Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Lạng Giang đang quản lý và chăm sóc 82 thương, bệnh binh đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó 3 đồng
1.4.1. Sự hình thành và phát triển Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất
công Long Đất
Là một trong những trung tâm điều dưỡng thương binh lớn nhất của cả nước, Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) (sau đây gọi là Trung tâm Long Đất) có chức năng tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho thương, bệnh binh (T-BB) nặng, T-BB tâm thần nặng, mãn tính…
Trung tâm Long Đất có diện tích 4 ha và tọa lạc ngay vị trí có không gian rất thích hợp cho việc an dưỡng và điều trị bệnh bởi một bên là núi cao và một bên là biển Long Hải. Hiện tại, Trung tâm (TT) Long Đất đang điều trị cho 85 T-BB. Đó là các trường hợp TB 1/4 có thương, bệnh tật nặng như vừa liệt, vừa tâm thần, bị cụt từ 2 chi trở lên, mù 2 mắt hoặc là T-BB không có điều kiện sống ở gia đình (từ Quảng Trị trở vào Nam). Mỗi người chiến đấu ở những chiến trường khác nhau, thời kỳ chiến tranh khác nhau nhưng bom đạn thì tàn phá cơ thể họ nặng nề như nhau. Đây có thể xem là ngôi nhà chung của các T-BB bởi với những mất mát về thân thể, họ rất khó hội nhập với cộng đồng và khó có thể sống bình thường như bao người khác. Và năm 2002, Long Đất được cải tạo toàn bộ thành từng khu riêng biệt với những trang bị khá đầy đủ, bảo đảm cho công tác điều dưỡng T-BB được hoàn thiện hơn. Trong đó, trung tâm có 3 bác sĩ, 12 y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên
chăm sóc, có phòng xét nghiệm sinh, hóa, có đủ dụng cụ đáp ứng những trường hợp phẫu thuật nhỏ, có các dụng cụ tập luyện, phục hồi chức năng với những xe chuyên dụng… Đặc biệt nhất là dãy nhà dành cho T-BB, mỗi căn có diện tích 50m2 với đầy đủ các vật dụng thiết yếu, các phương tiện phục vụ đời sống tinh thần hàng ngày như radio, ti vi có đầu thu kỹ thuật số… Trung tâm còn có tủ sách, thư viện với nhiều loại sách, báo tạp chí xuất bản hàng ngày.
Một khu vực khá “đặc biệt” tại trung tâm, đó chính là khoa 1 (khoa điều trị và nuôi dưỡng cho T-BB tâm thần). Hiện tại khoa có 29 bệnh nhân với các mức độ bệnh khác nhau. Công tác phục vụ và điều trị tại đây có nhiều khó khăn hơn bởi chỉ có 1 bác sĩ và 4 y sĩ, 1 kỹ thuật viên chăm sóc cho ngần ấy bệnh nhân, những người không còn nhận thức được gì và lắm lúc phát bệnh rất nguy hiểm. Từ việc khám sức khỏe, cho ăn, cho uống thuốc đến phục hồi dần trí nhớ là cả một quá trình rất vất vả của đội ngũ y, bác sĩ tại khoa. Lý do khiến bác sĩ Nguyễn Văn Tương, bác sĩ duy nhất của khoa gắn bó với công việc tại đây từ khi khoa mới thành lập vào năm 2003 là “Khi sinh ra, họ cũng bình thường như bao người khác nhưng vì chiến tranh, vì tự do của đấtnước đã khiến họ trở thành những bệnh nhân tâm thần, đấy là những mất mát không gì bù đắp nổi. Việc phục hồi cho người tâm thần là rất khó nên chủ yếu vẫn là làm thế nào để hoạt động của họ ngày một khá dần hơn, đó chính là nỗ lực cũng là niềm vui của chúng tôi khi những T-BB nào có biểu hiện tốt”. Dẫn chúng tôi đi một vòng thăm các phòng, điều khá ấn tượng là các bệnh nhân rất quý và nghe lời bác sĩ Tương. Hai người trong số các bệnh nhân có diễn biến bệnh khá hơn đã đàn và hát tặng chúng tôi trước lúc tạm biệt, họ còn dặn dò chúng tôi là “nhớ gửi một tấm hình cho bọn tôi” và chào bằng một nụ cười khác hẳn nụ cười của bệnh nhân tâm thần. Đấy có thể nói là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu thương và sức lực của đội ngũ y, bác sĩ tại khoa cũng như của trung tâm.
Ngoài khu vực dành cho T-BB, trung tâm Long Đất còn một khu vực điều dưỡng dành cho người có công với những phòng ở đạt tiêu chuẩn. Những người có công (khu vực phía Nam ) cần được an dưỡng sẽ đến TT và được chăm sóc luân phiên trong 10 ngày với mỗi phần ăn 65.000 đồng/ngày. Đấy là một chương trình rất có ý nghĩa mà Đảng và Nhà nước dành cho những người có công với cách mạng và thể hiện truyền thống “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.