 0,14 0,00 CSK 2,20 0,40 0,31 0,06 2,20 0,40 0,31 0,06 0,00 0,00 SKC 58 2.2.2.2 2.2.3 2.2.3.1 2.2.3.2 2.2.3.3 2.2.3.4 2.2.3.5 2.2.3.6 2.2.3.7 2.2.3.8 2.2.3.10 2.3 2.4 2.5 2.6 3 §Êt s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng §Êt cã môc ®Ých c«ng céng §Êt giao th«ng §Êt thuû lîi §Êt để chuyển dẫn n¨ng lîng §Êt c¬ së v¨n hãa §Êt c¬ së y tÕ §Êt c¬ së gi¸o dôc - ®µo t¹o §Êt c¬ së thÓ dôc - thÓ thao §Êt chî §Êt b·i th¶i, xö lý chÊt th¶i §Êt t«n gi¸o, tÝn ngìng §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa §Êt s«ng suèi vµ MNCD §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c ®Êt cha sö dông SKX CCC DGT DTL DNT DVH DYT DGD DTT DCH RAC TTN NTD SMN PNK CSD 1,80 66,02 25,37 35,28 0,00 0,17 0,40 3,60 1,20 0,00 0,00 0,46 3,20 29,83 4,20 0,50 0,25 9,42 3,62 5,03 0,00 0,02 0,06 0,51 0,17 0,00 0,00 0,07 0,46 4,26 1,03 0,07 1,80 75,88 29,52 35,84 0,00 0,62 0,40 3,60 4,70 0,60 0,60 0,46 3,60 29,53 8,14 0,50 0,25 10,83 4,21 5,11 0,00 0,09 0,06 0,51 0,67 0,09 0,09 0,07 0,51 4,21 1,16 0,07 0,00 9,86 4,15 0,56 0,00 0,45 0,00 0,00 3,50 0,60 0,60 0,00 0,40 -0,30 3,94 0,00 4.4.6. Kế hoạch sử dụng đất đai 4.4.6.1. Kế hoạch sử dụng đất các năm giai đoạn 2007 – 2010 * Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Năm 2008: Cải tạo đất, thâm canh tăng 2 vụ và 3vụ cho ha - Năm 2009: Cải tạo đất, thâm canh tăng 2 vụ và ha diện tích cho 3 vụ - Năm 2010: cải tạo đất, thâm canh tăng 2 vụ và ha diện tích cho 3 vụ * Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng. - Tu sửa nâng cấp, bê tông hóa các tuyến đường trong địa bàn xã. - Thực hiện mở rộng hệ thống kênh mương, nạo vét, thông suốt các tuyến mương trong đồng. - Tu bổ trường học, nhà trẻ phục vụ tốt cho công tác giáo dục - Nâng cấp xây dựng, mở rộng chợ trên địa bàn xã. - Tu bổ sửa chửa, mua sắm thiết bị cho UBND. - Nâng cấp, mở rộng chợ cấp chợ 4.4.6.2. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 1. Đất nông nghiệp : 59 - Chuyển 5,4 ha đất chuyên trồng lúa nước sang đất nuôi trồng thủy sản. - Chuyển 2,5 ha đất trồng lúa nước còn lại sang đất nuôi trồng thủy sản. - Chuyển 3,45ha đất trồng cây hàng năm còn lại sang đất trồng cây lâu năm. - Chuyển 10,62ha đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp. - Chuyển 2,01 ha đất trồng cây hàng năm sang đất phi nông nghiệp 2. Đất phi nông nghiệp - Lập kế hoạch cấp đất cho 170 hộ với diện tích 3,66ha. - Xây dựng nhà văn hóa thôn với diện tích 3. Đất chưa sử dụng - Chuyển 1,74 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất nông nghiệp. - Chuyển 7,2 ha đất bằng chưa sử dụng sang đất sản xuất kinh doanh nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng. 4.4.7. Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch 4.4.7.1. Hiệu quả sử dụng đất : - Cơ cấu đất đai bố trí theo hướng cân đối, có lợi, mở rộng sản xuất theo chiều sâu. Đất khu dân cư được quy hoạch đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, phong tục tập quán của địa phương, đáp ứng đủ đất xây nhà cho các hộ có nhu cầu. Đất chuyên dùng được bổ sung hoàn thiện làm tăng hiệu quả sử dụng phục vụ đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn. 4.4.7.2. Hiệu quả xã hội - Giải quyết đất cho hộ có nhu cầu 1 cách thỏa đáng, góp phần ổn định xã hội. - Đã cơ bản giải quyết đủ công ăn việc làm cho lực lượng lao động của xã trong tương lai và đã thay đổi cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế của xã. - Nâng cao trình độ dân tri, nâng cao tuổi thọ và xóa đói giảm nghèo. 4.4.7.3. Hiệu quả môi trường - Việc phân bổ sử dụng đất và quy hoạch phát triển các ngành không có ảnh hưởng xấu tới môi trường. 60 - Bảo vệ được môi trường sinh thái, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, chống ô nhiễm do quá trình sản xuất nông nghiệp gây ra. - Các công trình giao thông, trạm y tế, trường học, chợ … sau khi hoàn thành sẽ tạo ra cảnh quan và bộ mặt đẹp hơn cho xã. 4.4.8. Các giải pháp thực hiện 4.4.8.1. Giải pháp đầu tư : - Đề nghị Nhà nước, Tỉnh, Huyện tạo mọi điều kiện hỗ trợ về cơ chế, chính sách và kinh phí, cùng với sự đóng góp của nhân dân để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như : giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản … Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. - Tìm nguồn vốn về đầu tư cho ngành nông nghiệp, thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên phát triển kinh tế hộ. Thu hút các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài nước về đầu tư tại xã. - Huy động tiền vốn và nhân lực trong nhân dân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính, phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương từ các nguồn thu. 4.4.8.2. Giải pháp tổ chức hành chính : Để dự án quy hoạch đất có tính khả thi cao, cần thực hiện đồng bộ trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, UBND xã Thanh Nguyên chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch và giao trách nhiệm cho các ban ngành chức năng, các thôn xóm có nhu cầu thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất đề ra. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đưa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch kinh tế- xã hội chung của xã, tao đà cho sự phát triển toàn diện. UBND xã Thanh Nguyên cùng các ban ngành có liên quan tổ chức điều hành và kiểm tra, nghiệm thu các công việc thi công theo quy định của nhà nước. 4.4.8.3. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường : 61 Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong sản xuất để tạo sản phẩm có giá trị cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Găn sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, phát triển sản xuất công nghệ, tiểu thủ công nghiệp. 4.4.8.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách - Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời đặt nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo đúng phương án quy hoạch. - Xây dựng chính sách đất đai, cụ thể hóa các điều khoản của luật đất đai và các văn bản dưới luật, đảm bảo kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. - Quan tâm đến các chính sách và các biện pháp, các quy trình công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và đầu tư vốn để áp ụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích đất đai. - Quan tâm và giải quyết thỏa đáng chính sách đền bù quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng luật để chuyện mục đích sử dụng theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. Phần 5 Kết LUận và kiến nGHị 5.1. Kết luận Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Thanh Nguyên giai đoạn 2007- 2015 được xây dựng theo phương pháp luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn, dựa trên cơ sở thực trạng sự 62 dụng đất, sự biến động đất của xã trong những năm qua và định hướng cũng như nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn xã, dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Do đó phương án này đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Phương án quy hoạch sử dụng đất của xã giai đoạn 2007-2015 được tiến hành trên cơ sở tổng hợp phân tích các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, rà soát, xem xét theo những quy định về mức sử dụng đất của từng loại đất theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Vì vậy phương án quy hoạch sử dụng đất đai của xã đảm bảo tính khả thi và thực tiễn. Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng thì trong vòng 10 năm tới trên địa bàn xã diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là 18,56ha, trong đó chuyển sang đất ở là 4,66ha, chuyển sang các loại đất chuyên dùng là 13,9ha, chuyển sang đất nghĩa địa là 0,46ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp khác là 2,47ha. Trong khi đó đất chưa sử dụng lại được khai hoang đưa vào trồng cây lâu năm là 12,46ha. Việc chu chuyển các loại đất trên là hợp lý, phù hợp với việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, từng bước đô thi hóa nông thôn. Việc chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế của xã, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp trong kinh tế xã, nâng cao thu nhập cho người dân. 5.2. Kiến nghị Để phương án quy hoạch sớm đi vào thực tế chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nhanh chóng xem xét phê duyệt phương án quy hoạch này. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân để họ hiểu vai trò của công tác quy hoạch cũng như lợi ích mà nó mang lại. Cần có sự chỉ đạo, quan tâm, đầu tư, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, các ngành để thực hiện tốt các công việc đã lập ra theo kế hoạch. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai. Phương án quy hoạch cần có một lượng đầu tư lớn do vậy các cấp chính quyền ở địa phương cần có chính sách thu hút vốn đầu tư cũng như nguồn đóng góp ủng hộ của nhân dân với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. 63 Các ngành cần có sự thống nhất, luôn luôn cộng tác với các cơ quan có trách nhiệm để hoạt động mang lại hiệu quả cao, tránh tình trạng phát triển không đồng bộ gây cản trở cho sự phát triển chung của xã hội. 64 MỤC LỤC 65 [...]... triển kinh tế xã hội đến năm 2015 - Lập phương án quy hoạch sử dụng đất: Cần xác định hoàn chỉnh ranh giới hành chính xã, ranh giới giữa các loại hình sử dụng đất Từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, quản lý đất chưa sử dụng và đưa vào sử dụng 15 - Kế hoạch sử dụng đất: Kế hoạch sử dụng đất xã Thanh Nguyên huyện Thanh Liêm được chia... UBND xã đã thống nhất lập quy hoạch sử dụng đất và tiến hành triển khai đạt hiệu quả cao 2.4 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn Luật đất đai đã quy định quy hoạch sử dụng đất cấp xã có thời hạn 10 năm Trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai được giải quy t rất cụ thể, gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã. .. bàn xã Thanh Nguyên 12 Bằng nguồn kinh phí do địa phương tự túc ,UBND huyện và phòng Địa chính đã chỉ đạo xã Tân Liễu lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 199 6-2 010 ,được UBND huyện phê duyệt Thực hiện công văn của Sở Tài nguyên và phòng Địa chính huyện Thanh Liêm, UBND xã Thanh Nguyên đã triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 200 6-2 015 Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Xã Thanh Nguyên. .. 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ năm 2001 đến năm 2010 2.3.2.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Liêm Từ năm 1994, thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Thanh Liêm đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cho... thời huyện đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp xã thời kì 200 6-2 015, đến nay đã có 11 xã đã hoàn thành phương án quy hoạch được UBND huyện thẩm định và phê duyệt, các xã còn lại đang tiếp tục triển khai lập quy hoạch Từ năm 2001 đên nay, huyện Thanh Liêm đã chỉ đạo và phê duyệt xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp xã cho tất cả các xã và thị trấn 2.3.2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất. .. trạng sử dụng đất phi nông nghiệp: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang – nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác - Hiện trạng tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng - Tình hình biến động đất đai của xã qua một số năm Từ đó nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã 3.1.3 Xây dựng phương án quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất xã Thanh. .. giữa trung ương và điạ phương trong hệ thống chính thể Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quy t được những tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai của cấp cao hơn 13 Phần 3 Nội Dung và Phương... động đất đai Mỗi một giai đoạn quy hoạch đã vạch ra những kế hoạch sử dụng đât đai phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Do quá trình quản lý và sử dụng đất có những phát sinh, vì vậy quy hoạch sử dụng đất cần : - Điều tra, đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã - Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy san và đất nông nghiệp khác - Hiện... quy hoạch sử dụng đất trên toàn quốc giai đoạn 199 6-2 010 nhằm thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất và được Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 11 thông qua và nhất trí, Quốc hội đã có Nghị định số 01/1997, Nghị định này thông qua kế hoạch sử dụng đất cả nước giai đoạn 199 6-2 000 Nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho việc chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng. .. xã và thị trấn, đến năm 1996 tất cả các xã đã lập xong quy hoạch và được UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt Thực hiện Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và thông tư 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện Thanh Liêm đang chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện thời kì 200 6-2 010 ... cấp xã ( bao gồm xã, phường, thị trấn) Quy hoạch sử dụng đất cấp xã gọi quy hoạch sử dụng đất chi tiết Ngoài ra, Luật đất đai quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm : - Quy hoạch. .. công văn Sở Tài nguyên phòng Địa huyện Thanh Liêm, UBND xã Thanh Nguyên triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015 Công tác quy hoạch sử dụng đất Xã Thanh Nguyên mẻ song... hoạch sử dụng đất cấp xã có thời hạn 10 năm Trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai giải cụ thể, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội Quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Ngày đăng: 12/10/2015, 20:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan