Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7-8% Tuy vậy, hiện nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên đó là chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng còn thấp Để đáp ứng nhu cầu lao động cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì cần phải đổi mới và phát triển công tác đào tạo nghề.
Thực trạng hiện nay đang diễn ra đó là sự thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ kỹ năng nghề cao cho doanh ngiệp sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cùng với đó là nguy cơ thiếu việc làm và không có việc làm của đông đảo thanh niên và người lao động tại các vùng nông thôn, vùng điều kiện kinh tế khó khăn, vùng chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất trong quá trình CNH và đô thị hoá Mà nguyên nhân của tình trạng trên đó là do họ có ít cơ hội học nghề để có thể tìm được việc làm phù hợp Vì vậy việc đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề đóng một vai trò rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, có một đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu Từ những vấn đề nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp”
Nội dung bài viết bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý giai đoạn 2004-2008
Chương III: Mục tiêu và giải pháp đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đến năm 2020
Để bài viết được hoàn thiện hơn tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn
Xin chân thành cám ơn!
Trang 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁCTRƯỜNG DẠY NGHỀ
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY NGHỀ1 Khái niệm về dạy nghề
Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm saukhi hoàn thành khoá học.
2 Các trình độ đào tạo trong dạy nghề
Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề Dạy nghềbao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
2.1 Trình độ sơ cấp nghề
Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề ở trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người
học năng lực thực hành một nghề đơn giản, năng lực thực hành một số công việc của mộtnghề Người học nghề có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong côngnghiệp, có sức khoẻ, để người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Thời gian học nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba
tháng đến dưới một năm tuỳ theo ngành nghề học đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp: Nội dung dạy nghề trình độ sơ cấp
phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ này, trong đó tập trung vào năng lực thực hành nghề và nội dung dạy phải phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ Vì vậy phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện
mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề Các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do người đứngđầu cơ sở dạy nghề quy định.
Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cụ thể hoá yêu
cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực
Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp:
Trang 3Trung tâm dạy nghề.
Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (gọi chung là doanh nghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.
Chứng chỉ sơ cấp nghề: Người học nghề học hết chương trình sơ cấp nghề có đủ điều
kiện thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
2.2 Trình độ trung cấp nghề
Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp: Trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên
môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công việc Người lao động qua đào tạo ở trìnhđộ này có đạo đức, có sức khoẻ, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Thời gian học nghề trình độ trung cấp: Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ
một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở.
Về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp: Nội dung dạy nghề trình độ
trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, đào tạo tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, từ đó nâng cao trình độ học vấn theo yêucầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống và phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay
Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghềvới trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.
Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp: Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp
thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương:
Thứ nhất: Phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề.
Trang 4Thứ hai, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định
thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề.
Hiệu trưởng các trường căn cứ vào chương trình khung tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình.
Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp: Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp phải cụ
thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương
trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực Hiệu trưởng các
trường tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp
Trường trung cấp nghề.
Trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề: Học sinh học hết chương trình trung cấp nghề có đủ
điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương.
2.3 Trình độ cao đẳng nghề
Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho
người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo,ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn
Thời gian học nghề trình độ cao đẳng: Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ
hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổthông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
Về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng: Nội dung dạy nghề trình độ cao
đẳng cũng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào
Trang 5tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ
Phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến
thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo khả năng tổ chức làm việc
theo nhóm.
Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng ,
quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng nghề cũng phải phù hợp mục tiêu của dạynghề ở trình độ này.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương có nhiệm vụ:+ Phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề.
+ Quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung cao đẳng nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề.
Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá
yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy
nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực Hiệu trưởng các trường
tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng:
Trường cao đẳng nghề.
Trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng
Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề: Sinh viên học hết chương trình cao đẳng nghề có đủ
điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt
nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy
Trang 6Dạy nghề thường xuyên
Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề;
Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; Chương trình dạy nghề được thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.
Người đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề, thường xuyên quy địnhtổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề Chứng chỉ phải ghi rõ nội dung và thời gian khoá học
Người dạy các chương trình dạy nghề thường xuyên là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân, người có tay nghề cao.
Cơ sở dạy nghề chỉ được tổ chức thực hiện các chương trình dạy nghề theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề (theo hình thức dạy nghề thường xuyên) sau khi đã bảo đảm thực hiện nhiệm vụ dạy nghề chính quy.
II LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
1 Khái niệm đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thuđược kết quả trong tương lai.
Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề là hoạt động đầu tư mà người đầu tư bỏ vốn xây dựng hạ tầng cơ sở, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các trường dạy nghề trong nền kinh tế quốc dân
Đầu tư xây dựng hệ thống các trường dạy nghề là hoạt động đầu tư phát triển vì kết quả của nó tạo ra làm tăng giá trị tài sản mới đó là số lượng các lớp học mới, nhà xưởng, các
Trang 7máy móc và các trang thiết bị, chương trình đào tạo phục vụ cho hoạt động dạy nghề tại các cơ sở; không những thế hoạt động đầu tư này còn tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực mới với chất lượng tốt hơn đáp ứng yêu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2 Vai trò của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề làm thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, từ đó làm thay đổi cơ cấu lao động theo ngành Công nghiệp, dịch vụ tăng lên, giảm số lượng lao động làm trong các ngàng nông lâm ngư nghiệp Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành lại tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
Bên cạnh đó đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề còn thể hiện sự quan tâm củanhà nước cho các tỉnh thành phố trong cả nước những vùng khó khăn để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo của chính địa phương mình, với mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta hướng tới đó là tăng trưởng bền vững và công bằng xã hội.
2.2 Trên góc độ doanh nghiệp
Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển được một đội ngũ nhân lực có trình độ tay nghề tương đối đáp ứng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình ở thị trường trong nước và thế giới Bởi vì có những sản phẩm mà người lao động bình thường không thể làm ra được mà cần phải được qua đào tạo dạynghề dài hạn mới có thể làm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, và cũng có những máy móc, thiết bị hiện đại mà nếu không qua học nghề và đào tạo tại các trường dạy nghề thì không thể vận hành một cách thành công đưa vào sản xuất nâng cao năng suất lao động Thông qua đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề các doanh nghiệp có thể giảm bớt khoản chi phí chi cho công tác đào tạo lao động, có thể tuyển dụng được đội ngũ lao động ngay tại các tỉnh thành phố mà cơ sở sản xuất của doanh nghiệp mình xây dựng mà không phải mất thêm những chi phí tìm kiếm lao động ở các tỉnh thành phố khác và đặc biệt là tiết kiệm được khoản chi phí nhân công rất cao khi phải thuê đội ngũ chuyên gia nước ngoài.
Trang 8Hiện nay theo chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các trường dạy nghề của nhà nước thì các doanh nghiệp bỏ vốn ra để đầu tư xây dựng trường dạy nghề thì sẽ được ưu tiên và hỗ trợ trong các thủ tục và được miễn giảm thuế thuê đất.
3 Đặc điểm của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống dạy nghề bên cạnh mang những đặc diểm của
hoạt động đầu tư phát triển nói chung thì hoạt động này còn có một số những điểm khác biệt mang tính đặc thù riêng Sau đây là đặc điểm cụ thể của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Thứ nhất, đó là lượng vốn dành cho các trường dạy nghề lớn và phải chi tiêu một cách
thường xuyên và kịp thời mới phát huy hiệu quả cao Vì những máy móc, trang thiết bị cần được trang bị cho các cơ sở dạy nghề là rất tốn kém có những thiết bị lên đến hàng chục triệu, thậm chí nếu cơ sở đó hiện đại thì có thể nên đến hàng trăm triệu đồng Vì vậynguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề không chỉ huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước mà cần phải biết huy động thêm những nguồn khác: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; từ người học thông qua việc đóng học phí.
Thứ hai, Thời gian tiền hành đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề tương đối
dài vì nó phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ từ ngân sách nhà nước cho các địa phương vàthông qua nhiều cơ quan quản lý Hoạt động đầu tư này được tiến hành thường xuyên đốivới tất cả các trường dạy nghề có thể đầu tư thêm vốn để đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư xây dựng thêm một khu nhà dạy học và thực hành…để mở rộng thêm quy mô đào tạo.
Thứ ba, hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề được tiến hành rộng
khắp ở các địa phương trong cả nước, để mỗi một tỉnh, một huyện đều có những trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ Việc đào tạo nghề một cách sâu sát như thế người lao động đặc biệt là những lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có thể học hỏi được những kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nâng cao năng suất cây trồng.
Thứ tư, Hoạt động đầu tư này mang một ý nghĩa xã hội to lớn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
trong xã hội, cạnh tranh được với những trường dạy nghề trên thế giới để các trường dạy nghề Việt Nam không bị thua trên sân nhà Có thể nói đây chính là hoạt động đầu tư nâng cao giá trị của Việt Nam trên thị trường quốc tế, vì một đất nước mà cơ sở vật chất của các trường dạy nghề kém thì không thể nói đến được một chất lượng đào tạo tốt, cơ sở vật chất của các trường dạy nghề là nền tảng cho sự phát triển giáo dục dạy nghề theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
4 Nội dung đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
4.1 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị cho các cơ sở dạy nghề
Trang 9Cơ sở vật chất của các trường dạy nghề đó là hệ thống các phòng làm việc, xưởng thực hành, thư viện, sách và các thiết bị cho từng ngành nghề Có thể nói cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu được với trường dạy nghề Trang thiết bị,cơ sở vật chất đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình thực hành để hoàn thiện kỹ năng sản xuất Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, càng theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất trong các ngành của nền kinh tế baonhiêu thì học viên càng có thể thích ứng và vận dụng một cách nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu Hiện nay xảy ra một thực trạng đó là các trường nghề rất vắng học sinh và nguyên nhân đó là do đâu? Câu trả lời đó là do cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu trầm trọng, chỉ có một số trường được trang bị máy móc kỹ thuật đồng bộ với máy móc tại công ty, còn lại thì vẫn còn khá lạc hậu chỉ có thể đáp ứng 1-2 ngành nghề đào tạo Vì vậy để đảm bảo chất lượng dạy nghề cần phải đầu tư một cách hợp lý cho việc xây dựng cơ sở vật chất mua sắm máy móc trang thiết bị để đào tạo được một đội ngũ nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị bao gồm hai nội dung lớn sau:- Đầu tư phòng học, xưởng thực hành, thư viện và các cơ sở hạ tầng khác
- Đầu tư mua sắm các máy móc, thiết bị và phương tiện phục vụ cho việc dạy và họcnghề.
4.2 Đầu tư cho các chương trình đào tạo của hệ thống các trường dạy nghề
Chương trình dạy nghề thể hiện mục tiêu dạy nghề, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện dưới một năm đối vớingười có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một năm rưỡi đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp.
Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng và thời lượng cho các mô-đun, môn học; tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu của từng trình độ cho mỗi nghề và yêu cầu liên thông theo quyđịnh.
Trang 10Các chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp nghề và trường Cao đẳng nghề được xây dựng trên chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề cho từng nghề ban hành theo hướng :
Chương trình dạy nghề của từng nghề = Chương trình khung của nghề + 15%-25% (đối với Trung cấp nghề) hoặc 20-30% (đối với Cao đẳng nghề) nội dung kiến thức kỹ năng do trường tự lựa chọn theo quyết định số 01/2007/ QĐ - Bộ LĐ-TB&XH
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủcó liên quan quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo, trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định ngành.
Căn cứ vào chương trình khung đã được quy định và nhiệm vụ đào tạo của cơ sở dạy nghề, người đứng đầu cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng và ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình Đầu tư vào chương trình đào tạo nghề có hai nội dung:
+ Đầu tư xây dựng các chương trình, giáo trình dạy học+ Đầu tư xây dựng các chương trình dạy nghề
4.3 Đầu tư vào đội ngũ nhân lực: Giáo viên và các cán bộ quản lý
Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa
dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề Giáo viên dạy
nghề có nhiều đặc thù: vừa phải có tay nghề của công nhân kỹ thuật lành nghề, vừa phải là nhà giáo để có thể dạy thực hành nghề, vừa là nhà kỹ thuậtvà đồng thời là nhà quản lý để có thể dạy lý thuyết nghề và quản lý dạy học.
Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau:
Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
Trang 11Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
Trường hợp giáo viên dạy nghề không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm.
Việc đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýở các trường dạy nghề đang gặp phải hai vấn đề lớn:
Một là, số lượng giáo viên không đủ Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên
không đủ sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nếu hệ thống giáo dự kỹthuật và dạy nghề sẽ được mở rộng để đào tạo với số lượng lớn hơn
Hai là, chất lượng giáo viên, các chuyên gia kỹ thuật phải là những công
nhân lành nghề của ngành đồng thời cũng phải là những người có trình độ sưphạm giỏi Để đảm đương tốt công việc giáo dục kỹ thuật và dạy nghề thì giáo viên kỹ thuật trước khi bước vào nghề phải nắm vững cả hai loại chuyên môn này và họ phải được cập nhật kiến thức thường xuyên khi họ đang làm công tác giảng dạy Các chương trình đào tạo tại chức hiện nay cho giáo viên chỉ bồi dưỡng về mặt sư phạm nhưng còn hạn chế trong việc cập nhật kiến thức và kỹ năng kỹ thuật
Để có thể đào tạo được số lượng công nhân lành nghề đủ về số lượng và có chất lượng thì chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên được xem là một yếu tố quan trọng Vì vậy cần phải được quan tâm đầu tư phát triển khi xây dựng vàđổi mới các trường dạy nghề.
5 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dạy nghề
a Nguồn vốn ngân sách của nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước bao gồm nguồn vốn từ trung ương và nguồn vốn từ địa phương.
Vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư phát triển dạy nghề vì đây là một hoạt động đầu tư cần tiến hành một cách thường xuyên và nhà nước cần giữ vai trò quản lý thống nhất các hoạt động này để giáo dục nghề nghiệp không bị lệch khỏi sự phát triển đó, xây dựng lòng tin của người dân, người lao động vào đảng vào chính phủ , từ đó xây dựng được một nền chính trị ổn định
Trang 12Tuy nhiên hiện nay ngân sách nhà nước ta đang trong tình trạng chi > thu, vìvậy chúng ta cũng không nên quá ỷ lại vào ngân sách mà cần có những chiến lược đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác.
b Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong nướcc Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài
Đây là một nguồn tài chính quan trọng cho công tác dạy nghề Bên cạnh đó chúng ta còn nhận được sự giúp đỡ trực tiếp thông qua các dự án hợp tác quốc tế, đưa lao động của ta đi đào tạo ở nước ngoài.
d Nguồn vốn thu từ học phí của các học viên
Các học viên học nghề cần phải đóng một khoản học phí đó là số tiền dũng để trang bị thêm các máy móc và thiết bị kỹ thuật mới, và dùng để trả lương cho cán bộ giáo viên trong trường.
e Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Thông qua mô hình đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tận dụng tối đa sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động như giúp đỡ về máy móc thiết bị đào tạo nghề
6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
6.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả
Hoạt động đầu tư cho công tác dạy nghề đã tạo ra những sản phẩm hết sức đặc biệt mà không giống bất kỳ một loại sản phẩm thông thường của các cơ sở sản xuất theo quy trình công nghiệp, sản phẩm mà hoạt động này tạo ra không thể lượng hoá được bằng những con số cụ thể mà để xác định được nó chúng ta cần phải căn cứ vào những mục tiêu mà hoạt động này hướng tới.
Hoạt động đầu tư cho công tác dạy nghề đã tạo ra nhiều trường, lớp học dạy nghề và các công trình phục vụ cho việc dạy và học, điều đó đã làm tăng khối lượng cơ sở vật chất cho xã hội Số lượng các trường lớp không ngừng gia tăng qua các năm. Cùng với đó là việc trang bị thêm máy móc thiết bị cho công tác dạy và học nghề.
Trang 13Chỉ tiêu này được thể hiện qua số lớp học, trường học, số mét vuông của lớphọc Sự gia tăng năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạtđộng đầu tư này đã làm phát triển nguồn nhân lực đất nước (đầu tư theo chiều sâu)
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
+ Số lượng các cơ sở dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị các máy móc thiết bị.
Để đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao mà cụ thể là các công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề thì điều đầu tiên quyết đinh đến đó là cơ sở vật chất trang bị cho các trường dạy nghề (hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) Điều này đầu tiên sẽ tác động đến tâm lý của người học khi cơsở vật chất tốt sẽ tạo ra sự phấn khích học tập cho họ, thứ hai là họ sẽ có cơ hội tiếp cận với các máy móc và thiết bị hiện đại mà hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng.
Từ việc đầu tư cho các trường dạy nghề, các trường này đã có thêm các trang thiết bị mới, nâng cao chất lượng và tình trạng hoạt động của mình.Số lượng các chương trình, giáo trình được biên soạn, thay đổi lại cho phù hợp
+ Số lượng các chương trình đào tạo, giáo trình được xây dựng, chỉnhsửa cho phù hợp với ngành nghề đào tạo và mục tiêu, phương pháp đào tạo của trường dạy nghề
Bất kỳ một cơ sở dạy nghề nào muốn đào tạo nghề cho học viên thì cái mà họ không thể thiếu được đó là các chương trình, giáo trình dạy học Có những cơ sở có những máy móc và thiết bị cũng khá hiện đại nhưng chương trình học mà họ đưa ra chưa phù hợp thì cũng không thể nói đến chất lượng, khi đó họ đào tạo mà không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
Chương trình đào tạo của mỗi nghề là khác nhau, vì vậy mỗi cơ sở dạy nghề đều phải đầu tư xây dựng cho mình một chương trình và giáo trình phù hợp và cần phải nắm bắt nhu cầu của thị trường thay đổi kịp thời Và kết quả mà hoạt động đầu tư này tạo ra đó là số các chương trình và giáo trình được biênsoạn, chỉnh sửa đối với mỗi loại nhóm nghề.
+ Số lượng các giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng sư phạm.
Trang 14Việc đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên là rất quan trọng Một thực tế hiện nay đó là có những giáo viên cơ trình độ tay nghề cao nhưng khả năng truyền đạt của họ cho học viên tiếp thu là rất hạn chế Vì vậy cần phải đầu tư nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho họ và khả năng nắm bắt những yêu cầu của thị trường, không ai khác mà là chính họ là những người biên soạn chỉnh sửa chương trình, giáo trình học cho phù hợp với cơ sở dạy nghề.
6.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển các trường dạy nghề.
Hiệu quả đầu tư là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh với kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư vớicác chi phí bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề được thể hiện qua mối quan hệ giữa nguồn vốn dự kiến đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu, kết quả đầu ra
Các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư phát triển dạy nghề:
+ Số phòng học, xưởng thực hành đáp ứng yêu cầu dạy thực hành và lý thuyết theo chương trình đào tạo.
Theo quy định đối với các trường dạy nghề trình độ Cao đẳng và Trung cấp nghề thì lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên; lớp học thực hành không quá 18 hoc sinh, sinh viên Đối với các trường đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3m2 / 1 học sinh quy đổi và diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2 / 1 học sinh quy đổi
+ Số giáo viên quy đổi / Số học sinh quy đổi tối đa là 1/20 đối với tất cả các cơ sở đào tạo nghề
Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với trường Cao đẳng nghề, trường Đại học, trường Cao đẳng, Trung cấp nghề, trường Trung cấp chuyên nghiệpcông lập tư thục, 50% đối với các trường Cao đẳng nghề, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên cho từng nghề được tổ chức đào tạo.
+ Số lượng học sinh sinh viên hoàn thành các chương trình đào tạo nghề trong trường, tốt nghiệp ra trường nắm bắt được trình độ kỹ năng nghề tối
Trang 15thiểu đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước Đây chính là cơ sở để gia tăng lao động qua đào tạo nghề hàng năm
+ Chất lượng đào tạo: được thể hiện qua số học sinh tốt nghiệp phân theo trình độ khá giỏi ;Tỷ lệ giáo viên trên học sinh, con số này cũng phán ánh một phần chất lượng đào tạo nều tỷ lệ học sinh/ giáo viên quá cao thì sẽ không đảm bảo công tác dạy nghề cho các học viên thì không thể nói đến chất lượng đào tạo Nhìn chung chất lượng đào tạo chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đó là số lượng giáo viên, chương trình và giáo trình giảng dạy, sơ sở vật chất máy móc trang thiết bị dạy và học nghề Vì vậy cần phải có sự đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề thì chất lượng đào tạo mới được đảm bảo.
+ Chuyển dịch Cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động làm trong các ngành nông lâm ngư nghiệp Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tạobước đột phá đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁCTRƯỜNG DẠY NGHỀ THEO CÁC DỰ ÁN MÀ BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
XÃ HỘI QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2004-2008
I CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TẠI BỘ LĐTB&XH
- Chính phủ quản lý thống nhất các cơ sở dạy nghề.
- Bộ LĐTB&XH mà đại điện là tổng cục dạy nghề là cơ quan quản lý các dự án đầu tư phát triển dạy nghề trong cả nước, đảm bảo cho hệ thống giáo dục dạy nghề phát triển theo một quy hoạch, kế hoạch và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ
- Các Bộ ngành địa phương khác phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về các dự án đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm cho các trường dạy nghề trực thuộc sư quản lý của mình.- Uỷ Ban nhân dân các tỉnh thành phố giao cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển các cơsở dạy nghề đáp ứng yêu cầu học của nhân dân và nhu cầu nhân lực có trình độ của các doanh nghiệp Cơ chế quản lý các cơ sở dạy nghề được thể hiện cụ thể qua hình 2.1:
Trang 16Trang 17
Hình 2.1: Mô hình quản lý nhà nước về dạy nghề
Qua hình vẽ ta thấy được thực trạng quản lý giáo dục dạy nghề ở Việt Nam hiện nay đó là:
- Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý cơ sở dạy nghề
- Nhiều văn bản quản lý nhà nước từ nhiều cơ quan quản lý khác nhau cùng tác độngđền một cơ sở dạy nghề.
- Không có một cơ quan quản lý dạy nghề thống nhất.
- Mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp rất hạn chế.
- Đào tạo không căn cứ từ nhu cầu nhân lực của thị trường và không gắn với việc làm.
Năm 1998 một sự thay đổi lớn diễn ra trong cơ cấu hệ thống và quản lý giáo dục dạy nghề của nước ta: Chuyển chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề từ Bộ Giáo dục và đào tạo sang Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, làm cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp không có sự kế thừa liên thông phát huy được hết năng lực vốn có
Cơ chế quản lý tổng hợp các dự án đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề tại Bộ Lao động- Thương binh và xã hội:
1 Ban chỉ đạo dự án
Một ban chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH làm trưởng ban, các thành viên kháccủa ban này sẽ gồm đại diện của Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam, UB dân tộc miền núi, Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam và tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Ban chỉ đạo dự án sẽ có trách nhiệm:
- Đưa ra các chính sách đối với việc thực hiện dự án- Điều phối với Bộ và các cơ quan có liên quan- Kiểm tra phê duyệt các kế hoạch năm.
Trang 18- Vạch ra những nguyên tắc chỉ đạo đối với việc giải quyết định hướng điều hành ngân sách giáo dục.
- Giám sát tiến trình thực hiện dự ánBan chỉ đạo sẽ họp ít nhất 3 tháng 1 lần.
2 Ban thực hiện
Bộ LĐTB&XH là cơ quan điều hành dự án, Tổng cục dạy nghề là cơ quan thực
hiện dự án Một ban thực hiện dự án được thiết lập trong Tổng cục dạy nghề với một giám đốc dự án làm việc Ban chuyên trách Tổng cục trưởng cục dạy nghề là giám đốc dự án Một giám đốc điều hành dự án chuyên trách sẽ được Bộ LĐTB&XH bổ nhiệm, giám đốc điều hành dự án có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức quản lý giám sát và điều phối dự án cũng như giám sát tiến độ thực hiện Giám đốc điều hành dự án có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc dự án còn có các cán bộ thực hiện dự án có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc
Ban thực hiện có trách nhiệm:
- Lập tiến độ, kế hoạch dự án chi tiết.- Mua sắm dịch vụ và hàng hóa
- Kế toán dự án bao gồm cả những kiểm toán cần thiết.
- Giải ngân và đệ trình Ngân hàng ADB và các nhà đồng tài trợ hồ sơ rút tiền.- Quản lý tài khoản tạm ứng.
- Quản lý sổ sách kế toán, tài khoản cho vay.- Giám sát hoạt đông tại hiện trường.
- Làm báo cáo gửi Ngân hàng tiến trình thực hiện dự án.
- Tại mỗi trường sẽ thành lập một đơn vị sản xuất do một Giám đốc riêng quản lý Các Giám đốc đơn vị sản xuất sẽ được Giám đốc dự án bổ nhiệm theo đề nghị của hiệu trưởng trường Các Giám đốc đơn vị sản xuất này sẽ báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành dự án và sẽ chịu trách nhiệm công việc tại đơn vị sản xuất.
3 Cơ quan chủ quản các trường
Cơ quan chủ quản các trường có trách nhiệm sau một thời gian thực hiện dự án:
Trang 19- Tận dụng cơ hội chỉ đạo xây dựng thành một trường kiểu mẫu của cơ quan chủ quản.
- Đóng góp các chuyên gia, đối tác phục vụ cho nghiên cứu điều tra, khảo sát trong phạm vi dự án có liên quan đến lĩnh vực của ngành địa phương khi được yêu cầu.
- Cộng tác với cơ quan điều hành dự án để triển khai các hoạt động dự án tại trường trọng điểm một cách nhịp nhàng và đúng tiến độ, tiếp nhận các kết quả của dự án tại các trường và nhân rộng ra các trường khác thuộc ngành địa phương.
- Cộng tác với cơ quan điều hành trong việc tiến hành cử cán bộ của từng trường đi đào tạo.
- Đóng góp vốn đối ứng cho các dự án theo kế hoạch vốn đối ứng được ghi hàng năm.
II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2004-2008.
1 Nội dung đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Đầu tư phát triển dạy nghề bao gồm các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư vào các chương trình giảng dạy và đầu tư vào đội ngũ nhân lực (bao gồm: giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề)
1.1 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới máy móc trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề
- Về vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dạy nghề luôn
chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề này Và nguồn vốn dành cho nó cũng chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước và nguồn việc trợ không hoàn lại (ODA của Hàn Quốc, của Đức), đây cũng thể hiện một đặc trưng của nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất tăng qua các năm ( năm 2008 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2004)
Bảng 2.1: Quy mô vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
92.378
Trang 20Trường dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề)
Diện tích mặt bằng:diện tích mặt bằng xây dựng/1 học viên là 14,06 m2, diện tích phòng học là 2,18 m2, số phòng học/1000 học viên là 52,16 phòng
Vốn đầu tư đổi mới máy móc trang thết bị
Các cơ sở dạy nghề đã tiến hành đầu tư về trang thiết bị với một số lượng vốn tăng dần qua các năm, trong đó các trường dạy nghề được quan tâm đầu tư nhiều hơn cả chiếm từ 80-85% Nếu năm 2004 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị của các trường dạy nghề là 13.596 triệu đồng thì đến năm 2008 con số đó đã tăng lên 3,5 lần (tức là 63.598 triệu đồng), còn đối với các trung tâm dạy nghề vốn đầu tư năm 2008 so với năm 2004 tăng gấp 4,9 lần Con số trên chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước trong việc đầu tư cho các trung tâm dạy nghề hỗ trợ cho các trung tâm này từ đó cải thiện chất lượng đào tạo của các trung tâm ngoài công lập để đảm bảo đầu tư theo đúng định hướng mà chính phủ đề ra Đầu tư cho các trung tâm dạy nghề để họ đào tạo các nghề ngắn hạn giúp người lao động có cơ hội tự tạo việc làm, nhất là đối với các địa phương đang trong quá trình đô thị hoá, là biện pháp tích cực trong giải quuyết việc làm tại chỗ.
Bảng 2.2 : Quy mô vốn đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị của các cơ sở dạynghề giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Trang 21Cơ sở dạy nghề Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006Năm 2007Năm 2008Tổng vốn đầu
tư mua sắm máy móc trang thiết bị
16.76820.76226.81933.12763.598Trường dạy
nghề (cao đẳngnghề, trung cấpnghề)
13.59617.36020.44425.96447.008Trung tâm dạy
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Vốn phân bổ cho việc mua sắm máy móc thết bị cho các trường dạy nghề dài hạn chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các trung tâm dạy nghề Điều này thể hiện sự quan tâm nhiều hơn của nhà nước cho các cơ sở dạy nghề dài hạn nâng cao trình độ kỹ năng nghề một cách bài bản hơn cho người lao động.
Bảng 2.3: Cơ cấu phân bổ vốn mua sắm máy móc thiết bị cho trường dạy nghề vàtrung tâm dạy nghề
Trường dạy nghề (cao đẳng nghề, trung
cấp nghề) 0.80.840.970.780.74Trung tâm dạy nghề 0.20.160.030.220.26
Nguồn: Tổng cục dạy nghề- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1.2 Đầu tư đổi mới chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo hiện nay có thời lượng thực hành ít, máy móc không có cho học sinh thực hành, vì vậy chất lượng đào tạo nghề những nămqua chưa được cải thiện là bao Không ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhưng khi trung tâm hoặc các trường giới thiệu thì hầu hết
Trang 22các học viên lại không đáp ứng được nhu cầu thực tế Năm 2008, Tổng cục Dạy nghề chi hơn 40 tỷ đồng dành cho biên soạn giáo trình, nhưng chủ yếu là xây dựng chương trình khung cho trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.Kinh phí dạy nghề cho nông dân hàng năm vào khoảng 150 tỷ đồng Khoản tiền này được trích ra từ chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giáo dục – đào tạo (kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng cho năm 2008) Nhưng kinh phí dành cho sách dạy nghề không được phân chia rạch ròi
Bảng 2.4: Quy mô vốn dành cho đầu tư đổi mới chương trình đào tạogiai đoạn 2004-2008
1.3 Đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề
Công tác dạy nghề đang là lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước quan rất quan tâm và đặt vào vị trí ưu tiên trong các chính sách phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng caovề chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Vì vậy tại cuộc họp Hội đồng giáo dục quốc gia ngày 12/12/2007 , Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu đến năm 2010 phải đảm bảo đạt 40-50% lao động qua đào tạo Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo nghề tại các trường.
Giáo viên dạy thực hành nghề đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên môn, sự thành thục về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm để tổ chức tốt hoạt
Trang 23động dạy nghề Dạy thực hành nghề là quá trình tổ chức tốt huấn luyện để học sinh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp Qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm kỹ thuật, kỹ năng dạy thực hành nghề của giáo viên đã từng bước được cải thiện Tuy nhiên trước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, việc tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, đến tháng 12/2005, cả nước có 236 trường dạy nghề, 104 trung tâm dạy nghề, 212 trường CĐ,THCN có chức năng và nhiệm vụ dạynghề Bên cạnh đó còn có khoảng 800 trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và nhiều lớp dạy nghề ở các doanh nghiệp, các làng nghề….dạy nghề ngắn hạn.
Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên, học sinh trong các trường dạy nghề là 1/28, chỉ mới đạt 1/2 chuẩn quy định. Như vậy hiện tại các trường dạy nghề đang thiếu khoảng 7.000 giáo viêndạy nghề để có thể chuẩn hoá.
Với chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2010, các trường dạy nghề sẽ phải cần đến khoảng 20.000 giáo viên, nếu kể các các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn thì số giáo viên dạynghề cần có là khoảng 90.000 Như vậy về số lượng, giáo viên dạy nghề đang thiếu nghiêm trọng và sẽ là thách thức lớn để phát triển dạy nghề trong thời gian tới Mà với mô hình đào tạo giáo dục dạy nghề hiện hành: tuyển sinh HS mới tốt nghiệp THPT, đào tạo trong 3 năm để trở thành giáo viên dạy nghề trình độ CĐ và 5 năm để thành giáo viên dạy nghề trình độ ĐH là điều không tưởng và không thể đảm bảo chất lượng
Về cơ cấu ngành nghề đào tạo giáo viên: Hàng chục năm nay, các trường ĐH và CĐ
SPKT của cả nước chỉ mới có khả năng đào tạo được giáo viên cho 21 nghề, trong khi đócác trường dạy nghề đang cần giáo viên để đào tạo gần 300 nghề khác nhau Vì vậy, hầu hết giáo viên của các ngành, nghề còn lại chưa có nơi đào tạo.
Trong những năm qua quy mô vốn đầu tư cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề không ngừng tăng lên thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.5: Tình hình đầu tư cho đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Trang 24Cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề hiện nay:
Trong những năm gần đây mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề đã được củng cố phát triển Hiện có 4 trường ĐH sư phạm kỹ thuật bao gồm: Đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh; Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh và trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định., 1 trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật đang được đầu tư nâng cấp lên đại học đó là Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long Mộtsố khoa SPKT của một số trường CĐ, ĐH đang đào tạo giáo viên dạy nghề như: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại học Nông nghiệp I; Đại học Đà Nẵng…
2 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý
Vấn đề đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề luôn là vấn đề được Bộ LĐTB&XH rất quan tâm Hàng năm tỷ lệ vốn chi cho giáo dục đào tạo luôn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn được cấp từ ngân sách nhà nước cho Bộ trong những lĩnh vực mà Bộ phụ trách từ 40- 50%, và được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây qua cácnăm.
Bảng 2.6: Quy mô vốn đầu tư chi cho phát triển hệ thống dạy nghề của BộLĐTB&XH
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Trang 25LĐTB&XH (%)
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Trong khối giáo dục và đào tạo Bộ tập trung đầu tư các trường trực thuộc Bộ, để nâng cao năng lực đào tạo cán Bộ cho ngành và đội ngũ giáo viên dạy nghề, đảm bảo phát triểntheo quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề đã được chính phủ phê duyệt.
Nguồn vốn đầu tư cho các trường dạy nghề chiếm một tỷ lệ rất nhỏ có thể nói là ít trong tổng nguồn vốn dành cho công tác giáo dục và đào tạo vì một quan điểm đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả mọi người đó là coi trọng việc vào các trường đại học hơn là
Trang 26vào các trường dạy nghề, đó là một quan điểm không đúng trong hệ thống giáo dục và dạy nghề của nhà nước ta trong thời gian vừa qua.
Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước cho dạy nghề
Đơn vị: Triệu đồng
Vốn đầu tư cho các
trường dạy nghề 60.100 70.381 89.100 101.929 177.650Vốn đầu tư cho giáo
dục và đào tạo 924.615 938.413 1.142.308 1.274.113 2.166.463Tỷ lệ vốn cho các
trường dạy nghề/ giáo dục và đào tạo (%)
Nguồn: Bộ Lao động -Tthương binh và Xã hội
Nhận xét: Tỷ lệ vốn dành cho các trường trong hệ thống giáo dục và dạy nghề ngày càng tăng nhưng nhìn chung là vẫn chưa tương xứng để có thể đưa thị trường lao động nước tathoát khỏi tình trạng khát nhân lực có trình độ cao (công nhân kỹ thuật) Tỷ lệ trung bình hàng năm chi cho trường dạy nghề khoảng 7,6% một năm Ngân sách nhà nước chi cho các trường dạy nghề liên tục tăng qua các năm 2004-2008, và tổng vốn trong giai đoạn này là 499.160 triệu đồng Chỉ tính riêng năm 2008, trong tổng số vốn đầu tư cho dạy nghề, ngân sách nhà nước chiếm 63%, đầu tư nước ngoài chiếm 3%, doanh nghiệp chiếm10%, người học chiếm 21%, các cơ sở đào tạo chiếm 3% Mức đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng dần: năm 2001 tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo chiếm 15,5%, trong đó chi cho dạy nghề chiếm 4,9% (so với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo), số liệu tương ứng của năm 2005 là 17,9% và 6,5%, năm 2008 là 20% và 7,0% Trong đầu tư phát triển dạy nghề thì nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho việc đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề chiếm một tỷ lệ tương đối cao như dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đã lựa chọn 15 trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với mục tiêu xây dựng các trường đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đáp ứng nhu cầu nhân lực khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề.
2.2.1 Theo nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư cho công tác dạy nghề bao gồm nguồn vốn trong nước và nước ngoài Trong giai đoạn 2004-2008 tổng nguồn vốn trong nước là 499.160 triệu đồng, vốn nước
Trang 27ngoài là 126.898 triệu đồng, chi tiết qua các năm được thể hiện qua bảng sô liệu dưới đây:
Bảng 2.8 : Quy mô vốn đầu tư cho phát triển hệ thống các trường dạy nghề phântheo nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
- Vốn trong nước 60.100 70.381 89.100 101.930 177.650- Vốn nước ngoài 20.000 26.000 26.048 24.850 30.000
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư trong nước luôn chiếm một tỷ lệ cao trongtổng vốn đầu tư cho công tác dạy nghề chiếm từ 70-80% trong đó có sự góp mặt rất lớn của các nguồn vốn viện trợ của Đức, Áo, Hàn Quốc, Đan Mạch, Nhật Bản, Tuy vậy chúng ta cũng cần nên huy động sự góp mặt của các tổ chức nước ngoài để huy động thêm nguồn vốn và tận dụng những chương trình dào tạo mới và đội ngũ giáo viên có trình độ cao từ nước ngoài học hỏi thêm những kinh nghiệm của họ.
Trang 29Hình 2.2: Quy mô vốn cho đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phântheo nguồn vốn
Riêng đối với mảng dạy nghề, đại diện Tổng cục Dạy nghề cho biết ngay trong năm 2008, lĩnh vực này thiếu tới 49% vốn so với yêu cầu cho dạy nghề Số tiền thiếu hụt này sẽ giảm dần, nhưng cho đến 2010 vẫn là 41% và đến 2015 vẫn là 39%.
2.2.2 Theo vùng kinh tế
Hiện nay nước ta có 8 vùng kinh tế bao gồm: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long Hiện nay các vùng miền trong cả nước đều rất quan tâm đếnviệc đầu tư cho công tác đào tạo nghề, đầu tư xây dựng các trường dạy nghề ở ở địa phương như đã có các dự án đầu tư dạy nghề cho lao động ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; dự án đầu tư xây dựng các trường dạy nghề truyền thống cho người dân trong các làng nghề đó.
Trang 30Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phân theovùng kinh tế
Đơn vị: %
Vùng kinh tế20042005200620072008
Đồng Bằng Sông Hồng38,6833,8037,0332,0031,40Đông Bắc15,2613,9715,7115,5213,63Tây Bắc1,392,514,004,204,11Bắc Trung Bộ13,6413,6911,5211,7011,52Duyên Hải Nam Trung Bộ9,6711,7310,4710,4210,47Tây Nguyên1,161,402,083,003,08Đông Nam Bộ17,2919.5516,0417,4418,13
Trang 31Đồng Bằng Sông Cửu Long2,93.353,155,727,66
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Giai đoạn 2004-2008, vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề phân bổ tập trung vào hai vùng kinh tế lớn trong cả nước đó là Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ (ĐBSH chiếm khoảng 31%-39%, ĐNB từ 17%-20% trong tổng vốn đầu tư cho đầu tưphát triển dạy nghề trong cả nước) Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tồng vốn đầu tưphát triển hệ thống các trường dạy nghề nhỏ nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên (Tây Bắc 1,2%-4,2% , Tây Nguyên chiếm từ 1,2%-3,8%) Sự chênh lệch hướng đầu tư này cũng lànguyên nhân làm cho những vùng này chậm phát triển (Nguồn nhân lực cho chất lượng thấp chủ yếu là nhân lực trong ngành nông lâm ngư nghiệp) Năm 2005 Bộ LĐ-TB&XH đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chương trình giáo trình đào tạo giáo viên và cán Bộ quản lý từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc với mục tiêu nâng cao năng lực hệ thống dạy nghề và trực tiếp là 5 trường dạy nghề thuộc 5 địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Dương và Cà Mau Đề án đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước cho các tỉnh thành phố lớn để tâp trung xây dựng các trường trọng điểm đạt tiêu chuẩn quốc gia và trong khu vực, xây dựng một hình mẫu lý tưởng cho các trường khác học tập kinh nghiệm của minh từng bước thay đổi quan niệm về hướng đi trong giáo dục và dạy nghề hiện nay.
Trang 33Hình 2.3: Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghềphân theo vùng kinh tế
2.2.3 Theo cơ sở dạy nghề
Trang 34Cơ sở dạy nghề gồm có các trường Cao đẳng, trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề Trong đó nguồn vốn tập trung đầu tư cho các cơ sở dạy nghề dài hạn đó là các trường Cao đẳng nghề, tỷ lệ vốn dành cho các trung tâm dạy nghề còn rất thấp chủ yếu là từ nguồn vốn trong dân tự huy động để mở các cơ sở dạy nghề này nhưng do trang thiết bị của các cơ sở này chưa được trang bị đầy đủ nên hiệu quả mang lại là chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của người học, và của cả các doanh nghiệp Định hướng đến những năm tiếp theo sẽ giảm dần số các trung tâm dạy nghề mà tập trung đầu tư phát triển các trường Cao đẳng dạy nghề trong cả nước.
Ông Đỗ Minh Cương, tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết từ 64 trường dạy nghề năm 1969, đến năm 2004 mạng lưới dạy nghề trên cả nước đã có 226 trường, 320 trung tâm và gần 1.000 cơ sở dạy nghề đào tạo hơn 200 nghề theo danh mục nghề Ngoài ra, hệ thống trường dạy nghề trọng điểm cũng đang được hình thành (năm 2005 có 25 trường).
Bảng 2.11: Vốn đầu tư phân theo cơ sở dạy nghề
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo cơ sở dạy nghề
Đơn vị : %
Cơ sở dạy nghề
Trang 35Năm 2008, Bộ đã nghiên cứu thành lập trung tâm, giao cho một số cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình hướng dẫn, ôn luyện và kiểm tra công nhận tay nghề đối với những lao động tự học hoặc đã có thời gian và kỹ năng hành nghề nhưng chưa qua đào tạo và chưa được công nhận tay nghề Sau kỳ kiểm tra, nếu đạt người lao động có thể được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học hoặc chứng nhận bậc nghề (với những nghề còn công nhận bậc).
2.2.4 Theo đơn vị cấu thành
Vốn đầu tư bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, đầu tư đào tạo đội ngũ nhân lực cho các trường dạy nghề và các chương trình đào tạo Trong đó nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn giành cho công tác dạy nghề Nguồn vốn dành cho việc xây dựng cơ sở vật chất của các trường dạy nghề có xu hướng giảm dần trong tổng cơ cấu vốn đầu tư phát triển các trường dạy nghề qua các năm từ 63% năm 2004 xuống còn 52% năm 2008 , còn trang thiết bị lại có xu hướng tăng lên từ 28% năm 2004 lên 36% năm 2008 Đây là một cơ cấu đầu tư hợp lý vì hoạt động xây dựng cơ sở vật chấtluôn luôn là lĩnh vực đi đầu đi đầu và sau đó mới tiến hành mua sắm các máy móc trang thiết bị để phục vụ cho việc học và dạy nghề Tuy nhiên trong những năm tiếp theo chúngta cần phải có kế hoạch đầu tư cụ thể hơn cho lĩnh vực này và cần phải có sự đầu tư dứt điểm để cho cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn đề ra vì lĩnh vực này thường nổi cộm lên vấn đề thất thoát và lãng phí vốn rất nhiều, vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước chặt chẽ hơn cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại các trường dạy nghề.
Bảng 2.13: Quy mô vốn đầu tư dạy nghề theo đơn vị cấu thành
Đơn vị: Triệu đồng
Trang 36Năm 2004 2005 2006 2007 2008Trang thiết bị 16.768 20.762 26.819 33.127 63.598
Chương trình
Đội ngũ giáo viên và cán Bộ
Trang 37
Hình 2.4: Cơ cấu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Trang 38theo đơn vị cấu thành năm 2008
Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì cơ sở vật chất phải 4 - 6m2/học sinh, 1 giáo viên/25 học sinh, nếu chiếu theo con số này thì phần lớn các cơ sở dạy nghề đáp ứng được Thế nhưng hiện nay các trung tâm dạy nghề ngoại thành lẫn nội thành về máy móc và trang thiết bị đều thiếu trầm trọng.
2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề giai đoạn 2004-2008
2.3.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Trong những năm qua, do được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, sự chỉ đạo của
Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành công tác dạy nghề đã từng bước đổi mới phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội hệ thống dạy nghề có bước phát triển toàn diện Các trường dạy nghề ngày càng sát hơn với nhu cầu của thị trường lao động, cung cấp nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các nhành kinh tế mũi nhọn Hệ thống và mạng lưới đã bắt đầu được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề ở trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với bacấp trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo, đã xoá bỏ được tình trạng trắng trường dạy nghề ở các tỉnh trên địa bàn cả nước như Tuyên Quang, Tây Bắc, Lào Cai, Sơn La,
2.3.1.1 Vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Tổng vốn đầu tư thực hiện phát triển hệ thống các trường dạy nghề giai đoạn 2004-2008 là 660.469 triệu đồng, chi tiết qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14: Vốn đầu tư thực hiện cho đầu tư phát triển dạy nghề giai đoạn 2004-2008
Nội dungNăm 2004Năm 2005Năm 2006Năm 2007Năm 2008
Kế hoạch 60.100 70.381 89.100 110.929 177.650Thực hiện 57.275 73.196 178.200 137.552 214.246% Hoàn thành
Nguồn: Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
Trang 39Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn Vốn thực hiện đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề
Nhận xét: Lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm có xu hướng tăng lên và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho đầu tư phát triển dạy nghề Vốn đầu tư thực hiện năm 2007 giảm so với 2006 chỉ chiếm 78% năm 2006, và đến năm 2008 số lượng vốn đầu tư thực hiện cóxu hướng tăng lên 27% so với năm 2007 nhưng lượng vốn này vẫn thấp hơn so với vốn đầu tư thực hiện năm 2006 Kết quả mà hoạt động đầu tư này tạo ra làm tăng giá trị tài sản mới.
Trang 40Bảng 2.15: Giá trị tài sản mới tăng thêm
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Giá trị tài sản mới năm 2008 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2004 do có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm tích cực hơn của các doanh nghiệp và mọi người dâncho đầu tư phát triển các trường dạy nghề trong thời gia qua Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đã đạt những hiệu quả tích cực tỷ lệ % giá trị tài sản mới tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện ngày càng cao nếu năm 2004 là 48,2% thì đến năm2008 con số đó đã là 73,2%, số lượng trường lớp học tăng lên đáng kể Hiện nay đã có tới9 trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đó là: Trường CĐN Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, Trường CĐN Cơ điện Hà Nội, Trường CĐN Lilama 2, Trường CĐN Điện, Trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc,Trường CĐN TP.HCM, Trường TCN Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương
Phòng học và xưởng thực hành, phòng thí nghiệm của các cơ sở dạy nghề được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, tuy nhiên qua điều tra khảo sát thì chất lượng các trường này còn thấp, diện tích xây dựng phòng học chưa đáp ứng nhu cầu.
Về diện tích đất xây dựng: Theo điều tra về diện tích phòng học nhà xưởng của các
trường công lập như sau:
Diện tích xây dựng : 18.53 m2/ 1 học sinhDiện tích phòng học: 2.11 m2/ 1 học sinh.
Nếu chiếu theo tiêu chuẩn thì còn số trên là thấp đặc biệt là diện tích phòng học/ 1 học sinh (theo quy định thì diện tích phòng học phải từ 4-6 m2 mới đáp ứng yêu cầu).
Chất lượng phòng học,nhà xưởng thực hành,phòng thí nghiệm, thư viện và các cơ sở hạ tầng khác:
Bảng 2.16 : Tình trạng phòng học, nhà xưởng của trường dạy nghề (%)