1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội

57 870 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 638,5 KB

Nội dung

Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua hơn 30 năm chiến đấu, hy sinh gian khổ, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, non sông thu về một mối, đất nước đã được thống nhất, độc lập, hoà bình Để có được cuộc sống trong hoà bình, phát triển và đổi mới như ngày hôm nay, Tổ quốc, nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh

to lớn của các liệt sĩ Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ, tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh” Chia

sẻ nỗi đau cùng các gia đình liệt sĩ, thế hệ hôm nay và mai sau biết ơn những người mẹ, người cha, người vợ vì sự sống còn của dân tộc đã hiến dâng cho Tổ quốc những người con, người chồng, người vợ hết sức thân thương của mình Cũng trong cuộc đấu tranh sinh tử này, hàng chục vạn đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máu của mình, là những tấm gương sáng về lòng dũng cảm, kiên trung, xứng đáng với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn làmhết sức mình để thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chăm sóc về vật chất và tinh thần

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực thúc đẩy, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn lên tự khắc phục khó khăn Chúng ta luôn trân trọng và tự hào về những thành tựu đã đạt được bởi những việc làm

đó đã góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”

“Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp phần ổn định chính trị - xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộctrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tính nhân văn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa chính là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là truyền thống yêu nước, yêu quê hương; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.Vì vậy việc đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công có vai trò rất quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa này Từ

những vấn đề đó em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều

dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội”.

Nội dung bài viết bao gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Lao động thương binh và xã hội

Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới

Em xin chân thành cảm ơn các thày cô Khoa Đầu tư và các cán bộ trong phòng Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Lao động thương binh và xã hội đã giúp đỡ em trong việc định hướng và cung cấp các tài liệu để em có thể hiểu hơn về công

Trang 2

tác đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công hiện nay Để bài viết được hoàn thiện, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy các cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Trải qua quá trình lịch sử, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cho lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, đồng thời quyết định tổ chức bộ máy ngành đã được toàn quốc, toàn dân xây đắp nên dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, Trung ương đảng, Chính phru và với

sự trực tiếp điều hành của Bộ lao động – thương binh và xã hội và Cứu tế xã hội

Ngày 16/2/1987 Hội đồng nhà nước ban hành quyết định số 782/HĐNN hợp nhất Bộ Lao đồng và Bộ Thương binh xã hội thành Bộ lao động – thương binh và xã hội

1.1.2 Cơ cấu tổ chức

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động thương binh và xã hội

Trang 3

Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội gồm có:a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

1 Văn phòng Bộ

2 Vụ Lao động – Tiền lương

3 Vụ Bảo hiểm xã hội

Trang 4

17 Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

b) Các đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý:

1 Viện Khoa học lao động đề xã hội

2 Viện Chỉnh hình - phục hồi chức năng

3 Các trường nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề, chỉnh hình - phục hồi chức năng lao động cho thương binh và các đối tượng xã hội đặc thù và các tổ chức khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng quản lý ngành có liên quan

Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định trong phạm vi tổng biên chế được Chính phủ quy định cho Bộ

Đối với các tổ chức để triển khai thực hiện dự án quốc tế tài trợ thì không thuộc tổ chức, biên chế của Nhà nước Việc thành lập, giải thể tổ chức triển khai thực hiện dự án nói trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định

1.1.3 Chức năng nhiệm vụ

Theo nghị định số 186/2007/NĐ-CP ra ngày 31/3/2007 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001; căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngay bộ của Chính Phủ; căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-

CP ngày 5/11/2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và Bộ trưởng

Bộ nội vụ:

1.1.3.1 Vị trí và chức năng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với Thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, Thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật

1.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức

Trang 5

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm

vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, Thương binh và xã hội

2 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ

3 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, Thương binh và

xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

- Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

b, Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạtđộng xuất khẩu lao động và chuyên gia

6 Về an toàn lao động:

a, Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ

cá nhân đối với người lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Trang 6

- Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;

b, Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định

và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

c, Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;

d, Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động

b, Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;

c, Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề;

d, Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề

8 Về Thương binh, liệt sỹ và người có công:

a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng;

- Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ;

b, Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với Thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho Thương binh, bệnh binh và người có công

Trang 7

9 Về bảo trợ xã hội:

a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ :

- Chính sách xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;

- Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo;

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ

xã hội;

b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh

10 Về phòng, chống tệ nạn xã hội:

a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạtđộng của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;

b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy

11 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật

12 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội

13 Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xãhội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ

14 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật

15 Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật

Trang 8

16 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý

vi phạm theo thẩm quyền về lao động, Thương binh và xã hội

17 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

18 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thương binh và xã hội ở địa phương

19 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật

1.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI

CÓ CÔNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Đảng và nhà nước ta đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, điều dưỡng và nuôi dưỡng người

có công nhằm thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa Không chỉ dừng lại ở đó, các chínhsách đã được đưa vào thực tiễn, đó chính là việc đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết

bị cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên khắp cả nước Các trung tâm này đã đang và sẽ là nơi để chăm sóc sức khoẻ cho hơn 8 triệu đối tượng người

có công trên cả nước, là nguồn động viên, an ủi cho các đối tượng này về mặt vật chất cũng như tinh thần

1.2.1 Chính sách của Nhà nước về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là người được cơ quan,

tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa

19 tháng Tám năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng

Trang 9

đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Liệt sĩ: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổquốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nướctruy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”

- Bà mẹ Việt nam anh hùng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: Là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật, người được nhà nước tuyên dương “Anh hùng Lao động” vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động tự 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”

- Bệnh binh:Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: Là người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến

- Người có công giúp đỡ cách mạng: Là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:

1.2.1.1.2 Điều dưỡng, nuôi dưỡng

Theo định nghĩa của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ (American Nurses’ Association; ANA,

1980, 9): điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng con người tới các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng

Trang 10

Nuôi dưỡng là việc nuôi nấng, chăm sóc sức khoẻ để duy trì sự sống và phát triển cơ thể.

Đối tượng được điều dưỡng

a, Đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần:

- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945

- Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945

- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả những thương binhloại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) và bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động

do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tại gia đình

- Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được tặng Bằng "có công với nước" đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng

b, Đối tượng được điều dưỡng luân phiên:

- Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày nhiều năm sức khoẻ yếu hoặc người đã bị địch tuyên án tử hình

- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn không nơi nương tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng

Phương thức, thời gian và mức chi

a, Phương thức: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao, các địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình

b, Thời gian điều dưỡng tập trung: Thời gian 10 ngày (không kể thời gian đi và về)

c, Mức chi điều dưỡng:

c1) Mức chi điều dưỡng tập trung: 800.000 đồng tính cho 01 người điều dưỡng 10 ngày; bao gồm:

Trang 11

- Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 500.000 đồng

- Thuốc bổ và thuốc bệnh thông thường: 50.000 đồng

- Quà tặng đối tượng khi về gia đình: 50.000 đồng

- Chi tiền điện, nước cho nhà nghỉ: 80.000 đồng

- Chi khác (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, nghe chuyện thời sự, văn nghệ, tham quan, chụp ảnh, báo chí, thể thao, phục hồi chức

năng ):120.000 đồng

Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi khám

và điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành

c2) Mức chi điều dưỡng tại gia đình: 600.000 đồng/01 người

Nguồn kinh phí điều dưỡng

- Kinh phí chi theo tiêu chuẩn điều dưỡng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo theo kế hoạch được thông báo hàng năm

- Kinh phí đưa đón và chi khác (nếu có) cho người đi điều dưỡng tập trung do Ngân sách địa phương cấp từ nguồn chi đảm bảo xã hội được giao hàng năm

- Kinh phí chi điều dưỡng được cấp phát, sử dụng, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước

Tổ chức thực hiện

Hàng năm, căn cứ vào tổng mức kinh phí điều dưỡng được Nhà nước thông báo và thực

tế đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí và thông báo để các địa phương thực hiện

Nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí điều dưỡng vào các mục đích trái với quy định tại Thông tư này

Căn cứ vào mức kinh phí điều dưỡng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo và nhu cầu điều dưỡng của các đối tượng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trình

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đối tượng được điều dưỡng quy định tại điểm 2 phần I Thông tư này

Việc điều dưỡng tập trung đối với người có công với cách mạng được thực hiện chủ yếu tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xãhội Những địa phương do hoàn cảnh đặc biệt không thường xuyên đưa đón đối tượng

Trang 12

điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng thuộc ngành thì được tổ chức một số đợt điều dưỡng cho đối tượng tại các cơ sở điều dưỡng của ngành y tế hoặc của Liên đoàn lao động tại địa phương theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Ngoài phương thức tổ chức điều dưỡng tập trung, để phù hợp tình hình thương tật, bệnh tật và sức khoẻ của đối tượng, các địa phương được dùng một phần kinh phí để điều dưỡng tại gia đình theo mức chi điều dưỡng là 600.000 đồng/người Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định và tổ chức việc thăm khám tại gia đình, cấp thuốc, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp đảm bảo nâng cao sức khoẻ cho đối tượng được điều dưỡng tại gia đình

1.2.1.2 Chính sách về điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công

Qua hơn ba năm thực hiện, những đổi mới về chính sách ưu đãi người có công được khẳng định; thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; được nhân dân và đối tượng chính sách đồngtình; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần người có công với cách mạng

Chính sách này căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm

2001 của Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Nghị định Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lện ưu đãi người có công với cách mạng số 54/2006/NĐ-CP

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-ƯBTVQH11 đã mở rộng

và phân định rõ ràng hơn đối tượng thụ hưởng; bổ sung thêm một số chế độ ưu đãi mới; tạo được mối tương quan hợp lý giữa các mức trợ cấp cho các đối tượng khác nhau và trong cùng nhóm đối tượng chính sách; xây dựng mức nền của trợ cấp ưu đãi (mức chuẩn) không dựa vào tiền lương tối thiểu chung mà theo mức sống trung bình của xã hội, được điều chỉnh theo định kỳ; phân cấp trách nhiệm trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công phù hợp hơn với xu hướng của quá trình cải cách hành chính…

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa

19 tháng Tám 1945: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

- Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ: Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:

1 Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ

Trang 13

2 Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận.

Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sĩđến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng

3 Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của phápluật

4 Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn dưới

16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ mười năm trở lên

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Được hưởng các chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sĩ đã nêu trên;

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến: Bảo hiểm

y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B:

+ Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh

+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng

Trường hợp có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng

+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên sống ở gia đình thì có người phục vụ Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng

+ Chế độ ưu đãi đối với thương binh loại B gồm:

a) Trợ cấp thương tật hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng người

b) Các chế độ ưu đãi khác được thực hiện như đối với thương binh có cùng tỷ lệ suy giảmkhả năng lao động

Trang 14

- Bệnh binh: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Bảo hiểm y

tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: Bảo hiểm y tế

- Người có công giúp đỡ cách mạng: được hưởng

+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn không nơi nương tựa

Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến

* Một số chế độ ưu đãi khác:

- Người có công với cách mạng nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y

tế bắt buộc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ và con của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con của thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động

từ 61% trở lên; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng tại gia đình nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm

y tế bắt buộc thì được cấp thẻ Bảo hiểm y tế

- Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chiphí

- Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng năm

Trang 15

- Người có công với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm, bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa

19 tháng Tám năm 1945

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng

+ Thương binh, thương binh loại B và bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên

+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"

6 Người có công với cách mạng ngoài đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được điều dưỡng 5 năm 1 lần

7 Người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định của Pháp lệnh được điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

1.2.1.3 Chi cho hoạt động các cơ sở nuôi dưỡng, thương binh, bệnh binh nặng do Sở Lao động thương binh và xã hội quản lý

Bộ tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí thực hiện chính sách với người có công với cách mạng do ngành Lao động thương binh

và xã hội quản lý (sau đây gọi tắt là kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người cócông với cách mạng)

Ngoài các khoản chi ưu đãi nêu trên, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng còn được hỗ trợ để chi các khoản sau:

- Sửa chữa nhà cửa, cơ sở hạ tầng

- Mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện

- Chi thuê mướn nhân công, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, tuyên truyền

- Chi sách báo, sinh hoạt văn hoá, thể thao

- Chi tàu, xe cho thương binh, bệnh binh về thăm gia đình, chi phí đón tiếp gia đình thương binh, bệnh binh ở cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng

Trang 16

* Dự toán kinh phí

Dự toán kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng phải thể hiện đầy đủ nội dung chi nêu tại phần II Thông tư này theo đối tượng và chế độ chi tiêu hiện hành

Dự toán phải lập theo đúng biểu, mục lục ngân sách nhầ nước và thuyết minh về căn cứ

và cơ sở tính toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Dự toán kinh phí hàng năm được thực hiện theo quy trình và trình tự thời gian như sau:

a, Lập dự toán kinh phí:

Phòng Nội vụ - Lao động thương binh xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Nội Vụ - Xã hội) và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội lập dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng của năm kế hoạch gửi Sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 10 tháng 6 hàng năm

Sở Lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các phòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và dự toán chi tại sở, để tổng hợp thành dự toán kinh phí của Sở gửi Bộ lao động thương binh và xã hội và Sở Tài chính trước ngày 5tháng 7 hàng năm

Bộ lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các sở lao động thương binh và xã hội, tổng hợp thành dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gửi Bộ tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm

Bộ tài chính xem xét, thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước, báo cáo chính phủ trình Quốc hội phê duyệt và thông báo cho Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày 20 tháng 11 hàng năm

b, Phân bổ và giao dự toán:

Căn cứ dự toán ngân sách được giao, Bộ lao động thương binh và xã hội lập phương án phân bổ dự toán cho cá địa phương gửi Bộ tài chính trước ngày 30/11 hàng năm để thẩm tra Trong vòng 7 ngày làm việc, kể tự khi nhận được phương án phân bổ của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính thông báo bằng văn bản kết quả thẩm tra cho bộlao động thương binh và xã hội

Trên cơ sở thẩm tra của Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh và xã hội quyết định giao

dự toán cho các sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 10/12 hàng năm, đồng gửi

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ tài chính, Sở tài chính và kho bạc nhà nước nơi sở lao động thương binh và xã hội giao dịch

Trang 17

Trên cơ sở dự toán được Bộ lao động thương binh và xã hội giao, sở lao động thương binh và xã hội phân bổ dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại sở lao động thương binh và xã hội, gửi sở Tài chính đểthẩm tra Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, sở tài chính tiến hành thẩm tra (về tổng mức, cơ cấu chi, đúng chế độ chính sách, số đối tượng hưởng) và thông boá kết quả thẩm tra cho Sở lao động thương binh và xã hội.

Trên cơ sở thẩm tra của Sở tài chính, Sở lao động thương binh và xã hội quyết định giao

dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại Sở lao động – thương binh và xã hội trước ngày 31/12 hàng năm gửi Sở tài chính, kho bạc nơi các đơn vị giao dịch, đồng gửi Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo

* Cấp phát kinh phí

Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng được cấp bằng lệnh chi tiền vào chương trình 160A, Loại 15, khoản 08, mục 122 và tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành

Hàng tháng, căn cứ dự toán được thông báo, theo đề nghị của Bộ lao động thương binh

xã hội, Bộ tài chính lập lệnh chi tiền chuyển kho bạc nhà nước để thực hiện chuyển tiền

về tài khoản tiền gửi của Sở tài chính mở tại kho bạc nhà nước tỉnh trước ngày cuối cùng của tháng trước

Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng, nguồn kinh phí Trung ương chuyển về, Sở tài chính tiến hành kiểm soát chi và thực hiện cấp kinh phí cho Sở lao động thương binh và xã hội (phần chi tại sở), cho phòng Nội vụ - xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trước ngày 5 của tháng đó để các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ được giao

Đối với kinh phí chi trợ cấp một lần gồm: Trợ cấp hoạt động kháng chiến, trợ cấp B, C, K

và trợ cấp thanh niên xung phong , Bộ Tài chính sẽ căn cứ kết quả xét duyệt của địa phương và đề nghị của Bộ lao động thương binh và xã hội về số đối tượng, số tiền trợ cấpđược hưởng để cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền như nêu trên

Hằng năm, ngân sách Nhà nước dành hơn 10 nghìn tỷ đồng thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi một lần hoặc thường xuyên cho các đối tượng người có công, bảo đảm mức sống trung bình trở lên so với nhân dân nơi cư trú Hiện nay, đã có gần 10 nghìn xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, hơn 85% số gia đình chính sách đạt mức sống trung bình hoặc khá

* Quyết toán kinh phí

Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo quy định, có trong dự toán được giao và

Trang 18

theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước, những khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản phải thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.

Báo cáo quyết toán được lập và gửi cơ quan quản lý đúng thời hạn, có đủ biểu mẫu, thuyết minh, xác nhận của kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch

Trình tự xét duyệt quyết toán năm như sau:

- Phòng Nội vụ xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh lập báo cáo quyết toán theo quy định gửi sở lao động thương binh và xã hội và sở tài chính trước ngày 30 tháng 4 hàng năm

- Sở lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Sở tài chính xét duyệt và thông báo quyết toán kinh phí chi tại các phòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và phần kinh phí chi tại sở, tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của sở lao động thươngbinh và xã hội gửi Sở tài chính trước ngày 10 tháng 6 hàng năm

-Sở tài chính thẩm định quyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 25 tháng 6 hàng năm

- Sở lao động thương binh và xã hội gửi 2 bản báo cáo quyết toán đã điều chỉnh theo kết quả thẩm định của Sở tài chính (kèm theo biên bản thẩm định của Sở tài chính, thông báoduyệt quyết toán cho các phòng Nội vụ xã hội, thông báo duyệt quyết toán cho cơ sở nuôidưỡng thương binh) về Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày 5 tháng 7 hàng năm

- Bộ lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với bộ tài chính thẩm định và thôngbáo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán cho các sở lao động thương binh và xã hội, tổng hợp quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ tài chính trước ngày 1 tháng 10 hàng năm

- Bộ tài chính thẩm định và tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước theo chế độ quy định

1.2.2 Sự hình thành và phát triển các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trên cả nước:

Nhằm đưa chính sách vào thực tiễn để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã cho xây dựng lên các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng cho các đối tượng người có công Đến nay nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người, trong đó số người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên là 1,5 triệu người Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách để thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người

Trang 19

Hiện nay, cả nước có 24 trung tâm điều dưỡng người có công đã và đang được Bộ đầu tư tại các tỉnh: Hà Nội, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá (riêng tỉnh này có 2 trung tâm: 1 trung tâm thực thuộc Bộ và 1 trung tâm do địa phương quản lý), Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum đang triển khai đầu tư, còn lại là các trung tâm đã hoàn thành đưa vào sửdụng) Ngoài ra một số tỉnh cũng đã và đang sử dụng các cơ sở đón tiếp thân nhân liệt sĩ, nuôi dưỡng thương binh hiện có để bổ sung chức năng điều dưỡng người có công (Bình Định, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang )

Dưới đây là danh sách các trung tâm điều dưỡng trực thuộc Bộ Lao động thương binh và

xã hội và các trung tâm trực thuộc tỉnh được Bộ cấp vốn đầu tư trên cả nước:

Bảng 1.1: Danh sách các trung tâm điều dưỡng

Bắc Trung tâm điều dưỡng người có công - Thái Nguyên

Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội - Thái Bình

Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố - Hải Phòng

Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Lai ChâuTrung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi - Hoà Bình

Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Trung tâm điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội - Bắc Kạn

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng - Hà Nam

Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành - Bắc Ninh

Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Điện BiênTrung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan - Ninh Bình

Trung tâm điều dưỡng người có công - Lào Cai

Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Ba Vì, Hà Tây

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Thành phố Hà Nội

Trang 20

Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội

Trung tâm điều dưỡng thương binh Lạng Giang – Bắc Giang

Trung tâm điều dưỡng thương binh hỏng mắt 04 - Hà Nội

Trung

Trung tâm phụng dưỡng người có công cách mạng - Thành phố Đà NẵngTrung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên - Hà Nam

Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng - Nghệ An

Trung tâm bảo trợ xã hội - Phú Yên

Trung tâm điều dưỡng người có công với Cách mạng Đà Lạt - Lâm ĐồngTrung tâm phục hồi sức khoẻ người có công - Sầm Sơn - Thanh Hoá

Trung tâm điều dưỡng phục vụ người có công với cách mạng Quảng NgãiTrung tâm điều dưỡng người có công Quảng Nam

Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội - Quảng Bình

Nam

Khu điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất - Bà Rịa Vũng TàuTrung tâm chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội - Bình Thuận

Trung tâm điều dưỡng người có công Thành Phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Bảo trợ xã hội - Ninh Thuận

Khu điều dưỡng thương binh Long Hải - Bà Rịa Vũng Tàu

Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công Khánh Hoà

Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Kiên Giang

Nguồn: Cục Người có công - Bộ Lao động thương binh và xã hội

1.2.3 Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ LĐTB&XH

Trang 21

Theo tổng hợp của Bộ LÐ-TB và XH, đến nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách, chế

độ ưu đãi hơn 8,2 triệu người có công với cách mạng trên cả nước, bao gồm 13 đối

tượng: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cha mẹ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bộ đội, thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc da cam

Nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công là rất lớn các trung tâm hiện có đã và đang điều dưỡng và nuôi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên cả nước Nên Bộ vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở điều dưỡng đã có và xây dựng mới thêm để đáp ứng nhu cầu

1.2.3.1 Quy mô vốn đầu tư cho điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ.

Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ

Đơn vị: triệu đồng

Tổng vốn đầu tư 349.900 424.140 194.300 244.500 319.200

Y tế, xã hội 88.000 90.000 94.200 128.000 140.500Lĩnh vực khác 261.900 334.140 100.100 116.500 178.700

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư của Bộ Lao động thương binh và xã hội cho lĩnh vực y

tế xã hội ngày càng tăng qua các năm Cụ thể năm 2004 vốn đầu tư cho y tế xã hội là 88.000 triệu đồng, tới năm 2008 là 140.500 triệu đồng, mức vốn đầu tư trung bình qua các năm giai đoạn 2004 – 2008 là 108.140 triệu đồng

Điều dưỡng và nuôi dưỡng cho người có công với cách mạng là một trong những khoản mục được Bộ quan tâm tới trong lĩnh vực y tế xã hội Chính vì vậy mà qua các năm Bộ cũng đã dành cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công một khoản tiền nhất định, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới những người có công Chi tiết lượng vốn đầu tư của Bộ cho công tác đầu tư vào cáo trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công

Đơn vị: triệu đồng

Trang 22

Vốn cho trung tâm điều

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Năm 2004 là năm mà Bộ đặc biệt quan tâm tới công tác đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công với tỷ lệ vốn đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng so với Tổng vốn đầu tư là 6.43% và so với vốn dành cho lĩnh vực y tế xã hội là 25.57% Tỷ lệ này giảm vào năm tiếp theo nhưng có xu hướng tăng dần Tới năm 2008 thì tỷ lệ này lại tăng đột biến với tỷ lệ tương ứng là 7.32% và 16.62% Trung bình tỷ lệ này tương ứng là 4.18%

và 12.14%

Biểu 1.2: Sự tăng giảm vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008

Trang 23

Năm 2004 là năm được Bộ tập trung đầu tư cho công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng người

có công, với số tiền đầu tư là 22.498 triệu đồng Hầu hết các trung tâm đã được tu sửa, nâng cấp và xây dựng mở rộng về cơ sở vật chất để tiếp đón được nhiều đối tượng người

có công theo chính sách của Đảng và Chính phủ Các năm tiếp theo số tiền đầu tư giảm mạnh do các trung tâm đã được đầu tư trước đó vẫn sử dụng tốt, cơ sở vật chất chất lượngvẫn đảm bảo Nhưng những năm gần đây, các đối tượng người có công được quan tâm sâu sắc hơn về đời sống vật chất và tinh thần, vì thế các trung tâm tiếp tục được đầu tư xây dựng mở rộng và đầu tư cho cơ sở vật chất tiên tiến hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người có công Tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công so với vốn đầu tư cho công tác y tế xã hội trung bình đạt 12.15%, tỷ

lệ vốn đầu tư này so với tổng vốn đầu tư của Bộ chiếm trung bình gần 4.2%

1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư theo vùng

Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, hàng năm Bộ đã giao chỉ tiêu cho các Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công tổ chức điều dưỡng luân phiên cho các đốitượng hưởng chế độ ưu đãi

Đến nay, Nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người Trong đó, số người cócông đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên hàng tháng gần 1,5 triệu người Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách để thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người Nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sứckhỏe cho người có công, đến nay Bộ đã đầu tư xây dựng được nhiều trung tâm điều dưỡng, phân bố trên ba miền đất nước để thuận lợi cho công tác này

Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai đoạn 2004-2008

Trang 24

Miền dưỡng được đầu tưSố trung tâm điều Tổng số vốn đầu tư(triệu đồng)

Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội

Bộ Lao động thương binh và xã hội đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trực thuộc bộ và những trung tâm ở những địa phương không có đủ điều kiện để chi trả cho việc đầu tư Còn những cơ sở điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công tự có khả năng đầu tư, những cơ sở trực thuộc tỉnh mà tỉnh có khả năng đầu tư thì sẽ

tự chi trả cho công tác đầu tư Bộ tập trung đầu tư cho các trung tâm ở khu vực phía bắc,

số trung tâm điều dưỡng thương binh được đầu tư ở phía bắc là 10 trung tâm chiếm tới 52.63% tổng số trung tâm được Bộ đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 86 927.363 triệu đồng chiếm 54.56% tổng số vốn đầu tư của Bộ cho các trung tâm điều dưỡng Các trung tâm ở miền Nam ít được Bộ đầu tư hơn cả với tổng số trung tâm được đầu tư là 3 trung tâm chiếm 15.79% tổng số trung tâm và số tiền được đầu tư là 33 513.834 triệu đồng chiếm 21.03% tổng số vốn đầu tư Có sự chênh lệch này là do các tỉnh phía nam có nền tảng kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính mạnh hơn các khu vực khác trong cả nước nên các tỉnh tự bố trí đầu tư xây dựng và cải tạo các trung tâm điều dưỡng cho các đối tượng người có công

* Kế hoạch phân bổ vốn từng năm cho các trung tâm điều dưỡng trên cả nước của Bộ

Dưới đây là kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trong và danh sách các trung tâm được đầu tư cho từng năm Vốn đầu tư được chi tiết hóa cho từng trung tâm trên từng miền Tuy nhiên vốn đầu tư dự kiến và vốn đầu tư quyết toán là không giống nhau, sự thay đổi này do quá trình thẩm định của

Bộ đánh giá sự hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư và khả năng về vốn của Bộ không thể

bỏ tiền đầu tư chỉ cho 1 trung tâm trong một năm, cũng không thể bỏ vốn đầu tư cho tất

cả các trung tâm đầu tư hoàn thành trong 1 năm được do hạn chế nguồn lực về vốn

Trang 25

Bảng 1.5: Phân bổ vốn năm 2005

Đơn vị: triệu đồng

Tên dự án Thời gian khởi công- hoàn thành Tổng mứcdự toán Đã cấp đếnhết 2004 Kế hoạch2005

Trung tâm điều dưỡng thương binh

Trung tâm điều dưỡng người có

công và bảo trợ xã hội Bắc Cạn 2005-2007 10.775 20 1.000

Trung tâm điều dưỡng người có

Trung tâm điều dưỡng thương binh

Trung tâm điều dưỡng người có

công và bảo trợ xã hội Lai Châu 2003-2005 8.775 4.000 4.775

Khu điều dưỡng thương binh Long

Trang 26

Năm 2005 có tất cả 10 trung tâm được đầu tư, trong đó có 6 trung tâm được đầu tư từ

năm trước còn dở dang chuyển sang, có 4 trung tâm được hoàn thành, có 3 trung tâm

chuyển sang năm sau và 2 trung tâm được lên kế hoạch đầu tư tiếp Tổng vốn đầu tư đã cấp hết năm 2004 là 22.498 triệu đồng và kế hoạch vốn đầu tư dự kiến cần được phân bổ năm 2005 là 24.091 triệu đồng

Kế hoạch2006

Trung tâm điều dưỡng người có công

Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội

Trong năm 2006 có 6 trung tâm được đầu tư, trong đó có 2 trung tâm chuyển tiếp từ năm

2005 sang đầu tư tiếp, 1 trung tâm được hoàn thành, còn lại đang dở dang và tiếp tục để sang các năm tiếp theo Tổng vốn đầu tư đã cấp hết năm 2005 là 6,650 triệu đồng chiếm 27.6% tổng vốn đầu tư dự kiến từ năm trước, và kế hoạch năm 2006 tổng vốn đầu tư cần thiết là 16,628 triệu đồng Trong các trung tâm có kế hoạch được cấp vốn đầu tư, có trungtâm ở Bắc Cạn là cấp đủ vốn theo kế hoạch của năm 2005, còn trung tâm ở Lâm Đồng

được cấp vốn ít hơn kế hoạch đã đưa ra

Trang 27

Đã cấp đếnhết 2006

Kế hoạch2007

Trung tâm điều dưỡng thương

rung tâm điều dưỡng người có

Trung tâm điều dưỡng người

Trung tâm điều dưỡng người

Trung tâm điều dưỡng người

Trung tâm điều dưỡng người

Trung tâm điều dưỡng người

Trung tâm điều dưỡng người

Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội

Năm 2007 có 8 trung tâm điều dưỡng người có công được rót vốn đầu tư trong đó có 6 trung tâm hoàn thành kế hoạch đầu tư trong năm, còn lại 2 trung tâm tiếp tục chuyển sangnăm tiếp theo đầu tư tiếp Tổng vốn đầu tư đã cấp hết cho năm 2006 là 5.802 triệu đồng, vốn đầu tư cần thiết cho năm 2007 là 42.758 triệu đồng Trong năm 2007 có trung tâm Kim Bảng, Lâm Đồng, Tam Đảo, Kim Bôi là được cấp vốn đủ theo đúng kế hoạch đã đề

Trang 28

ra năm 2006 Còn lại trung tâm ở tỉnh Phú Yên và Bắc Cạn là chưa được cấp vốn đầu tư theo kế hoạch.

Đã cấp đến hết2007

Kế hoạch2008

Trung tâm điều dưỡng

Trung tâm điều dưỡng

thương binh Thuận

Thành-Bắc Ninh

Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội

Năm 2008 có 2 trung tâm được đầu tư, và cả 2 trung tâm chưa được xây dựng xong tiếp tục chuyển tiếp sang các năm sau Tổng vốn đầu tư đã cấp hết trong năm 2007 là 6.380 triệu đồng, kế hoạch năm 2008 nhu cầu vốn là 23.350 triệu đồng Năm 2008 có trung tâmKim Bảng là được cấp vốn theo đúng kế hoạch đã đề ra, còn trung tâm Thuận Thành thì được cấp vốn để đầu tư nhưng không đủ theo kế hoạch đã đề ra ở năm trước

1.2.3.3 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực

Theo lĩnh vực thì bộ đầu tư cho xây lắp, mua sắm trang thiết bị và kiến thiết cơ bản khác Tất cả các chi phí cho việc đầu tư này đều được lên kế hoạch chi tiêu cho từng năm để nguồn ngân sách được cân đối vì việc đầu tư cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng

người có công đều trích từ nguồn ngân sách nhà nước

Tất cả các công trình xây dựng thì chi phí cho xây lắp bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư trong đó các trung tâm điều dưỡng người có công cũng không nằm ngoài quy luật này Ngoài chi phí cho việc xây dựng thì chi phí cho việc mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể

Còn lại các chi phí khác chiếm một tỷ lệ nhỏ

Biểu 1.3: Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực

Ngày đăng: 16/03/2013, 08:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.2 Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ (Trang 20)
Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.2 Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ (Trang 20)
Bảng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.3 Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công (Trang 21)
Bảng  1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng  người có công - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
ng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công (Trang 21)
Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai đoạn 2004-2008 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.4 Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai đoạn 2004-2008 (Trang 23)
Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai  đoạn 2004-2008 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.4 Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai đoạn 2004-2008 (Trang 23)
Kim Bảng 30 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
im Bảng 30 (Trang 24)
Bảng 1.5: Phân bổ vốn năm 2005 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.5 Phân bổ vốn năm 2005 (Trang 24)
Bảng  1.5: Phân bổ vốn năm 2005 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
ng 1.5: Phân bổ vốn năm 2005 (Trang 24)
Bảng 1.6: Phân bổ vốn năm 2006 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.6 Phân bổ vốn năm 2006 (Trang 25)
Kim Bảng -Hà Nam 2006-2009 15.000 80 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
im Bảng -Hà Nam 2006-2009 15.000 80 (Trang 25)
Bảng  1.6: Phân bổ vốn năm 2006 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
ng 1.6: Phân bổ vốn năm 2006 (Trang 25)
Bảng 1.7: Phân bổ vốn năm 2007 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.7 Phân bổ vốn năm 2007 (Trang 26)
Bảng 1.7: Phân bổ vốn năm 2007 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.7 Phân bổ vốn năm 2007 (Trang 26)
Bảng 1.8: Phân bổ vốn năm 2008 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.8 Phân bổ vốn năm 2008 (Trang 27)
công Kim Bảng 2006-2009 14.760 80 4.500 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
c ông Kim Bảng 2006-2009 14.760 80 4.500 (Trang 27)
Bảng 1.8: Phân bổ vốn năm 2008 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.8 Phân bổ vốn năm 2008 (Trang 27)
Bảng 1.9: Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.9 Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng (Trang 29)
Bảng 1.9: Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.9 Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng (Trang 29)
Bảng 1.10: Đầu tư cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.10 Đầu tư cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác (Trang 30)
có công Kim Bảng 14759.241 11994.329 904.25 1025.233 - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
c ó công Kim Bảng 14759.241 11994.329 904.25 1025.233 (Trang 31)
Bảng 1.11: Số lượng các y bác sĩ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng tại các trung  tâm điều dưỡng được Bộ trực tiếp đầu tư: - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.11 Số lượng các y bác sĩ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng được Bộ trực tiếp đầu tư: (Trang 33)
Bảng 1.12: Tình hình đầu tư cho các cán bộ làm công tác điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.12 Tình hình đầu tư cho các cán bộ làm công tác điều dưỡng (Trang 34)
Bảng 1.12: Tình hình đầu tư cho các cán bộ làm công tác điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.12 Tình hình đầu tư cho các cán bộ làm công tác điều dưỡng (Trang 34)
Bảng 1.14: Trình độ chuyên môn của các cán bộ điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.14 Trình độ chuyên môn của các cán bộ điều dưỡng (Trang 38)
Bảng 1.14: Trình độ chuyên môn của các cán bộ điều dưỡng - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.14 Trình độ chuyên môn của các cán bộ điều dưỡng (Trang 38)
Chi tiết về các khoản mục chi phí được thể hiện ở các bảng dưới đây: - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
hi tiết về các khoản mục chi phí được thể hiện ở các bảng dưới đây: (Trang 43)
Bảng 1.16: Danh mục các chi phí khác - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.16 Danh mục các chi phí khác (Trang 43)
Bảng 1.17: Danh mục chi phí xây lắp - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.17 Danh mục chi phí xây lắp (Trang 44)
Bảng 1.17: Danh mục chi phí xây lắp - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.17 Danh mục chi phí xây lắp (Trang 44)
Bảng 18: Danh mục chi phí thiết bị - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 18 Danh mục chi phí thiết bị (Trang 45)
Bảng 18: Danh mục chi phí thiết bị - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 18 Danh mục chi phí thiết bị (Trang 45)
Bảng 1.19: Cơ cấu chi phí đầu tư cho trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.19 Cơ cấu chi phí đầu tư cho trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất (Trang 51)
Bảng 1.19: Cơ cấu chi phí đầu tư cho trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất - Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bảng 1.19 Cơ cấu chi phí đầu tư cho trung tâm điều dưỡng thương binh Long Đất (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w