Những kết quả đạt được 1 Tăng số giường bệnh điều trị

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội (Trang 34 - 36)

1.3.1.1 Tăng số giường bệnh điều trị

Hàng năm, các trung tâm được đầu tư mở rộng nâng cấp nên đã mở rộng thêm diện tích các khu nuôi dưỡng và điều dưỡng luân phiên cho các đối tượng người có công.

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số giường bệnh tăng thêm (cái) 1.000 835 862 897 915 Số đối tượng được phục vụ tăng thêm

(người) 35.000 20.200 21.450 22.700 23.950

Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội

Năm 2004 là năm được Bộ đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư mở rộng các trung tâm điều dưỡng, vì thế mà số giường bệnh tăng lên đáng kể là 1000 chiếc do đó mà đối tượng chính sách được điều dưỡng luân phiên và nuôi dưỡng tại các trung tâm cũng tăng ấn tượng là 35000 lượt người. Các năm tiếp theo, số giường bệnh cũng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng thêm trung bình là 877 giường bệnh, số đối tượng được phục vụ tăng lên trung bình là 22.075 lượt người.

Theo quy định hiện hành thì hàng năm Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện chế độ điều dưỡng cho khoảng 90.000 người có công, trong tổng số người có công được hưởng chế độ điều dưỡng có khoảng 40.000 người do sức khoẻ, bệnh tật không đi điều dưỡng tại cơ sở mà thực hiện chế độ điều dưỡng tại nhà; còn lại khoảng 50.000 người có nhu cầu điều dưỡng tại cơ sở. Thực tế hiện nay, các cơ sở điều dưỡng người có công nêu trên cũng đáp ứng được khoảng 35.000 lượt người điều dưỡng hàng năm. Đến nay, cả nước có 45 ngàn mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó có 7.000 mẹ còn sống, 100% các mẹ được các cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận phụng dưỡng đến cuối đời với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trên 60.000 thân nhân liệt sĩ được các cơ quan nhận chăm sóc, trong đó đỡ đầu 10.500 con thương binh, con liệt sĩ. Cũng trong 10 năm qua, đã có hàng vạn thương binh nặng ở các trung tâm nuôi dưỡng được các địa phương và gia đình đón về nuôi dưỡng, như các tỉnh Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội, Phú Thọ,... Các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh nặng đã từng bước được nâng cấp, bảo đảm việc chăm sóc ngày càng tốt hơn, với tinh thần phục vụ chu đáo, tiêu biểu như Trung tâm Dưỡng lão Hà Nội, Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công Liêm Cần (Hà Nam) đã được tuyên dương đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Có thể thấy được điều này qua một số trung tâm điều dưỡng người có công như:

Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh là nơi chăm sóc các thương binh loại 1, có tỷ lệ thương tật từ 80% trở lên. Trong số 110 thương binh nặng, có tới 107 thương binh ngồi xe lăn do bị thương ở cột sống, 3 thương binh bị cụt cả 2 tay. Đa số các thương binh đều là những người bị thương nặng trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới và kháng chiến chống Pháp.

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội có chức năng là nơi tập trung, nuôi dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe Người có công, gia đình chính sách và người già hưu trí cô đơn của TP. Hà Nội. Có nhiệm vụ đón tiếp, tổ chức nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách

mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa, bố mẹ, vợ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, những cán bộ hoạt động kháng chiến và người già hưu trí cô đơn của TP. Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền TP. Hà Nội, Trung tâm đã nuôi dưỡng được 227 cụ thuộc các đối tượng chính sách. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng 35 cụ (gồm 1 cán bộ lão thành cách mạng, 1 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 12 mẹ và vợ liệt sĩ, 2 thương binh, 19 cán bộ kháng chiến hưu trí). Tuổi trung bình của các cụ là 86 tuổi, trong đó người cao tuổi nhất là 101 tuổi. Tất cả các cụ đêù được Trung tâm phục vụ chu đáo về vật chất và tinh thần, được sống trong phòng riêng có đầy đủ trang thiết bị sinh hoạt hàng ngày, được hưởng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, được phục vụ chăm sóc sức khoẻ hàng ngày với các loại thuốc bổ, thuốc chữa bệnh phù hợp...Khi các cụ qua đời, Trung tâm tổ chức tang lễ theo đúng ý nguyện của các cụ và được thờ cúng tại Nhà Tưởng niệm của Trung tâm. Cùng với công tác nuôi dưỡng, từ năm 1993, Trung tâm được giao thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng Người có công với cách mạng của TP. Hà Nội và Trung ương uỷ nhiệm. Từ đó đến nay, đã có 30.629 đối tượng chính sách đến điều dưỡng tại đây. Trung tâm đã thực hiện qui trình điều dưỡng khép kín với các hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, độ tuổi chênh lệch, nhu cầu hưởng thụ khác nhau cả về tinh thần và vật chất. Nhìn chung sức khoẻ của các cụ được nuôi dưỡng và điều dưỡng ở Trung tâm đều rất tốt và luôn yên tâm, tin tưởng vào chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước. Với những nỗ lực hoạt động như vậy, Trung tâm đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" và nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước.

Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên được thành lập tháng vào tháng 6/1957 và hiện đang quản lý và chăm sóc 63 thương bệnh binh đến từ 18 tỉnh, thành ở khu vực phía Bắc, trong đó có 3 đồng chí đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, còn là các đồng chí tham gia kháng chiến chống Mỹ và Chiến tranh Biên giới phía Bắc. Hầu hết các anh chị em ở đây đều là thương bệnh binh nặng, hạng 1 (tỷ lệ thương tật 81% trở lên), một nửa trong số đó phải ngồi trên xe lăn do bị thương cột sống, teo cơ… số còn lại mang trên mình những vết thương tổng hợp liên quan chủ yếu đến tay, chân và mắt.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w